BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76814)
(Xem: 63145)
(Xem: 40545)
(Xem: 32175)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một chuyến tải hàng

11 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 1917)
Một chuyến tải hàng
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Ở Yên Bái, bình thường khẩu phần chỉ có ngô khoai sắn, nhưng tốt hơn mọi nơi mà chúng tôi đã đi qua, đó là chúng tôi được ăn thức ăn tươi. Bộ đội quản lý chúng tôi cũng có phong cách khác hơn công an. Họ cũng lao động như chúng tôi,( nhưng họ có trách nhiệm chăn giữ chúng tôi), mà khẩu phần của họ chỉ trên chúng tôi đúng một lạng: chúng tôi sáu lạng một ngày,còn họ được bảy lạng một ngày, ngoài chất bột có cân lượng khác hơn, họ cũng dùng mấy thứ rau do chúng tôi trồng và nước mấm sơ chế bằng nước trà và bột ngọt thay vì nước muối. Ấy thế mà khi năm hết Tết đến, chúng tôi hưởng một thực đơn cực kỳ sang trọng. Trong hai caí Tết ở Yên Bái, tôi để ý đếm số lượng món ăn trong thực đơn có lần lên đến 36 món. Tức nhiên rất nhiều món nước chấm mà anh em hỏa đầu quân của chúng ta chế biến ra, sang trọng như các thứ vua chúa thường dùng trước đây, nhất là cái tên gọi. Vì sự long trọng cần phải có cho một ngày đặc biệt trong tù, ông trại trưởng rất quan tâm trong việc vẻ lên được một sự huy hoàng giả tạo để làm vui lòng đối phương đã thất trận của mình. Một nhóm 4 người chúng tôi được chọn để theo "cán bộ trại phó" sang xã Việt Hồng, cách đó 15 km về hướng sông Hồng ở phía Tây để mua sắm. Trời mùa đông lạnh giá, trong người không còn tí mở để che thân chóng rét, nên chúng tôi mặc trong mặc ngoài 4 bộ đồ, từ áo đi mưa đến quần áo rách, nhét càng nhiều càng đỡ lạnh. Xong, hít một điếu thuốc lào, hớp một hớp trà nóng, rồi thì chúng tôi lên đường.

Các đội đã đi làm, khi người hướng dẫn chúng tôi đến nơi, dắt chúng tôi đến nhà kho lãnh "xe cải tiến" thì chỉ còn một chiếc xe một càng. Trong nam, chúng ta chỉ biết xe ba gát là loại dùng để chở hàng khi không dùng phương tiện cơ giới, là một xe có ba bánh, và bánh có căm, có võ lớp có ruột bơm hơi đàng hoàng, có thể ngồi trên yên mà đạp, hay kẹt lắm phải nhảy xuống đẩy khi lên giốc. Xe cải tiến không biết cải tiến từ xe như thế nào. Nó chỉ có một thùng bằng gổ chắc chắn (nghĩa là rất nặng), hai bên có hai bánh có căm gổ(cũng rất nặng), và hai càng bằng gổ dài hơn một thước tây cách bờ thùng. Nhưng chiếc xe cấp phát cho chúng tôi lại gãy mất một càng. Chúng tôi liền tìm giây cột bên càng bị gãy để tăng sức kéo phía bên đó. Tôi còn nhớ người tình nguyện cầm càng là anh Hiệp, một chiến sĩ mủ nâu khét tiếng.

Mới lên đường đã gặp chuyện không may, và người dẫn đường cũng không có ý kiến gì khác hơn là hai chữ "khắc phục" (giống như hai chữ Pháp thường dùng là"démerde"). Ông vui vẻ với K-54 bên hong, đi sau chúng tôi, bốn người thay phiên nhau kéo, đẩy, bắt bánh. Nói nghe thì dễ, nhưng đường dài mình cũng không biết bao xa và đi về đâu, đó là những gì chúng tôi không hề được hỏi. Sáng đi có lãnh thức ăn trưa, nhưng để đừng bị tay chân vướng víu, chúng tôi đã để nó gọn trong bụng cho rồi, đói trước đói sau vẫn thế thôi, nên bỏ vào bụng đi thấy chắc dạ. Đường núi là một loại đường rộng có thể cho phép hai xe hơi vận tải qua lại, nhưng không lót đá, không trán nhựa, và đặc biệt nhất là không có cầu. Mỗi khi qua suối thì xe hơi có thể chỉ chạy chậm lại xuống giốc rồi chạy lên giốc lại dễ dàng, vì lòng suối đã có đá cục to và tròn trịa lót sẵn nên không sợ lún. Nhưng than ôi, đối với chúng tôi, mỗi lần xuống giốc thì đàng sau phải trì lại, đàng trước phải giữ chặt tay lái, vì khi bánh xe lăn đụng một cục đá cao bên nầy, một cục đá thấp bên kia, thì coi như cái càng còn lại đánh vào hong người cầm càng vì không có chỗ chịu để giữ càng thẳng về phía trước. Vì vậy nên bận về có trọng tải nặng, anh Hiệp đã bị đánh ngã ngay dưới suối, một hồi lâu mới tỉnh dậy. Qua đèo qua suối, rồi qua bao nhiêu trại khác dọc đường,liên tục, không ngừng nghỉ, chúng tôi vượt 15 km và đến nơi vào khoảng 12 giờ trưa, bên kia sông Hồng.

Ở xã Việt Hồng, sông Hồng không rộng lắm, nhưng từ bờ bên nay qua bờ bên kia cũng được 200m. Cây cầu bắt ngang sông Hồng làm toàn bằng gổ, cao nghều nghệu, vì sông Hồng chảy siết, lòng sông sâu thẩm và mực nước thay đổi nhanh chóng. Tôi thấy ven sông dưới bờ sông, dường như người ta có trồng một thứ gì, có thể là bo-bo chăng? Vì hạt xếp như hạt lúa mà cây to như cây sậy. Nhưng cây cầu là niềm ưu tư của chúng tôi, và cũng là niềm hãnh diện của xã Việt Hồng. Tôi không biết họ dùng gổ gì để trồng mấy cây cột cầu, vì tuy cầu không có vòm cầu nhưng nó cũng cao lắm. Nó giống như trong các gánh xiếc người ta đi cà khêu trên các gậy vậy. Tôi chỉ thấy cái mặt cầu là rõ rệt, vì nó được lót bằng một thứ gổ quen thuộc đối với chúng tôi là cây "bồ đề" con. Lần xuất trại đầu tiên để đi lao động ở Yên Bái, chúng tôi đi vác bồ đề về làm nhà. Lâm nghiệp trồng bồ đề lấy gổ làm giấy. Người ta trồng tương đối dầy, để khi lớn dần, những cây bị sâu ăn, hay èo uột, và những chỗ dầy quá, sẽ được lâm nghiệp tỉa dần. Không biết họ bắt đầu tỉa từ khi nào, nhưng khi chúng tôi nhập cuộc thì cây đã to bằng nắm tay hay cuồm tay, dài độ 15m. Cái cây nhỏ như vậy mà tôi nhớ lần đầu tôi vác nó thật là nhọc nhằn, vì hai đầu nó cứ nhịp lên vai tôi đến độ muốn tán vào màng tang của tôi, vì nhịp bước của mình và độ nhún của hai đầu cây làm tăng dần lực áp trên vai. Sau nầy, có các anh biết võ dạy cho vác và đi với bước ngắn nhanh, giống như trong phim kiếm hiệp Tàu thấy người chạy trên mặt nước. Trở lại cây cầu của chúng ta, làm bằng gổ bồ đề, cây bồ đề to như bắp tay nhỏ bé của tôi, chặt từng khúc dài bằng bề ngang của cây cầu. Hai bên phía trong cầu có một nẹp bồ đề xếp theo dọc cầu để giữ các song ngang nằm yên vị. Và từ nẹp trái sang nẹp phải, nghĩa là bề ngang hữu dụng của cây cầu chỉ rộng hơn bề ngang của hai bánh xe cải tiến của chúng tôi không quá hai tấc tây. Tôi không nhớ rõ là họ làm sao đính các nẹp ngang cho nó nằm yên vị. Vì lẽ cây bồ đề rất nhẹ và dòn, không thể dùng đinh (là vật hiếm thấy ở Yên Bái) nên chỉ có cách là dùng giây mây để cột theo kiểu đang lưới đăng cá.

Khi qua cầu, chúng tôi không gặp khó khăn gì, và chúng tôi tới nhà bán các thứ chúng tôi cần là: 300kg gạo nếp, một con lợn chừng 30 kg, và một con bò tương đối chưa già lắm để làm thịt. Sau khi chất các bao nếp lên xe cải tiến thì đã đầy tới bờ trên của thùng ván của xe. Chúng tôi ngồi nghỉ ngơi thì được bà chủ thết cho một bửa cơm đặc biệt:gạo trắng, khế kho mấm ruốt, canh rau cải bẹ xanh. Bà đúng là người nội trợ gương mẫu "xã hội chủ nghĩa"(CS có thói quen dùng XHCN như một tỉnh từ, và cái gì họ mượn của người khác mà nói ra sợ mắc cỡ miệng thì họ chu thêm là XHCN, như qui hoạch XHCN, chẳng có nghĩa gì ly kỳ đâu, chỉ có nghĩa là ý đó là của họ có bản quyền đàng hoàng). Phải nói là bà chủ rất tốt với chúng tôi, nhưng đồng thời cũng làm một mâm rượu thịt đàng hoàng cho cán bộ hướng dẫn chúng tôi. Bà giỏi lường làm sao mà chúng tôi mỗi người đúng ba bát, không hơn không kém. Bữa ăn quá ngon, cơm nóng canh sốt, dù ngồi ăn dưới nhà bếp ngay dới đất,nhưng cũng có lót chiếu, cũng có mâm gổ, xem đủ lịch sự. Nhà bà có dàn cột bằng gổ xẻ, mái lợp nứa, vách đất, ba gian . Phía trước là một khoảnh vườn rau chừng 3m x 5m. Đàng sau là một vườn cây ăn trái rộng bằng ba cái nền nhà, có cây rơm và cạnh đó có cột con bò. Trong lúc chúng tôi ngồi ăn cơm thì cô con gái đi học về. Tôi để ý nghe cô nói với mẹ tại sao không bắt cá đãi mấy chú. Thì bà mẹ lại bảo sao con không ra chợ mua gà về thết mấy chú? Chúng tôi biết đãi ngô như thế cũng đã tốt lắm rồi. Gia đình đó là gia đình một cán bộ bộ đội trông coi một trại tù khác của một liên trại khác, nhưng nhờ quen biết nhau nên họ sắp xếp giao dịch với nhau, đôi bên đều có lợi.

Chúng tôi ra về vào khoảng ba giờ chiều, với 300 kg nếp và một con lợn tơ trên xe, còn anh Thái (thuộc binh chủng truyền tin) thì lo dẫn con bò. Tôi không nhớ tên người tứ tư là ai. Lần nầy qua cầu mới thấy khó khăn. Không được làm sập cầu, đừng nói chi việc bị trừng phạt bởi trại mà có thể khó sống đối với dân xã Việt Hồng khi đàng sau có người đôc thúc họ. Chúng tôi phải nhè nhẹ bắt bánh xe từng nấc một cho qua mấy trăm thước cầu. Có lần thấy bánh xe lăn suôn sẻ, chúng tôi chạy hơi nhanh một chút, nhưng khi có một song ngang bị gẫy thì bánh xe khựng một bên làm càng xe hất anh Hiệp muốn té xuống khỏi cầu, rồi cây cầu cứ thế mà run làm chúng tôi ngại nó sẽ rả ra thì khổ. Kiên nhẫn bắt bánh đi từng nấc một, chúng tôi sang bên kia cầu khoảng 4 giờ chiều thì lại gặp ông Chủ Tịch Hợp Tác Xã Việt Hồng, mặc áo Đãng màu cứt ngựa, đứng chóng nạnh thét lên hỏi cán bộ bộ đội. "Bộ Đội mua những thứ nầy của ai?"(y như ông vừa có người báo cáo)Chúng tôi thấy trại phó kéo ông chủ tịch ra nói nhỏ gì đó, nhưng ông chủ tịch ra oai, nói càng lúc càng lớn, và dứt khoát bắt giam con lợn lại ngay quày hàng hợp tác xã. Chúng tôi sợ con lợn bị chết nếu không cởi trói cho nó, nên được cán bộ đồng ý, chúng tôi đã cởi trói và chỉ cột một chân. Sợ con lợn chạy bậy không bắt lại được, chúng tôi xin bỏ vào hồ chứa nước( không có nước), và chờ bà chủ bán lợn khi nãy qua giải quyết với chủ tịch xã.Bà qua cầu mà tiếng bà lanh lãnh từ xa, nào là đã trả thuế trước rồi lại thuế sau, thuế rau rồi lại thuế lúa, thuế lợn rồi lại thuế bò, ôi chao ôi, sao mà lắm thuế ….Nhìn vào cửa hàng hợp tác xã không thấy đồ mới mà chỉ thấy xe đạp củ, là các thứ bị tịch thu khi trả không đủ thuế. Người viết bài nầy cũng đã từng nghe một cán bộ quản giáo công an kể lại, có ông già cột bốn cô con gái vào bốn gốc cây, rồi ông đào sẵn một cái hố to, ông bắt đầu bằng đốt lữa thiêu các con gái, xong bảo còn cái chòi nầy, cứ tới lấy mà trừ thuế, rồi ông tự đâm vào người mà nhào xuống hố tự tử. Chuyện bà chủ bán lợn thiếu thuế cũng được giải quyết vào khoảng gần 5 giờ chiều. Chúng tôi hấp tấp lên đường, mong sao về đến trại không quá trễ, vì trời sẽ quá tối, khó đi, lại thêm giá lạnh. Trên đường về, anh Thái vì lo dẩn con bò, nên chỉ còn ba người hì hụt với chiếc xe cải tiến một càng. Bây giờ với trọng tải trên 300 kg nếp và một chú heo con, mỗi lần lên giốc xuống giốc qua các con suối thì thật là cực nhọc và nguy hiểm. Khi xuống thì sức ghì lại của ba chúng tôi mà trọng lượng tổng hợp chỉ tối đa 150 kg kể cả quần áo, không thấm thấp gì với 300 kg nếp cả. Thêm đường đỗ giốc, chiếc xe cải tiến phóng như lao xuống suối. Rồi đùng một cái dừng hẵn lại, quay sang trái hay phải tùy bánh nào bị cản trước tiên, làm cho anh Hiệp cầm càng nhiều phen tức ngực. Mỗi lần như vậy, ba chúng tôi đều té lăn ra mỗi người một hướng để tránh chiếc xe cải tiến cán phải. Xong rồi, lủi thủi ngồi dậy, ráp lại bắt bánh xe cho xe qua khỏi đường nước, rồi hì hụt đẩy xe lên giốc. Giờ đó thì ba chén cơm khi trưa đã tiêu tan mất rồi, nhưng quá mệt và cứ nghĩ làm sao phải về cho kịp trời tối nên chúng tôi chưa thấy đói tí nào. Nhưng cố sức kéo xe lên giốc làm cho cả người phải căn ra tột độ, nếu không có quần áo, chắc sẽ trở thành một bức tranh lao động cực kỳ hùng dũng: ba bộ xương khô kéo một đống vàng.

 Còn chừng 15 phút đường nữa thì chúng tôi thấy xa xa có một chiếc đèn bảo lung linh tiến gần đến chúng tôi. Còn độ 10 thước nữa thì có người lên tiếng:"các anh đã về đó à?" Lại gần mới biết đó là trại trưởng đang sốt ruột, không biết có phải là bốn thằng tôi đã làm thịt cán bộ trại phó, hoặc là bò đã sỏng chạy lên núi, hay là đã xãy ra tai nạn gì dọc đường. May là nhiệm vụ hoàn thành mỹ mãn, sở dĩ bị trễ là vì lý do hành chánh "nói không được".

Giao hàng xong,chỉ còn 30 phút nữa là phải tập họp điểm danh trước khi đi ngủ (9giở), chúng tôi nhanh nhẩu nhào xuống suối tấm một cách khoái trá. Trời lạnh bao nhiêu, khi đã đỗ mồ hôi ở trong bốn lớp áo quần, cởi nhanh ra, nhào xuống suối mà trầm mình dưới đó, nó vưà thấy ấm áp vừa thoải mái cực kỳ. Bây giờ thấy tấm ảnh nầy, mình nghĩ phải chi hồi đó, trại "Cốc" của chúng tôi được cấp phát một xe bò cải tiến thì chúng tôi đỡ nhọc nhằn biết mấy.

Cựu Tù
Ý kiến bạn đọc
24 Tháng Tám 20107:00 SA
Khách
xin loi 164.000 tu nhan cai tao co bao nhieu% khg ky xin dac xa va hoi lo cho cai tu khat mau,xin ngai bui tin noi len su that.trai tu nao doc ac nhat xin ngai vu thu hien tra loi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn