- Đừng có dại khi nhắc đến chủ nghĩa đế quốc khi nói về Hoa Kỳ.
Đây là câu trả lời của Trung Quốc đáp lại phản ứng của một số nước cộng sản như Cuba, Bắc Việt Nam vào quãng năm 1971,1972, khi mà Trung Quốc thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ, bị những nước trên phản đối cho rằng Trung Quốc bắt tay với chủ nghĩa đế quốc. Trung Quốc thậm chí còn tố các đồng minh của mình là có ý đồ ngăn cản Trung Quốc mở cửa với thế giới.
Trong cuộc chiến ở Triều Tiên, quân đội Trung Quốc đã trực tiếp chiến đấu với quân đội Mỹ, tổn thất hai bên là khá nặng nề, tiếp đó quan hệ Trung Mỹ có nhiều năm dài ở trạng thái thù địch cho đến khi bất ngờ hàn gắn vào năm 71,72. Các tuyên truyền chống Mỹ ở Trung Quốc lập tức biến mất.
Đến tháng 1 năm 1979 Trung Quốc và Mỹ thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao, ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, thể hiện ý chí không coi trọng khối CNXH quốc tế hay tình anh em hữu nghị cộng sản là gì, sẵn sàng làm tất cả vì lợi ích Trung Quốc.
Nhờ đột phá trong quan hệ với Mỹ, mở đường cho Trung Quốc quan hệ được với nhiều nước, Đặng Tiểu Bình đưa ra học thuyết mèo trắng mèo đen và chiến lược hoà bình và phát triển, trong những năm này Trung Quốc đã tận dụng được nhiều lợi ích khi được Mỹ hỗ trợ, bật đèn xanh quan hệ với các nước khác, tiếp cận được với tiến bộ khoa học, công nghệ...cho đến khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn.
Nhờ đột phá trong quan hệ với Mỹ, mở đường cho Trung Quốc quan hệ được với nhiều nước, Đặng Tiểu Bình đưa ra học thuyết mèo trắng mèo đen và chiến lược hoà bình và phát triển, trong những năm này Trung Quốc đã tận dụng được nhiều lợi ích khi được Mỹ hỗ trợ, bật đèn xanh quan hệ với các nước khác, tiếp cận được với tiến bộ khoa học, công nghệ...cho đến khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn.
Sau sự kiện Thiên An Môn, Mỹ có thái độ gay gắt với Trung Quốc bằng lệnh trừng phạt, cấm vận. Tuy nhiên Trung Quốc đã nín nhịn chờ cơn thịnh nộ của người Mỹ qua đi, đến năm 1997 khi Bil Cliton của đảng Dân Chủ cầm quyền, hai nước đã khôi phục lại mối quan hệ , tăng cường hợp tác...Trung Quốc nắm cơ hội này đã vươn lên thành một cường quốc với cái danh mỹ miều là '' trỗi dậy hoà bình ''
Ngày nay Trung Quốc và Mỹ có những mâu thuẫn, nhưng đó là mẫu thuẫn về tranh giành vị thế siêu cường và lợi ích quốc gia, yếu tố ý thức hệ tuy có nhưng không phải là vấn đề Trung Quốc coi trọng.
Báo cáo chính trị đại hội đảng lần thứ 20 ( năm 2022) của đảng CSTQ, Tập Cận Bình nêu quan điểm.
“giương cao giá trị chung toàn nhân loại: hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa, dân chủ, tự do, nâng cao hiểu biết, thúc đẩy lòng tin giữa các nước, tôn trọng tính đa dạng văn hóa trên thế giới”
Bộ ´trưởng ngoại giao Vương Nghị sau đó đưa ra 6 điểm.
1- Cần hoà bình, không loạn lạc.
2- Cần phát triển, không nghèo đói
3- Cần mở cửa, không đóng cửa
4- Cần hợp tác, không đối kháng
5- Cần đoàn kết, không chia rẽ
6- Cần công bằng, không cưỡng chế.
Có thể thấy xuyên suốt nhiều năm qua, Trung Quốc coi trọng lợi ích quốc gia, vấn đề về ý thức hệ hay thù hận do cuộc chiến Triều Tiên , quan hệ với các nước CNXH không là gì so với lợi ích quốc gia họ. Họ xây dựng mô hình CNXH mang màu sắc TQ, tức vẫn giữ vững thể chế cộng sản lãnh đạo nhưng về đường lối thực hiện thế nào mang lại lợi ích quốc gia thì chọn làm, không quan tâm đường lối, chính sách đó có đúng theo sách của Mác, Lê dạy hay không. Thậm chí họ còn gạt bỏ cả những nhà tư tưởng cộng sản này sang một bên để theo đuổi lợi ích quốc gia. Họ tự do, tự chủ và độc lập khi quan hệ với tất cả mọi quốc gia mà không lo sợ rào cản về ý thức hệ, về hận thù do chiến tranh.
Thế nhưng, người Trung Quốc thông qua những cuộc giao lưu, trao đổi, học tập lại khuyến khích thanh niên Việt Nam căm thù đế quốc, bài phương Tây, khoét sâu vết thương chiến tranh năm 1975. Trong 14 văn kiện ghi nhớ vừa qua, có đến 4 điều liên quan đến tư tưởng, văn hoá như hợp tác giữa học viện HCM với trường đảng Trung Quốc, hợp tác giữa thông tấn xã Việt Nam với Tân Hoa Xã, hợp tác đài phát thanh truyền hình Việt Nam với đài phát thanh truyền hình Trung Quốc, chương trình trao đổi báo chí truyền thông của hội nhà báo Việt Nam với hội nhà báo Trung Quốc.
Việt Nam cần 6 điều như Vương Nghị nêu ra là hoà bình, phát triển, mở cửa, hợp tác, đoàn kết và công bằng. Vì lợi ích của dân tộc, lợi ích quốc gia, sự bền vững phải được xây dựng trên tinh thần tự chủ, độc lập. Trong bối cảnh quốc tế phức tạp,cần có tư tưởng thông thoáng để ứng xử uyển chuyển hợp với tình thế đem lại lợi ích cho đất nước mình như Trung Quốc đã thực hiện. Không thể bị xúi dục, nhồi nhét mà xơ cứng trong khuôn khổ ý thức hệ và quá khứ hận thù mà trở thành vật cản, điểm tắc nghẽn trong quá trình phát triển. Tự biến mình thành tiền đồn ý thức hệ cho những kẻ đàn anh tráo trở, sẵn sàng bán chác, trao đổi như những gì đã xảy ra trong lịch sử.
Người Buôn Gió
Facebook
Gửi ý kiến của bạn