BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73352)
(Xem: 62244)
(Xem: 39430)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Để trả lời một câu hỏi "Ai giết cha tôi ?"

07 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 1568)
Để trả lời một câu hỏi "Ai giết cha tôi ?"
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Vài lời thăm hỏi tất cả những bạn tù ở miền Nam thuộc các trại: Chi Lăng, Vườn Đào, Xuyên Mộc ( khu C). Tôi là Trương Minh Hòa, các bạn gọi bằng biệt hiệu Ông Đạo Hòa, nhân bài viết nầy, xin chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe, vững tin vào một ngày mai tươi sáng, khi đất nước không còn cờ đỏ sao vàng, Lăng Hồ Chí Minh nữa.

 Theo tin tờ Việt Báo ngày 1-11-2008, tác giả Đổ Văn Phúc có bài" Ai giết cha tôi?" từ bài viết của cháu Quách Giao Châu, ái nữ của đại úy Quách Dược Thanh, người đã bị Cộng Sản hành hạ dã man, trước khi bóp cổ chết tại một nhà hộp bằng sắt ( cornex hay container) ở trại tù Vườn Đào vào cuối năm 1979, trước khi trại giải tán, đưa tất cả tù đến các trại do công an quản lý, thuộc bộ Nội Vụ: tù từ cấp trung úy trở xuống bị giải đến trại Xuyên Mộc và từ cấp đại úy trở lên đến trại Tuy Hòa ( miền trung).

 Tôi là người sống với niên trưởng Quách Dược Thanh nhiều năm trong tù, từ trại Chi Lăng đến Vườn Đào, anh tốt nghiệp khóa 1 và tôi là đàn em khóa 3 trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị Đà Lạt. Khi còn là sinh viên sĩ quan, anh Thanh là giảng viên môn Chiến Tranh Chánh Trị và đồng thời cũng là người lính phòng thủ nhà trường, do tình hình chiến sự nên chúng tôi vừa học vừa chiến đấu, phụ trách các vọng gác quanh đồi 4648, tôi cùng một số bạn cùng khóa từng ngủ chung với anh tại các vọng gác như Đông Đô, Chúc Động, Thụy Hóa, Anh Đào, Đông Quan....một niên trưởng nào đó khóa 2 có để lại hai câu thơ viết bằng sơn trong một vọng gác:

"Đêm nằm vọng gác, đêm ứng chiến.
Còn có đêm nào nhớ đến em?"


 Tôi với niên trưởng Thanh có rất nhiều kỷ niệm" sống để nhớ, chết mang theo", trong tù, chúng tôi sống rất thân tình dù trong hoàn cảnh rất khó khăn, bị kẻ thù kiểm soát từ ăn uống đến tinh thần luôn luôn bị khủng bố, nhưng khi gặp nhau, chúng tôi vẫn gọi bằng hai chữ" NIÊN TRƯỞNG" thân kính, là truyền thống của trường, dù bất cứ hoàn cảnh nào, các sinh viên sĩ quan cũng phải giữ gìn. Trong những đàn em từ khóa 2 trở xuống, tôi là người được niên trưởng thương mến nhất, anh có những tâm sự thầm kính với tôi về tình hình đất nước, thường hay nói với tôi. Mỗi khi cần thông báo tin tức gì nhận được, chúng tôi thường bày bàn cờ tướng ra đánh, hầu tránh tai mắt của những người tù phản bộ cam tam làm ăn ten cho quản giáo. 

Ngoài tình cảm đồng trường, niên trưởng Thanh còn là một tấm gương bất khuất, dù đang ở trong tay kẻ thù, với điều" tư thái hiên ngang" là một trong 12 điều sinh hoạt của Sinh Viên Sĩ quan Chiến Tranh Chánh Trị Đà Lạt, được đọc trước 2 bửa cơm hàng ngày ở Phạn Xá. Tôi nào quên tấm chân tình của anh, lúc bị bịnh bại liệt thình lình, anh ở nhà trong đến nhà ngoài tham tôi và cho 2 quả hột gà để bồi bổ hầu mau lành bịnh. Tôi thừa hiểu ở tù mà nuôi được con gà mái dầu, đẻ trứng là điều vô cùng khó khăn, tù phải hy sinh thức ăn, đào trùng, bắt dế, cào cào để nuôi gà; nên tôi từ chối, anh ép tôi phải nhận, nói một câu không bao giờ quên:" Mầy không lấy, từ đây đừng qua bên tao đánh cờ nữa", giờ này mỗi khi nhìn thấy hột gà, tôi bỗng nhớ đến anh. Trong trại tù ở Chi Lăng, thỉnh thoảng bọn quản giáo mở các lớp học tập chính tri, sau những bài học, cán bộ thường gọi những người lưu ý lên phát biểu; có lần anh Thanh nói:" chủ nghĩa Marx Lenin rất hay nhưng còn thiếu". 

Tên thượng úy Ba Minh, tức là Trần Minh (phó tiến sĩ trường Nguyễn Ái Quốc) phó chính ủy liên trại 3, thiếu tá Trần Thâu, tự Hai Thâu, được tù gọi là " Hai Răng Vàng" đều thắc mắc, thì anh trả lời là:" nhân vô thập toàn, nên chủ nghĩa Marx Lenin cũng chưa hoàn hảo, tùy theo nhận thức mà mỗi người tìm ra cái thiếu ấy". Tôi cũng chưa hiểu được thâm ý của anh, nên sau đó trong một lần ra cầu tiêu lúc thanh vắng, ngồi cạnh anh, tôi hỏi là:" chủ nghĩa Marx Lenin thiếu cái gì?". Anh cười và nói đùa:" mầy ngu quá, chủ nghĩa Marx Lenin thiếu TỰ DO". Trong dịp tết năm 1978, tại liên trại 3 ở Vườn Đào, các đại diện nhà, ban ngành đến bộ chỉ huy nhà trại để chúc tết theo thông lệ hàng năm; trong khi các anh khác chúc những lời tốt đẹp như:" Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân", thì đến lược anh Quách Dược Thanh, anh chúc thế nầy:" TÀ DƯƠNG, TÀ DƯƠNG, TÀ TÀ DƯƠNG". Tên Ba Minh hỏi, thì anh cho biết:" theo bài học thì xã hội chủ nghĩa là bình minh và thiên đàng Cộng Sản là hoàng hôn, là tà dương". 

Bọn quản giáo giậm tím mặt nhưng không làm gì được. Anh Thanh tâm sự cho tôi biết lý do còn ở lại miền Nam: số là khi mới bị bắt sau ngày 30-4-1975, chúng giải anh về tạm giam ở sân bay Trà Nóc ( Cần Thơ), Việt Cộng biết anh là giảng viên Trường Đại Học CTCT nên cử một tên cán bộ chính trị cấp quân khu đến để đấu lý, sau mấy giờ đồng hồ, anh Thanh dùng lý luận bẻ gảy tất cả những ngụy chứng của chủ nghĩa Marx Lenin, tên nầy bị thua dù là kẻ chiến thắng, nên tức giận. Anh bị đưa vào cornex nhốt hơn một tháng, sau khi thả ra, thì tất cả các sĩ quan từ cấp đại úy trở lên đều ra Bắc. Anh cho tôi biết là đời sống ở Cornex vô cùng khó khăn, mỗi ngày chỉ có miếng cơm lạt và một lon Guigoz nước độ một lít, số nước nầy được dùng để uống, rửa, tắm...anh phải dùng khăn thấm ướt để lau mình thường trực hầu sống sót.

 Sau cái chết của trung tá Nguyễn Đức Xích, nguyên tỉnh trưởng Gia Định dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm, cái chết của ông cũng hào hùng, bị nhốt cornex nhiều ngày, tra tấn để moi ra tổ chức do ông lãnh đạo trong tù, nhưng ông không hé môi và cuối cùng Việt Cộng dẫn ra vòng rào Liên Đội 5 bắn chết, tình hình trại rất căng thẳng, vì tôi và một số anh em khác có mối liên hệ mật thiết với hai anh Nguyễn Đức Xích và Quách Dược Thanh. Theo lời kể của anh trung úy Trần Văn Xòn, sĩ quan lực lượng Người Nhái Hải Quân, là người từng tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chỉ huy một toán hải kích đổ bộ Hoàng Sa, là một trong số 4 người nhận công tác đi chôn anh Xích, cho biết là sau một đêm ở ngoài vòng rào, trên môi anh Xích còn nở một nụ cười.

 Những sinh hoạt trong tù của anh Quách Dược Thanh, hình ảnh hào hùng, tấm gương trung liệt....dù anh ra đi nhưng vẫn để lại trong lòng nhiều người. Sau khi ra tù, vượt biên tìm tự do, sau hơn 20 năm rai rức, tôi đã viết quyển sách" CUỘC HÀNH TRÌNH ĐEN" may mắn là sách đã được xuất bản tại Nam California ( Hoa Kỳ) vào tháng 8 năm 2007, tôi cảm thấy chút vơi đi, khi mỗi người đọc quyển sách nầy, linh hồn người chết sẽ nguôi ngoai phàn nào. Quyển Hành Trình Đen có nói khá đầy đủ và chi tiết của hai anh Quách Dược Thanh và Nguyễn Đức Xích, đời sống ở những trại tù miền Nam, sự tàn ác của đám can bộ, du kích gốc miền Nam như thế nào; bài viết nầy chỉ nói một cách sơ lược thôi. Từ lâu, tôi có ý định đi tìm gia đình của niên trưởng Thanh để nói về những kỷ niệm trong tù và cái chết hào hùng của anh, nhưng đây là tội ác của những kẻ tam vô. Sau ngày 30-4-1975, hàng trăm ngàn quân nhân cán chính bị đài đi các trại tù hành hạ trả thù, hàng chục ngàn đã bị sát hại do bắn giết, tra tấn, bỏ đói, lao động, bịnh hoạn không thuốc men....anh Thanh là một trong những tù nhân kém may mắn bị sát hại; đó cũng là bản chất của người Cộng Sản, nhằm thanh toán những đối tượng nguy hiểm.

 Thời gian còn ở tù, tôi có biết và nhìn thấy vợ con anh Thanh thăm nuôi vài lần, nhưng vì hoàn cảnh nên không tiếp xúc, chỉ đứng nhìn. Bài viết nầy như lá thư thư liên lạc, hy vọng cháu Quách Giao Châu sẽ đọc đọc bài nầy, chú cháu mình sẽ bắt được nhịp cầu, và chú sẽ gởi cho cháu quyển sách để biết ai đã giết cha cháu... Những bằng hữu từng ở các trại tù nêu trên, muốn nhớ lại những kỷ niệm trong thời gian tù đài, có thể đến tiệm sách KIM THƯ ở khu THƯƠNG XÁ THANH ĐA Little Saigon. Vì sách đã bán hết, chỉ có nơi nầy là gốc của nhà xuất bản. Trên tờ Việt Báo, thỉnh thoảng có vài bài viết về cái chết của đại úy Quách Dược Thanh, nhưng tôi là người gần gũi anh nhất, có nhiều kỷ niệm và biết tại sao Việt Cộng đã giết anh.

Trương Minh Hòa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn