BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72840)
(Xem: 62107)
(Xem: 39206)
(Xem: 31060)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Hành Trình Vượt Biển

22 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 3327)
Hành Trình Vượt Biển
52Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.33
Thông thường viết về chuyện vượt biên là phải kể đến những chuyến đi hải hùng hoặc bi thảm trên biển cả. Ngược lại chuyến đi của tôi trên biển rất bình an như khi xưa lái chiến đĩnh đi một chuyến công tác. Chỉ có khác về phương tiện, tâm trạng và ra đi không hẹn ngày về. Tuy nhiên tôi muốn ghi lại hành trình vượt biên qua nhiều chuyến đi khác nhau với chuyến đi sau cùng như là một huyền thoại nhưng là sự thật. Một phép lạ !

Sau một tháng khi ra trại tù, với chuyến vượt biên đầu tiên tôi được đưa ra một chiếc ghe nằm ngoài khơi Rạch Giá. Bọn lo về bải đă chuyển người lên ghe vào xế chiều bằng các chiếc xuồng nhỏ chạy máy đuôi tôm, nhưng chúng quên hay cố ý không tải dầu ra ghe lớn ( gọi là cá lớn ).

Không có dầu tôi nhất định không cho đổ người lên ghe. Nhưng trước sự hâm dọa của bọn tải người nếu không cho khách lên ghe chúng sẽ đẩy khách xuống biển mà trong đó có vợ con của tôi. Cuối cùng tôi phải nhượng bộ cho khách lên ghe và nhổ neo đón gió cho ghe trôi ra tuyến đường tàu bè qua lại để được vớt hay chấp nhận bị tàu địch bắt. Làm như vậy là cơ hội để cứu gia đình tôi và mọi khách trên ghe, hơn là neo tàu ở nơi vắng vẽ sẽ chết vì đói và khát. Quả thật như tôi dự đoán, trưa hôm sau một LCU của Việt Cộng đi qua và bắt chúng tôi. Tôi qua tàu chúng thương lượng chung vàng hay tiền đô la để chúng kéo ghe chúng tôi vào đất liền. Tôi trở xuống ghe gom góp vàng, tiền của khách giao nộp cho chúng. Nhận tiền và vàng xong chúng đồng ý đưa chúng tôi vào cửa sông vùng Tắc Cậu ( Rạch Gía ). Tôi chuyển người dưới ghe sang tàu VC.

Vừa vào trong sông một đoạn, chúng lùa tất cả người vượt biên xuống trở lại ghe. Tôi cùng một ông đại úy ( VNCH ) trốn lại trên tàu VC vì biết khi xuống ghe chúng sẽ tháo giây cho ghe trôi hay dạt vào bờ thì không thoát khỏi bị bắt tại Tắc Cậu ( ổ của VC ngày xưa ). Tôi nói vợ tôi đừng xuống ghe, ba mẹ con ở lại tàu VC bằng cách chi thêm vàng để chúng đưa về Rạch Gía. Chúng đồng ý đề nghị của vợ tôi. Sau đó chúng mở giây cho ghe vượt biên tách rời LCU và chúng quay tàu trở ra cửa biển.

Đợi cho tàu ra khỏi cửa biển, ông đại úy và tôi liền xuất hiện làm như chưa kịp xuống ghe. Tôi cho họ biết vợ con tôi còn lại trên tàu này. Chúng tôi thỏa thuận chi thêm vài chỉ vàng nữa để được ở lại trên tàu về Rạch Gía. Chúng ưng thuận và đưa tàu vào cửa biển Rạch Giá. Tàu cập trước đền Nguyễn Trung Trực ( Rạch Gía ) cho chúng tôi lên bờ. Thấy tôi đi chân không, chúng cho tôi đôi dép râu. Vợ tôi xin thêm được cái áo bộ đội cho tôi. Lúc bấy giờ đă hơn 12 giờ khuya, đường xá vắng tanh.Tôi không biết dẫn vợ con đi đâu trong giờ khuya này.

Gia đình của tôi đang đứng trưóc quán " Thuyền ra cửa Biển " mà ngày xưa tôi thường theo ghe Duyên Đoàn 41 hay mang PCF cập bến để ghé vào quán cùng nhân viên ăn cơm hay lai rai. Ông đại uý vừa lên bờ đă thoát thân biến mất lúc nào tôi không hay. Tôi biết rành về Rạch Gía, nhưng sau 30/4/1975 mọi thứ thay đổi thế nào tôi không biết được. Các khách sạn tôi thường lui tới có còn không, nhà ông bác ruột của LĐ. Nghi Tích Sơn chủ nhân các khách sạn Đổ Thành tôi còn nhớ đường đến nhà nhưng sẽ không tránh khỏi bị bắt trọn đường ra chợ trong đêm khuya thế này.

Đánh liều, tôi dẫn vợ và hai đứa con đi thẳng vào văn phòng đang mở đèn sáng cạnh quán Thuyền Ra Cửa Biển giống như một trạm kiểm soát của VC để xin ngũ qua đêm. Một tên công an áo vàng đứng trước cửa văn phňng đang phì phà điếu thuốc lá. Khẩu súng A.K để nằm trên bàn viết bên trong.

Hắn đứng dựa lưng vào vách tường nhà nhìn chiếc LCU cập bến và nhìn chúng tôi từ dưới tàu lên không có chút nghi ngờ về gia đình chúng tôi. Có lẽ hắn lầm tưởng tôi là bộ đội hải quân của chiếc LCU cho nên khi tôi vừa tiến đến trước hắn , hắn vui vẽ hỏi:

- Đồng chí và chị đi đâu đây ?

Tôi chỉ chiếc LCU còn đang nổ máy và trả lời:

- Tôi là thủy thủ dưới tàu. Luật của hải quân cấm kỵ đàn bà ngũ trên tàu nên tôi lên đây xin đồng chí cho gia đình tôi ngũ tạm qua đêm.

Hắn liền đồng ý:

- Được, được! đồng chí đưa chị và hai cháu vào bên trong văn phòng ngũ. Tôi gác bên ngoài. Để tớ lấy cho chiếc chiếu nhé.

Mệt mõi qúa chừng, tôi thiếp đi lúc nào không hay. Khi thức giấc trời cũng vừa tờ mờ sáng. Tôi đánh thức vợ con dậy và ôm lấy mấy túi lát đồ đi lẹ ra bến xe Rạch Giá về Saigon vào lúc xế chiều. Một phen hú vía với chuyến vượt biên đầu tiên bị thất bại này. Nhưng từ đó đă cho tôi kinh nghiệm sau này khi nhận lãnh các mối vượt biên khác.

Một tuần lễ sau, một thằng bạn học rất thân hồi trung học tên Ngô Văn Bông. đến nhà thăm tôi và nhờ tôi lái chiếc ghe do người anh ruột tổ chức.

Khi biết ghe sẽ ra cửa Vũng Tàu, tôi từ chối vì mùa này biển đang động ở phía đông. Đi biển ở mặt hướng tây tôi đồng ý và đang trong mùa biển lặng và tôi tin mình biết đường né hải tặc, đồng thời chỉ cần trang bị một hay hai súng phóng lựu M-79 hoặc M.16 và với trái lựu đạn là có thể áp đảo lại hải tặc. Thông thường bọn hải tặc Thái Lan chỉ có một hoặc hai cây súng ngắn hay súng trường cũ kỹ, chúng sử dụng mã tấu nhiều hơn.

Đầu năm 1983 tôi có gặp LĐ. CBS tự S. Fox, cựu thuyền trưởng HĐ5ZP tại Saigon đang lúc S. Fox đang tìm mua hai khẩu M-79 để đi đường Rạch Gía ( trước kia bọn hải tặc thường tập trung ở phía tây của Hòn Tre ngoài khơi cửa Sông Ông Đốc lúc xưa chúng tôi ban đêm kích bên bờ phía đông chờ hùng sáng vòng qua mặt phía tây rượt bắt chúng. Chúng chỉ là bọn ngư phủ ở quanh năm trên biển và lén lúc sang biển Việt Nam để đánh bắt tôm cá lậu hay cướp lưới của ngư phủ Việt Nam. Khi xưa tàu hải quân chúng ta thường bắt được chúng đưa người về giam tại An Thới - Phú Quốc, thuyền chúng thì giao qua Quan Thuế tại Rạch Gía cập bến dọc trước đền thờ Nguyễn Trung Trực ).

Trước lời năn nỉ thiết tha của bạn học củ và đồng thời ông anh của Bông cho biết không thể thay đổi địa điểm và thời điểm ra đi được vì đă thu tiền khách. Nể bạn tôi đồng ý nhưng phải cho tôi xem chiếc ghe.

Chiều ngày sau, Bông đưa tôi vào bến Bình Đông, Chợ Lớn. Đến nơi, đứng trên bờ nhìn chiếc ghe Bông chỉ, tôi dứt khoát từ chối ngay, không nhận lái chiếc ghe này với lý do: ghe bầu đi sông như thế không thể nào ra được cửa biển Vũng Tàu trong mùa này. Trước sự dứt khoác từ chối của tôi Bông đành chịu thua và đưa tôi về nhà để nhờ tôi hướng dẫn đứa em vợ của ông anh là một sĩ quan hải quân khóa 25 Nha Trang ( tôi đă quên tên ) vạch hải trình và kể những kinh nghiệm cần thiết khi lái tàu đi trong sông hay trên biển.

Người sĩ quan hải quân trẻ này chưa có kinh nghiệm nào về đi biển nên rất có thiện chí nghe và ghi chép tất cả sự hướng dẫn của tôi.

Tôi cũng từng chỉ cách lái ghe, đi sóng và vạch hải trình cho một sĩ quan không quân, hoa tiêu khu trục tên Toản lái ghe cho gia đình người yêu tại Vũng Tàu đi đến nơi an toàn vào giửa năm 1982.

Với khả năng đi biển không thể được của chiếc ghe bầu và dưới sự lèo lái bởi người sĩ quan hải quân chưa có chút kinh nghiệm đi biển là một nguy cơ lớn cho họ mà tôi đã thấy trước được. Tôi ra sức ngăn cản gia đình Bông và cho biết đây là sự quá sức mạo hiểm và liều lĩnh. Tôi khuyên Bông nên suy nghĩ lại....Nhưng họ quyết định ra đi với ngày "đánh" ( danh từ ra đi trong giới vượt biên ) như dự định.

Tối hôm đó tôi ghé vào nhà ba má của Bông để thăm hỏi tin tức chuyến đi và biết được hung tin: chiếc ghe không ra được cửa biển và đă lật úp khi quay trở vô. Một số người chết chìm, số bị bắt và bị bắn chết. Người sĩ quan hải quan trẻ mà tôi kể trên cũng đã mất mạng trong chuyến này với người chị ruột và các cháu là vợ và con của ông anh người bạn học. Bông thoát nạn nhưng vợ con cũng bị mất mạng và ông anh bị bắt.

Một tháng sau, tôi theo dõi chuyến đi của LĐ. Đổ Văn Qúy (K.6/69 - 1ĐB/NT). Qúy bị bắn chết ngay trên bải đổ người tại Bà Rịa, để lại người vợ trẻ mới cưới đang mang bầu hai tháng và bà mẹ gìa đầm đìa nước mắt khi tôi ghé hỏi thăm chuyến đi của Qúy. LĐ. CNT ( TT/ HĐ5ZP ) cũng quyết định gĩa từ vượt biên khi tham dự một chuyến đi. Ghe bị lật úp làm chết chìm người yêu......

Đầu năm 1982, tôi nhận một chuyến đi khác tại Thị Nghè. Trong các ghe tôi nhận đi thì chiếc ghe này đưọc tôi ưng ý nhất. Kiến trúc của ghe là loại tàu đi biển đánh cá, vỏ ghe bằng loại gổ tốt, dẩy và kín nước. Ghe lớn hơn PCF ( mark I ) một chút và trang bị một máy mới có mă lực cao. Trước ngày đánh tôi thường dợt ghe nhiều giờ mỗi ngày và trong suốt một tuần lễ trên dòng sông cạnh Cư xá Thanh Đa, Gia Định.

Nhiều lần vượt biên thất bại nên chuyến đi này tôi quyết định đi một mình để vợ con ở lại nhà với số vàng của chủ ghe chi trả.

Trong ngày đánh, vợ tôi đổi ý muốn đi theo tôi và trả vàng lại cho chủ ghe. Sự thay đổi bất ngờ này làm chủ ghe phải bỏ tiền gấp đôi để thuê một chiếc xuồng nhỏ đưa vợ con tôi từ Thị Nghè ra bải tại Bà Rịa.

Người thanh niên chèo xuồng bổng ứng khẩu như một phép lạ khiến anh ta tự xưng là một thủy quân lục chiến của VNCH và khuyên vợ tôi nên đi về vì cái bải người chủ ghe mua là một bải chuyên lừa bịp. Vợ tôi nghe qua thất kinh và yêu cầu người lái xuồng cho cập vào bến đò Thủ Thiêm. Vợ con tôi lên bờ và đón xích lô về tận nhà chủ ghe báo tin.

Tôi và chủ ghe đang ở nhà chờ tin đưa khách đến bải xong , tôi sẽ lái cá lớn ( danh từ gọi ghe vượt biên ) ra đón khách. Thấy vợ con tôi quay về với tin tức từ ngưňi chèo xuồng cho biết làm cả hai chúng tôi chới với. Chủ ghe đứng ngồi không yên. Không đầy nữa giờ sau, chúng tôi nhận được tin bải đă bị bể. Một số khách đă bị bắt, một số khác đă chạy thoát thân được trong đó có hai thằng bạn của tôi là sĩ quan Không Quân lái khu trục tên Hùng và Đức

Sau chuyến thất bại này, tôi lại gặp những thất bại khác với mỗi chuyến mỗi thất bại khác nhau. Có chuyến họ dùng tôi để gạt gẫm tiền, vàng của bạn bè hay gia đình quen biết với tôi muốn vượt biên. Rất may không lần nào tôi bị bắt. Nhiều lần ra đi thất bại, vợ chồng tôi chán nãn hứa quyết định sẽ đánh một chuyến cuối cùng nữa và nếu thất bại sẽ giã từ nghiệp vượt biên.

Đầu tháng sáu năm 1983, cố HQ. Trung Tá Nguyễn Duy Khanh được phóng thích từ trại tù. Thỉnh thoảng vợ chồng tôi đạp xe vào tận Phú Lâm để thăm anh chị Khanh hoặc cùng anh uống cà phê hoặc kéo nhau đi ăn cơm tối. Tôi cũng thường theo anh Khanh tụ tập tại một căn nhà bạn bè của anh tại Tân Định nhậu nhẹt, đánh bài với đám bạn bè anh Khanh, Khả Năng và một số văn nghệ sĩ " phản động " khác. Hoặc thỉnh thoảng theo anh về tận Phú Xuân, Nhà Bè để ăn giỗ tại nhà ba má ruột của anh.

Một buổi trưa nọ, anh Khanh nhắn tôi vào nhà tại Phú Lâm để giới thiệu tôi với một chủ tàu:

- Anh muốn tìm thuyền trưởng hải quân thì đây tôi giới thiệu anh Nam từng là thuyền trưởng dưới thời tôi làm Chỉ Huy Phó Hải Đội.

Chủ ghe lập tức đồng ý ngay. Tôi ghi nhận các chi tiết mà anh ta dặn dò. Tôi rất an tâm với chuyến đi này vì tin anh Khanh cho biết đám này từng tổ chức nhiều chuyến đi đă thành công, vã lại chuyến đi này còn có vợ con và người thân của chủ ghe cùng đi. Anh Khanh cũng gởi gấm hề Khả Năng đi với tôi. Nhưng giờ chót không thấy Khả Năng xuống ghe. Sau nầy nghe tin Khả Năng qua đời tại Việt Nam khi tôi đang ở Nhật Bản.

Ba ngày sau đó, chủ ghe cho một tên công an VC tên là Việt, chuyên lo về bải để đưa tôi đi nhận vị trí đổ người và quan sát địa hình ra cửa sông Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Đi với hắn tôi mang chứng minh nhân dân giả với nghề nghiệp là thầy giáo. Chúng tôi đến một xóm nhỏ sống nghề lưới cá. Hắn và tôi vào một gia đình hắn quen biết nhậu ngay một chầu rượu đế ngất ngây. Chiều tối chúng tôi theo chủ nhà xuống một ghe đánh cá nhỏ chạy ra gần cửa biển, họ chỉ cho tôi địa điểm đổ khách vượt biên bên kia bờ và sau đó chúng tôi chui vào một con rạch nhỏ tiếp tục nhậu trên ghe. Ngũ lại trên ghe nhỏ đêm đó. Hừng sáng chúng tôi quay về. Người chủ nhà đưa chúng tôi ra chợ ăn sáng và tiễn chúng tôi lên xe đò trở về Saigon. Xuống bến xe, chúng tôi đón xích lô đạp về Gia Định. Chưa rời khỏi khu vực Chợ Lớn, tên công an hỏi tôi có biết cái động nào không để hắn "xă xú báp ". Tôi hỏi phu đạp xe có biết cái động nào không? Ông ta trả lời: có biết và đưa chúng tôi đến một động không xa chợ Saigon cho lắm. Ông phu xe ngồi chờ dưới lề đường. Xong việc, chúng tôi ra xe đi về Gia Định và chia tay.

Sau khi tôi đi một tháng, ông anh cột chèo của tôi cũng là sĩ quan hải quân, khóa 17/NT cũng ra đi tại bải do tên công an này tổ chức. Trước khi đi, tôi có dặn ông anh cột chèo này cẩn thận khi ra cửa Bình Đại để tránh cái cồn rất lớn chắn giửa cửa sông. Tuy trên ghe có đến hai hải quân đại úy Nha Trang và một HQ. Trung Úy Đoàn Viên, nhưng cuối cùng cả ba đại quan đưa ghe leo lên cồn tại cửa biển, rất may là nước đang lớn dần, các đại quan hải quân cùng một số khách lội nước kéo được ghe ra khỏi cồn và tẩu thoát trước khi Việt cộng từ bờ ra bắt. Gặp tôi tại Hoa Kỳ, ông anh nhắn lời của tên công an tên Việt mà tôi kể trên đã than phiền tôi nghe lời ông phu xe xích lô để đưa hắn vào động " zőm ", phải mang bệnh lậu.

Đúng giờ hẹn, gia đình tôi có mặt tại vườn hoa Lạc Hồng, Mỹ Tho. Vài người trong tổ chức vượt biên đón chúng tôi. Họ kéo nhau vào một nhà hàng sát bờ sông kêu bia nhậu. Sau đó họ giả bộ say rượu la lối và níu kéo nhau xuống một xuồng nhỏ chờ sẵn để qua bên kia sông nhậu tiếp. Chiếc xuồng này đưa gia đình của tôi và vợ con chủ ghe ra một chiếc ghe lớn neo giửa dòng.

Lên ghe, việc đầu tiên là tôi kiểm ngay dầu, nhớt, nước ngọt, giây neo, phao. Sau đó tôi đo đạt một số kích thước trên ghe để tính trọng tải của tàu. Tôi đă dùng sơn vàng đánh dấu một vạch lớn dọc theo hông ghe định mức trọng tải. Nhu cầu mà tôi yêu cầu chủ ghe cung cấp tương đối đầy đủ. Hải đồ, la bàn từ, địa bàn bộ binh và ống nhòm sẽ giao tại bải đổ người.

Trước giờ nhổ neo khoảng nửa giờ, một tàu tuần của VC xuất hiện. Chúng bỏ neo án ngữ tại eo sông. Tôi thấy các tàu bè qua lại đều ghé vào cho chúng kiểm soát. Tôi bình tỉnh cởi bỏ quần dài và cuộn lại bỏ vào một túi nylon dự tính nếu tàu tuần VC kêu ghe lại, tôi sẽ ôm theo quần áo nhảy xuống sông bơi vào bờ thoát thân, để lại vợ con trên tàu. Dù sao đàn bà và trẻ con nếu có bị bắt cũng dễ dàng được thả ra khi chuộc ra bằng tiền. Nếu bản thân của tôi bị bắt mà không khéo che dấu được lý lịch sĩ quan " ngụy " thì rất dễ dàng ăn đạn tại chổ hoặc vào tù không có ngày ra.

Đúng giờ nhổ neo và theo lời dặn của chủ ghe tôi lấy bình nước đổ vào mũi ghe. Theo chủ ghe cho biết: đây là nước phép. Đổ nước này lên mũi ghe trước khi lên đường sẽ giúp cho ghe tàn hình, tàu tuần hay trạm gác sẽ không trông thấy ghe di chuyển. Tôi không tin điều này và suýt quên nếu vợ ông ta trên ghe không nhắc nhở tôi trước khi nhổ neo. Sau này tôi nghĩ ra có lẽ đây là ám hiệu cho tàu tuần án ngữ trên sông không kêu ghe chúng tôi lại vì đã được tổ chức vượt biên bỏ tiền mua chứ không phải là nước phép chi cả. Họ muốn bảo mật đường giây làm ăn nên nói gạt tôi mà thôi.

Đổ " nước phép " xong, tôi khởi động máy tàu và nhổ neo. Tôi cho ghe chạy áp bên trái của dòng sông và chạy tàn tàn qua chiếc tàu tuần. Không biết do may mắn hay do " nước phép tàn hình ", chiếc ghe chúng tôi tĩnh bơ đi ngang qua chiếc tàu tuần mà không bị chúng kêu lại. Lái ghe dọc theo bờ bên trái và khi vừa khuất tàu tuần, tôi gia tăng tốc độ. Ghe đến điểm bốc khách gần cửa biển sớm hơn giờ đă định.

Đúng 10 giờ đêm, các xuồng nhỏ bắt đầu đổ người lên ghe lớn. Một thanh niên tìm tôi để đưa một túi đồ bên trong có một la bàn từ, địa bàn, hải đồ, ống nhňm của hải quân và năm cây thuốc lá hiệu Smitt của Thái Lan.

Không khí trở nên ồn ào, náo loạn: tiếng gọi tên, tiếng quăng đồ vật lên sàn tàu, người trèo kẻ chen lấn làm ghe chồng chềnh rất nguy hiểm. Tôi quát tháo khàn cả cổ để kêu gọi khách trèo lên ghe theo thứ tự. Thỉnh thoảng vài chiếc ghe đánh cá từ cửa biển đi vào với ánh đèn pha trên mui ghe soi sáng rực cảnh đổ người lên ghe làm tôi hốt hoãng. Cảnh hỗn độn càng tăng khi nhiều chiếc xuồng tiếp tục cập vào ghe. Tôi chọn vài thanh niên to tiếng trấn áp và ép khách chui xuống hầm ghe để lớp khác trèo lên. Nhiều xuồng chở đầy ấp khác còn đang hướng mũi về chiếc ghe.

Trước cảnh tượng ồn ào, hỗn độn và xuồng đưa người ra càng đông, tôi lo sợ liền dùng đèn pin soi hông tàu thấy mực nước sông dâng gần đến vết sơn vàng đánh dấu trọng tải, lập tức tôi kêu các thanh niên kéo neo lên và bỏ chạy.Ghe hướng mũi ra cửa biển bỏ mặc các xuồng nhỏ chở đầy ấp người đưổi theo.

Quá trọng tải là điều không thể nên tôi dứt khoát lái ghe đi không dừng lại và bất chấp bọn lái xuồng hay đi chui reo hò hâm dọa hay là khách đã bỏ tiền ra đi cuống quít.

Trời tối đen như mực, khách đă được dồn xuống hầm không còn nghe ồn ào. Tầng bên trên giáp với chổ đứng lái tàu là một phòng nhỏ mà tôi dành cho gia đình thân nhân chủ tàu và vợ con tôi. Đi được một đoạn, tôi thấy một dáng tàu to lù lù tiến vào cửa sông Bình Đại, dùng ống nhòm tôi thấy đó là một tàu tuần của VC đang kéo theo một ghe đánh cá. Rất may là ghe tôi đang đi dưới gió nên lập tức tôi ép ghe áp sát vào bờ phía bắc( bên trái ), giảm hẳn tốc độ gần như thả trôi. Chiến thuật dưới gió thật hiệu qủa. Chờ cho chiếc tàu tuần đi ngang qua và chưa kịp phát hiện ra ghe, tôi liền tiến máy hết ga chạy dọc bờ và theo hướng đi đă nghiêng cứu trên hải đồ từ trước để ra cửa sông tránh bải cồn to chắn ngay giửa cửa biển và đồng thời tránh trạm kiểm soát ở bờ phía nam của cửa biển.

Vừa lái vừa nhìn lại phía sau thì quả nhiên như sự dự đoán của tôi: chiếc tàu tuần bây giờ ở vị trí dưới gió, ghe tôi trên gió, chúng phát hiện ra ghe của tôi. Tàu địch quay đầu lại đuổi theo. Chiếc ghe của tôi dựa trên yếu tố xuất hiện bất ngờ và ở vị trí ngược chiều cùng tốc độ được gia tăng, trong khi chiếc tàu địch với khuyết điểm là tàu lớn lại đang kéo theo một ghe , cho nên sự vận chuyển đổi chiều để đuổi theo ghe của tôi sẽ không nhanh được. Khai thác ưu điểm này, tôi cho ghe tiến với tốc độ tối đa thoát ra cửa biển và bỏ xa tàu địch đang đuổi theo phía sau.

Tôi chỉ lo một điều là chúng sẽ bắn theo. Với thanh niên đứng bu quanh chổ lái tàu thấy tàu địch đuổi theo sau họ đă rời phòng lái chạy về phía trước mũi để tránh đạn nếu địch nổ súng. Tôi vẫn bình tỉnh cầm vững tay lái tàu tuy cũng có cảm giác rợn người y như khi hồi xưa tôi vừa xuống PCF của Hải Đội 5 Duyên Phòng đi trên lộ trình từ căn cứ Năm Căn ra cửa Bồ Đề trong vài chuyến đi công tác đầu tiên hồi họp lo sợ bị VC phục kích bắn B.40 vào tàu. Cảm giác rợn người thoáng qua rồi biến mất vì trách nhiệm. Tôi lo hơn là sợ. Rất may chúng không nổ súng, ghe tôi đã ra được cửa biển và bỏ xa tàu địch phía sau còn trong sông.

Ra được cửa biển vào khoảng gần 5 giờ sáng. Lúc bấy giờ tôi thấy bên phía trái ghe hướng 10 giờ sát bờ một chiếc tàu bổng bật đèn phòng và đèn pha trên mui sáng rực. Linh cảm cho tôi biết có lẽ là tàu tuần của địch đang kích ngoài cửa biển nhận được lệnh đang chuẩn bị nhổ neo chận bắt ghe của tôi. Lập tức tôi đổi hướng đi về phía Vũng Tàu với hy vọng sẽ đánh lừa tàu địch và ra đa của đài kiểm báo tại Vũng Tàu. Tôi tiếp tục lái ghe hướng về phía Vũng Tàu cho đến khi trời vừa hừng sáng đủ cho tôi thấy từ hướng Vũng Tàu một chiếc tàu tuần khác đang hết tốc độ chạy về hướng tàu tôi. Càng phút chiếc tàu địch càng lớn dần, tôi nhận ra là loại tàu tuần lớn cố ý đang tiến về mục tiêu chính là ghe của tôi. Lập tức tôi đổi hướng 3 giờ và tăng tốc độ ghe. Ra xa khỏi bờ tôi gặp phải nhiều dàn lưới cá trước mũi tàu. Các dãy lưới cá này không thể làm khó được những cựu thuyền trưởng như chúng tôi. Tôi liền áp dụng kỷ thuật cho tàu đi ngang qua lưới, với chân vịt của ghe không lớn và không nằm sâu lắm dưới mặt biển nên tôi tăng rồi ngưng tốc độ cho chân vịt ngừng quay để sử dụng trớn đưa con tàu lướt qua các dàn lưới cá.

Ghe thoát ra được vùng lưới cá và xa bờ dần. Sự đổi hướng đột ngột của tôi làm tàu địch chới với cũng đổi hướng theo. Tôi tiếp tục cho ghe chạy theo hướng đông. Tàu địch đang đuổi theo sau. Bổng tàu của chúng khựng lại và mũi tàu dạt ngang. Con tàu của chúng lênh đênh và lắc ngang. Theo kinh nghiệm lái tàu; biến cố này xảy ra cho tôi biết được là chân vịt của tàu địch đang bị cuốn lưới, hết chạy.

Ghe của tôi xa dần bờ, mặt trời vừa lú lên từ mặt biển. Với ngọn hải đăng Vũng Tàu phía sau lái tàu và vài đối vật trên bờ, tôi đã xác định được vị trí phỏng định đầu tiên của chiếc ghe trên hải đồ. Biển động nhẹ. Chung quanh tôi không còn thấy dáng ghe tàu nào. Chiếc ghe đã thoát hiểm, tôi nhờ một thanh niên giử tay lái, tôi mở cửa hầm ghe vối xuống hầm nói lớn trong niềm hân hoan: " báo cho đồng báo biết là ghe chúng ta đã ra ngoài biển an toàn, ghe đang hướng ra hải phận quốc tế ". Chạy đến giữa trưa, tôi không thấy ai từ hầm ghe trèo lên. Tôi lại mở hầm ghe và leo xuống. Cảnh tượng dưới hầm tàu làm tôi sửng sốt với số lượng người nằm chen chút, rã rượi. Hầu hết khách nằm bất động vì say sống. Nhưng không có ai trong tình trạng cấp cứu. Tôi trở lên phòng lái, nhờ một thanh niên tên Hiền ( đang sinh sống tại Úc), người nhà của chủ ghe xuống hầm đếm người và kêu gọi thanh niên còn tỉnh và khoẻ lên trên để nhường chổ cho các bà, các cô và trẻ em nằm. Tổng số đếm được là 89 người, vượt trội hơn con số mà chủ tàu đưa ra hơn trên 30 thuyền nhân.

Vượt biên bằng đường biển qủa thật là một sự quá liều mạng. Nhớ lại khi hồi còn là một thuyền trưởng PCF với con tàu có hai máy General Motors 12V71 Diesel, phương tiện hải hành và truyền tin đầy đủ, đồng thời đi tuần dọc biển còn có các chiến đĩnh bạn mà đôi lúc đi đêm gặp sóng to gió lớn cũng phải lo âu hồi họp. Huống chi đi trên biển với chiếc ghe nhỏ, phương tiện hải hành không đầy đủ hoặc không có.

Thật sự nếu không liều lĩnh và tưởng rằng khả năng hải quân của Việt Cộng ngang như của hải quân chúng ta thì sẽ không có can đảm vượt biên. Sau 1975 cái lầm của phần lớn sĩ quan Việt Nam Cộng Hňa và kể cả tôi là đã đánh gía quá cao về khả năng của Cộng Sản mà cùng rủ nhau trình diện chính quyền VC và bị chúng lừa đưa hết vào trại tập trung. Nếu sớm nhận định được sự dối trá và khả năng thấp kém về mọi mặt của VC thì có lẽ không ít thì nhiều sẽ không tự nguyện vào tù. Thật sự nếu khả năng hải quân của VC như của hải quân VNCH thì những ghe vượt biên khó thoát khỏi vùng biển Việt Nam Nhiều ghe thuyền đã ra đi được đă chứng minh hải quân Cộng Sản Việt Nam không có khả năng và phương tiện bảo vệ bờ biển. Có lẽ các đài kiểm báo của hải quân chúng ta đă không còn sử dụng được và lực lượng chiến đĩnh, chiến hạm của chúng không đủ rải đều trên khắp vùng biển. Đi lại trong giới vượt biên sẽ thấy phần lớn bị thất bại từ bị lường gạt, đổ bể tại bải, hay bị bắt khi qua các trạm kiểm soát trong sông hay cửa biển hoặc ghe thuyền gặp nạn trên biển vì kỷ thuật máy móc, vì khả năng của ghe thuyền hay tài công hoặc hoa tiêu không có kiến thức đi biển. Tàu vưọt biên bị bắt trên biển là điều ít có xảy ra. Ra được biển coi như là thoát.

Tôi đưa tàu ra đi từ cửa Bình Đại, Bến Tre, một cửa khẩu mà tôi chưa có dịp một lần lái tàu vô ra. Tôi ra được cửa Bình Đại là điều may mắn. Con đường ra vô cửa biển này thì phải hỏi anh em thuyền trưởng Hải Đội 3 Duyên Phòng. Sở dĩ tôi nhận chuyến đi ra cửa biển này là do sự tin tưởng vào hải đồ. Hồi trước khi đi tuần dọc bờ biển từ Gành Hào vòng qua mũi Cà Mau cho tới Hà Tiên, tôi hay đưa tàu vào các cửa sông hay ghé vài hòn đảo lạ, tôi có thói quen dùng hải đồ để dň đường vào cửa sông hay lối vào hải đảo ( tuy hải đồ chúng ta sử dụng bấy giờ đă rất xưa ). Chính sự tin tưởng vào hải đồ nên tôi rất tự tin khi vạch đường ra cửa biển. Con thuyền cũng hết sức may mắn đă thoát hiểm qua được các cột đáy tại cửa biển . Ra cửa sông vào lúc trời tối đen như mực không bá vào các cột đáy dăn ngang cửa biển qủa là một phép lạ. Có lúc con thuyền đi vào giữa hai cột đáy mà be hông tàu cọ sát vào hai cột đáy phát lên âm thanh rợn người. Ngày nay mỗi khi nghĩ đến tôi còn ớn lạnh.

Sau khi thoát khỏi các tàu địch vây bắt và không còn thấy bờ, tôi cho ghe đi về hướng đông nam (150 độ) để ra hải phận quốc tế với hải trình ngắn nhất. Tôi tiếp tục chấm vị trí ( tương đối ). Độ lệch la bàn từ tôi dựa theo độ của mặt trời lệch với đường xích đạo vào tháng 7, tôi đo vận tốc ghe với phép toán đơn giản ( D = VxT ) bằng cách dùng phao ( lưới cá ) bỏ từ mũi ghe xuống mặt nước biển, khi phao trôi qua khỏi vạch đuôi ghe là tôi định được thời gian ( làm nhiều đoạn như vậy để lấy thời lượng trung bình ), tính độ giạt của ghe bằng cách dùng can thùng xăng rỗng của quân đội ngày xưa đóng kỹ nắp thả trôi sau lái được kéo dài một khoảng bằng giây thừng, dùng địa bàn của bộ binh để lấy độ từ đường tâm của chiếc ghe và góc lệch của sợi giây thừng. Hải trình ban ngày tôi thường xuyên dùng phương cách này để làm points. Ban đêm tôi lái ghe theo nhịp và hướng mũi ghe nhảy sóng, đồng thời dựa theo con sao mai hướng nam để giử hướng đi. Chỉ khi nào mũi ghe nhảy sóng với hướng độ khác lạ tôi mới kiểm lại với la bàn từ. Thói quen đi theo nhịp nhảy sóng của mũi tàu không cần xem la bàn khi hải hành ban đêm thì không lạ với những thuyền trưởng hải đội duyên phòng.

Trưa ngày thứ nhì sóng khá lớn cũng vừa lúc tôi thấy rác rưới, lon không của đồ hộp thực phẩm theo sóng nhấp nhô cho tôi đoán là ghe sắp ra đến hải phận quốc tế. Chạy thêm cho đến khi trời tối, tôi thấy xuất hiện ở chân trời nhiều đèn của tàu bè qua lại. Tôi thả trôi ghe và cho các thanh niên thả neo thăm dò độ sâu của đáy biển để xác định hải phận. Lúc bấy giờ cũng đă hơn 2 giờ sáng. Tôi cho neo ghe tại đây. Tôi vẫn để máy ghe chạy vì tôi không dám cho máy ngưng sợ khởi động lại không được thì bỏ mạng. Tôi xuống kiểm soát lại máy móc và tình trạng nước vào lườn. Sau hai ngày và hai đêm nước biển vào lườn cũng khá. Dùng bơm nước chẳng bao lâu thì bơm bất khiển dụng. Tôi ra lệnh cho các thanh niên thay nhau tát nước, nhiều thanh niên say sóng không ngồi lên được, tôi phải hù dọa: " ai không tát nước, tôi sẽ quăng xuống biển. Lời hù dọa của tôi có hiệu qủa, nhiều thanh niên sở hải trước lời hâm dọa của tôi đă cố gắng ngồi dậy tiếp tay tát nước. Hầu hết khách trên ghe đều nằm hay ngồi gục bất động vì say sóng. Họ tiểu tiện và ói mửa tại chổ đến nổi những thanh niên tát nước đă tát phải từng chùm lải như nùi giây thung mà khách say sóng đã ói ra. Tát nước xong, tôi nhờ các thanh niên thay phiên coi ghe để tôi ngũ một giấc. Tôi ngũ chưa đă thì bị Hiền gọi dậy. Theo hướng chỉ của Hiền về hướng 3 giờ có ánh dàn đèn của một chiếc tàu lớn đang neo. Dùng ống nhòm tôi không định ra được loại tàu gì và của nước nào vì trời còn quá tôí và con tàu neo qúa xa. Tôi dùng đèn pin đánh đèn hiệu SOS. Chiếc hạm đáp nhận và gọi chúng tôi tiến đến họ. Tôi lại ngă lưng ngũ thêm một giấc. Tôi thức dậy khi trời vừa tờ mờ sáng, lớp sương mù còn dầy dặt chỉ đủ thấy được dáng một chiếc hạm lớn lờ mờ. Chiếc hạm vẫn tiếp tục đánh đèn hiệu. Nhiều người khách đàn ông dưới hầm chui lên tò mò khi nghe nói có tàu lớn ở gần.

Tôi cho lệnh nhổ neo để chạy đến chiếc hạm thì một ông khách người Hoa lớn tuổi khuyên tôi nên cẩn thận đừng vội vã đến chiếc hạm đó. Ông cho biết ông đă từng gặp trường họp ghe vượt biên mà ông đi trước đó chạy đến tàu lớn thì nhầm phải chiếc hạm của Liên Sô. Chúng bắt ghe và người giải giao cho tàu tuần của Việt Cộng. Tôi không nghe lời khuyên của ông khách và lái ghe về hướng chiếc hạm ẩn hiện trong sương mù. Chạy chưa được nữa giờ thì một trận mưa mây kéo đến phủ mờ chiếc hạm. Mưa tầm tả, đi sóng ngang làm chiếc ghe nghiêng ngữa, tôi sợ có khách sẽ lọt xuống biển nên tôi đành quay mũi ghe hướng về Nam để tránh cơn giông làm mưa tạt vào phòng lái và cho con tàu bớt vất vã. Không bao lâu cơn giông đã đi qua, chiếc hạm lớn lại hiện ra lờ mờ đằng xa.

Một lần nữa tôi lại hướng mũi ghe tiến về hướng chiếc hạm thì lập tức cơn giông kéo đến che mất chiếc hạm, tôi lại phải đưa mũi về hướng Nam thì lập tức trời ngưng mưa, sóng lặng. Nhiều cá Heo phóng cao trước mũi ghe hay chạy theo tàu. Trời lại trong sáng, chiếc hạm kia lại xuất hiện. Một lần nữa tôi ngoan cố lái về hướng chiếc hạm thì cơn giông lại kéo đến phủ mất chiến hạm y như hai lần trước.

Trước hiện tượng kỳ lạ này tôi cảm nhận có một quyền lực kỳ bí ngăn cản chiếc ghe của chúng tôi chạy đến chiến hạm đằng xa kia. Tôi quay sang hỏi Hiền:

- Anh theo đạo Công Giáo, anh có thấy đây là hiện tưọng kỳ lạ phải không?

Hiền nhúng vai:

- Em nghĩ đây là phép lạ. Thôi anh Nam hăy bỏ ý định đến chiếc hạm kia đi. Có lẽ đây là ý của Chúa.

Tôi cũng dứt khoát:

- Thôi thì mình đi thẳng đến Nam Dương vậy.

Tôi cho tàu quay về hưóng Nam. Vừa lái ghe tôi vừa kể cho anh Hiền nghe về hiện tượng kỳ lạ trong đêm khuya thứ hai khi tôi đổi hướng về phía nam. Mọi người trên ghe đều say sóng nằm vật ra im lìm như chết. Trên ghe chỉ còn một mình tôi với tay lái tàu. Tất cà họ không hay biết chiếc ghe đang chạy với một tốc độ cực nhanh đến đổi tôi phát sợ vì với tốc độ này nếu ghe va vào một hòn đảo hay chướng ngại vật trước mũi là vở toanh con tàu. Tôi không thể hảm vận tốc ghe. Huyền thoại về cá ông nâng ghe tàu trên biển xuất hiện trong óc làm tôi có cảm giác sợ hải vì sợ tàu bị lật. Tiếng gió rít lọt qua khe hở của phòng lái tạo thành âm thanh quái lạ làm tôi liên tưởng đến lời đồn trên biển giửa khuya sẽ nghe thấy tiếng la khóc thảm thương của thuyển nhân vượt biên bị đấm tàu chết giửa biên khơi. Tôi cố lắng tay nghe những âm thanh quái lạ đó. Nhìn sự đối tác ngược chiều của be tàu với mặt biển cho tôi ước định ghe đang chạy với tốc độ cực nhanh. Từng nhiều năm đi trên các Yabuta, ghe Chủ Lực, PCF nên tôi có thể phỏng định được tốc độ tương đối của ghe hay chiến đĩnh đang đi trên biển hay trong sông. Ghe đang lướt nhanh như tôi đang lái PCF với hai máy tiến tối đa ( vào khoảng 30 đến 32 Knots ). Tôi tin đây là một phép lạ. Thật sự với hai này hai đêm trừ đi thời gian neo tàu ngủ đêm, ghe chúng tôi đă vượt xa gần 200 hải lý tính từ phía nam của Côn Sơn.

Sau ba lần tiến tàu đến chiếc hạm đều bị cơn giông kéo đến, đồng thời tôi bán tính bán nghi vào lời khuyên có tính dị đoan của vài thuyền nhân lớn tuổi. Tôi quyết định bỏ ý định chạy đến chiếc hạm và hải hành về hướng nam. Mặt trời đă lên cao khỏi chân trời, gió lặng biển trong, từng bầy cá Heo đuổi theo sau lái hay vượt qua đầu ghe vui đùa. Nhìn thật xa, chúng tôi thấy nhiều tàu hàng lớn đi lại. Chúng tôi dùng áo quần vẩy ra dấu cầu cứu. Nhưng vì xa qúa, các tàu hàng không thấy hay có thể họ làm ngơ không muốn cứu vớt ghe thuyền vượt biên hay họ sợ gặp phải hải tặc.

Nhiều người khách đàn ông và thanh niên trẻ tiếp tục chui lên từ hầm ghe. Sau sàn lái hai cô gái người Việt gốc Hoa đang cố gắng kèm chặt cái lò để nấu nước sôi pha cà phê cho tôi mà hai cô gọi tôi là chú ba tài công. Ở góc trái, tôi bất chợt thấy một ông khách ngồi co ro gục đầu ngũ gục sát be sau lái tàu. Tôi nói lớn với hai cô gái người Hoa : " coi chừng ông ngồi kia lọt xuống biển nha hai cô ".

Ông khách nghe tôi nói, liền ngước đôi mắt với nét mệt mői nhìn tôi. Vẽ mặt mệt mõi của anh ta vụt biến thành sự ngạc nhiên rồi vui mừng hẳn lên, đồng lúc tôi cũng vui mừng không kém:

- Ủa ! anh tên là Lê Văn Thưởng phải không.

Anh Thưởng tỉnh táo hẳn:

- Anh là Quốc Nam đây mà.

Tôi ngạc nhiên:

- Hai ngày nay anh ở đâu trên ghe.

Anh Thưởng cười:

- Thì ông nhốt tôi dưới hầm đó mà

Tôi thắc mắc:

- Uả ! Hôm kia tôi có xuống hầm xem khách ra sao, nhưng đâu thấy anh.

Tôi nói luôn:

- Thôi lên đây phụ lái với tôi. Anh là dân Không Quân mà, lái tàu cũng dễ thôi.

Anh Thưởng và tôi ở tù cải tạo cùng chung một đội tại Long Giao năm 1978. Anh là một Đại Úy Không Quân. Hiện anh đang định cư tại Nhật Bản.

Chúng tôi tiếp tục hải trình đã định để đến một hải đảo của Indonesia. Thời tiết thật tốt. Vào lúc gần 9 giờ sáng ở hướng 1 giờ trưa, chúng tôi thấy xuất hiện một con tàu lớn đi ngược chiều. Dàng ống nhòm tôi nhận được dạng con tàu loại vận chuyển khổng lồ. Theo dõi con tàu bằng ống nhòm, tôi thấy rỏ hàng chử LNG AQUARIUS sơn trắng bên hông tàu. Tôi đưa ống nhòm cho anh Thưởng tiếp tục quan sát và nói: không biết đó là tàu Mỹ hay của Anh Quốc. Nó không có treo cờ. Tôi lái ghe theo hướng Nam và chếch về chiếc tàu to lớn đang đi hướng ngược chiều.12 giờ 05 con tàu đi ngang sát ghe của chúng tôi. Khách vượt biên trên ghe nhốn nháo, chen lấn la hét gọi con tàu dừng lại làm cho chiếc ghe chồng chềnh mạnh. Tôi phải hét lên kêu gọi họ bình tĩnh giử thăng bằng cho chiếc ghe và cho họ biết con tàu ngoại quốc đang dừng lại. Có người đọc kinh Công Giáo, có kẻ niệm kinh của Phật, người trên ghe rối loạn cả lên. Có bà đang đọc kinh khi thấy con tàu lớn không dừng lại và lướt ngang qua ghe thì ngưng đọc kinh vối miệng theo chửi rủa con tàu tàn nhẫn. Nhìn sức đẩy sau lái con tàu to ngưng hẳn, tôi mừng rở cũng ngưng tốc độ và thả trôi ghe. Chiếc LNG Aquarius cũng dừng hẳn sau đó.

Khoảng hai mươi phút sau, thuỷ thủ trên LNG Aquarius ra dấu cho ghe cập tàu. Tôi mừng rỡ liền lái ghe đánh một vòng tròn đi ngược sóng để cập tàu vào đúng vị trí thủy thủ trên LNG chỉ định an toàn. Nhiều thuỷ thủ ngoại quốc trên hành lang cao ngất của chiếc tàu hàng vỗ tay hoan nghinh và chào mừng. Các thuỷ thủ của LNG buông giây thừng xuống giử mũi và lái ghe. Tiếp đó họ buông thang giây xuống, vài thủy thủ theo xuống ghe. Tôi nhanh miệng: are you American ?. Họ vui vẽ: Yes. Anh Thưởng cũng mừng qúa: Oh! Our friends! Họ giúp đưa từng thuyền nhân trèo thang giây lên tàu. Trên ghe chỉ có một cô gái trẻ vì quá đuối sức nên bất động phải dùng băng ca giây kéo lên.

Một thủy thủ của LNG Aquarius tháo gỡ tay lái tàu, la bàn từ và xin tôi tấm hải đồ mang về tàu. Một thủy thủ khác ở lại cùng tôi đụt phá một lổ lớn ở lườn tàu cho nước tràn vào. Ghe vừa trôi vừa chìm dần. Phá huỷ ghe cho chìm là lý do để họ vớt chúng tôi theo đúng luật hàng hải. Đứng trên thành chiếc tàu khổng lồ và cao ngất, tôi nhìn chiếc ghe nhỏ bé vừa trôi theo làn sóng vừa chìm dần giửa biển nước bao la, lòng tôi dâng lên nổi buồn khó tả: xin vĩnh biệt quê mẹ và xin cám ơn con thuyền nhỏ bé.

Trên chiếc LNG này, chúng tôi được phân phối phòng nghĩ ngơi, tấm gọi, ăn uống và khám sức khoẻ. Anh Thưởng và tôi giúp đồng bào khai lý lịch. Chúng tôi được biên thư về gia đình kèm theo tấm ảnh chiếc LNG AQUARIUS. Tôi cũng biên thư cho anh chị Nguyễn Duy Khanh để báo tin chuyến đi đă thành công.

Sau đó vị hạm trưởng mời tôi và anh Thưởng lên phòng ông. Vị hạm trưởng hỏi chúng tôi muốn được đưa vào trại tỵ nạn của Nam Dương ( Indonesia ) hay theo tàu ông về Nhật Bản. Không chờ chúng tôi trả lời, ông đề nghị nên đi Nhật Bản. Ông cho biết Nam Dương chỉ cạnh đây thôi nhưng trại tỵ nạn tại đây nghèo khổ lắm. Người tỵ nạn rất khốn đốn.

Nghe ông nói chúng tôi có thể đi Nhật Bản nên anh Thưởng và tôi đồng ý ngay. Thứ nhất tránh sự cơ cực tại trại Nam Dương và thứ nhì chúng tôi muốn biết về nước Nhật giàu có. Sau đó ông quay sang tôi tìm hiểu với con thuyền nhỏ bé và không có phương tiện hải hành làm sao tôi xác định được vị trí hải hành. Ông rất ngạc nhiên khi thấy trên hải đồ tôi làm points so với hải đồ của ông nơi ghe được vớt vời vị trí tương đối không sai biệt lớn lắm: ở vĩ độ 7.33N và kinh độ 108.37 SE. Ông rất hứng thú khi nghe tôi giải thích. Sau đó ông ta nữa đùa nữa thật: " anh có muốn đi tàu lại không ? ". Tôi cười và lắc đầu:" thưa không ". Tuy nhiên ông có cho tôi một danh thiếp của hảng tàu tại New York, nơi ông làm việc.

Rời phòng, ông đưa chúng tôi đến một phòng khác có cầu thang dẫn lên đài chỉ huy. Ông chỉ cho tôi mấy tấm ảnh và đồ vật lưu niệm được trịnh trọng treo trên vách cạnh cầu thang lên đài chỉ huy. Tôi đến gần xem, thì ra ông cho treo ảnh của các tài công và đồ vật lưu niệm của từng chiếc ghe mà tàu ông đã vớt được. Tàu ông đă vớt được ba ghe và chiếc ghe của tôi là chuyến vớt thứ tư trên đường ông đi từ Singapore về Nhật Bản. Tài công thứ nhất tôi nhìn ra cũng là bạn cùng khóa 2 đặc biệt Nha Trang ngày nay tôi đă quên tên, tài công thứ hai cũng cùng khóa 21 nhưng đi OCS mà tôi thường gọi là Quang nhí, cựu thuyền trưởng Coastguard ở Hải Đội 4 Duyên Phòng, người thứ ba là Bùi văn Qúy cũng khóa 21 đi khóa 9 OCS. Tôi cho ông biết các tài công trên đều là những sĩ quan hải quân của miền Nam và cũng là các bạn đồng khóa đồng môn của tôi. Ông cho biết sẽ để ảnh của tôi ở hàng thứ tư với vật lưu niệm là tấm hải đồ và tay lái của chiếc ghe. Sau đó ông đưa tôi lên đài chỉ huy và tặng cho tôi một chiếc mũ trắng có chạy chử LNG AQUARIUS với logo hình tay lái tàu màu xanh dương.

Từ điểm được vớt về đến bến tàu nào đó tại Nhật Bản mất trên sáu ngày. Một xe buýt thật sang trọng đến đón 89 thuyền nhân chúng tôi đưa về trại Omura vào lúc xế chiều. Sáng hôm sau anh Bảo, một người Việt đă định cư lâu năm tại Nhật Bản là nhân viên của trại tỵ nan Omura cũng là thông dịch viên tiếng Nhật của trại đưa chúng tôi lên hội trường lớn. Khai mạc buổi nói chuyện về sinh hoạt của trại và làm thủ tục là nghi lễ chào Quốc Kỳ của Việt Nam Cộng Hoà. Chúng tôi đồng loạt đứng dậy theo lời hô của anh Bảo, không khí trong phňng bỗng im lặng và trang nghiêm. Không phải riêng tôi mà hình như tất cả thuyền nhân khác đồng cất tiếng hát bài Quốc Ca trong niềm cảm xúc tột độ. Tôi tự dưng đưa tay chào lá Quốc Kỳ và tự để cho dòng nước mắt chảy dài thấm vào ngực áo như nước mắt tủi thân của người con tình cờ gặp lại được người mẹ yêu dấu sau bao năm thất lạc.

Rời trại tạm trú Omura, gia đình tôi được ưu tiên (ưu tiên cho tài công ghe thuyền vượt biên theo anh Bảo cho biết) về trại tỵ nạn của vị Linh mục Picci, ông là người Ý, Cha xứ của một nhà thờ tại thành phố Saito thuộc tỉnh Miyazaki. Cha Picci thương yêu người Việt tỵ nạn một cách lạ lùng mà tôi chưa từng thấy ở một vị tu sĩ nào khác có được. Nhờ sự bảo trợ của Cha Picci, khoảng hơn chục gia đình người Việt ở trại Cha có sinh hoạt như một công dân người Nhật. Cha thuê nhà hoặc chung cư mới đầy đủ tiện nghi cho từng gia đình, các cô cậu độc thân thì ở tại nhà thờ, trẻ con ở tuổi mẫu giáo thì được đến nhà giử trẻ và trường học tại nhà thờ của Cha. Các trẻ lớn hơn thì được đi học tại trường Tiểu Học hoặc Trung Học của Nhật Bản. Ngoài sự bảo trợ nhà cửa và học vấn của vị linh mục ngoại quốc khả kính, người Việt tại đây còn được hưởng tiền trợ cấp của Cao Ủy Tỵ Nạn và của chánh quyền địa phương. Chẳng những thế các người lớn đều được Cha đưa vao các công ty làm việc với lương bổng như một công nhân người Nhật. Qủa đúng là một trại tỵ nạn được ưu đăi có một không hai của người Việt tỵ nạn trên đất Nhật.

Tuy nhiên có một điều làm chúng tôi chán nãn là những thuyền nhân có gia đình khó lòng rời được Nhật Bản để định cư ở nước thứ ba. Bởi vì vào đầu thập niên 80, Cao Ủy Tỵ Nạn kêu gọi Nhật Bản ngoài việc trợ giúp tiền bạc phải nhận người định cư để chia sẽ gánh nặng với các nước tự do khác trên thế giới. Từ việc này mà các nước thứ ba khác kể cả Hoa Kỳ không vào nước Nhật để nhận người định cư. Họ chỉ giải quyết các hồ sơ bảo lảnh thân nhân của những thanh thiếu niên độc thân.

Hầu hết những gia đình tạm cư tại các trại tỵ nạn khác trên đất Nhật lần lượt chịu thua trước sự cưỡng ép định cư tại Nhật, họ đă phải ký giấy chấp nhận định cư để rời trại tỵ nạn ra ngoài mưu sinh, kể cả những sĩ quan VNCH cao cấp. Những gia đình người Việt tỵ nạn tại đây kể cả gia đình của tôi đều là nạn nhân của sự cưỡng bách định cư tại Nhật. Rất may người Việt chúng tôi tại đây có Cha Picci bao cho nên các phái đoàn cưỡng bách định cư của Nhật ít khi vào đây. Thật sự Nhật bản là một quốc gia tân tiến, giàu có, xã hội rất an lành và mức sống của người dân rất cao. Người dân bản xứ rất hài hoà vui vẽ đón nhận người Việt. Nhưng trưóc sự phong kiến và kỳ thị chủng tộc bên trong của chính quyền Nhật Bản, ngưòi Việt tỵ nạn rất lo âu cho tương lai con em của mình nếu phải định cư tại Nhật.

Do đó, đi định cư tại các quốc gia khác ngoài Nhật Bản và nhất là được định cư tại Hoa Kỳ là niềm mơ ước của tất cả người Việt tỵ nạn tại Nhật. Sự kiện người Việt tỵ nạn tại Nhật bị cưỡng ép định cư tại Nhật Bản là điều làm tôi thật ân hận khi quyết định để cho tàu Mỹ vớt và đưa chúng tôi đến Nhật Bản mà ngay chính vị hạm trưởng của chiếc LNG cũng không biết đến sự kiện này. Ông tin là tàu Mỹ vớt thì chúng tôi sẽ được định cư tại Hoa Kỳ. Những đồng bào tôi đưa đi phần lớn đă bị định cư tại Nhật. Có lẽ họ trách cứ tôi rất nhiều.

Theo Cha Picci cho tôi biết gia đình chúng tôi có vài lần có tên trong danh sách được phỏng vấn đi Hoa Kỳ nhưng phái đoàn thiện nguyện phỏng vấn của Hoa Kỳ tìm cách dấu nhẹm đi hoặc theo thứ tự đến gia đình của tôi được phỏng vấn thì họ ngưng lại. Nghĩa là họ không muốn phỏng vấn gia đình chúng tôi. Lâu lắm có khi hơn nữa năm phái đoàn Hoa Kỳ này mới ghé trại một lần. Tôi cực kỳ bất mãn và đã viết thư khiếu nại đến tận trụ sở phái đoàn phỏng vấn tại Thái Lan. Việc khiếu nại này coi như là việc làm cầu may.

Nhưng không ngờ vào đầu năm 1986, một phái đoàn phỏng vấn dẫn đầu là một vị Trung Tá Hoa Kỳ từ trụ sở phỏng vấn người tỵ nạn ở Thái Lan sang tận trại Saito phỏng vấn gia đình của tôi và chấp thuận cho gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ một cách dễ dàng. Nói phỏng vấn chứ thật ra ông Trung Tá này chỉ hỏi tôi hai câu thật đơn giản: tên tuổi, số quân và thời gian ở tù Cộng Sản. Ông ta đối chiếu lời khai của tôi với tập hồ sơ có sẳn về quân bạ của tôi mà ông ta mang theo.

Gia đình tôi có tin được phỏng vấn và được định cư tại Hoa Kỳ là một sự kiện gây xôn xao trong trại tỵ nạn Saito và nhất là sự ngạc nhiên của một số anh em cựu sĩ quan VNCH và những sĩ quan hải quân khóa 17 ( HQ. Tân - trại Yuasa cùng quận Saito ) và 19 Nha Trang ( HQ. NV Lợi ) cũng từng là những cựu tù nhân cải tạo như tôi. Họ đã sống nhiều năm tại đây và không còn niềm tin nào vào các nước thứ ba đến nhận họ định cư. Họ không hiểu lý do nào mà gia đình chúng tôi được đi Hoa Kỳ vì ngay chính chúng tôi đến ngày nay cũng không hiểu được. Giả thuyết tàu Mỹ vớt sẽ định cư tại Mỹ cũng không phải là lý do đúng lắm vì thuyền nhân tại Nhật không thiếu gì do tàu Mỹ vớt nhưng họ cũng đâu được sang Hoa Kỳ. Vợ chồng chúng tôi cho đây là một phép lạ của ơn trên vậy.

Gia đình tôi rời Nhật Bản vào tháng giêng năm 1986 để đến tạm trú và học Anh Ngữ tại trại Bataang-Philippine. Tại đây tôi gặp lại các niên trưởng hải quân đă từng quen biết như : NT. Nguyễn Dinh (Liên Đoàn Trưởng LĐ/SVSQ/HQ/Nha Trang), NT. Nguyễn Văn Lang (Lang say-K.16/NT), NT. Nguyễn Quốc Hưng (K.18/NT) và các bạn củng khóa như Nguyễn Văn Hải (Hải hớt tóc -18C, lên đại úy sớm nhất khóa), Nguyễn Ngọc Bích (18C) và Trần Văn Công (Công ngũ -18C).

Gia đình tôi đến Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1986. Tôi lên internet tìm các bạn khoá 21 (lúc đó tôi chưa biết đến Hội Ái Hữu các Khoá Lưu Hải Quân Lưu Đày). Qua internet, bạn đầu tiên welcome tôi là Nguyễn Văn Trào (K.21/NT), kế đó là Hoàng Trọng Tuấn ( Tuấn cà -K.21/NT- Úc Châu) và Phan Văn Bắc (K.21/CK/NT- Việt Nam).

Qua E-mail tôi liên lạc được với HQ. Đại Tá Đổ Kiễm, cựu tư lệnh V4ZH, ông từng phạt tôi nhiều ngày trọng cấm xin gia tăng và cũng từng cảnh cáo đưa tôi sang bộ binh qua sự việc xung đột giữa Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 41 và tôi vào năm 1970. Ông đă nói: " anh có muốn ra bộ binh không? anh mới ra trường với cấp Chuẩn Uý mà đã như vậy. Sau này trong hải quân ai chịu nổi anh đây. Anh chuẩn bị thuyên chuyển về An Thới, gần tôi để xem anh thế nào ". Tuy bị ông phạt nặng và cảnh cáo đưa sang bộ binh nhưng ông vẫn là vị chỉ huy cao cấp trong hải quân mà tôi kính trọng nhất qua tác phong chỉ huy và tài đức của ông. HQ. Thiếu Tá Phan Văn Trạng, Cựu Chỉ Huy Trưởng Duyên Đoàn 42 có dịp đến Oregon đă ghé nhà tôi nhậu chí tử và ngũ lại qua đêm. Cố HQ. Trung Tá Nguyễn Duy Khanh (ân nhân của tôi) cũng từ nam Cali lên Oregon đôi ba lần để cùng tôi và người nhái Nguyển Cao Thắng đi chơi đây đó như thuở xưa gặp nhau tại Saigon. Đêm Hội Ngộ Lưu Đày năm 2003 tại Wasington DC tôi rất vui mừng gặp lại được HQ. Đại Úy Lý Thần Thông ( K.16/NT), một niên trưởng có nhiều kỷ niệm với tôi trên vùng biển của vùng 4 và 5 Duyên Hải và LĐ. Phan Văn Năm (K.5/69) là bạn học từ trung học.

Tại nơi cư ngụ, tôi có quen biết với các niên trưởng cao cấp khả kính như HQ. Đại Tá Nguyễn Văn Hớn, ông thỉnh thoảng ghé nhà hàng của tôi ăn mì thập cẫm và kể những chuyện vui mà ông đã quậy như ai khi ông còn là quan hải quân cấp úy. HQ.Trung Tá Lê Văn Quế hằng năm đều gởi thiệp chúc mừng Giáng Sinh và Năm mới đến gia đình tôi, ông đă dọn về cư trú tại Houston-Taxes. Ông có e-mail cho tôi biết ông được hân hạnh tham dự Tiệc Countdown 2006 do anh em hải quân Lưu Đày và OCS tổ chức, ông ca ngợi buổi dạ tiệc thật đông và vui, ông cũng hẹn sẽ gặp lại tôi trong kỳ Lưu Đày Hội Ngộ 2007 tại Houston, Taxes. Tôi cũng quen thân với HQ. Đại Úy Trần Anh Tuấn (Tuấn đầu bạc, thủ khoa K.18/NT) và HQ. Trung Úy Huỳnh Ngọc Duẫn (K.18/NT). Anh Duẫn và tôi rất thân nhau và anh cũng là thầy dạy tôi từng chút về computer, anh là một sĩ quan hải quân ưu tú, khi còn là SVSQ/HQ/K.18 anh được tuyển về BTL/HQ để chuẫn bị đi học hải quân tại US Naval Academy ( Annapolis), trường hải quân nổi tiếng của Hoa Kỳ, nhưng sau đó có một sĩ quan khác được thế vào vì anh bị trả vể TT/HL/HQ/ Nha Trang. Anh bất mãn nạn bè phái này nên sau khi xong trách vụ làm sĩ quan cán bộ OCS tại Hoa Kỳ trở về Việt Nam anh nạp đon xin rời Hải Quân để qua Nha Kỹ Thuật. Trong thời điểm Việt Nam Hoá Chiến Tranh, khi anh chờ giải ngũ vì bị thương chân, anh trong nhóm dịch tài liệu hải quân của Hoa Kỳ sang Việt ngữ của BTL/HQ với gíá một chữ một đồng Việt Nam.

Vừa đến Oregon tôi đă bắt tay ngay vào sinh hoạt hội đoàn. Tôi cùng HQ. Nguyễn Văn Đông và cố HQ. Nguyễn Quang Ánh, cả hai khóa 23/NT sát cánh nhau chăm lo Hội Hải Quân Oregon và Nam Washington. Đi Seatle tôi có gặp Lê Minh Bạch (18C -ĐB/NT), Nguyễn Cường Việt (19D-21/NT), Phan Ngọc Hùng (18C) và Nguyễn Thay. Tại Portland tôi không có một bạn đồng môn hay cùng đơn vị ngày xưa, tôi chỉ vừa mới ra được Tôn Thất Án (20E-21/NT) " thợ lặn " từ 1975 cách nay vài năm.

Nhờ từ hai niên trưởng Anh Tuấn và Ngọc Duẫn từng là cựu sĩ quan cán bộ trường OCS nên tôi biết được trang web của anh em OCS. Qua trang nhà của OCS tôi mới biết đến Hội Hải Quân Lưu Đày. Sinh hoạt với " Hải Quân Lưu Đày " được dịp gặp lại các bạn cùng khóa hải quân khi xưa, tôi còn quen biết thêm nhiều anh em lưu đày khác khóa cùng lý tưởng, củng thiện chí, cùng mặn nồng với màu áo trắng hải quân. Tôi rất vui mừng khi thấy anh em HQLĐ vẫn gắn bó keo sơn. Dù thời gian có phôi pha vói biét bao đổi thay nhưng anh em HQLĐ vẫn một mực ôm ấp những kỷ niệm và trân qúy tình nghĩa Lưu Đày. Tình nghĩa và sự gắn bó đã được thể hiện qua các lần Họp Mặt hay Đại Hội hoặc kết chặt tình thân của từng nhóm tại địa phưong.

Những HQLĐ khóa đàn anh mà tôi được biết trước năm 1975 là Đoàn Văn Xinh, Nguyễn Phúc Kha, Đỗ Văn Qúy, Đinh Quang Viên, Phạm Văn Quỳnh, Tống Viết Thuật. Lần đầu tiên tôi được tham dự Đại Hội Lưu Đăy tại San Jose California, tôi nhận diện ra huynh trưởng LĐ. Phạm Thái Hoàng một cách dễ dàng vì LĐ. PTHoàng và LĐ. THCận là hai huynh trưởng " sát thủ " đă hành hạ các HQLĐ khóa 1/70 te tua mà lúc bấy giò chúng tôi rất " căm thù ". Đêm Dạ Tiệc này tôi cũng nhận ra được huynh trưởng KQ. Nguyễn Bỉnh Liêu, cựu Trường Trạm phi trường An Thói Phú Quốc mà ngày xưa trước 1975 tôi biết khi hắn còn trẻ và gầy còm, nhưng ngày nay nhờ rượu ngon, đắc tiền hắn trở nên béo to như voi. Chúng tôi thường gọi hắn là Tư Lịnh Không Quân Phú Quốc hay Tư Lịnh Tà Nắc hoặc " HQ. Trung Úy KQ. NBLiêu " vì trước kia ở An Thới chỉ có mình hắn là sĩ quan Không Quân mà bạn bè chung quanh hắn đều là các quan hải quân , nhất là các quan Hải Đội 4 Duyên Phòng. Vì tình bạn học xưa ( đa số khóa 6/69 là học sinh, sinh viên xuất thân trưòng Kỹ Thuật ), vì bè bạn trong thời quân ngũ toàn là các quan hải quân nên họp mặt nào của HQLĐ đều không thiếu hắn. Tôi đi lại và thân thiết với hắn vì bản chất chân tình, ham vui và qúy bạn của hắn.

Nguời bạn đầu tiên trong hội Lưu Đày mà tôi liên lạc được là LĐ. Trần Châu. Chúng tôi cùng khóa 2 Đặc Biệt và cũng là một cặp hay la cà bia rượu quá khuya tại quán cơm của mẹ con cô Thúy Mập tại quân trường Nha Trang. Chúng tôi từng cười lăn ra mỗi khi Trần Châu nhậu qúa chén về quậy phá LĐ. Hồ Đắc Thắng tức điên lên. Đặc biệt Châu có loại máu âm được khắc trên tấm thẻ bài. Trần Châu đă gởi cho tôi danh sách Hải Quân Lưu Đày trước mấy tuần lễ khi Châu bệnh nặng qua đời.

Nói đến bạn bè khuất bóng, tôi chợt buồn nhớ đến ba thằng bạn thân cùng khóa mà không đầy hai năm đă theo nhau vĩnh viễn ra đi như nhà thơ và nhà báo Giang Hữu Tuyên (18C), kế đến OCS. Phan Văn Tiến (19D) đă ôm mộng thực hiện đại hội SQHQ khóa 21 về nước Chúa và Trần Công Nhuận (18C) rất khó tánh nhưng là một cựu sĩ quan hải quân gương mẫu trước kia. Nhuận lập gia đình trể và sống âm thầm tại Taxes.

Trong tuần lễ Đại Hội Lưu Đày tại Florida năm 2001 tôi được cựu Hội Trưởng Dương Minh Châu giới thiệu và một số bạn Lưu Đày tín nhiệm bầu tôi làm Hội Trưởng của hội trong nhiệm kỳ 2001 đến 2005. Trong thời gian làm hội trưởng này, tôi có lập một trang website cá nhân với chánh danh khóa Sĩ Quan Đặc Biệt Nha Trang nằm trong phần Web Bạn của Tổng Hội Hải Quân với ba mục đích: thứ nhất lập đầu cầu đưa các bạn hải quân Chiến Binh, Đặc Biệt khắp nơi trên thế giới biết đến bến nhà ( Hội Ái Hữu Cựu Sĩ Quan Các Khóa Lưu Đày và Thân Hữu), thứ nhì với một góc nhỏ dành cho những kỷ niệm cá nhân với tập thể 530 khoá sinh tài nguyên SVSQ khoá 21 sĩ quan hải quân và thứ ba là một góc tài liệu về lực lượng Hải Đội Duyên Phòng, một đơn vị mà tôi rất yêu thích ( chưa thiết kế xong). Đối với trang Hải Đội Duyên Phòng này tôi rất mong qúy niên trưởng, các bạn hải quân cho biết danh sách thuỷ thủ đoàn của chiến đĩnh trong thời gian qúy vị từng là Thuyền Trưởng hay Thuyền Phó qua e-mail: hq611@juno.com.

Hồi ký tạp ghi này đến đây tôi xin được tạm ngưng.

Một lần nữa tôi xin cảm tạ Thượng Đế đă che chở và ban cho gia đình của tôi nhiều ơn đặc biệt trên hành trình đi tìm tự do và tương lai cho con cái.

Cám ơn người vợ hiền đă đảm đương nuôi con, nuôi chồng trong suốt thời gian lao tù Cộng sản và cùng nhau đồng cam cộng khổ, cùng gian khổ hiểm nguy trên khắp nẻo đường vượt biên.

Tôi cũng cám ơn các bạn hiền đă trên 37 năm với biết bao đổi thay hay ở xa ngàn dậm vẫn giử vẹn thân tình đồng môn đồng khoá như Vő Trường Xuân, Nguyễn Gia Trọng, Phan Ngọc Hùng, Lê Chiến Thắng, Phan Văn Bắc, Phạm Cao Bốn, Hoàng Trọng Tuấn, Kim Ngọc Thành, Nguyễn Hữu Phước, Hồ Văn Rẫm, Nguyễn Đức Thịnh, Lê Ngọc Đảnh, Trần Hữu Hoàng, Lê Trọng Kế, Phạm Viết Khiết, Lê Xuân Chiến, Võ Xuân Long, Trần Ngọc Châu, thi sĩ Nguyễn Đức Phổ, Ngô Hữu Tân, Lê Minh Huệ, Ngô Sơn, Lê Tiết Minh, Tôn Thất Tài, Hồ Ngọc Minh Đức và nhiều bạn khác mà trong một thoáng tôi không thể nhớ hết được. Những người bạn tôi kể trên xuất thân từ nhiều quân trường khác nhau nhưng họ đã đến với nhau từ những kỷ niệm, từ tình đồng đội, cùng hoàn cảnh và cùng màu áo trắng dưới ngọn cờ hải quân. Những dị biệt về xuất thân quân trường như Chiến Binh, Đặc Biệt, Nha Trang hay OCS đối với họ cũng như tôi không có ý nghĩa gì hết. Bên cạnh cũng có một số ít bạn thân hiện đang sinh sống tại hải ngoại nhưng họ đă đoạn tuyệt với qúa khứ, không muốn liên hệ với bạn hữu khi xưa, có lẽ các bạn này vì hoàn cảnh hay lý do nào khác. Chúng ta cũng nên cảm thông cho họ.

Nơi đây tôi cũng xin các bạn cầu nguyện cho các đồng đội của chúng ta còn lại ở Việt Nam có cuộc sống bình an. Nếu có thể, xin các bạn trợ giúp các bạn còn lại ở Việt Nam đang khốn khổ và bệnh tật như Lê Văn Nhẫn (19D-ĐB/NT) hằng ngày phải lội bộ hằng trăm cây số để bán từng tấm vé số kiếm cơm qua ngày, như Tạ Quăng (21/NT) ra tù mang bệnh trầm trọng đến đổi mất cả trí nhớ và Triệu Thanh Sơn (OCS) đă bị tê liệt đôi chân từ trong tù cải tạo. Nếu các bạn có biết các bạn bè khác đang sống trong hoàn cảnh tận cùng của xã hội Cộng Sản cần sự giúp đỡ. Chúng ta hãy vận động giúp đỡ họ hay liên lạc với tôi qua trang web Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt nơi phần Link đến Web Bạn của trang nhà Tổng Hội Hải Quân VNCH.

Tôi cũng không quên cám ơn binh chủng mẹ, quân chủng Hải Quân đã cho tôi một thời phục vụ bảo vệ Tổ Quốc và đã trang bị cho tôi một số kiến thức của một người lính thủy vừa đủ để lèo lái con thuyền vượt biển đưa gia đình và gần hằng trăm đồng bào thoát khỏi giặc đỏ Cộng Sản Việt Nam đến bến bờ tự do một cách bình an.

Tuy Việt Nam Cộng Hòa đã bị xoá tên trên bàn cờ quốc tế nhưng tôi vẫn hãnh diện là một chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vẫn mang niềm tự hào đã xuất thân từ Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt Nha Trang.

Portland, OR - 3/2007
Quốc Nam - Trường Sa 611.
Ý kiến bạn đọc
16 Tháng Năm 20117:00 SA
Khách
Không rõ Ông có chung khoá với anh tôi:SQHQ Khoá 21- OCS.HQ Trung uý Chu văn Chiểu,chi huy phó Đài Kiểm Báo Vũng Tàu.Thanks.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn