BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73237)
(Xem: 62215)
(Xem: 39394)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Câu Chuyện Đồng Nghiệp: Y khoa miền Bắc XHCN

26 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 1391)
Câu Chuyện Đồng Nghiệp: Y khoa miền Bắc XHCN
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Những ai đã từng chung đụng với y giới cộng sản Miền Bắc chắc không thể quên được ý nghĩa chua cay của hai chữ "đồng nghiệp" hiểu theo kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa mà buồn thay cho cái thân phận của truyền thống y khoa.

Chúng tôi được nếm cái thứ "tình đồng nghiệp" đó lần đầu tiên qua câu nói bất hủ của một đồng nghiệp Miền Bắc vào tiếp thu bệnh viện của chúng tôi: "Các anh là kẻ thù của nhân dân, đáng tội chết." May thay, chúng tôi được tha tội chết để được chuyển vào nhà tù mà tiếp tục cuộc đời "dở sống dở chết", nhường lại sự nghiệp cho các đồngnghiệp mới, huênh hoang với bảng hiệu "Lương Y Như Từ Mẫu".

Trước mặt thì chúng tôi được các đồng nghiệp gọi bằng anh, nhưng quay lưng lại là "thằng", là "chúng nó" ngay. Không hiểu là vì thói quen, vì mặc cảm hay vì chính sách?

Ngày đầu tiên khi mới đặt chân lên đất Bắc trên bước đường lưu đầy, trong khi tầm mắt còn ngỡ ngàng với rừng núi thâm sâu, thể xác và tinh thần còn đau nhừ qua cuộc hành trình định mệnh, thì chúng tôi được tiếp xúc ngay với một đồng nghiệp, không phải để khám bệnh hay để hỏi thăm sức khoẻ, mà để... tịch thu thuốc men và dụng cụ y khoa là những thứ liên hệ trực tiếp với mạng sống của chúng tôi. Trước sự chứng kiến của đồng nghiệp đó, chúng tôi học bài nội quy đầu tiên, một thứ nội quy dành cho các tử tội. Từ đó, mỗi lần gặp đồng nghiệp là chúng tôi phải đứng nghiêm, cất nón, cất kính mắt (mà cán bộ cộng sản cho là một biểu tượng của trí thức tư bản phải diệt bỏ) để trình diện: "Phạm nhân X. xin báo cáo bác sĩ cán bô", rồi chờ cho đồng nghiệp ngắm nghía hồi lâu bằng cặp mắt công an, cuối cùng đồng nghiệp gật gù phán "Được", lúc đó chúng tôi mới được quyền đi đứng bình thường. Hú vía!

Nói là để điều tra tội ác của chúng tôi, nhưng trong thân tâm đồng nghiệp tò mò muốn biết đời sống trong Nam ra sao. Câu đầu tiên được hỏi là "Các anh ăn mấy lạng (gạo mỗi ngày)?" Thì ra quan tâm trước hết của nền y khoa Miền Bắc là cái dạ dầy, ngày lễ ngày Tết được bồi dưỡng phần thịt được bao nhiêu v.v... Rồi như để che dấu sự thèm thuồng hay nỗi dầy vò nội tâm khi so sánh lối sống giữa hai chế độ, đồng ghiệp bèn lên mặt "chỉ đạo" ngay.

Lời chỉ đạo đầu tiên, mà cũng là lần đầu tiên tôi cảm thấy một chút thật tình trong lời nói là "Chớ có trốn trại nghe, không thoát đâụ" Ấy thế mà chỉ có mấy ngày sau khi đến nơi trong cái lưới núi chằng chịt mang tên Sơn La đó, khi mà anh em chưa xác định được vị trí trên cái bản đồ núi non trùng điệp của miền thượng du Bắc Việt, thì anh em đã lần lượt trốn trại, để rồi lần lượt bị bắt lại để đón nhận những hình phạt ghê gớm đang chờ sẵn. Nói đến trốn trại trong lao tù cộng sản ở Miền Bắc, phải kể đến hai đồng nghiệp của chúng ta, một Y Sĩ Trưởng Trung Tâm Nhập Ngũ và một Y Sĩ Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến, các anh đã thoát khỏi lao tù vì đã trốn qua "bên kia thế giới" sau khi không thành công trong cuộc tổ chức trốn qua "bên kia biên giới".

Sau một thời gian xáo trộn, chúng tôi được phân thành một nhóm gồm khoảng mười y nha dược sĩ để thành lập một cái "trạm xá" với nhiệm vụ nặng nề là săn sóc sức khoẻ cho anh em tù trong vùng. Bằng những phương tiện của thời đại đồ... tre, với kỹ thuật từ thời Hoa Đà, chúng tôi cũng được an ủi bằng một số thành công trong nhiệm vụ chữa trị, kể cả những trường hợp giải phẫu theo kiểu... rừng.
Trong sinh hoạt hàng ngày chúng tôi cũng phải đi làm lao động như những anh em tù khác, chỉ có một anh ở lại để vừa trực chuyên môn, vừa làm công tác "vú em" cho đồng nghiệp như thổi cơm, rửa bát, pha trà...
Phải cái tội cao giò nên tôi thường chọn vào công tác đi gánh hàng ở xa để gánh luôn tất cả sự tủi nhục của kiếp làm thân... trâu ngựa. Vào những trưa nắng gắt miền núi lại phải leo đèo, mồ hôi nhỏ giọt, bụng đói cồn cào, cái đầu nặng trĩu, chiếc đòn gánh đè nặng trên vai đang nghiền nát da thịt, thế mà người cán bộ đi bên cạnh cũng không quên máng thêm vào cái nón cối và cái áo trấn thủ mà lúc sáng ra đi vì sương lạnh phải mang theo, nay không cần nữa để cho khỏi bận tay vì cán bộ đang cầm cái roi, một thứ thời trang của cán bộ quản giáo khi đi bên cạnh tù. Đã thế mà khi gặp bạn đồng hành, cán bộ cũng không quên niềm nở mời: "Đồng chí có gì không, đưa cho nó gánh luôn." Tôi nghe mà rụng rời, mắt hoa lên mà không dám nhắm lại vì sợ ngã sẽ không bao giờ dậy lại được. Cũng không dám nhìn xa hơn mấy đầu ngón chân vì sợ không đủ can đảm để bước thêm...

Một hôm, vì nhu cầu cấp cứu đặc biệt cho một bệnh nhân tù đang nguy kịch, tôi được cử theo một cán bộ y tế đến bệnh viện huyện Phù Yên để xin mấy chai nước biển. Đã bao nhiêu lâu bị giam hãm giữa bốn bức tường núi, nay được có dịp thấy lại làng mạc với cảnh sinh hoạt của nhân dân, lòng không khỏi thích thú vì tầm mắt được hé rộng ra một chút và thỏa mãn thêm tánh tò mò nghề nghiệp. Muốn biết tổ chức y tế Miền Bắc ra sao mà được các "đồng nghiệp" đề cao như là đứng hàng đầu trên thế giới.

Huyện Phù Yên thuộc tỉnh Sơn La, nằm trong một thung lũng nhỏ, bốn bề cũng là núi nhưng rất nên thơ. Đầu huyện là ngọn đèo Bang xinh xinh, có con đường mòn uốn cong, có hoa rừng thơm ngát. Bước vào huyện phải qua một con suối lớn, mà mùa khô thì chỉ là một con suối đá hiền hòa thơ mộng, nhưng khi mưa xuống thì trở thành một thác lũ kinh hoàng. Bắc ngang qua suối là một cái cầu treo, gió thổi đu đưa, mà được anh em tù gán cho một cái tên nghe rất kêu là "Cầu Golden Gate". Mỗi lần gánh hàng qua cầu, tôi có cảm tưởng như mình đang là một nghệ sĩ đu dây trong một gánh hát xiệc. Rải rác nơi nơi là mươi túp lều tranh lụp xụp bám theo các sườn đồi. Một trường học không vách với năm bảy chú bé ốm tong teo đang ê a hát bài "Hôm qua em mơ ..." trong khi cô giáo Mường đang ngồi vá áo. Hình ảnh đó lam` tôi sực nhớ bức tranh mà cụ cao Bá Quát đã vẽ:

"Một thầy một cô một chó cái
Nửa người nửa ngợm nửa đười ươi"

Khi đến cổng bệnh viện, tôi được chứng kiến một cảnh tấp nập khác thường, dân chúng đang bu quanh một tấm bảng, hình như để theo dõi một biến cố gì quan trọng hay thông báo của bệnh viện về những biện pháp y tế nào đó chăng? Lại gần tôi mới thấy rõ thông báo như sau: "Hôm nay bệnh viện có mổ lợn, bán theo giá chính thức, đồng chí nào muốn mua xin ghi tên." Tôi suýt té ngửa vì sau bao nhiêu năm hoạt động trong ngành y tế tôi vẫn chưa biết được rằng cung cấp thực phẩm cho dân chúng cũng là một khía cạnh trong chương trình y tế.

Trái với cảnh xôn xao ngoài cổng, trong bệnh viện lại vắng tanh. Tìm cho được người thủ kho để xin thuốc thì được biết cô gái Mường này bận đi hái bông lau về làm nệm để tặng cô bạn gái sắp về nhà chồng, một tục lệ không thể bỏ được của người Mường, nay chỉ còn bác sĩ Thủ Trưởng bệnh viện mới có quyền quyết định. Nghĩ đến bệnh nhân ở trại đang hấp hối mòn mỏi trông chờ mấy giọt nước hồi sinh, nghĩ đến con đường về vừa nắng gắt vừa phải leo dốc, nghĩ đến cái dạ dầy đang cồn cào vì tôi không may đã đọc được mấy chữ "thịt lợn" trên bảng thông cáo mà nước bọt cứ chẩy dài (chảng lẽ tôi lại biến thành con chó của Pavlov rồi saỏ) nên tôi nhất định tìm gặp bác sĩ Thủ Trưởng để may ra giải quyết nhanh chóng được vấn đề. Lân la mãi mới gặp được y sĩ trực, vị này đang "cải hoạt" (do chữ cải tiến sinh hoạt, có nghĩa là làm cho đời sống tươi hơn) bằng cách ngốn mấy củ khoai, cho biết: "Bác sĩ trưởng đang bận mộ" Tôi buồn rầu thất vọng, không biết giờ nào bác sĩ mới mổ xong. Vả lại với quần áo lem luốc thế này làm sao gặp được bác sĩ ở khu giải phẫu! Cố bám chút hy vọng, tôi đánh bạo hỏi thêm: "Thế tôi có thể gặp bác sĩ trưởng được không?" lần này vị y sĩ trực vui vẻ trả lời (vì đã ngốn xong củ khoai): "Được chứ, có gì đâu, bác sĩ đang bận mổ lợn dưới ao đấy mạ" Tôi như từ cung trăng rớt xuống!

Quả nhiên cách đó không xa, cạnh bờ ao, năm ba người đang bao quanh một con lợn đã cạo lông trắng nõn nằm trên một tấm thớt lớn, trong khi bác sĩ trưởng bệnh viện mình trần, quần xắn tới bẹn, áo "bờ lu" vắt ở hàng rào, đang nhanh nhẩu ra tay mổ bộ đồ lòng với tất cả sự hào hùng của một... "đại giải phẫu gia".

Lẽ tất nhiên tôi phải chờ ông "bạn đồng nghiệp" thanh toán xong con lợn để giải quyết cho mấy chai nước biển mới hân hoan ra về. Ra tới cổng bệnh viện, tôi gặp lại đám dân chúng cũng đang hý hửng thở phào như tôi vì được tin bác sĩ đã ... mổ xong lợn.
Trên đường về, lần này sức nặng của chiếc đòn gánh đè trên vai không còn cho tôi cảm giác đau đớn như trước nữa, vì trí óc tôi đang bị ám ảnh bởi một ý tưởng muôn phần nặng nề hơn, vì tôi đã vô tình thấy được sự thật, chứng kiến tận mắt một hiện tượng sinh hoạt phản ảnh cho lối sống của những "đồng nghiệp" bên kia bức màn tư tưởng.?

Phương Vũ Võ Tam Anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn