BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39397)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những Xác Chết Trên Mãnh Đất Hình Cong Chữ "S"

25 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 1775)
Những Xác Chết Trên Mãnh Đất Hình Cong Chữ "S"
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
3.73
Vào khoảng 3 giờ chiều ngày 25 tháng 6 năm 1975, đoàn xe chở chúng tôi đến Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Long Khánh cũ; đã có một số anh em đến trước đứng trong hàng rào vẫy tay chào đón chúng tôi. Ngoài sân rất đông du kích, công an lăm le những cây súng AK.47, M.16(USA) trên tay, làm hàng rào bao quanh, la hét bảo chúng tôi phải ngồi tại chỗ theo 4 hàng dọc. Tiếp theo cứ 4 người lên một lượt để các công an bắt đầu khám xét các đồ dùng cá nhân chúng tôi đem theo, những con dao nhỏ, những cái nĩa, những vật dụng bằng sắt có mũi nhọn đều bị tịch thu. Buồn ngủ là những dãy nhà tôn dài, bên trong có sạp ván, mồi người được chia 7 tấc vừa đủ cho một chiếc chiếu nhỏ. Tính đến ngày vào tù tôi chưa đầy 24 tuổi. Với lứa tuổi đầy hào khí nầy, trước 30-4-75 đã một thời oanh liệt, băng suối vượt rừng, có những người đã tung mây lướt gió, vượt trùng dương, hiên ngang chiến đấu trên 4 vùng chiến thuật, xem thân mình tựa lông hồng, quyết tâm bảo vệ quê hương. Nhưng hôm nay khí phách đó còn đâu! Một kẻ bại trận, một người hàng binh, thân xác này dành cho kẻ thắng trận dày xéo, thống trị???

Bắt đầu nhập cuộc một trò chơi mới, chúng tôi nhận được một thông điệp mà trong xã hội loài người văn minh chúng ta chưa từng nghe bao giờ. Thông điệp mà người Cộng Sản phát ra ở đây bằng những lời lẽ cộc cằn, thô lỗ, với bản chất đầy hằn học, hận thù, những câu nói không văn hóa, tục tĩu và đầy sát khí. Cộng sản là kẻ chiến thắng nhưng họ vẫn sợ : Cái mặc cảm vì ngỡ ngàng vì miền Nam quá phồn vinh! Họ so sánh vì miền Nam tiến bộ hơn miền Bắc gấp trăm lần! Họ so sánh vì miền Nam tiến bộ hơn miền Bắc gấp trăm lần! Họ tính toán làm sao và bằng cách nào để vào miền Nam vơ vét của cải đem về miền Bắc. Họ bóp trán suy nghĩ, tính toán nát óc bằng mọi cách phải làm cho được, nếu rủi thay cho người nào đó trong khi ngược về Bắc mà không mang được số của cải nào, trước hết làm sao ăn nói được với "người cha già dân tộc Hồ chí Minh, ông nội Lenine, ông tổ Karl Marx", sau đó làm sao ăn nói với đảng Cộng sản Việt Nam trong 30 năm đã dày công tuyên truyền, cổ võ, dạy dỗ và làm sao ăn nói với tổ tiên ông bà đã chết, với đại gia đình, thân tộc, xóm làng.

Đời sống của chúng tôi giờ đây bị thu hẹp lại, bị trói chặt lại, không có quyền mở. Những sinh hoạt, những bước đi, những tiếng nói, những tiếng cười, những hơi thở, những ánh mắt và cả không gian xung quanh chúng tôi đều bị gò bó và giám sát. Điều chúng tôi biết rất rõ ràng là chúng tôi bị tướt đoạt mất quyền làm người, quyền tín ngưỡng, quyền thờ cúng ông bà tổ tiên, thậm chí đến cả những người đã chết, thân xác cũng không được nằm yên dưới lòng đất vì bị người Cộng Sản cày xới, vung vài như tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nghĩa trang Quân Đội (VNCH) Biên Hòa. Chúng tôi bị tước đoạt bớt khẩu phần ăn, bị khâu hẹp lỗ miệng, may nhỏ cái bao tử. Ba giác quan cần phải khép kín: không nghe, không thấy, không biết, mới mong còn sống sót trong những trại lao tù của Cộng sản vô thời hạn này. Giờ đây đời sống của chúng tôi như những con thiêu thân bay quanh bếp lửa. Cuộc Cách Mạng tháng 10 năm 1917 ở Nga, hàng triệu triệu người bị đày đến miền cực lạnh Sibe'ria. Họ đã bị chết mòn trong miền hoang vu băng giá này. Sau năm 1945, gần 50 triệu người ở Trung Quốc bị chết vì bị trả thù và đói khát. Ở Việt Nam sau năm 1954, hàng triệu người cũng đã bị chết vì bị đấu tố trong chiến dịch cải cách ruộng đất và đói khát. Và ở miền Nam Việt Nam sau 30-4-75, tập đoàn cộng sản Hà Nội tiếp tục cuộc thanh trừng những thành phần đối kháng. Những sĩ quan quân đội, cảnh sát, những viên chức của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đều bị tập trung vào các trại lao động khổ sai, được ngụy trang dưới hình thức "trại cải tạo". Người Cộng sản đã la to hét lớn, gầm thét giống như những tiếng thú dữ giữa rừng hoang. Họ vung tay la lớn : Giết! Giết! Giết! Giết sạch! Giết lầm hơn bỏ sót! Giết cho máu chảy thành sông,cho xác chất thành núi như Lénine đã nói: Chỉ có bạo lực và họng súng mới đem lại được hòa bình!

Những ngày tháng đầu, chúng tôi còn nếm được mùi vị của cơm trắng, nước mắm và cá khô nướng, lấp lửng được phần nào cái bao tử. Những ngày tháng kế tiếp từ tiêu chuẩn 3 chén cơm mỗi bữa ăn xuống còn 2 chén, rồi còn một chén. Đến tháng thứ tư, thay vì một chén cơm trắng thì được một chén bo bo, nên phải nhai lâu hơn và được no bụng lâu hơn vì nhờ vỏ bo bo không bao giờ tiêu. Chúng tôi thường nhặt những phần gốc rau muống đã bị anh nuôi vứt bỏ trong sọt rác, rửa sạch, chẻ làm hai ngâm với nước muối và nước vo bo bo trong những thùng đạn M.16, có thể lấy từ các kho hợp tác xã trong huyện. Từ ngày ăn bo bo trở về sau, chúngtooi không còn được thưởng thức mùi cá nướng và nước mắm nữa, thay vào đó là nước muối nấu pha trà để có màu đỏ như nước mắm thật, thỉnh thoảng trong tuần có vài bữa rau muống luột hay củ cải trắng nấu canh. Xen kẽ vào các bữa ăn mì lát, nhà bếp làm bánh trôi nước bằng bột khoai mì được lấy từ các kho mì lát hợp tác xã. Loại bột này có các con mọt đục khoét từ các lát khoai mì rớt ra; bột và mọt lẫn lộn với nhau, đôi khi còn có cả đất cát nữa, nên bánh sau khi đã được luộc chín trở thành màu xám của mọt. Mỗi trưa và tối mỗi người được lãnh một cái, còn buổi sáng chỉ được nữa cái mà thôi. Loại bánh này nếu để sau 15 phút trở thành khô cứng và có thể ném chết con chó. Một loại bánh mà chúng tôi chưa từng thấy trong xã hội miền Nam trước đây, vì thế chúng tôi gọi đó là "BÁNH XE LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI".

Những ngày tháng cuối năm 1975, chúng tôi vừa lao động vừa học tập chính trị do Ba Kiều và Ba Ý hướng dẫn. Một tuần, hai tuần rồi ba tuần cũng quanh quẩn những đề tài:"Cách mạng thành công, đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, các anh là tội đồ của nhân dân, đảng Cộng sản là đỉnh cao trí tuệ.." Tất cả toàn là những sáo ngữ, tiếng nói của loài vẹt, người trước nói người sau sao y bản chánh, nhưng có một điều mà Ba Kiều nói đúng" Mỹ buông ra để nắm lại".

Hầu hết các trại tù nào cũng vậy, ban giám thị bắt chúng tôi viết đi, viết lại tờ khai lý lịch và quá trình hoạt động nhiều lần. Mục đích của họ là muốn làm cho chúng tôi rối loạn tinh thần, lo sợ để kê khai nhiều " tội lỗi của mình". Họ bảo chúng tôi phải "thành thật khai báo và học tập tốt để sớm được sự khoan hồng của nhân dân." Nhưng họ đã lầm và đánh giá quá thấp sự hiểu biết của các sĩ quan, viên chức của VNCH. Trong những ngày "học tập và thảo luận" những đề tài chính trị, có nhiều anh em chúng tôi hiên ngang nói lên lập trường của chế độ VNCH trước đây và còn trưng dẫn những tội ác của Cộng sản đã gây ra trong suốt 21 năm từ 1954 đến 1975. Như "cuộc tổng công kích và nổi dậy" của Cộng sản vào mùa xuân Mậu Thân 1968 trên toàn lãnh thổ miền Nam, quân Cộng sản đã giết hại biết bao nhiêu dân lành vô tội. Riên tại thành phố Huế sau 24 ngày đêm chiếm giữ, Cộng sản đã giết và chôn sống gần sáu ngàn người trong những hầm chôn tập thể gồm các binh sĩ, Cảnh Sát, Viên chức chính quyền VNCH và dân chúng thuộc thành phần đối kháng lại họ (CS), trong đó có những ông già bà lão, trẻ con, thậm chí những phụ nữ đã mang thai họ cũng không tha. Trong quá khứ họ đã đốt bao nhiêu làng xã, trại định cư và còn pháo kích bừa bãi vào các trường học giết hại trẻ thơ vô tội.

Trại K.4 Long Khánh gồm hai khu vực, khu vực A bằm tại BCH. Cảnh sát Quốc Gia tỉnh Long Khánh cũ, khu B tại trại gia binh của trung tâm yểm trợ tiếp vận cũ (VNCH).

Hàng ngày chúng tôi lao động quanh khu vực trại: nhổ cỏ tranh, khiêng đất đá chất thành bờ, nhặt cỏ. Ngày 30-4-75 là ngày đen tối nhất trong lịch sử đối với trên 20 triệu dân miền Nam VN. Lịch sử đã sang trang, nhưng đời sống xã hội miền Nam đã lùi lại thời kỳ đồ đá. Họ bắt chúng tôi ngồi bết dùng hai bàn tay không nhổ những đám cỏ tranh nằm giữa những hàng rào kẽm gai chằng chịt, thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp những quả lựu đạn, những đầu đạn M.79(USA) chưa nổ, những loại đầu đạn M.79 này khi bắn ra khỏi nòng súng chưa đủ vòng tua để kích nổ, nhưng nếu chúng ta nhặt lên chuyền qua tay nó sẽ nổ ngay rất nguy hiểm. Chỉ qua một buổi lao động, hai bàn tay của chúng tôi bị kẽm gai cào và cỏ tranh cắt rướm máu. Trại bảo chúng tôi dùng những cây cọc sắt đập dẹp một đầu bẻ cong lại 90 độ dùng để cuốc đất, lên luống khoai, làm những luống cải. Với bàn tay trần chúng tôi không thể nào cầm cây cọc sắt để cuốc đất, nên phải dùng bao cát quấn quanh cọc sắt để bảo vệ đôi bàn tay.

Vào một buổi chiều, trong lúc chúng tôi đang cấy những cây cải con vào luống. Út Nhân đi ngang qua thấy chúng tôi đang cấy những cây cải chỉ có ba hàng dọc, hắn đứng lại quát lớn:

-Tại sao các anh trồng ba hàng? Ai tổ trưởng ở đây? Ai bảo các anh trồng ba hàng? Cách mạng đã tha chết cho các anh, các anh đã vào đây mà còn mơ tưởng đến "cờ ba que"?

Hắn hét lớn:

-Nhổ lên, nhổ lên trồng lại!

Rồi hắn lầm lũi, mặt đầy sát khí, bàn tay phải luôn áp chặt vào bá súng Colt 45 mang trước ngực, bước đi không quay lại. Đã hết giờ lao động nhưng chúng tôi phải nhổ lên trồng lại. Tối đến Út Nhân bắt chúng tôi họp đội, lên lớp chửi chúng tôi thậm tệ và bắt làm tự kiểm từng người . Út Nhân là bí thư ban giám thị trại, người nhỏ thó, chân đi chữ bát, ít học, ăn nói ồn ào, nhưng nét mặt lúc nào cũng đầy thù hận. Còn những tên du kích, công an con, mặt lầm lì sát khí, trên tay lúc nào cũng lăm le những cây súng; trước đây chúng chưa từng có dịp nạt nộ sai khiến ai, nay có đối tượng là tù nhân nên chúng cảm thấy khoái trá lắm, chúng viết trên các bức tường: "Trong đời không có gì sung sướng hơn được đi chăn tù".

Trải qua 30 năm sau cũng không sao quên được hình ảnh những người trai trẻ thời bấy giờ phải cắn răn chịu đựng những lời sỉ vả nhục nhã, những ngày tháng lao động khổ sai trong những trại lao tù Cộng Sản. Còn những người lớn tuổi trông thê thảm hơn, thân hình tiều tuỵ, gương mặt hốc hác, đã thiếu ăn lại suy nghĩ nhiều về cha mẹ, vợ con, anh chị em, người thân đang sống ở xã hội bên ngoài, đời sống của những người ấy chẳng khác nào những người tù bị giam lỏng. Hằng ngày chúng tôi lao động vất vả dưới ánh nắng như thiêu đốt, áo quần bê bết màu đất đỏ, mong sao có những trận mưa rào tưới lên những tấm thân khô cằn này để xoa dịu những nỗi nhọc nhằn, suy tư. Đây chỉ là những bước đầu và thời gian tiếp nối có lẽ sẽ không có dấu chấm hết! Số tiền 20.620 đồng theo như thông báo chỉ để lừa gạt thiên hạ. Chân lết, tay nhổ cỏ, nhưng đầu óc quay cuồng bởi hàng trăm câu hỏi được đặt ra. Anh em chúng tôi trong lúc nghĩ ngơi thường tụm ba, tụm bốn xầm xì to nhỏ bàn tán, hỏi rồi lại đáp, nhưng không có một ai trong chúng tôi có thể giải đáp được bài toán không có đáp số này. Theo tôi cho rằng thời gian tù ít nhất là 3 năm, có anh em cho rằng miệng tôi ăn mắm, ăn muối nên nói bậy bạ. Mà quả thật trong các trại tù chỉ có ăn nước muối chứ làm gì có mắm mà ăn, nếu có cũng chỉ là những loại mắm thúi ở các vựa cá hợp tác xã dùng để nuôi gia súc. Chúng ta hãy dựa vào bản chất độc ác, lừa dối của Cộng sản để suy đoán ra điều này. Từ năm 1930 đến nay, Cộng sản đã lừa dạt cả dân tộc Việt Nam, con tố cha (như Trường Chinh), vợ tố chồng, anh em tố lẫn nhau. Họ không có tính người vì tổ tiên của họ do loài vượn mà ra :

Xưa kia khỉ ở trong rừng,
Ngày nay tiến bộ, khỉ mừng khỉ vui.
Từng đàn khỉ xuống miền xuôi,
Dạng hình thay đổi, nhưng đuôi vẫn còn.
Trung Uý Ba Kiều, cán bộ chính trị của trại K.4 đã tâm sự với chúng tôi rằng: Hai vợ chồng anh đi ngược về Bắc để thăm gia đình, bà con thân hữu xóm làng tới thăm vợ chồng anh, đã trầm trồ khen ngợi những sản phẩm tơ lụa và đồ dùng của miền Nam. Chiếc Honda dame mà anh mang về là một chiến lợi phẩm được cán bộ cả huyện đến xem (sự phồn vinh giả tạo của miền Nam). Hằng ngày những đoàn xe khách chạy từ Nam ngược Bắc chở theo rất nhiều xe đạp, xe Honda, bàn ghế, Tivi, tủ lạnh, quạt máy, chưa kể những vật dụng có giá trị khác. Tôi nghe nói nếu có cán bộ nào ngược về Bắc, chẳng may không mang được của cải gì, thì bị người thân mắng chửi thậm tệ và gia đình cảm thấy xấu hổ với bà con hàng xóm. Bây giờ gần 1 triệu đảng viên Cộng sản và dân chúng miền Bắc đã thấy rõ bộ mặt thật sự lừa bịp của tập đoàn Cộng sản Hà Nội trong những thập niên qua do Hồ Chí Minh lãnh đạo hay chưa? Nhà văn nữ DƯƠNG THU HƯƠNG, tháng 4 -1975, lần đầu tiên bà đặt chân đến thành phố Sài Gòn, ngồi trên vỉa hè bà đã ôm mặt khóc nức nở, vì bà đã tận mắt nhìn thấy xã hội phồn vinh của miền Nam, thì ra cái xã hội của kẻ chiến thắng đang ngự trị là xã hội man rợ, một xã hội không tính người. Đã vậy, tập đoàn Cộng sản Hà Nội vẫn ngoan cố, không công nhận chân giá trị hiện hữu của miền Nam, vẫn còn tiếp tục giở trò lừa gạt nhân dân miền Bắc: Những người miền Bắc muốn xuôi Nam để thăm bà con, thì phải được học tập một thời gian cách nói láo về xã hội chủ nghĩa giàu sang tại miền Bắc (tivi, tủ lạnh chạy đầy đường...) và còn chỉ những mánh khoé để vào miền Nam xin của cải. Thế còn dân miền Bắc đem vào cho nhân dân miền Nam những gì? Dân miền Bắc dành dụm, chắt chiu những hộp sữa Ông Thọ, từng gói mì ăn liền, từng cái tô sành để đem vào Nam và họ đã nhận lấy LÒNG THƯƠNG HẠI TỪ DÂN CHÚNG MIỀN NAM!!!

Hầu hết trong các trại tù nước rất khan hiếm, vì vậy trại đã chọn 40 anh em còn trẻ, khoẻ để đào giếng, được chia làm hai ca, mỗi ca đào một ngày. Công việc thật vất vả và nặng nhọc, vì vùng đất bazan Long Khánh lớp phía dưới toàn đá xanh. Lớp đá dày 10 mét nên phải dùng đến thuốc nổ TNT để đánh phá, đã đào suốt tháng trời cũng chưa có mạch nước. Một số anh em đã nản chí vì bị thương tích nhiều nhưng lại thiếu thuốc men chữa trị, vả lại chế độ ăn uống không hơn bao nhiêu nên anh em đã kiệt sức.

Nước không đủ tắm và giặt giũ quần áo hằng ngày, vì thế chúng tôi bị ghẻ lở rất nhiều, thân hình gầy ốm, xông ra mùi hôi tanh khó chịu và ảnh hưởng đến những người chung quanh. Ban đêm chúng tôi không sao ngủ được, phần bị ghẻ ngứa nên đánh bài cào sồn sột. Trên đầu nằm, từng đàn dán ngửi thấy mùi hôi của ghẻ, chúng tấn công trên hai cánh tay, dưới bàn chân, chúng gậm nhấm vào da thịt cảm thấy ghê sợ. Cùng đồng minh với gián, hàng trăm chú rệp từ trong gối và sạp ván bò ra đồng loạt tấn công từ đầu cho đến chân, chúng bò ở cổ, tay, ở lưng, ở chân, cảm thấy rợn người.

Khu vực lao động thứ hai rộng 60 mẫu tây, nằm về hướng đông của trại. Trước 30-4-75, khu vực này của Tướng Lê Văn Tỵ. Hai mươi mẫu sát quốc lộ 1 là vười cây ăn trái, vườn cà phê và bảy hồ nuôi cá. Khu vực còn lại 40 mẫu dùng chăn nuôi bò, khoảng 200 con lớn nhỏ. Sau khi tiếp quản, cán bộ Cộng sản huyện Xuân Lộc đã đem bò cống nạp trong qui hoạch sản xuất của trại, chúng tôi được tắm rửa, giặt giũ thoải mái hơn, nên bệnh ghẻ lở cũng giảm bớt phần nào.

Trại đưa kế hoạch xuống bắt chúng tôi phải đào 6 hồ nuôi cá. Hồ lớn nhất có bề dài 220 mét, rộng 63 mét, sâu 3 mét, tại khu vực ruộng sình dày hơn 5 tấc, lớp dưới toàn đá cuội và nhiều tảng đá xanh rất lớn. Có một việc không làm sao chúng tôi quên được ngày hôm đó, 80 anh em chúng tôi phải tìm cách đưa một tảng đá nặng khoảng 3 tấn lên khỏi bờ hồ cao 2 mét. Chúng tôi phải dùng dây kẽm gai quấn thành những dây thừng lớn đan thành mặt võng bọc lấy tảng đá, dùng những đòn bẩy lên, phía trên anh em dùng đòn kéo tới, tảng đá lên được phần ba, bất ngờ dây cáp bị đứt, tảng đá rơi xuống lại gây cho nhiều người bị thương, kẻ dập tay, dập chân, người bị va đầu vào đá, khoảng 15 người bị cụp xương sống không thể đi được nên phải nhờ anh em dìu lên bờ. Thật ra muốn đem những tảng đá lớn lên bờ cách nhanh chóng, trại chỉ cần dùng nhừng xe cẩu hay dùng chất nổ TNT đánh phá tảng đá bung ra từng mảng. Nhưng ở đây người Cộng sản muốn đày đọa chúng tôi phải làm những công việc nặng nhọc quá sức người, để thân xác chúng tôi chết dần chết mòn trong đau khổ.

Trong 4 năm trời, những tù nhân trại K.4 đã bị cưỡng bức dùng chính thân xác mình làm những tảng đá, dùng máu và nước mắt của mình hòa lần với hồ để hoàn thành một công trình thật vĩ đại: Một hồ lớn nuôi cá giữa có nhà thủy tạ hình chữ T, năm hồ nuôi cá khác được xây nhỏ hơn. Một khách sạn 3 tầng và nhiều cây ăn trái và cây kiểng. Điều đáng nói ở đây là đã xây bức tường thành bao quanh 60 mẫu và chung quanh khu vực trại K.4. Tù nhân đã chẻ những tảng đá lớn thành những khối đá hình chữ nhật để xây một "THIÊN LÝ TRƯỜNG THÀNH" dưới chân rộng 5 mét, bề mặt trên rộng 3 mét, cao 3 mét.

Đây là một chứng tích lịch sử có một không hai trong những trại tù Cộng sản từ Nam chí Bắc. Một trại khổ sai nặng nề nhất, máu và nước mắt tù nhân đã đổ ra nhiều nhất. Để đánh đổi cho sự thành công này, để đánh đổi nụ cười ngạo mạn, đắc ý của bà vợ ba bí thư Lê Duẩn và các cán bộ từ trung ương xuống địa phương trong ngày cắt băng khánh thành công trình, trong những nhà biệt giam, trong những xà lim chứa hàng trăm người. Những tù nhân chết không nhắm mắt, chết còn mang theo nỗi hận thù không bao giờ chịu khuất phục dưới lưỡi đao hay họng súng của kẻ thù Cộng sản:

-Anh Nguyễn Văn Hải bị nhốt chết khô vì sức nóng của thùng sắt Mỹ sau 4 tháng trời biệt giam.

-Anh Bùi Thiện Thọ, huấn luyện Vô vinam trường Chí Linh-Vũng Tàu, anh bị cùm hai chân, hai tay bị xiềng và treo trên sàn nhà đá, tay anh bị nhiễm trùng, thịt bị vữa, dòi rút đầy người và cuối cùng anh đã chết.

-Anh Lê Văn Tý, Điều Xiểng, anh Hợi, anh Quyền và 5 anh em khác (tôi không nhớ tên) bị biệt giam và tra tấn cho đến chết

Ban giám thị trại K.4 còn dùng thủ đoạn lập ra ban tư tưởng do tù nhân Huỳnh Tấn B. làm trưởng ban, cắt được mỗi tổ 1 người để theo dõi anh em và báo cáo cho trưởng ban hàng ngày.

Vào một buổi trưa đầu năm 1978, trong lúc chúng tôi đang ăn trưa, nghe tiếng báo động họp khẩn cấp, chúng tôi vứt chén đũa chạy vội đến sân dãy nhà tập họp một hàng theo từng đội, đa số chúng tôi ở trần phơi những tấm lưng dưới ánh nắng trưa gay gắt. Tư Hằng, tên trưởng trại mới đến thay Ba Xuân. Hắn bị chột mắt trái, trông hắn cũng thuộc loại người có máu lạnh, gian ác. Đứng trong hiên nhà, hắn nói lớn:

-Tôi biết các anh 99% không ưa gì Cộng sản.

Hắn đưa mắt đảo một vòng qua chúng tôi để xem có phản ứng gì hay không và nói tiếp:

- Nhưng tôi khuyên các anh đừng có chống đối trong lúc này. Các anh được tha về rồi hãy chống, các anh chống giỏi thì sống, nếu chống dở thì chết.

Hắn gằn từng tiếng và nói đi nói lại hai lần. Sau đó hắn cho đọc lệnh bắt nhốt 5 người về tội tổ chức cướp trại do anh Đặng Chiên làm tham mưu. Sở dĩ Tư Hằng nói như thế là để đánh động tâm lý chúng tôi cho rằng hắn nói đúng và đừng có ý đồ chống đối trong thời gian hắn làm trưởng trại. Tư Hăng bắt chúng tôi đào những đường hào chạy vòng sát những hàng rào phía sau, bề đáy rộng 1 mét, bề mặt rộng 3 mét, sâu 1 mét. Dưới đáy và hai bên thành hào đều được cắm chông tre và chông sắt. Bên ngoài được rào một hàng kẽm gai, mỗi tối được găm điện vào. Dù hàng rào và hầm hố có nguy hiểm đến đâu cũng không cản được sự quyết tâm của con người khi bị áp bức, vì thế vào ngày mùng năm Tết năm 1978(?), năm tù nhân đã vượt trại, kết quả 3 anh đã trốn thoát, 1 anh bị bắt lại và 1 anh bị chết.

Một thời gian sau Út Nhân lên làm trưởng trại thế Tư Hằng. Hắn là một tên đao phủ giết người không gớm tay, hắn còn độc ác và tàn bạo hơn những tên trước. Hắn đã ra lệnh nhốt rất nhiều tù nhân vào nhà đá và xà lim. Có nhiều tù nhân đã bị biệt giam từ 1 năm đến 2 năm. Tôi chỉ còn nhớ những anh em quen biết như Trần Phước H, Nguyễn Văn Đ, Trương Phước X, Nguyễn Trọng T, Đỗ V. B, Đỗ Minh G, anh Năm H. Bảy anh em này bị công an trại dùng bao bố bịt miệng và mũi đổ nước vôi vào cho đến khi ngộp thở. Cột tù nhân vào ghế dùng điện găm vào người nhiều lần làm cho người co quắp lại. Cột tay và chân tù nhân và treo chân ngược lên sàn nhà, dùng cây hay roi sắt đánh và quất vào người đến nứt da nứt thịt. Bốn là rút kiếm Nhật giống như một võ sĩ đang rút kiếm đeo sau lưng. Tay trái choàng ra sau ngang thắt lưng, tay phải để trên vai phải bẻ ngược về phía sau, 10 ngón tay được cột lại với nhau bằng những sợ dây và siết chặt hai đầu bàn tay lại làm cho hai cánh tay và xương sống có thể bị gãy, đau đớn vô cùng, người nào chịu không nỗi cực hình này nên khai bậy cho người khác như trường hợp anh Đỗ Minh G. đã khai cho vợ con, khiến cả gia đình anh đều bị bắt nhốt. Bất cứ tại những trại Cộng sản nào, trại thường dùng những thủ đoạn bắt nhốt như vậy để răn đe và trấn áp những tù nhân khác. Anh Đỗ Văn B và Đỗ Minh G. sau khi được ra khỏi nhà biệt giam, thân hình rất tiều tuỵ, chỉ còn da bọc xương, không còn khả năng đi đứng được phải nhờ anh em cõng về trại. Dù vậy, Út Nhân chưa chịu buông tha cho hai anh, chỉ được nghỉ dưỡng sức vài ngày và sau đó, hằng ngày hai anh bị xiềng một tay vào trụ sắt còn 1 tay càm búa đạp đá, nhìn hai anh như xác không hốn Đây có phải là sản phẩm hòa bình, nhân đạo, độc lập tự do hay là chứng tích của sự độc tài, tàn bạo của tập đoàn Cộng sản Hà Nội theo chủ thuyết ngoại lai??

Ngày Chủ nhật đầu tiên được phép thăm nuôi tại K.4, hầu hết anh em nào cũng ra ngồi dưới những gốc cây me nhìn ra cổng trông ngóng hình bóng của người thân, hay ngồi đợi nhừng trật tự vào gọi tên. Những anh đã được tin của gia đình có vẻ phấn khởi, còn những anh chưa được tin, nét mặt đăm chiêu, buồn rầu. Nhưng có điều anh em nào cũng nghĩ giống nhau là không biết bây giờ cha mẹ, vợ con, anh chị em có được mạnh khoẻ không? Hay tất cả những người ấy chỉ còn những tấm thân tiều tuỵ, xanh xao bởi vì phải vật lộn với cuộc sống bên ngoài, cũng ăn bo bo, ăn khoai mì, đi chân đất, đầu trần và còn nhiều áp lực đè nặng đôi vai. Đời sống của những người thân rất vất vả, lo toan đủ thứ để nuôi con, nuôi cha mẹ, còn phải chắt chiu dành dụm một ít thức ăn, thuốc men để thăm nuôi cha, nuôi anh....Hầu hết những người vợ của chúng ta ở bên ngoài phải đối mặt chống chọi với nhiều cơn bệnh: nghèo đói, đau yếu, xa vắng tình cảm của người thương yêu nhất, những lời yêu thương ngọt ngào, những nụ hôn nồng ấm giờ đây như bị chôn vùi vào dĩ vãng chỉ còn miếng ăn cái mặc là thực tế! Đã vậy hàng ngày những người vợ tiểu thơ đài các còn phải đấu tranh với những cám dỗ tình cảm. Nhiều người đã dùng cái chết để bảo vệ lòng chung thủy đối với chồng sau khi bị những "cán bộ địa phương" dùng quyền thế của kẻ chiến thắng để áp bức và tống tình. Những tên lòng lang dạ sói này đã trắng trợn cướp ngày không đủ tranh thủ cướp đêm: cướp nhà cửa, cướp xe cộ, cướp đồ dùng, cướp tiền bạc châu báo, cướp tờ hộ khẩu, cướp luôn quyền làm người để tống những người đàn bà thân liễu yếu đào tơ và những đứa con thơ dại với hai bàn tay trắng lầm lũi lên tận vùng kinh tế mới. Nơi đây không có nhà cửa, không có họ hàng thân quen, không dụng cụ canh tác, không đồ ăn thức uống, không thuốc men. Trên là trời, dưới là đất, chung quanh là núi rừng. Đêm cũng như ngày chỉ nghe tiếng vo ve của loài muỗi và tiếng kêu của muôn thú. Tất cả các thanh niên nam nừ không có quyền lựa chọn tương lai cho mình và bị ép gia nhập thanh niên xung phong, bị đưa đến những vùng rừng núi xa xôi, khai phá rừng để sản xuất lương thực, hay bị đưa đến những vùng sình lầy nước độc để đào kênh rạch. Đối với những thanh niên này trước mắt cả bầu trời u tối là con đường không lối thoát. Chính cũng tại nơi đây nhiều mối tình oan trái, nghiệt ngã đã xẩy ra. Xã hội băng hoại, một số học sinh không được thi vào đại học vì lý do của "Ngụy quân, Ngụy quyền", con của những gia đình "đau khổ". Những tà áo trắng ngày nào tung bay trong các sân trường đầy phượng vĩ, cái hồn nhiên trinh trắng thủa học trò nay còn đâu! Bây giờ chỉ là những nét đăm chiêu trên những vầng trán hằn suy tư.

Hãy trả lại cho tôi tâm hồn người thiếu nữ
Mười tám tuổi đầu ngỡ kết mộng băng trinh.

Trong thời gian 3 năm ở k.4 gia đình tôi thăm nuôi được 3 lần. Có những lý do mà vợ tôi không thể thăm nuôi đều đặn và chính tôi cũng không muốn vợ tôi phải chịu nhiều cực khổ trong lúc phải nuôi dưỡng hai con dại, gia đình cha mẹ cùng 3 người em tại vùng căn cứ, đất đai không được màu mỡ, của cải không có. Bản thân tôi trước 30-4-75 là một người chỉ biết chiến đấu phục vụ lý tưởng để bảo vệ Quê hương, sau khi vứt bỏ vũ khí trở về đời thường ngoài bản thân ra không có gì để bán.

Mười Vân, giám đốc công an tỉnh Đồng Nai thời bấy giờ bị kết án tử hình, Út Nhân đàn em của Mười Vân cũng bị rớt chức và sa thải về đời thường dân. Người xưa thường nói :"gieo gió thì gặt bão" quả không sai! Trong thời gian làm trưởng trại, Út Nhân đã làm biết bao nhiêu điều tàn ác, đã bắt nhốt, giam cầm và tra tấn một số tù nhân cho đến chết, chết không nấm mồ, chết đơn độc, lẻ loi, thân xác được quấn trong những chiếc chiếu không nguyên vẹn và đã vùi lấp nơi cánh rừng hoang vắng. Đời sống của gia đình Út Nhân giờ đây đã băng hoại, hắn như người điên khùng không một ai hỏi han, ngó ngàng đến dù là bạn thân hay những đồng chí của hắn trước đây. Hai người con gái xinh đẹp của hắn cũng lần lượt bị chết thảm :đứa thứ nhất bị côn đồ hãm hiếp tại suối tre Long Khánh, đứa thứ hai bị cháy xăng

Tháng 4-1978, chúng tôi khoảng 20 người được chuyển đến trại Z30C, thuộc huyện Hàm Tân - Thuận Hải. Trại nằm cạnh chân núi Mây Tàu, đất đai cằn cỗi, nước độc địa, nơi nào cũng thấy cây lá buông nên gọi là rừng lá. Tôi và anh Nghĩa được bổ sung vào đội mười nông nghiệp. Chúng tôi là những người đến sau được anh đội trưởng Huỳnh Tấn Công ưu ái chỉ định chỗ ngủ sát vách cầu tiêu. Nằm nơi đây suốt đêm không sao ngủ được vì những âm thanh và tiếng động bên kia vách, lúc thưa thớt, lúc vội vàng, lúc xối xả, cộng với "mùi hương thơm cua/ thời đại, hương thơm của XHCN, hương thơm của đỉnh cao trí tuệ" xông ra. Tệ hại nhất là vào những ngày mưa gió, không thể nào ra bên ngoài để ăn "cơm mì không", đành phải ngồi ngay tại vị trí ưu tiên này, không thể ăn mà cũng không thể nuốt nước miếng trong lúc cái bao tử đang kêu gào cứu nạn. Suốt 3 năm qua chưa có lúc nào bi đát, thê thảm như lúc này và bắt đầu từ ngày hôm nay: hết cơn bỉ cực đến ngày thê lương!!! Vì trưa không có gì trong bụng nên buổi chiều tôi chặt củ hủ buông ăn, ban đầu mới ăn thấy ngon như củ hủ dừa, nhưng khoảng vầi ngày sau thấy yếu hẳn đi, không còn sức đối kháng, hai quả thận như bị suy liệt, củ hủ buông thật độc hại vô cùng.

Điều làm cho chúng tôi khó chịu nhất ở trại Z30C là mỗi khi xuất nhập trại, tất cả tù nhân phải lấy nón, mũ xuống để chào tên công an gác cổng ngồi trên vọng gác. Lần đầu cũng là lần cuối, những ngày sau tôi không hề đội mũ nữa.

Những đội nông nghiệp hàng ngày phải đào gốc cây buông cho ngã xuống, vào mùa nắng ráo đất rất khô cứng nên chúng tôi đào rất vất vả. Những vùng đất này chỉ thích hợp tỉa bắp và trồng khoai mì, nên mồi năm chỉ canh tác được 1 vụ. Những đội đào hồ cá và những đội chẻ đá rất nặng nhọc, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. Còn những đội trồng rau xanh hằng ngày phải gánh phân, được lấy từ những hầm cầu ở cuối mỗi buồng ngủ, đến khu vực trồng rau cải, dùng xẻng xúc phân rải xuống những hồ rau muống hay dùng gáo múc phân trải dọc theo những luống cải, luống mồng tơi, luống khổ qua....sau đó gánh nước tưới cho phân tan ra, những ngày làm công tác này phải bịt miệng và mũi lại để khỏi bị nôn mửa. Những nông sản và rau xanh sau khi thu hoạch được, trại đem bán cho hợp tác xã bên ngoài, trại chỉ cho chúng tôi hưởng những loại rau cải hạng hai, hạng ba mà thôi để hàng ngày nấu canh với cá thúi. Suốt năm này qua năm khác, họa hoằn lắm chúng tôi mới thấy những tốp mỡ trôi dạt bồng bềnh trong nồi canh cả đội. Một năm chỉ có 2 ngày: mùng 2 tháng 9 và Tết âm lịch, mỗi người chúng tôi được 2 lát thịt mỡ bằng ngón tay út. Khi có dịp làm thịt heo, ban giám thị trại chia lấy những phần thịt, còn xương và mỡ bố thí cho chúng tôi ăn theo tiêu chuẩn quá thê thảm, nên những nơi nào có trại tù mọc lên các loài côn trùng nơi đó sẽ bị diệt chủng như rắn, ếch, nhái, ễnh ương, cóc, chuột, rắn mối, châu chấu, bọ cạp, ốc sên, ốc lá và các loại rau, lá rừng, gì có thể ăn được đều bị chúng tôi bắt sạch và hái sạch. Đó là những thức ăn phụ trội mà chúng tôi cần phải có mới mong chống chọi lại những ngày tháng trong lao tù.

Trong thời gian này chúng tôi vẫn tiếp tục ăn mì lát, mỗi bữa chỉ được 1 chén, không sao lấp lửng cái bao tử nghèo đói này, vì thế hàng ngày tại khu vực lao động, trong lúc không có "cán bộ quản giáo" ở đó, tôi thường hay tìm đào những loại khoai mài, khoai mỡ rừng, khoai chùm hay hái những loại lá dạng, lá cốc, lá lành ngạnh, lá cánh bướm, hoặc rau cải trời, rau tàu bay v.v... đôi khi bắt được những con tắc kè thường nằm trong các bẹ cây buông, đem về nấu những món "hầm bà lằng" để ngốn cho đầy bụng vào những bữa ăn trưa hay ăn tối. Trong vùng đất Mây Tàu có rất nhiều loại rắn độc như hổ đất, hổ mèo, rắn lục, nẹp nia, hổ lửa....nhiều nhất là rắn chầm quặp, thân hình chỉ bằng ngón tay cái, màu da đen như màu đất, có thể đổi màu tùy theo vị trí nằm của nó. Nó hay nằm dưới những đống rác mục hay dưới những gốc cây buông. Nếu những ai bị nó cắn phải thì khó có thể sống sót. Rắn và tắc kè là hai loại tôi thường thu hoạch được, thịt của chúng đem nướng hoặc kho xả cho chúng ta mùi thơm hấp dẫn và ăn rất ngon lại giúp cho cơ thể thêm chất proteine.

Cuối năm 1979, đội 10 chuyển qua khu B cách khu A (Z30C) trên 2 cây số. Trại nằm sát khu rừng rậm Mây Tàu và suối nước lạnh. Suối này có độ lạnh buốt như nước đá, nếu người nào không có sức khoẻ tốt không thể nào dám xuống tắm.

Vào những ngày nghỉ lao động, chúng tôi hay nấu nướng ngoài trời ở phía cuối những dãy buồng, có đắp những bếp cá nhân. Có người nấu ăn một mình, có nhóm năm, sáu người đậu gạo nấu chung, ăn uốn nói cười vui vẻ hầu quên bớt những khổ cực trong những ngày lao động. Phần ăn uống này đa số chúng tôi nhận được từ những bàn tay thăm nuôi của gia đình, mà người vợ, người mẹ, người chị, người em đã đổ ra bao mồ hôi nước mắt chan hòa với những ngày tháng vất vả, lặn lội, gom góp để có một ít lương khô mang đến cho chúng tôi. Chúng tôi phải cám ơn những bàn tay nhỏ bé ấy, bàn tay đầy tình thương, bàn tay đầy tình người. Những bàn chân yếu đuối, những bàn tay run rẩy, đã băng rừng lội suối từ miền Nam ra miền Trung hay ra tận miền Bắc, dù dài nắng dầm mưa, còng lưng mang những túi lương thực để tiếp tế cho người thân và điều duy nhất chỉ mong được gặp mặt lại, để nghe được tiếng nói, để nghe được nhừng hơi thở nồng ấm phát ra từn những con tim yêu thương của người chồng, người con, người anh, người em đã xa cách trong thời gain qua. Trong thời gian chưa có tin tức về gia đình, có những người vợ chân yếu tay mềm làm thân cò lặn lội nhiều nơi để nghe ngóng, dò la tin tức của chồng và không chống chọi nỗi với thời gian khắc nghiệt trong cuộc sống đầy nghiệt, nên ngã bệnh và cuối cùng lìa khỏi cõi đời mà không gặp được mặt chồng lần cuối! Có những người đi không quay trở lại, những thân xác yếu mềm này đã bi/ quên lãng ở tận rừng sâu hay dưới vực thẳm hoặc tận đáy sông. Những người rủi ro gặp phải những cơn bệnh đọa đày hay những dòng nước cuốn trôi hoặc bị thú dữ phanh thây? Dù những người này chết thế nào chúng ta vẫn khẳng định rằng: CHÍNH TÌNH YÊU THƯƠNG ĐÃ GIẾT CHẾT HỌ TRONG MỘT XÃ HỘI ĐẦY MAN RỢ!!!

Vào những ngày Chủ nhật, chúng tôi thường ngồi nghe anh Lộc kể những chuyện tiếu lâm thời đại với những đề tài "con người từ loài vượn biến thể". Anh kể những chuyện làm cho chúng tôi không thể nhịn cười được, cười nghiêng ngữa, cười đến nỗi đau bụng. Anh Xuân, còn rất trẻ, chuyên kể chuyện kiếm hiệp Kim Dung, anh có biệt tài kể vanh vách không sai hay thiếu một chi tiết nào. Từ giọng nói, điệu bộ, anh thay đổi tùy theo nhân vật và thời gian. Mỗi lần được nghe anh kể chuyện, anh em thường pha trà, góp bánh ngọt để thết đãi anh. Nhờ anh Lộc, anh Xuân đã đem lại cho chúng tôi những nụ cười say mê làm vơi bớt những nỗi buồn chán trong tù.

Vào giữa năm 1980, tôi có dịp quen biết Nguyễn Văn H, tuổi đời trên 60, da thịt hồng hào, trông người anh có vẻ bất cần đời. Tôi hỏi anh tại sao da thịt anh tốt như vậy? Anh cho tôi biết ngày nào anh cũng bẫy được vài con chuột, thỉnh thoảng còn bắt được cóc, nhái và tắc kè nữa. Hôm tôi gặp anh lần đầu, thấy anh đang nấu nồi cháo cóc, không biết anh đã làm ruột chưa, nhưng tôi thấy con cóc vẫn còn nguyên đầu và da, bốn chân cóc dang ra chồi lên lặn xuống trong nồi cháo đang sôi, giống như người sắp chết chìm vì không biết bơi lội. Chúng tôi cười ngặt nghẽo, cười nức bụng, cười vỡ tung cả không gian đang buồn thảm, thế nhưng anh H vẫn ngồi tỉnh bơ như không có việc gì xảy ra, đôi mắt anh vẫn đăm đăm nhìn con cóc đang trôi nổi trong nồi cháo. Có lẽ anh nhìn con cóc trong cháo cũng giống như số phận con người đang trôi nổi theo dòng đời.

Vào một ngày đầu tuần của tháng tư nắng ráo, năm 1980, trong lúc đội đang giẫy cỏ, một "cán bộ bảo vệ" gọi tôi lại và hỏi rằng:

- Anh đã "an tâm cải tạo" chưa?

Tôi trả lời:

- Đã an tâm rồi.

Nhưng người "cán bộ" này cho rằng tôi nói "náo". "Cán bộ" cầm điếu thuốc trên tay đưa cho tôi xem và nói:

- Đây là điếu thuốc "cáp ten", thuốc miền Nam của các anh đấy, trong lúc tôi hút nó tôi cảm thấy chưa an tâm, có nhiều sự suy nghĩ, huống chi là các anh.... Tôi biết các anh phải trả lời như vậy, thôi ráng lao động để chờ ngày về.

Trong lúc tôi quay lưng đi thì "cán bộ" nói với theo:

- Các anh nhớ đừng trốn trại là tôi bị cúp phép một năm đấy.

Trong những ngày "cán bộ bảo vệ" này theo đội, tôi thường thấy "cậu ta" ngồi lủi thủi một mình, súng ít khi cầm trên tay, mặc kệ chúng tôi làm hay chơi cũng không nói lời nào. Có lẽ những lời nói trên đã biểu hiện sự suy nghĩ chân thật của một công an miền Bắc tuổi đời còn rất trẻ, sau khi được đưa vào Nam để giữ tù. Họ cũng có những suy tư, những trăn trở khi đã nhìn thấy tận mắt, nghe tận tai về đời sống của nhân dân miền Nam trước đây và so sánh với đời sống của nhân dân miền Bắc thời bấy giờ. Những cán binh và công an còn trẻ tuổi này bị ràng buộc bởi những liên hệ gia đình nên họ không dám đột phá, bởi vậy họ đành chấp nhận làm công cụ cho tập đoàn Hà Nội để đổi lấy những miếng ăn thức uống cho chính bản thân và cho cả gia đình.

Theo lời anh Du phụ trách nấu nước đội 10 kể lại, vào đầu năm 1978, chuẩn uý Tám-cán bộ quản giáo đội 10- đã móc nối với 2 tù nhân: một người trước đấy là giáo sư Anh văn, một người là thiếu uý phi công, cả 3 đều trốn trại và đã vượt biên. Cán bộ Bạch Ngọc Phượng về thay thế CB Tám. Cán bộ Phượng lúc nào cũng thấy đói khát, hắn thường hay sai đội trưởng Công và đội phó Tú nhổ trộm mì, đào khoai, bẻ trộm bắp để nấu cho hắn ăn tại nhà lô, nếu ngày nào không có gì cho hắn ăn, trông mặt hắn cau có khó chịu, tính tình trở nên hung hăng và kiếm chuyện chửi mắng chúng tôi. Vì không chịu nổi sự sai khiến để làm những chuyện phi pháp, nên vào tháng 6 năm 1980, đội trưởng Công đã họp đội tố cáo và lên án những hành vi xấu xa của cán bộ Phượng. Cuộc họp đã kéo dài từ 7 giờ tối đến 2 giờ rưỡi sáng, biên bản được viết trên 12 tờ giấy học trò. Trong đội có 9 anh em lên tiếng chỉ trích cán bộ Phượng gắt gao, mà chúng tôi gọi là " nhóm 9 tên", gồm đội trưởng Huỳnh Tấn Công, Bùi Văn Phi, Châu Tá Hải, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Ngân, anh Long (?) và tôi. Trong biên bản, anh Phi là người có ý kiến táo bạo nhất: Yêu cầu ban giám thị trại đưa cán bộ Phượng đi cải tạo. Vì thế trong giờ lao động ngày hôm sau, cán bộ Phượng gọi anh Phi vào nhà lô một mình, dùng súng dí vào đầu anh và đánh anh tới ngất xỉu, đến trưa chúng tôi phải cõng anh về trại. Bắt đầu từ trưa hôm ấy cả đội 10 chúng tôi tuyệt thực và không đi lao động để phản đối việc anh Phi bị đánh và yêu cầu đổi "cán bộ quản giáo" mới. Đến hai ngày sau chúng tôi mới chịu đi lao động trở lại khi cán bộ Phượng đã đổi đi nơi khác. Khoảng 3 tuần lễ sau, cán bộ Quỳ, an ninh khu trại B, gọi chúng tôi làm việc, mồi anh được gọi một ngày khác nhau, tôi là người được gọi cuối cùng, hôm ấy tôi đã làm cán bộ Quỳ tức tối, vì tôi đã phân tích cho hắn thấy về nền kinh tế của miền Nam Việt Nam trước và sau ngày 30-4-75. Sau khi cán bộ Quỳ đã làm việc với 9 người chúng tôi, hắn thấy những sự việc chúng tôi chỉ trích cán bộ Phượng là đúng sự thật, nên trại không có lý do gì để nhốt chúng tôi, mà chỉ âm thầm cúp thăm nuôi mỗi người 2 lần. Đến tháng 7-1980, tôi bị liệt vào danh sách A1 cùng với 127 anh em khác chuyển về lại khu A (Z30C)

Cuối năm 1979, năm anh thuộc đội lâm sản khu B đã bị biệt giam về tội liên hệ với tổ chức Phục Quốc bên ngoài, nhưng đó chẳng qua là cái bẫy mà Cộng sản đã đặt ra để gài những người tù chúng tôi. Thang10-1980, các anh này bị đưa ra toà xử tại huyện Hàm Tân, mỗi anh lãnh thêm từ 18 đến 20 năm khổ sai và bị đày đến trại trừng giới A30 tại Phú Yên. Tháng 8-1980 anh H. đội rau xanh đã cướp súng của "cán bộ bảo vệ" chạy vào khu rừng lá, một tuần lễ sau anh quay trở lại khu vực mà đội anh đang làm và ba9'n xối xả vào hai công an bảo vệ và chạy trở vào rừng. Tháng 10-1980, có 3 tù nhân trẻ lợi dụng trong lúc hết giờ lao động buổi chiều, đã đánh công an bảo vệ, cướp súng chạy vào rừng, sau khi bắn hết đạn chạy không thoát nên bị bắt lại và bị cả trung đội Công an đánh gãy xương sống, bể xương đầu, gãy xương bả vai, gãy cả tay. Công an dùng dây cột tay ba anh và lôi xồng xộc về trại, một anh đã chết còn hai anh kia có lẽ cũng khó sống sót.

Trong thời gian từ năm 1979 đến cuối năm 1980 tại trại Z30C có rất nhiều tù nhân đã trốn trại, phần đông đi được trót lọt, một số ít có lẽ không biết tìm phương hướng hay mư sinh thoát hiểm, khi đói quá bò ra các làng dân nên bị bắt lại. Như trường hợp anh Phạm Viết Vinh, phó đốc sự hành chánh, người ốm yếu, thân cao lều khều, sau khi anh ra khỏi khu vực trại không biết hướng đi, lẩn quẩn mãi trong rừng và bị công an bắn chết. Trường hợp hai anh Đại uý biệt kích Mai Bá Trác và Trung Uý Trần Văn Thiện-hai anh ở hai khu khác nhau nhưng hai anh đã liên lạc và cùng trốn trại một ngày, sau đó cả hai đã vượt biên.

Toàn dân miền Nam sống trải qua dưới chế độ Cộng sản, dần dà nếm được mùi vị sự lừa dối, láo khoét, tráo trở, tham lam, lưu manh, gạt gẫm, cướp bóc, chiếm đoạt, độc ác, tàn bạo, chuyên chính.

Bên trong độc ác bạo tàn,
Bên ngoài lừa dối nhân dân cực hình!

Suốt 30 năm qua chúng ta thấy chế độ Cộng sản đã làm được những gì? Chắc hẳn tất cả chúng ta đều đồng ý rằng: chúng ta chỉ có thấy: "Không có gì!...KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO!!!, con đường BÁC ĐI LÀ CON ĐƯỜNG BI ĐÁT!!!"

30 năm là một thời gian tạm đủ dài, nhưng chúng tôi không thể nào quên được những chứng tích trong những trại lao động khổ sai của Cộng sản. Chúng tôi xin đốt những nén hương mong được cắm trên những nấm mộ của các chiến sĩ đã bỏ mình trong các trại lao tù Cộng sản trên khắp miền đất nước từ Cà Mau đến tận Nam Quan. Các anh đã chết ngoài đồng ruộng, chết trên rừng xanh, chết bên bờ vực thẳm, chết dưới dòng sông, chết tận cùng ngõ hẻm, chết không miếng ăn, chết không thuốc uống, chết vì họng súng, chết vì tra tấn, chết không thấy người thân, chết không người vuốt mặt, chết không kẻ cầu kinh, chết không nấm mồ, chết giữa những tiếng cười man rợ của loài quỷ đỏ hút máu người!

Các anh đã nằm xuống ngàn thu trong những nấm mồ hoang lạnh trên khắp miền của dãy đất hình cong chữ S. Các Anh đã chết nhưng hận thù vẫn còn đó, vẫn còn hằn trên những vầng khăn tang của các người vợ hiền và những đứa con thơ:

Xin trả cho tôi linh hồn người thiếu phụ
Tấm áo hàng tang chế nhuộm đơn cối

J. Nguyễn

Trích sách viết "Chuyện Người Tù Cải Tạo" trang 244-265 tập II/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn