BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72811)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xuân và Tình Người trên rừng thiêng núi thẳm

08 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 2970)
Xuân và Tình Người trên rừng thiêng núi thẳm
55Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.86
Lời Giới Thiệu của KB NgụySaiGon :
Việt-cộng gọi Họ là Ngụy Quân, Ngụy Quyền. Việt-cộng cũng ra sức tuyên truyền Họ là những người tàn ác mất tính người. Ăn gan uống máu đồng loại. Họ cũng bị VC lên án là tay sai bán nước cho Mỹ. Sau ngày tan chiến, Họ bước chân vào tù không có ngày về. Bước chân đầu tiên trên đất Bắc, Họ đã được chào đón bằng những trận ném đá dữ dội từ những đồng bào Miền Bắc căm thù Ngụy. Họ là ai? Là những chiến sĩ Quân Lực VNCH hiên ngang bất khuất ngày nào. Họ, là những toán Biệt Kích đã nhảy ra Bắc, Họ là những phi công đã từng bay những phi vụ Bắc Phạt , Họ là những Thiên Thần Mũ Đỏ , Họ là những Cọp Biển, Cọp Ba Đầu Rằn, Họ là những Kỵ Binh can trường, là những chiến sĩ Bộ Binh, Pháo Binh… dũng cảm. Một trong những điều tâm niệm của người chiến binh QLVNCH là :“Làm mất lòng dân là xô dân về phía giặc cộng”. Cho nên trong hoàn cảnh nào, Họ cũng tranh thủ được nhân tâm. Dù trong tù bị ngược đãi hành hạ bị tẩy não, bị bỏ đói, bị bắt lao động khổ sai , nhưng người chiến sĩ QLVNCH vẫn giữ tư cách, ngẩng cao đầu không hàng phục, không cúi đầu trước kẻ thù. Và những người dân sống quanh trại tù kể cả những thân nhân của cai tù đã cảm mến phong cách của người chiến sĩ sa cơ. Đã gọi Họ là anh lính Cộng Hòa hoặc Người Tù Áo Hoa bởi vì họ mặc quân phục của Nhảy Dù… với chan chứa tình cảm thương mến và cảm phục.

Đại Úy Vũ Đình Lưu, Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn lừng danh 2/5 Thiết Kỵ đã viết về tình quân dân như cá với nước của đồng bào Miền Bắc với những người tù từ một Miền Nam xa xôi nắng ấm. Sự giúp đỡ của những cô gái Miền Bắc đã cho thấy chính sách tuyên truyền nhằm bội lọ những người tù VNCH đã thất bại thê thảm .

Xin trân trọng cám ơn Đại úy Vũ Đình Lưu đã ghi lại một sự kiện có thật . Chính nghĩa bao giờ cũng thắng bọn hung tàn Cộng-sản. Xin trân trọng giói thiệu Quý độc giả bài viết ” XUÂN VÀ TÌNH NGƯỜI TRÊN RỪNG THIÊNG NÚI THẲM ” để nhớ, để ghi nhận một thời điểm khó khăn mà những chiến binh anh hùng QLVNCH phải chiến đấu để tồn tại khi Quân Lực của họ đã bị bức tử



Câu chuyện này đã xảy ra cách nay trọn 32 năm, tại vùng rừng núi Sơn La. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những người tù khổ sai biệt xứ và những cô sơn nữ người dân tộc Mường .Tình người, như một phép lạ không tưởng đã hiển hiện, làm rơi lệ anh em chúng tôi trên vùng cùng trời, cuối đất này .

“Nước nào độc bằng nước Sơn La .Ma nào thiêng bằng ma Hòa Bình” .Ma Hòa Bình “thiêng” ra sao, dễ sợ như thế nào thì tôi không được biết,c hứ còn nước ở vùng Sơn La này độc hại vô cùng. Có những con suối uốn cong, với những thác nước, những ghềnh, thật đẹp. Cành lá sà sát mặt nước trông thật thơ mộng và quyến rũ. Nước suối trong vắt, lạnh tanh , hoàn toàn không có một sinh vật nào tồn tại được dưới làn nước này. Nước, nếu uống khi chưa được đun sôi, sau chừng nữa giờ thôi, bụng sẽ đau quặn thắt. Chân lội nước khoảng một tiếng đồng hồ,da sẽ đỏ au, ngứa, gãi đến bung máu. Một trại tù đã mọc lên nơi đây từ tháng 6 năm 1976, để “tập trung” cả ngàn Sĩ Quan QLVNCH nơi rừng thiêng, nước độc mà ngày xưa là chiến khu Việt Bắc của Việt Minh .

Bấy giờ năm 1978 sắp hết, xuân Kỷ Mùi (1979) cũng gần đến. Vùng Sơn La nầy phải công nhận có hoa đào tuyệt đẹp . Chúng tôi đã từng ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi hoa đào trong hai mùa Xuân đầu tiên đến miền thượng du Bắc Việt lạnh giá. Chính những bông hoa tươi thắm đã làm thay đổi hẳn màu sắc rừng núi buồn hiu. Những cây đào đã trải qua một mùa Đông lạnh buốt, bây giờ trơ trụi, không còn một chiếc lá, cành mang toàn những búp to tròn và sẵn sàng chờ nắng mùa Xuân sắp đến sẽ thi nhau khoe sắc thắm: trắng, đỏ, hồng .

Hôm nay đội thợ mộc chúng tôi xuất phát đi lao động lúc 7 giờ sáng . Hành trang lên đường bằng một vỏ lon sửa bột Guigoz bên trong đựng vài khúc sắn luộc cho buổi ăn trưa . Một ống nứa chứa chừng 1lít nước uống , một con dao “quắm” để chặt nứa . Vì công việc gian nguy nên chúng tôi đồng chọn bộ đồ trận ngày xưa được cấp phát từ Long Giao (tháng 6-1975) để mặc vì tính bền chắc của nó . Trên lưng áo viết một chữ Tù to tướng bằng sơn trắng từ lúc chúng tôi đặt chân đến miền Bắc xã hội chủ nghiã .Thường ngày chúng tôi ít mặc, ngoại trừ những ngày lao động như hôm nay. Theo thời gian, bộ đồ trận càng ngày càng rộng, đến nay mặc vào, ôi! sao mà rộng thùng thình, anh em chúng tôi nhìn nhau với cảm giác xót xa, buồn tủi.

Rời trại, “vệ binh” dẫn chúng tôi trực chỉ đến một ngọn đồi, bọn chỉ huy trại gọi là đồi “Pháo” vì Việt Minh đã đặt pháo phòng không để yểm trợ cho mặt trận Điện Biên Phủ . Chúng tôi đến chân núi sau một giờ, có đi ngang qua một làng Việt Nam – Tên làng này do chúng tôi đặt vì có nhiều người Kinh từ vùng đồng bằng đã lên đây lập nghiệp từ năm 1954 cũng vì “chính sách di dân vùng kinh tế mới” của Việt Minh. Thật ra, chỉ khoảng hơn mươi căn nhà xiêu vẹo, mái, vách làm bằng nứa , nằm rải rác hai bên con lộ nhỏ bé . Có một vài lần, những bậc cao niên đã có ý hờn trách rằng: “Chúng tôi nghĩ rằng các ông sẽ giải phóng miền Bắc, giải phóng kiếp sống bần cùng của chúng tôi , nào ngờ cơ sự như thế này”. Nghe sao quá đau lòng !!!. Còn phần lớn cư dân địa phương là dân tộc Mường,Thái và Mèo nhà cửa cũng cách nhau thật xa, họ sống trên những ngọn đồi cao khắp nơi trong vùng, hầu hết ở ngoài sự tổ chức của chính quyền địa phương .

Chúng tôi 20 anh em bắt đầu leo núi, ngọn đồi này thật cao, lối đi quanh co nhỏ bé lầy lội, hai bên là cây cối lẫn dây leo và đá tai mèo sắc bén. Một bên của đường mòn là vách núi cao dựng đứng, một bên là vực sâu . Sau một giờ đồng hồ chúng tôi dùng mọi cách để lên núi: đi, bò, đu dây, nhảy, người sau đẩy người trước, người trước kéo người sau thế rồi cũng đến một nơi tương đối bằng phẳng . “ Vệ binh” cho chúng tôi nghỉ mệt chừng 30 phút. Vừa ngồi nghỉ, chợt nhìn xuống chân đồi một đoàn sơn nữ người dân tộc Mường bắt đầu leo núi cũng theo con đường độc đạo này . Chúng tôi sắp tiếp tục hành trình thì các cô gái trẻ người Mường cũng đã đến, các cô cười nói vui vẻ một cách hồn nhiên và tiếp tục lên đồi. Sau một giờ đồng hồ nữa chúng tôi đến đỉnh đồi và bắt đầu công việc trại giao cho đội . Các bạn có biết cây gì đốt càng nhiều, thì càng dài không. Đó là cây tre , cây nứa .(Đốt ở đây là danh từ, không phải động từ ).

Theo sự phân công của trại, chúng tôi đi chặt nứa mang về trại dựng cổng chào để mừng Xuân, vì cây nứa ở đồi này rất đặc biệt, lóng (đốt) rất đều, nứa già có màu đỏ hồng thật đẹp từ lúc còn tươi đến khi khô cứng. Khi chúng tôi gom nứa lại tại một bãi trống, là điểm tập trung mà “vệ binh”đã chỉ định trước để cột nứa thành từng bó. Ở đây, các cô gái Mường cũng đã lấy măng xong và ngồi quây quần, nói cười luôn miệng. Bên cạnh các cô là những gùi chứa đầy những mụt măng tre bụ bẩm, được ràng buộc cẩn thận.Hôm nay chúng tôi gặp một “vệ binh” trẻ người dân tộc địa phương khá dễ chịu,anh ta để mặc chúng tôi, còn anh mãi mê đi săn bắt chim rừng?.

Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, khi nhìn lại “tư trang” mang theo đã được tập trung nơi đây, trước khi tản mác vào rừng để chặt nứa, chỉ còn lại chiếc lon Guigoz; còn gói lá chuối, bên trong là sắn, đã biến mất. Chiếc lon nầy bây giờ chứa đầy đọt chè xanh, sau khi chúng tôi băng qua những vườn chè bên sườn núi. Đã từ lâu, cư dân địa phương âm thầm tặng cho chúng tôi những món quà như ít chè xanh, vài ba trái ớt, vài nhánh hồ tiêu, kể cả đôi củ tỏi, gừng, nghệ. Những món quà nhỏ bé ấy, với chúng tôi bây giờ không phải một thứ gia vị; đó là những vị thuốc dân tộc quí hiếm vô cùng, dùng để chữa bệnh, nó đã cứu chúng tôi thoát được những giờ phút nguy hiểm do sơn lam chướng khí của núi rừng Hoàng Liên Sơn. Lại càng ngạc nhiên hơn nữa , bên cạnh chiếc lon Guigoz có những vắt cơm nếp và ít thịt gà ram (đương nhiên là gà “đi bộ” rồi!). Ngay lúc đó các cô gái Mường tiến lại và nói với chúng tôi bằng những lời chân tình cảm động

“Thưa các chú Lính Cộng Hòa, bọn cháu xin lỗi các chú, vì đã thay đổi khẩu phần ăn các chú mang theo. Các cháu đã dùng phần ăn đó, vì các cháu thèm sắn (hic), bây giờ các chú dùng tạm phần ăn này, các cháu sẽ bó nứa cho các chú”.

Chúng tôi nhìn nhau ngơ ngác, rồi nói xin cảm ơn tấm lòng của các cô và cùng nhau ngồi ăn một cách ngon lành vì quá đói. Bữa cơm trưa đã xong, các cô gái Mường cũng đã cột xong những bó nứa. Chúng tôi đều thắc mắc hỏi “tại sao các cô bó phần nứa của từng cá nhân thành hai bó, làm sao chúng tôi mang xuống núi được”. Thông thường chúng tôi chỉ bó thành một bó thôi, vì một tay ôm nứa một tay còn lại xử dụng để vịn, chống, đỡ khi xuống núi để giảm phần trợt té . Các cô lại cười, những nụ cười thật trong sáng, hồn nhiên của người con gái miền thượng du và nói:

“Các cháu sẽ mang nứa xuống núi giúp các chú, các chú mang hộ gùi măng xuống núi cho các cháu”.

Chúng tôi nhìn lẫn nhau ngỡ ngàng, trong lòng xúc động, lại chỉ biết nói hai chữ cảm ơn. Nhìn qua các gùi măng có quai mang như chiếc “ba lô”của người lính trận . Nhất lên thử, khá nhẹ, trọng lượng chỉ bằng một phần tư bó nứa của chúng tôi. Bây giờ đã hai giờ chiều, các cô bắt đầu vác hai bó nứa bằng vai đi một khoảng ngắn đến triền đồi, bèn thay đổi tư thế bằng cách kẹp nứa vào hai nách và xuống núi. Chúng tôi sửa soạn lại y phục, bỏ áo vào quần nịt thật chặc bằng dây rừng, vì biết trước rằng xuống núi sẽ khó hơn gấp bội lần. Đường xuống núi, không những chỉ đi, mà còn phải bò, lết . Chúng tôi mang gùi măng lên vai và lục đục khởi hành. Nhìn về phía trước các cô gái Mường di chuyển hết sức lẹ làng, như chạy băng qua những trở ngại đầy bất trắc .Còn chúng tôi dường như phần lớn ai cũng ngồi bệt xuống đất và lết ở những đoạn có dốc đứng, nhờ độ trơn của bùn lầy, đẩy, kéo chúng tôi về chân núi .Những chướng ngại vật như cây chắn ngang đường đi , đá tai mèo lởm chởm,với những khúc quanh nguy hiểm làm chúng tôi trợt té, ngã lăn nhiều lần .

Khoảng một giờ gian nan ,vượt nhiều hiểm nguy, rồi tất cả chúng tôi cũng …mò về đến chân núi. Các cô gái Mường đã sắp những bó nứa ngay ngắn và ngồi chờ chúng tôi. Khi chúng tôi vừa đến nơi các cô đồng đứng lên. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên, vì sự không ngạc nhiên của các cô khi nhìn thấy thân hình của anh em chúng tôi bây giờ giống như những con trâu vừa ngoai lên khỏi vũng bùn lầy. Các gùi măng, mỗi gùi chỉ còn lại nhiều lắm là 3,4 mụt, có anh trao lại cho các cô chỉ một chiếc gùi trống . Những mụt măng kia đã văng xa khi chúng tôi té, bây giờ nằm đâu đó dưới vực thẳm . Các cô không ngạc nhiên, vì đây không phải là lần đầu tiên chia sẻ nhọc nhằn với chúng tôi, nhiều đội đã thay phiên nhau chặt nứa, đốn tre trên ngọn đồi này.

Lợi dụng “vệ binh” chưa về đến để đưa chúng tôi về trại , chúng tôi nói lời xin lỗi vì đã không làm tròn nhiệm vụ, và cảm ơn các cô, ghi sâu trong lòng, không bao giờ quên tấm lòng nhân nghĩa. Các cô đã giúp chúng tôi vượt được những khó khăn gian khổ dù chỉ một hai lần, đã chia sẻ những cùng cực, hiểm nguy với chúng tôi. Tri ân các cô đã nhường những phần ăn cho chúng tôi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” thật sự quí hiếm vô ngần. Một điều làm cho anh em chúng tôi hết sức cảm động và hãnh diện là các cô đã gọi chúng tôi bằng “Chú Lính Cộng Hòa”. Đã từ lâu rồi, anh em chúng tôi không còn nghe được những từ thân thương, trìu mến đó. Mới có hai năm, các cô đã hiểu biết được chúng tôi là những ai, những người như thế nào rồi sao?. Các cô cũng đã tâm sự rằng sắp đến mùa Xuân, Tết cận kề , biết chúng tôi bị tù đày, xa quê hương, xa gia đình, vợ con đang trông ngóng, biết chúng tôi buồn lắm, tủi thân lắm. Các cô làm những gì có thể được để chúng tôi có một niềm vui, dù rằng chỉ được những ngày giờ ngắn ngủi. Chúng tôi có hỏi tại sao các cô giúp chúng tôi? Câu trả lời của các cô gái trẻ người dân tộc Mường cho những người tù mà ngày xưa là những Sĩ quan QLVNCH, riêng cá nhân tôi sẽ không bao giờ quên vì đã hằn sâu trong tâm khảm . Câu trả lời đó là: “TÌNH NGƯỜI”.

Các cô còn bảo rằng biết đâu mai kia, mốt nọ chúng cháu sẽ không còn gặp các chú nữa với ánh mắt gợn buồn. Quả thật như vậy, cổng chào để mừng Xuân của trại chưa dựng lên. Tết cũng chưa đến, hoa Đào chưa nở rộ, chúng tôi phải đổi trại.

Ngọn đồi cũ mờ trong sương mù của núi rừng Sơn La, một thời để nhớ. Nhớ các cô gái Mường đã để lại một kỷ niệm không nguôi. Chúng tôi nhìn lại một lần cuối trước khi lên xe để về Yên Bái. Đây là đợt chuyển trại vội vàng về đồng bằng vì sắp có chiến tranh nơi biên giới Việt-Trung. Ngồi trong xe bít bùng tôi nguyện cầu cho những người ở làng Việt Nam được bình an trong những tháng năm còn lại. Các cô gái Mường gặp nhiều may mắn, gia đình các cô an vui, hạnh phúc . Cầu chúc các cô mau cảm nhận những tiếng “Kèn Nứa”(loại kèn làm bằng những ống nứa ghép lại của Dân tộc Mường) của các chàng trai thực lòng yêu thương các cô. Để mai kia, mốt nọ, các cô hân hoan cùng nhau lên đồi hái những Hoa Lau trắng về kết lại thành những chiếc gối xinh xắn gọi là lễ vật trong ngày cưới để biếu gia đình bên chồng. Một tập tục dễ thương đã có từ bao đời.

Nguyện cầu cho tất cả mọi người còn ở lại, sẽ ở ngoài vùng khói lửa chiến tranh sắp đến. Không chia lìa ,tang tóc, đau thương như đồng bào Miền Nam đã hằng hứng chịu trong suốt chiều dài cuộc chiến. Một lần nữa xin chào tạm biệt mọi người .

Ở Yên Bái không bao lâu, quân đội giao chúng tôi cho Bộ Nội Vụ quản lý. Và chúng tôi đến vùng trời nắng cháy : Tân Kỳ Nghệ Tỉnh để tiếp tục một quãng đời nghiệt ngã. Tiếp đến chiến tranh bùng nổ giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979, tại các tỉnh cực Bắc Việt Nam .

Trại Tù SƠN LA

(Trích từ tập thơ “Giọt Nắng Thiên Thu” của nhà thơ Hồ Thanh Nhã)

Đề : “Tặng kỵ binh Vũ Đình Lưu- Cuối cùng rồi cũng còn một thời để nhớ.”

Sơn La nước độc giòng trong vắt
Trót hẹn cùng nhau một quãng đời
Thăm thẳm chín tầng sâu địa ngục
Chín tầng mòn mỏi cuộc rong chơi


Mênh mông chướng khí mờ Sơn La
Cái đói làm quên nỗi nhớ nhà
Trĩu nặng trần ai thân lính thú
Mồ hoang ..hoang lạnh dãy đồi xa


Nơi đây điểm hẹn bờ sinh tử
Dãy trại ven đồi vắng..vắng thêm
Nước độc rừng thiêng đêm chướng khí
Huyệt sâu xí xóa kiếp ưu phiền


Tinh sương,cả trại tù lưu xứ
Chặt nứa trên ngàn khoán chỉ tiêu
Công điểm trọn ngày đôi củ sắn
Máu tuôn sắc đá mỏng tai mèo


Sơn La cũng có đoàn sơn nữ
Thắm đậm tình người nghĩa qưới nhân
Lên núi chặt măng triền bát ngát
Cho anh từng ống nứa cơm lam


Chao ôi!Vị nếp sao mà dẻo
Ngọt lịm bờ môi thắm nghĩa đời
Ví nếu hôm nào no một bữa
Cũng còn nhớ mãi trọn đời thôi


Chao ôi!Bó nứa sao mà nặng.
Chia sớt nhau từ những khúc quanh
Xuống núi cheo leo triền vực thẳm
Oằn vai phân nửa gánh ân tình


Những gái Mường kia giờ ở đâu ?
Gùi măng xuống núi trắng hoa đào
Sơn La đất chết tình sao đẹp
Mãn kiếp lưu đày cũng nhớ nhau.


Hồ-Thanh-Nhã

Vũ Đình Lưu
CA .1/2011


Nguồn https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/09/23/xuan-va-tinh-nguoi-tren-rung-thieng-nui-tham-kb-vu-dinh-luu/
Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Mười 20183:23 CH
Khách
Trong mot che' do* toi' tan' va' vo nhan dao* cua" nguoi' CS.... Nhung nhung" nguoi' Linh' Cong* Hoa' van" giu" duoc* va' bieu" hien* duoc* Tinh' Nguoi'. That* la' toi* nghiep* cho cac' co Nguoi' Thuong* da" phai" song' o" nhung" vung' rung' sau nuoc' doc* nay'.... Nhung " Co gai' nay' that* la' xung' dang' la' nhung" nguoi' guong mau" cho doi'....!!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn