Nói về “Nghèo,” tiếng Việt có nhiều chữ cực đoan để diễn tả:
Nghèo rớt mồng tơi, nghèo rơi nước mắt, nghèo khạc ra tro, nghèo ho ra máu, nghèo tận mạng, nghèo sặc gạch, nghèo sát dế…, bần chí tử…
Riêng thành ngữ tượng hình “Nghèo rớt mồng tơi” được dùng khá rộng rãi. Tự điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, của nhà xuất bản Văn Hóa, giải nghĩa “Nghèo rớt mồng tơi” là “nghèo đến cùng cực.” Thành ngữ này được dùng nhiều nhất ở miền Bắc Việt Nam vì ở nông thôn miền Bắc, các cửa ngõ, hàng rào thường hay trồng rất nhiều giây mồng tơi. Đây là một lọai rau dễ mọc, dùng cho nhà nghèo. Dân nghèo đi làm ruộng về, không có tiền mua thịt cá, chỉ cần bắt vài con cua, con cáy ở đồng; khi về nhà, ra ngõ vơ một nắm mồng tơi là có được một nồi canh cho bữa cơm thường ngày của nhà nông. Rau mồng tơi có nhiều “nhớt” (người Bắc còn gọi là “rớt”) vì vậy “rớt mồng tơi” được dùng để chỉ sự nghèo khổ của ngưới Việt (nhất là ở miền Bắc). Thi sĩ Nguyển Bính đã có lần thi vị hóa cái sự “mồng tơi xanh rờn” trong bài “Cô Hàng Xóm” để tả sự đơn giản, môc mạc của tình cảm dân nông thôn Bắc việt.
Đến đây kể cũng bàn loạn tạm đủ về chuyện rau mồng tơi. Mục đích của bài này là bàn về “Sự nghèo” chứ không phải “Thực phẩm rau canh mồng tơi!”
Cuộc sống có rất nhiều chuyện để quan tâm. Nhưng trên phương diện thực tiễn, đa số mọi người đều thấp thỏm về hai vấn đề giầu và nghèo. Thật lòng, ai cũng muốn giầu chứ có ai muốn nghèo? Giầu thường đi đôi với sang trọng (giầu sang!) sung túc. Giầu được kính nể, được mọi người chú ý săn đón… trong khi nghèo thì đi với khổ (nghèo khổ!) thiếu thốn, bị mất đi hay thiếu những vật chất cần thiết tối thiểu để cho cuộc sống có chẳng hạn như cơm áo, nước uống, chỗ ở... chưa kể các cơ hội như được đi học, tình trạng tâm trí căng thẳng rụt rè lo âu. Nghèo đến rớt mồng tơi đâm ra hèn mọn, bị khi dễ, chí đoản, bị đời bỏ rơi khinh miệt… Cũng dễ hiểu: Giầu ở hang hốc cũng có người tìm đến; nghèo đứng giữa chợ đông người cũng chẳng có ai để ý ngó ngàng…
Như đã thấy, nghèo không chỉ có đơn gỉan một định nghĩa mà là sự tập hợp của cả trăm cách khác nhau. Thí dụ:
Nghèo vì không có thực phẩm để ăn
Nghèo vì không có nước để uống
Nghèo vì không có nhà ở
Nghèo vì không có phương tiện y tế
Nghèo vì không có tiền
Nghèo vì bị bỏ rơi, quên lãng,
Nghèo vì thiếu học, thiêu giáo dục
Nghèo vì đông con
Nghèo vì không có công việc làm hay không có đất để cày cấy trồng trọt
…
Thôi! Tạm thời “Nghèo” được định nghĩa là: “sự thiếu thốn các vật chất cần thiết của đời sống.”
Còn “Người Nghèo” là: “người không có hay không đủ khả năng để tự tìm ra các phương tiện vật chất cho đời sống. Nếu họ vẫn sống hoặc vẫn tồn tại thì họ cần phải trông cậy vào sự giúp đỡ hay nhờ vào tài nguyên, lòng từ thiện của người khác.”
Nghèo đã thiếu ăn thiếu mặc là một chuyện mà lại bất lực, không có tiếng nói (có muốn nói cũng chẳng ai nghe), bị lệ thuộc, bị đối xử nhục nhã.
Biết sự nghèo là khổ như vậy, nhưng không phải cứ muốn giầu là được! Không có ai muốn nghèo. Cái nghèo không được mời, nhưng nó cứ đến với mọi người một cách “vô tư,” ngoài ý muốn, chạy nhanh cách mấy cũng không thoát!
Các tờ báo kinh tế tài chánh, thí dụ như Forbes, WSJ…, thỉnh thoảng vẫn hay liệt kê danh sách những người giầu nhất kèm với trị giá tài sản mà họ đang có. Không thấy ai, hay báo chí nào lập ra danh sách tương tự như vậy cho người nghèo; bởi vì, cũng dễ hiểu, lập danh sách người nghèo cho đến khi nào mới xong? Người nghèo có cái gì cụ thể để mà đo và đếm?
Phân tách vấn đề giầu nghèo của đời người cũng không phải là chuyện dễ dàng. Nhiều lúc giầu và nghèo luân chuyển với nhau như bánh xe luân hồi: Giầu có thì hoang phí. Hoang phí hết tiền của sinh ra nghèo. Nghèo sống cần kiệm chăm chỉ. Cần kiệm chăm chỉ trở thành giầu có…
Trong khuôn khổ bài nhận định này, một cách chủ quan, tôi sẽ tìm cách phân tách nguyên do và hoàn cảnh nghèo khó của người Việt mình và để cố gắng nêu ra (cũng lại chủ quan) một vài giải pháp khả dĩ. Nếu có gì sơ xuất thì xin quý vị quan tâm bổ túc thêm làm phước…
Nguyên nhân nghèo
Tại sao nghèo? Có nên trách người dân nghèo vì chính họ làm cho họ nghèo? Hay là trách cái chính phủ ngu dốt đã theo đuổi các chính sách hại dân hại nước; chính sách đắp mô trên sự nghiệp thăng tiến của dân tộc? hay vì lý do nào khác nữa?
Oái ăm thay! Nếu các cơ sở nhân đạo thiện nguyện trên thế giới lấy tất cả số tiền mà họ tài trợ cho các công cuộc nghiên cứu về nguyên do “nghèo đói” đem giúp đỡ thẳng cho người nghèo; thì nửa số người nghèo đã bớt nghèo rồi hỉ!!!
Về nguyên do, sự nghèo có thể được tạm phân loại thành 2 nhóm như sau:
- Nghèo vì tự chính bản thân mình: Người lười biếng, thích chơi và ngủ hơn làm việc; nghèo vì ham cờ bạc, nghiện ngập, thích tiêu xài hoang phí…
- Nghèo vì hoàn cảnh bên ngoài: Chính quyền ngu muội, dã man, tham nhũng sách nhiễu, lạm dụng bóc lột, làm sưu cao thuế nặng, kinh tế lạm phát, thất nghiệp, thời tiết, thiên tai, bệnh tật...
Theo IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), người nghèo được chia ra thành 2 thể loại căn cứ trên đồng đô la:
- Nghèo rớt mồng tơi (extreme poverty) là người nghèo sống với dưới 1 đô la mỗi ngày (1US$ per person)
- Nghèo vừa vừa (moderate poverty) là loại người nghèo sống với dưới 2 đô la mỗi ngày.
Nhìn vào nước Việt Nam qua lợi tức bình quân trên đầu người (“income per capita”), sau 79 năm đảng Cộng sản nắm chính quyền (1945), 49 năm sau khi “thống nhất đất nước” (1975), là $4623.00 thì Việt Nam vẫn được xem là nước nghèo (Theo IMF, VN đứng xếp hạng 120 trên 191 quốc gia). Điểm đáng chú ý là 51% dân Việt vẫn còn nghèo trong tình trạng rớt mồng tơi, tức là sống dưới US$ 1.00 một ngày!?
Theo dòng lịch sử, câu nói sau đây của Lenin đã hoàn toàn lỗi thời và sai bét:
“Nguyên do chính gây ra nạn nghèo trên thế giới là là chính sách thực dân của Tây phương.”
Các quốc gia nghèo nhất trên thế giới chưa hề có bước chân của thực dân đặt đến như: A Phú Hãn, Ethiopia, Tây Tạng và Liberia. Đồng thời có một số quốc gia giầu bậc nhất trên thế giới cũng chưa hề có sự kiểm soát nào của thực dân như: Thụy Sĩ, Na Uy, Đan Mạch, Phần lan. Trong khi cũng có các quốc gia giầu có vào bậc nhất bây giờ lại là thuộc địa cũ như: Hồng kông, Hoa Kỳ, Gia nã đại, Tân tây Lan…
Trở ngại chính của sự phát triển quốc gia là chính trị, kinh tế chứ không phải văn hóa hay tôn giáo ; mặc dầu văn hóa hay tôn giáo cũng có ít hay nhiều đóng một vai trò phụ trong sự giầu-nghèo của dân tộc!
Hoàn cảnh Việt Nam
Trong “Mười điều răn” của Thiên chúa giáo. Đã có đến 2 hai điều (20%) nhắn nhủ về vấn đề tôn trọng tài sản (tư hữu) của con người.
Điều 8: “Không được trộm cắp.” (*)
Điều 10: “Không được tham của người.”
Có ý tham tài sản của người (điều 10) đã là một tội rồi; lấy trộm (điều 8) tức là “lấy” mà không có sự đồng ý của sở hữu chủ còn mang tội nặng hơn.
Hèn gì mà CS không thích Thiên Chúa giáo (và ngược lại!)
Chính CS (và XNCH) đã hợp thức hóa vấn đề “lấy” của cải của người dân. Họ không chỉ “lấy” mà ngang nhiên “cướp (!)” đi tất cả những gì người dân tạo dựng ra từ mồ hôi nước mắt; và rồi rao giảng là làm như vậy để tạo một “xã hội công bằng tốt đẹp hơn.” Sau gần 1 thế kỷ, tính từ sau “cách mạng tháng 10, 1917” ở Nga và “cách mạng tháng 8, 1945” ở Việt Nam, sự công bằng xã hội dưới ách cs vẫn chỉ là bánh vẽ. “Hướng dẫn sản xuất” dẫn đến kinh tế trì trệ; “Giới hạn lợi bổng và chế độ bao cấp” dẫn đến năng xuất kém, tiêu diệt sáng kiến, khuyến khích ăn trộm (!). Chính phủ càng tăng gia sự kiểm soát thì tự do của công dân càng bị thu hẹp… CS một mặt không xây dựng được gì đã đành; lại còn phá hủy cái động cơ căn bản thúc đẩy sự sản xuất: Đó là “tư hữu.” Người dân dưới chế độ CS càng ngày càng nghèo thêm; ngoại trừ một thiểu số cán bộ, đảng viên, nhân viên chính quyền cs giầu có nhờ tham nhũng, lường gạt dân chứ không phải vì họ lao động hay sản xuất giỏi…
Ngay cả lý tưởng “công bằng xã hội” theo kiểu cộng sản (“cách mạng vô sản”) nghe cũng không ổn! Gỉa dụ việc lấy hết của nhà giầu để chia cho nhà nghèo được thi hành một cách “nghiêm chỉnh” thì chính sách “nghiêm chỉnh” này tự nó đã “thiếu tinh thần sản xuất” rồi. Theo John Tucci:
“Lấy của cải của người giầu - bất kể giầu vì lý do gì (giầu vì làm việc siêng năng, may mắn hay thụ hưởng gia tài của cha ông, lường gạt, tham nhũng…) đem chia cho người nghèo sẽ không giúp ích gì cho người nghèo cả. Bời vì giầu nghèo không phải là vấn đề có nhiều tiền của (hay ít tiền ít của) hơn người khác; chẳng khác gì người bị béo phì không phải vì Mc Donald bán hamberger và khoai tây chiên có nhiều dầu mỡ. Ăn hamburger và khoai chiên có nhiều dầu mỡ là sự lựa chọn của mỗi người.”
Đúng như vậy? Ngoài ra, sự bố thí chẳng giúp ích gì cho người nghèo nếu nhìn theo chính sách về lâu về dài. Nếu cho (free of charge!) người nghèo đói một con cá. Họ ăn hết con cá đó thì ngày mai họ lại đói lại như thường. Chính sách tốt là chính sách biết cách dậy (“giáo dục”) người nghèo làm sao biết cách “câu cá” thì mới mong họ tự túc kiếm ăn không bị đói.
Nhìn chung các nước nghèo, trong đó hiển nhiên có cả nước Việt Nam anh hùng, đều có vài điểm giống nhau. Ngoài chuyện thiếu ăn, thiếu mặc còn thấy ngay là nước đó có chế độc tài hoặc cộng sản - hoặc có cả hai của quý “độc tài và CS” một lúc… Tôi đề nghị CS nên đổi lại khẩu hiệu mà họ thường trên in trên những hàng đầu các văn bản của nhà nước là: “Không có gì quí bằng độc tài và Cộng sản.” Không phải vì đất nước thiếu tài nguyên mà vì lãnh đạo độc tài CS phần lớn thất học, tham lam mông muội. Họ chỉ lo vơ vét cho nhiều cho nhanh để vinh thân phì gia (hoặc bỏ vào nhà băng ở ngoại quốc); họ không hề để ý gì đến vấn đề giáo dục, y tế và an sinh của dân; không xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết tối thiểu như trường học, bệnh viện, đường xá… để giúp dân có cơ hội thóat ra cảnh nghèo đói triền miên của họ.
Chính quyền CS cứ ra rả hô hào “Xóa đói, Giảm nghèo” mà chẳng thấy làm được cái gì cụ thể để xóa hay giảm gì cả. Họ không biết là dân chúng Việt Nam đang muốn thi hành điều cần thiết số 1 (“number ONE”) là “Diệt bỏ chủ nghĩa cộng sản.” Nếu trong một đêm nào đó (?), cứ mỗi một gia đình Việt Nam chia nhau xiết cổ 1 tên đảng viên CS là hôm sau nước Việt mới có thể có cơ hội “xóa đói giảm nghèo” được ngay! Việt Nam có thể cùng sánh bước tiến hóa với dân tộc của toàn cầu được.
Chế độ CS và HCM sau khi ám sát, cắt cổ, mổ bụng, phá cầu, đắp mô, pháo kích vào khu đông dân cư, nướng bao nhiêu sinh mạng thanh niên Việt qua hết kháng chiến này đến chiến tranh nọ… thành quả duy nhất mà họ đem đến cho nước Việt là làm cho đất nước tụt hậu từ 50 dến 90 năm. Vinh quang, vô địch, kiệt xuất ở chỗ nào kìa? Đời sống người dân dưới chế độ CS cứ dần dần chìm sâu hơn trong tuyệt vọng, không thấy lối thoát. Con đường “hy vọng” ngắn nhất đi từ sự nghèo khó đến hy vọng sinh tồn có lẽ là phải làm những chuyện bất hợp pháp như trộm cắp, lường gạt, buôn bán ma túy và… mãi dâm để sống qua ngày qua tháng. Ngay cả những người lương thiện, ngay thẳng, trọng nhân phẩm cũng phải nghĩ đến việc phải làm chuyện phạm pháp, việc đáng xấu hổ chỉ vì họ có cha mẹ, có anh em, có con cái đang đang sống vất vưởng và trông cậy vào họ. Thật là thương tâm khi phải nghĩ đến sự lựa chọn, sự hy sinh to tát của họ.
Xứ sở nghèo (như Việt Nam) đều thiếu các cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, nguồn nước sạch để uống, Ai cũng biết, sự giáo dục, học hành và sức khỏe sẽ mang lại một hy vọng cho người nghèo thoát ra khỏi hoàn cảnh bị đất của mình, những vùng nghèo lại thiếu trường học, thiếu cơ sở y tế tối thiểu. Không thấy chính quyền CS thi hành các nỗ lực xây dựng khả dĩ nào để giúp người nghèo. Nếu có tạo được một vài cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, thì người dân nghèo (“bần cố nông nòng cốt của cách mạng!” “chủ của đất nước!”) lại bị hạ nhuc, bị đối xử tàn nhẫn khi họ có nhu cầu cần tiếp xúc với các nhân viên, cán bộ nhà nước (“đầy tớ của nhân dân!”) ở chính ngay các cơ sở hạ tầng nầy (hối lộ, các chế tài khắt khe, ngăn cấm…)
Nhiều chủ gia đình nghèo Việt Nam thấy sự thất bại của mình trong việc xây dựng tương lai cho gia đình và con cái, thường quay ra nghiện rượu, đánh vợ đánh con, làm cho cơ cấu gia đình bị đổ vỡ, rồi xã hội đổ vỡ. Chuyện tội phạm, vô luật lệ là chuyện bình thường của xứ nghèo. Đã xoá đói giảm nghèo không được, mà lại không có đủ phương tiện để chống phạm tội… Cái vòng lẩn quẩn dường như khó mà xoay ngược lại được mà lại cứ thế lún xuống xâu hơn mỗi ngày.
Tiến trình của lịch sử thế giới cho thấy chủ nghĩa cộng sản chẳng sớm thì muộn rồi cũng sẽ bị tận diệt. Thật oan trái! Cái nguyên nhân chính sẽ tiêu diệt CS lại là cái mà CS vẫn hô hào cổ võ: “vô sản” (sau khi đã thi hành “Trí, phú, địa, hào / Đào tận gốc, trốc tận rề!"). Vô sản làm lụt đi cái động năng tự nhiên thúc đẩy con người làm việc chăm chỉ hơn (để thêm lợi nhuận tư sản). CS có khả năng làm đại đa số dân chúng nghèo bằng nhau những khó mà đem lại sự xung túc cho dân. CS biến văn minh dân tộc trở thành văn minh của các bộ lạc bán khai nơi đó tất các tài sản chung của bộ lạc (quốc gia) và tài sản của riêng của người dân mọi (dân chúng) đặt dưới sự “quản lý” của bộ lạc (nhà nước!)
Thể chế dân chủ hay độc tài chưa thể quyết định được sự thịnh vượng hay nghèo khổ của quốc gia. Phải nhìn vào hệ thống kinh tế của quốc gia đó mới thấy rõ được sự thành công hay thất bại. Ngày hôm nay nền kinh tế tư bản mặc dù không hoàn hảo (khủng hoảng kinh tế, sự cách biệt lớn lao giữa giầu và nghèo…) nhưng nó đưa ra nhiều kết quả tốt hơn là từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (nhà nước / giới cai trị kiểm soát mọi động tác trên sân chơi kinh tế). Bởi vì “công bằng xã hội” và “động lực phát triển kinh tế” không nằm chung giường với nhau được.
CS có khả năng lật đổ, “cướp” chính quyền nhưng hoàn toàn không có khả năng đưa ra một phương cách cải tiến đời sống và tiện nghi của dân tộc. Đại đa số quần chúng đã nghèo từ trước vẫn nghèo như muôn thuở; Chẳng những thế, số người nghèo lại còn gia tăng thêm gấp bội hơn lúc trước. Sự thể này đã thấy rõ rệt ở các quốc gia trước đây theo chế độ CS như Liên xô, CS Đông âu… Hầu hết các các quốc gia có nền kinh tế tư bản đều là nước dân chủ – có nghĩa là chính quyền được dân bầu lên một cách dân chủ chứ không phải được chỉ định bởi 1 thiểu số hay 1 đảng phái. Dân nghèo, bị lép vế dưới chế độ tư bản sẽ áp lực các đại biểu của họ thi hành các biện pháp (hay thông qua các dự luật) để thay đổi hoàn cảnh của họ. Nhưng ngược lại, người nghèo, yếu thế dưới chế đó CS hoàn toàn bất lực, đó là chưa kể chính quyền CS lấy đâu ra tiền (capital) và mậu dịch (trade) – 2 món mà họ luôn luôn đã phá - để cải tiến mức sống của dân nghèo? Các nước tư bản tiến bộ vì dị biệt về quan điểm ý thức hệ với CS, không tha thiết gì về việc giúp đỡ các lân bang CS. Thành ra, cách tốt nhất, các chính quyền CS phải lấy / cướp của nhà giàu, trên nguyên tắc là, chia bớt cho người nghèo (?) (đánh tư sản mại bản cho đến tận gốc rễ, cái cách ruộng đất một cách phi lý, đẫm máu).
Ở cuối con đường, các tài sản bị cướp từ các giới tư sản và địa chủ không vào tay dân nghèo mà lại vào tay của các cán bộ, đảng viên của giai cấp lãnh đạo (còn gọi “giai cấp mới”). Xã hội mất hẳn ý chí sản xuất (vì sản xuất ra lại sợ bị tịch thu…) như vậy lấy đâu ra vốn và kỹ thuật để làm gia tăng sản xuất, gia tăng mức sống… Nghèo sẽ là chuyện đương nhiên – hãy nhìn lại thêm một lần nữa Liên xô, Đông âu, Cuba, Bắc Hàn, Kampuchia, Việt Nam…
Cơ hội giàu có sung túc của một dân tộc rõ ràng không chỉ căn cứ trên địa lý, văn hoá mà cả chính sách kinh tế và thể chế chính trị của dân tộc… 75 năm lịch sử cận đại đã chứng minh rõ rệt điều này.
Tự nhiên, trong hai cái xấu, tốt nhất là mình nên chọn cái nào xấu ít hơn. Bài học sai lầm (lựa chọn cái xấu!) của dân tộc đã dài 70, 80 năm rồi. Mình đâu có sống lâu mãi để đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Hãy khôn ngoan học cái sai lầm của các dân tộc khác.
“Việt Nam tiến lên!” là một khẩu hiệu quen thuộc của CSVN; nhưng Việt Nam tiến sao được khi còn đang bò từng bước lên “xã hội chủ nghĩa!” Việt Nam phải đứng lên và bước ra khỏi cái vòng lẩn quẩn “nghèo - cộng sản – nghèo” cái đã….
Trần Văn Giang
Orange County
___________
Chú thích
(*) Có nhiều người không đồng ý ("conflicting opinions”) về thứ tự (order) của các diều ghi trong “10 Điều Răn” "10 Commendements."
Nếu nói câu này là câu thứ 7 cũng đúng; mà nói là câu thứ 8 cũng đúng tùy theo mình đọc từ bản nào? Mà bản nào cũng tự cho mình là nguyên thủy cả...
Tôi đọc và ghi lại "10 Commendements" từ các sites sau đây:
http://www.allabouttruth.org/10-commandments.htm