BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sau gần 40 năm, vẫn còn dân Việt Nam vượt biên

10 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 2520)
Sau gần 40 năm, vẫn còn dân Việt Nam vượt biên
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
HÀ NỘI, Việt Nam (AP) – Gần bốn chục năm sau khi hàng trăm ngàn người Việt Nam rời bỏ đất nước trốn chạy Cộng Sản trên những chiếc tàu mỏng manh, ngày nay số người ra đi bằng đuòng biển vẫn còn đang gia tăng.

Từ năm ngoái, trại tập trung giam giữ dân tị nạn từ các nước Á Châu đến Australia, trên đảo Christmas, đã được tiếp tục mở rộng thêm. (Hình: Paula Bronstein/Getty Images)


Chỉ riêng từ đầu năm 2013 đến nay đã có 460 người gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con đến bờ biển Australia, nhiều hơn tổng số 5 năm trước. Sự kiện bất ngờ này thu hút sự chú ý về tình trạng nhân quyền đang xấu đi của chế độ Hà Nội, dù rằng kinh tế yếu kém cũng có thể là lý do giải thích vì sao nhiều di dân đã quyết định chọn đi vào hành trình đầy rủi ro ấy.

Gần đây nhất, theo lời kể lại của những nhân chứng, một buổi sáng trong tháng trước, chiếc tàu đánh cá sơn bảng số đăng ký ở tỉnh Kiên Giang, chở những người Việt vượt qua hải trình 1,400 dặm đến Christmas Island, hải đảo gần Indonesia hơn là lục địa Australia.
Nhiều thuyền nhân Việt đến Australia đã bị giam giữ không có liên lạc. Chính quyền không cho biết những chi tiết về tôn giáo, quê quán của họ ở Việt Nam, hai điều ấy có thể khiến hiểu được lý do họ đi tỵ nạn.

Anh Truong Chi Liem, liên lạc được qua điện thoại từ Wiilawood Immigration Detention Center, một trại tập trung dân tị nạn ở ngoại ô Sydney, không tiết lộ gì về trường hợp của mình nhưng nói rằng: “Tôi thà chết ở đây còn hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam”. Người thanh niên 23 tuổi này rời khỏi Việt Na 5 năm trước và đã bị bắt giữ 18 tháng ở Indonesia. Theo anh người Việt nào chỉ vì muốn kiếm được nhiều tiền hơn thì không khi nào chọn con đường vượt biển. Nhưng anh cũng nói thêm: “Nếu một người có cuộc sống quá cơ cực, đối diện với sự đàn áp và đe dọa của nhà cầm quyền, thì họ vẫn ra đi”.

Một số người Việt đến Australia bằng đường qua Indonesia, theo hành trình mà một số rất nhiều dân tị nạn Đông Nam Á và Trung Đông mở ra từ hơn một thập kỷ. Những người khác đi thuyền thẳng từ Việt Nam, hành trình dài và rủi ro hơn rất nhiều.

Qua những tuyên bố riêng rẽ, chính quyền Australia và Việt Nam đều nói rằng đại đa số những người này là di dân kinh tế có nghĩa là họ không đủ tiêu chuẩn để được hưởng quyền tạm dung. Nhiều nhà hoạt động ở các cộng đồng người Việt tại Australia và các luật sư đại diện dân tị nạn Đông Nam Á không chấp nhận cách xếp loại ấy hoặc nêu lên những nghi vấn về thủ tục thanh lọc mà Australia áp dụng. Họ cũng nêu lên mối quan tâm về số phận của những dân tị nạn mà Australia không muốn giữ lại và Việt Nam không muốn nhận về.

Ông Trung Doan cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Australia nói: “Thái độ của (chính quyền) Việt Nam là: ‘Những người này không bao giờ là bạn của cúng tôi, vậy thì vì sao phải nhận họ về’?”.

Trong một thông cáo, chính phủ Việt Nam nói rằng “muốn hợp tác với các bên liên hệ để giải quyết vấn đế”.

Dân tị nạn là chuyện nhạy cảm với Việt Nam vì làm phương hại đến tuyên truyền của đảng Cộng Sản rằng mọi người dân trong nước đều có cuộc sống tốt đẹp. Hành trình vượt biên cũng gợi lại hình ảnh phong trào tị nạn ồ ạt sau khi chiến tranh kết thúc.

Sau 1975, những dân tị nạn trốn chạy sự đàn áp của người Cộng Sản thắng cuộc đã tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu. Cảnh ngộ bi đát của họ trở thành tiếng chuông cảnh thức dư luận quốc tế và tác động đến các giới lãnh đạo Hoa Kỳ cùng những nước đã là đồng minh đứng bên họ trong cuộc chiến. Khoảng 900,000 người đã được hưởng quy chế tị nạn ở nhiều quốc gia Tây Phương, hầu hết là Hoa Kỳ, Australia, Canada, cho đến năm 1989 thì những thuyền nhân mới cần phải chứng minh theo Công Ước Geneva về quyền tị nạn. 

Hiện nay Việt Nam vẫn là quốc gia với chế độ độc đảng và hạn chế nhiều quyền tự do, những người đối lập phê phán chính quyến, các bloggers hay nhà hoạt động tôn giáo có thể bị lãnh án tù nhiều năm. Human Rights Watch tố giác việc tra tấn trong nhà tù là việc thông thường. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền nói rằng sự trấn áp gia tăng trong hai năm gần đây.

Người ta chỉ hiểu biết rất ít về lý lịch của những người vượt biên trong năm nay. Một số họ là các tín đồ Công Giáo đã tham gia cuộc biểu tình phản đối gần Nhà Thờ Lớn Hà Nội, theo lời Kaye Bernard, người bênh vực tị nạn đã tiếp xúc với một số người đến từ Hà Nội. Những người khác cho biết có liên hệ với các vụ tranh chấp đất đai với các nhà cầm quyền địa phương.

“Tôi không cho rằng có thể tổng quát hóa, nhưng rõ ràng đang có sự gia tăng đàn áp ở Việt Nam. Án phát nặng hơn và sự lo sợ tăng lên”, theo lời Hoi Trinh, một luật sư Úc gốc Việt từng cầm đầu một tổ chức trợ giúp dân tị nạn. Ông tin rằng: “Nếu số người sợ hãi tăng lên thì sẽ có thêm người trốn chạy”.

Luật sư Peter Hansen, một chuyên gia về Việt Nam đã cố vấn khiếu nại cho một số người mới đến, cho biết một số nhỏ trường hợp mà ông am hiểu không bao gồm những trí thức, bloggers hay chính trị gia đối kháng được chính quyền nhắm tới trong chiến dịch trấn áp hiện nay. Nhưng ông lưu ý rằng các chỉ hướng mà Australia áp dụng trong việc đánh giá các thỉnh nguyện của dân Việt, đã không xét tới thực tế ngược đãi các giáo phái trong một vài khu vực ở Việt Nam. Ông nhận định: “Tôi không thể giải thích tại sao có sự gia tăng đáng kể về số người ra đi năm nay, nhưng tôi có thể nói rằng tôi hoàn toàn chắc chắn là một số những người ấy không phải đến đây vì lý do kinh tế”.

Những quốc gia lân cận Việt Nam như Cambodia vẫn tiếp tục tiếp nhận một số nhỏ người tìm đường tị nạn từ thập niên 1990. Mặt khác hàng ngàn người Việt rời đất nước ra làm việc ở các nước Á Châu hay nơi khác, kể cả bất hợp pháp và với tư cách lao động xuất khẩu, nhiều người đã không hồi hương khi mãn hợp đồng.

Australia tỏ ra là nơi mà nhiều người vượt biên muốn chọn, nhưng đất nước này đang phải đương đầu với con số kỷ lục dân tị nạn tìm đến trong năm nay. Dưới áp lực của công luận, chính phủ Australia đã đặt ra điều kiện khó khăn hơn để được chấp thuận quyền tị nạn và thường giam giữ những dân tị nạn ở các hải đảo hẻo lánh xa cách với luật sư. Những người chỉ trích cho rằng bằng cách hành động này, Canberra tránh né trách nhiệm theo quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về quyền Tị Nạn.

Cùng với dân các quốc tịch khác, người Việt bị giam giữ trong những trại tập trung ở lục địa Australia, hay Chistmas Island trên Ấn Độ Dương và các hải đảo Nauru, Manus Nam ngoài khơi Thái Bình Dương. Các gia đình và trẻ con không có người trông nom đi theo, được giữ ở những trại có mức bảo vệ an ninh ít chặt chẽ hơn. Nhà chức trách cho biết bốn dân Việt, trong đó có một thiếu niên, trốn khỏi một trại như vậy ở Darwin miền Bắc Australia đầu tuần này.

Các nhà hoạt động và luật sư bênh vực tị nạn nói rằng chủ trương đối xử khó khăn với dân Việt Nam của Australia đi đến một chỗ bế tắc: đó là chính quyền Việt Nam đã tỏ rõ thái độ không muốn nhận lại những người này. Australia không thể đưa họ lên máy bay trả về Hà Nội, vì họ cần phải có hộ chiếu và thông hành do nhà chức trách Việt Nam cấp và như thế trước hết phải xác định căn cước lý lịch.

Năm 2011 trong số 101 dân tị nạn Việt Nam đến Australia, chỉ 6 người được hồi hương. Còn lại, rất ít nếu có, được tạm dung và hưởng quyền tỵ nạn. 

09-05-2013

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn