BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ai giết cha tôi ?

26 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1715)
Ai giết cha tôi ?
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53

Thương tiếc một anh hùng: Cố Đại Úy Quách Dược Thanh


 Chịu đựng được bao đày ải trong tù đã là hay. Nhưng ngẩng đầu đứng thẳng trước đe dọa của gông cùm, họng súng thì thật xứng là anh hùng. Đất nước chúng ta đã sản sinh và quân đội đã đào tạo không ít những anh hùng. Đó là hàng trăm ngàn thanh niên đã lên đường tình nguyện tòng quân chiến đấu ngăn quân thù Cộng sản xâm lược miền Nam. Đó là hàng vạn những chiến binh quyết chiến đấu bảo vệ từng tấc đất quê hương mà chiến trường Trị Thiên, Cổ thành Quảng Trị, Kontum, Bình Long vẫn còn lưu dấu tích. Đó là những Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Hồ Ngọc Cẩn và nhiều nữa, đã chọn cái chết phút cuối cuộc chiến để bảo toàn khí tiết. Và còn nhiều, rất nhiều gương bất khuất đấu tranh trong trại tù để bảo vệ chính nghĩa và lý tưởng của mình. Nhiều người đã bị Cộng sản sát hại một cách hèn hạ trong xà lim, bắn chết tại hàng rào trại hay bên ven rừng chỉ vì không thể làm cho họ khuất phục. Những con đại bàng dù gãy cánh sa cơ, vẫn không để lẫn mình trong đám gà vịt.

Quách Dược Thanh là một trong những tấm gương bất khuất đó.

 Năm 1966, khi trường Đại học Chiến Tranh Chính Trị tuyển mộ sinh viên cho khoá đầu tiên, Quách Dược Thanh bỏ nghề giáo của mình, từ giã Rạch Giá, miền đồng bằng sông Cửu để thi và trúng tuyển vào trường. Là một trong những sinh viên sĩ quan lớn tuổi nhất trong khoá, Quách Dược Thanh được anh em mến trọng và đặt cho biệt danh là Quách Già. Thanh có một kiến thức sâu rộng về nhiều lãnh vực, có tài ăn nói, hùng biện, có sức thuyết phục cao. Đặc biệt giọng nói rất trầm và mạnh. Vì thế anh được chọn làm xướng ngôn viên trong các buổi lễ của trường. Đêm gắn alpha hay đêm truy điệu của lễ mãn khoá, Thanh là người đã đọc bản văn tế truy điệu. Đêm Đà Lạt lạnh lẻo, không gian uy nghi trầm lắng, tiếng anh vọng lên giữa những ánh đuốc chập chùng làm ai nấy “rợn người” và cảm động tột độ vì như cảm thấy anh hồn của bao chiến sĩ được gọi về, đang lẩn quẩn đâu đây để chứng kiến lời thề của mấy trăm người tân sĩ quan mà mai đây sẽ tiếp tục đem xương máu tô thắm màu cờ. Ngoài ra Thanh có rất nhiều tài năng: Anh là một đấu thủ bóng bàn xuất sắc, anh cùng với Nguyễn Mạnh Vỹ đã đoạt chức vô địch bóng bàn đôi nam do thị xã Đà Lạt tổ chức. Anh còn là một tay billard lão luyên, không ai qua mặt nổi. Về van nghệ, Thanh rất có tài đóng kịch nhất là hài kịch.

Thanh đã được giữ lại trường làm việc tại Quân huấn vụ để dạy dỗ các khóa đàn em. Với kinh nghiệm những năm đi dạy trước khi nhập ngũ, anh đã trở thành một trong những giảng viên xuất sắc của trường.

Sau khi mất miền Nam, anh không đi trình diện nên bị Cộng sản vũ trang đến nhà bắt đưa vào trại cải tạo Chi Lăng thuộc vùng 4 chiến thuật. Trại nằm bên đường đi vào Mộc Hoá, Cai Lậy, sau khi qua cầu Phước Mỹ Tây. Nơi đây, giam giữ gần 3000 cựu quân nhân từ cấp chuẩn úy cho đến cấp Đại tá. Theo anh Nguyễn Văn Tiến (Pháo binh Sư đoàn 7 BB), là người ở chung trại tù trong thời gian đó, thì trong trại, còn có cựu Trung tá Nguyễn Đức Xích (Tỉnh trưởng Gia Định thời cồ Tổng thống Ngô Đình Diệm), và linh mục Hoàng Đình Khang, cùng với Quách Dược Thanh là những người bất khuất nhất. Trong hoàn cảnh cực kỳ đói khát, đày đoạ, các anh đã luôn chứng tỏ tinh thần bất khuất truớc những kẻ thù thấp kém. Vì thế, các anh luôn bị theo dõi, đe dọa. Bọn cai tù xem các anh là những cái gai cần loại trừ và tìm dịp để hành động.

Trong những cuộc sinh hoạt học tập về đề tài chính trị, họ luôn dùng lý luận bẻ gãy mọi luận điệu tuyên truyền dối trá của bọn quản giáo. Trước mặt hàng trăm người tù cải tạo, đó là một điều xấu hổ, nhục nhã cho bọn cai tù dù chúng có toàn quyền sinh sát. Vào khoảng tháng 10 năm 1979, tên Ba Minh, cán bộ giáo dục Liên trại 2 (được di chuyển về Vườn Đào khi có sự đe doạ của quân Khmer Đỏ) ngầm ra lệnh cho Thanh bỏ tài liệu vào tư trang của cựu Trung tá Xích để hảm hại ông. Quách Dược Thanh từ chối. Ngay sau khi Trung tá Xích bị giam conex và bị đưa ra hàng rào trại bắn chết hai tháng sau đó với tội danh là mưu trốn trại. Thanh biết sẽ đến lượt mình nên tương kế tựu kế, anh viết một thư tuyệt mệnh đề tên Ba Minh là người nhận, trong đó Thanh ngõ ý nhờ Ba Minh săn sóc giùm gia đình. Khi bọn lính đến bắt Thanh biệt giam sau đó đưa vào trong conex, chúng lục soát tư trang và đem trình lá thư cho tên chính ủy liên trại là Trần Thâu. Ba Minh liền bị hạ tầng và thuyên chuyễn đi nơi khác. Trần Thâu tập họp toàn trại, tuyên bồ rằng Quách Dược Thanh là phần tử cực kỳ phản động, nguy hiểm, đã âm mưu chia rẽ nội bộ của chúng. Sau 15 ngày nhốt trong conex không cho ăn uống. Một buổi tối giữa tháng 12, 1979, khoảng 9 giờ, tên tham mưu trưởng liên trại (cấp đại úy VC, quê ở Vĩnh Bình)) mở cửa conex dùng tay xiết cổ Thanh cho đến chết. Sự việc này diễn ra không xa nhà giam giữ các anh em tù cảỉ tạo. Theo một nhân chúng, anh Hoàng Trang (viết trên báo Văn Nghệ Tiền Phong số 354, trang 44), những ngày cuối cùng của đời anh, Quách dược Thanh đã đấm cửa Conex kêu gào xin nước uống vì quá khát. Nhưng chẳng có ai dám cho, vì conex thì khoá kín và để cạnh vọng lính gác và nhà của bọn lính Vệ binh Cộng sản. Anh Hoàng Trang cho biết là đêm chúng giết anh, tất cả tù nhân đều nghe tiếng vẩy vùng của anh, nhưng ai cũng tưởng là anh vì quá khát mà lăn lóc la hét thôi. Xác anh sau đó bị vùi nông bên ven đường. Bọn Cộng sản tàn nhẫn đến độ san bằng đất, không cho đắp lên một nấm mộ. Lúc đó anh vừa 37 tuổi, cách đây hai mươi mốt năm. để lại vợ và 4 con, mà hai cháu lớn nhất sanh đôi lúc đó mới 8 tuổi.

Vì gia đình cố dấu chuyện đau thương về cái chết tàn khốc của anh, nên hai mươi lăm năm sau, các con của anh - nay đã trưởng thành, có gia đình - mới bắt đầu tìm kiếm, góp nhặt những chi tiết về anh để được biết rõ hơn về người cha anh hùng và bạc phước của mình. Không nên trách các cháu trễ tràng vì trên đất Mỹ rộng lớn này, khó lòng cho các cháu toại nguyện nhanh chóng điều mong ước của mình.

Cháu Quách Giao Châu, qua trang web của tôi (là một bạn đồng khoá của cha cháu) (www.michaelpdo.com) đã gửi email thăm dò và thổ lộ tâm tình của một người con gái mất cha trong một hoàn cảnh cực kỳ đau thương. Cháu đã cho phép tôi chọn và chuyển dịch cũng như nhuận sắc 3 lá thư của cháu để gửi gắm đến các cha chú và bạn bè thế hệ hai như một chứng tích về tội ác của Cộng sản Việt Nam đối với các thế hệ sau, như lời cháu đã viết trong thư : ”It is not the loss of lives through fighting, but the true casualty is far more reaching. The war didn't stop with the loss of South Vietnam. It didn't stop with the loss of my father. The loss extends to me, my siblings, my father's family, my cousins, my children, my children's children. The loss is immeasurable. That is the true cost of war.”

 (Chiến tranh không chỉ đem lại cái chết của những người lính tại trận tiền, mà còn là những thiệt hại sâu xa hơn. Miền Nam mất, nhưng chiến tranh vẫn còn chưa dừng lại. Chiến tranh không chấm dứt với cái chết của cha cháu, nó còn kéo dài trong đời sống của cháu, của anh chị em cháu, gia đình, bà con, và cả thế hệ sau. Sự mất mát này là vô bờ bến. Nó mới chính là cái giá thực sự của chiến tranh)

 19 tháng 10 năm 2005
Đỗ Văn Phúc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn