(Xem: 1334)
Xuân Tóc Đỏ chỉ là nhân vật tưởng tượng, còn Xuân Tóc Quăn là nhân vật có thật, là thi sĩ số một của chế độ cộng sản Việt Nam. Xuân không là Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng như Tố Hữu, Huy Cận, Hoàng Minh Giám, Lưu Trọng Lư, hoặc là cập rằn Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hoài Thanh, của chế độ, Xuân chỉ là con cún, con miêu được chủ cưng chiều, sáng chiều cho ở bên cạnh để… liếm đít.
(Xem: 7762)
Tô Lâm được công luận phong là “người hùng cướp đất Văn Giang”. Trong phi vụ Văn Giang tháng 4 năm 2012, Tướng Lâm đã huy động lực lượng đông đảo tới 2000 công an phục vụ mục đích giải phóng mặt bằng cho dự án khu đô thị Ecopark mà thực chất là c.ướp đất của dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao và Xuân Quan. Hàng chục nông dân đã bị b.ắt giữ vì dám phản kháng để giữ đất. Nhưng có ai biết được rằng, sau vụ đàn áp dân chúng cho một dự án thuần túy kinh doanh, một nhân vật có tên Tô Dũng đã được chủ tịch Hưng Yên phê duyệt cho phần diện tích đất hơn 1.000 héc ta, như một “đáp lễ”. Tô Dũng là em ruột của Tô Lâm, hiện là giám đốc công ty bất động sản Xuân Cầu Holding. Đồng thời Tô Dũng cũng là đơn vị độc quyền phân phối xe Vespa tại miền Bắc.
(Xem: 8148)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 7954)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 8522)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 6965)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 8628)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 9552)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 7502)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 9064)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 13892)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 15301)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 17433)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 14104)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 12152)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 13709)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
29 Tháng Tư 20258:52 CH
1win.kg <a href=https://1win8010.ru/>https://1win8010.ru/</a> .
29 Tháng Tư 20258:25 CH
<a href=https://kitehurghada.ru/>Кайт сафари</a>
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
29 Tháng Tư 2025
Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4 Như một ngày còn thù hận Nếu ngày đó những người chiến thắng Biết đối xử với nhân dân miền Nam bằng tình nghĩa đồng bào Nếu ngày đó một giọt máu đào Còn hơn ao nước lã của giặc Tàu phương Bắc Nếu ngày đó đừng tập trung sĩ quan, công chức lên rừng thiêng nước độc Đừng dửng dưng nhìn những thuyền nhân nữ vượt biên bị hãm hiếp dày vò Nếu ngày đó đừng trả thù một cách tiểu nhân ti tiện so đo Mà giang rộng cánh tay như trượng phu quân tử Thì làm gì có lằn ranh giữa người và thú Mà đã từ lâu Nam và Bắc một nhà
29 Tháng Tư 2025
Chính cái kết luận vô lương tâm này, là giọt nước cuối cùng đẩy người cha cháu Tr vào hành động cùng quẫn, sau những chuỗi ngày tháng dài đấu tranh đòi công lý cho con, ông đã nhờ tận thành phố HCM để tìm luật sư, mong con ông có được cái lý do thanh thản dưới suối vàng. Hai luật sư được nhờ là ông Nguyễn Văn Quynh và bà Lê Thị Bích Hải. Cuối cùng thì sau vài tháng, kết quả là một tuyên bố lạnh lùng, tàn nhẫn của công an huyện Trà Ôn trả lời cho luật sư và cha mẹ cháu Tr.
23 Tháng Tư 2025
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta.
23 Tháng Tư 2025
2 giờ 20 sáng ngày Chủ Nhật, 10 tháng 3 năm 1975, cộng quân bắt đầu thực hiện trận mưa pháo vào thị Xã và các đơn vị trú phòng tại Ban Mê Thuột. Bốn giờ sáng, đặc công VC đột nhập tấn công phi trường L19 và đài kiểm báo Pyramid, sau đó chiến xa T-54 và bộ binh chia làm nhiều mũi tấn công kho đạn Mai Hắc Đế, Hậu cứ Thiết Đoàn 8, Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận. Tất cả đều thất thủ sau thời gian ngắn chống cự. Riêng phi trường L19 với đài kiểm báo cầm cự đến 6 giờ 30 sáng.

50 Năm Sau Sổ Tay Viết Lại (Bài 2) – Con Đường Tử Thần

14 Tháng Tư 20257:17 SA(Xem: 1135)
50 Năm Sau Sổ Tay Viết Lại (Bài 2) – Con Đường Tử Thần
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Theo ghi nhận của Phạm Huấn, tại cuộc họp lịch sử ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, hồi 13 giờ 03 phút, lệnh triệt thoái Cao Nguyên được coi như chính thức ban hành. Sau đó, Tướng Thiệu hỏi Tướng Viên liệu có thể dùng Quốc Lộ 19, hay 21 để rút quân?

Tướng Viên trả lời không thể dùng đường 21 nối Ban Mê Thuột với Nha Trang vì đường 14 từ Kontum-Pleiku tới Ban Mê Thuột đã bị địch cắt, và có ba bốn Sư Đoàn  Cộng Sản Bắc Việt tại chiến trường Ban Mê Thuột, không thể đi thoát qua ngả đó. Cũng khó thành công nếu dùng Quốc Lộ 19; nối Pleiku với Quy Nhơn; vì địch quân đóng chốt nhiều nơi.

Tướng Thiệu hỏi ý kiến Tướng Phú, ông này đề nghị đường số 7, nối liền Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên (qua các tỉnh lỵ Hậu Bổn/Phú Bổn, và Tuy Hoà/Phú Yên). Tướng Thiệu tỏ ý lo ngại vì đường số 7 đã bỏ hoang từ lâu, có nhiều mìn chưa nổ đặt từ hồi quân Đại Hàn, có nhiều cầu hư hỏng không lưu thông được, như cây cầu dài trên Sông Ba, cách Phú Yên khoảng 20cs. Tướng Phú thuyết phục Tướng Thiệu là Công Binh có thể sửa những cây cầu hư hỏng, và Tướng Viên thêm vào, sử dụng đường số 7 có ưu điểm là yếu tố bất ngờ.

Các quốc lộ chính tại Vùng II chiến thuật 1, 14, 19, 21,
Các quốc lộ chính tại Vùng II chiến thuật: 1, 14, 19, 21, Và Liên Tỉnh Lộ 7, Đường Tử Thần nối Pleiku với Tuy Hoà. (Bản đồ từ Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Phạm Huấn)

Tướng Thiệu hài lòng, ra lệnh:
- Thiếu Tướng Phú, tôi cho anh toàn quyền tổ chức và quyết định về “cuộc hành quân” để mang tất cả chủ lực quân, chiến xa, Pháo Binh, máy bay của Quân Đoàn II về phòng thủ Duyên Hải, và tái chiếm Ban Mê Thuột. Vì tính cách vô cùng quan trọng của “cuộc hành quân” này, và để giữ được yếu tố bất ngờ với địch: Anh chỉ cho các Tướng Lãnh, cấp chỉ huy dưới quyền biết… từng phần của lệnh này, và ra lệnh tuyệt đối giữ bí mật với dân chúng!!!

Tuy lệnh ban ra là “tuyệt đối giữ bí mật với dân chúng”, nhưng theo Nguyễn Tú, dân chúng nghe tin đồn, đã tự động chuẩn bị từ ngày 15-3, và bắt đầu lên đường từ tối 16-3, trước cả chủ lực quân, tuy chưa biết rõ điểm tới cuối cùng là ở đâu. “Mục tiêu đầu tiên là Phú Bổn, sau đó sẽ tính”.

17-3-75: Chính thức khởi hành

Ngày ra đi của đại quân là 17-3, Phạm Huấn viết:

Tin Quân Đoàn “di tản” đã không còn là một tin “tối mật” như các giới chức Quân Sự mong muốn. Từ hai ngày nay, mọi người dân Pleiku, mọi gia đình Quân Nhân, và chắc chắn cả địch nữa đều biết.

Hỗn loạn, cướp bóc, bắn phá xẩy ra nhiều nơi, trong và ngoài thị xã.

8 giờ 40. Đoàn xe di chuyển. Khoảng 4.000 quân xa đủ loại, và các xe dân sự.

Vẫn theo Phạm Huấn, chặng đầu của cuộc rút quân Pleiku-Phú Bổn sáng ngày 17-3-1975, diễn ra tốt đẹp. 13 giờ 40, từ Sài Gòn gọi ra, Tổng Thống, Nội Các, và các Tướng Lãnh khen ngợi về cuộc rút quân.

“Nhưng, đấy chỉ là chặng đầu tiên trên Liên Tỉnh Lộ 7. Con đường chôn vùi hàng nhiều ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội. Chôn vùi tên tuổi tất cả các Tướng lãnh đạo Đất Nước trong những năm sau cùng. Và cũng chính là con đường đưa đến sự sụp đổ mau chóng của Quân Lực VNCH, để rồi, mất nước sau đó!”

Buổi tối cùng ngày, có tin một nhóm lính Thượng đã nổi loạn, đốt nhà, ăn cướp…. Ngoài ra, vảo hồi 17g30, du kích Cộng sản bắn súng cối, làm cháy một quân xa, và một xe dân sự.

18-3-75: Hết bất ngờ, địch khởi sự tấn công

9 giờ, tin tình báo từ Sải Gòn cho biết: Các đơn vị du kích Cộng quân đã tập trung một số súng cối ở phía Nam Hậu Bổn (tỉnh lỵ Phú Bổn), để pháo, cắt đứt đoàn xe thành nhiều đoạn, làm trì trệ cuộc rút lui, đợi chủ lực quân Bắc Việt tới tấn công. Đêm qua, Sư Đoàn 320 của Bắc Việt đã bỏ mặt trận Bắc Ban Mê Thuột, kéo theo đại bác 122 ly, do Sư Đoàn 23 Bộ Binh của VNCH bỏ lại, tiến về Phú Bổn. Tướng Phú vô cùng hốt hoảng khi biết tin này.

Đang trong nỗ lực đối phó với địch, lại có rủi ro từ phía mình: Bom của Không Quân ta, đã đánh trúng, làm bốc cháy hai chiến xa M-41 của quân mình. Cùng lúc đó, một số lính Thượng bỏ chạy, nổi lửa đốt doanh trại. Tỉnh Trưởng bất lực, các cấp chỉ huy bó tay. “Khắp các ngả đường bên ngoài, và mọi nơi trong thị xã Phú Bổn, xe cộ và người… chật cứng”.

15 giờ 05, Thủ Tướng Khiêm và phái đoàn Chính Phủ tới thăm Bộ Tư Lệnh QĐ II (mới chuyển từ Pleiku về Nha Trang). Tướng Khiêm khen ngợi và nhận định: - Đây là cuộc rút quân vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Đúng như tin tình báo buổi sáng cho biết, trong khi Tướng Phú đón tiếp phái đoàn Thủ Tướng thì trung đoàn tiền phong của Sư Đoàn 968 Cộng Sản BV đã từ Ban Mê Thuột tới Phú Bổn, Phú Yên, phối hợp với các tiểu đoàn Việt Cộng, và đặc công Thượng tại địa phương, tăng cường lực lượng đánh phá đoàn xe di tản. Võ khí hạng nặng của ta như Đại Bác 122 ly do SĐ 23 bỏ lại, đã được Cộng quân sử dụng bắn vào quân dân ta. Theo Phạm Huấn:

“Từ 13 giờ trưa hôm qua, 17-3-1975, khi những chiếc xe Thiết Giáp đầu tiên vào Phú Bổn, ‘phố Quận’ này đã nhộn nhịp hẳn lên. Sau đó, đợt này qua đợt khác, xe và người chen chúc dồn vào như … nêm cối. Cả trăm ngàn người co rút trong cái thị xã nhỏ bé này. Vì bị làn sóng … người Kinh xâm nhập chớp nhoáng, quyền lợi bị đụng chạm. Một số lớn lính Thượng, dù không phải là Thượng Cộng, cũng đã nổi lửa đốt nhà, đốt doanh trại bỏ đi.

Pháo của Bắc quân nã vào. Những đơn vị chiến xa, Pháo binh nặng… tập trung trong thị xã bây giờ kẹt cứng. Không nhúc nhích, không xử dụng được. Các trưởng xa, tài xế, pháo thủ cũng chịu chung số phận như những người khác. Tất cả trở thành mục tiêu cố định của những trận mưa pháo.

Thật kinh hoàng, khủng khiếp. Biển người và biển máu. Đó cũng là giờ phút khởi đầu của đoàn quân, đoàn xe, đoàn người đi trên khúc quanh Tử Thần, của Tỉnh Lộ Máu số 7”.

19-3-75: Mang M.48 về bằng mọi giá

01 giờ 15, Quận Phú Túc trên Tỉnh Lộ 7, sau Hậu Bổn, bị pháo rất nặng, rồi bị Cộng quân tràn ngập lúc 2 giờ sáng, cố chặn đầu đoàn xe. Biệt Động Quân tái chiếm sau một trận đánh đẫm máu, tuy địch vẫn cố bám sát quanh Phú Túc.

8 giờ 45: Tổng Thống Thiệu gọi, ra lệnh, bằng mọi giá, phải mang chiến xa M.48, và đại pháo 175 ly về phòng thủ mặt trận Duyên Hải, và Sài Gòn. Trong khi đó, Việt Cộng vẫn đóng chốt dầy đặc tại quãng đường hơn chục cây số trước khi tới Phú Yên. Và cũng chẳng ai biết rõ còn bao nhiêu chiến xa và đại pháo có thể xử dụng được.

11 giờ 30, theo tường trình của Tướng Tất, chỉ huy tổng quát cuộc lui quân: Việc sửa cây cầu lớn gần Phú Túc vẫn chưa xong. Đường còn quá xa. Lúng túng, khó khăn, vì phải giữ chiến xa do lệnh thượng cấp. Lo sợ Sư Đoàn 320 BV đuổi theo tấn công xả láng. Tinh thần lính và vợ con đi theo bị sa sút nặng nề.

12 giờ 25: Từ Sài Gòn gọi ra, lệnh của Tổng Thống Thiệu: Xử dụng Pháo Binh, Không Quân tối đa, “san bằng” Phú Túc để Đoàn quân di chuyển. Cầu gặp khó khăn, dùng vỉ sắt PSP của sân bay Cung Sơn thẩy xuống làm đường cho chiến xa đi. Tướng Phú ra lệnh bắn vào nhóm Thượng nổi loạn để đoàn xe tiến về Sơn Hoà.

15 giờ: Đoàn xe chính còn lại, trên khoảng Phú Túc – Cung Sơn, ước lượng 3.000 xe. Lính Thượng vẫn nổi loạn giữa Hậu Bổn-Phú Túc. Đốt những xe kẹt lại phía sau.

Tổng cộng chiến xa bị thiệt hại trong hai ngày 18 và 19 tháng 3 là 30 chiến xa. Theo Phạm Huấn, đó là theo báo cáo, sự thật nhiều hơn nữa!

17 giờ 50: Ghi nhận Phú Bổn mất. Một số lớn chiến xa M48 và M41 bị kẹt lại Phú Bổn.

Tổng số chiến xa đi được, vừa qua sông Phú Túc: 6 M48, 16 M41, 13 Thiết Vận xa M113.

18 giờ: Tướng Chức, Chỉ Huy Trưởng Công Binh cho biết, Đoàn Xe Quân Đội qua sông Phú Túc khoảng 1.500 cái.

Trong khi ấy, Không Quân được lệnh đánh bom các cơ sở Quân Sự quan trọng bị bỏ lại ở Pleiku, như kho đạn đại bác mới 14.000 tấn, kho xăng…

20-3-75: Chiến Xa, Đại Bác và Những Xác Người

8 giờ 05: Tướng Tất tường trình tình hình chung của Đoàn quân. Những đơn vị BĐQ vừa di chuyển, vừa tác chiến, để bảo vệ phía sau Đoàn xe. Những đơn vị này, vừa chịu những trận mưa pháo của địch, vừa chiến đấu với Bắc quân trong 3 ngày liền. Thiệt hại trung bình… một phần ba quân số. Trong phần kiểm điểm tình hình, trước khi đi tiếp, Phạm Huấn ghi nhận:

“Thành phố đất đỏ nhỏ bé miền núi Phú Bổn, sau những trận mưa pháo của Bắc quân, buổi trưa và đêm 18.3.1975, đã biến thành ‘một chợ trời… xác chết’. Khắp nơi nơi, chỗ nào cũng có xác người chồng lên nhau. Đau đớn nhất là những chiến hữu của họ trong cái chết oan khiên, tức tưởi. Những pháo thủ súng lớn nằm dài sõng sượt dưới chân Đại Bác, gối đầu lên nhau. Hai nòng súng cao ngất -- loại Đại Bác 175 ly lớn nhất của QLVNCH – cũng … chụm đầu lại (?) Những trưởng xa, tài xế các loại xe M48, M41 ‘ngồi yên, bất động’ trong pháo tháp, trên đầu xe, với hình hài không còn nguyên vẹn. Một góc sân Trường Tiểu học, họ đếm được 4 xe M41 đậu dồn lại. Khu đất trống trước Toà Hành Chánh, 8 chiếc M48, M41 san sát bên nhau như để... triển lãm.

“Vây bọc chung quanh những khẩu Đại Bác 175 ly, những chiến xa, là những ‘hàng rào’ xác nguời, xe cháy, xe hư kéo dài ra tới ngoài thị xã…

“70% lực lượng chiến xa và Pháo Binh nặng của Quân Đoàn II được bố trí, dồn đống trong Phú Bổn. Một ‘phố quận’ mà mỗi chiều chưa tới một cây số!

“Tổng số chiến xa nặng và Đại Bác 175 ly ‘bỏ lại’ Phú Bổn:

-       40 chiến xa M41 và M48.
-       8 khẩu đại bác 175 ly.

11 giờ 20: Các đơn vị Công Binh Liên Đoàn 6 vẫn dồn mọi nỗ lực ủi đường, sửa cầu, làm cầu trên Liên Tỉnh Lộ 7 để đoàn xe qua. Cứ một cây cầu vừa sắp sửa làm xong, dân chúng đã ồ ạt tràn tới. Hỗn loạn, vô trật tự, không có cách nào giải quyết được.

11 giờ 30: Cùng với tình hình nóng bỏng của Tỉnh Lộ 7, tin từ nơi khác đổ về: Chiến xa và Bắc quân tràn ngập Quảng Trị đêm 19-3, và Huế bỏ ngỏ. Hai tỉnh Lâm Đồng, Quảng Đức bị đánh nặng. Tin Đà Lạt di tản. Dân chúng hoang mang, lo sợ, chạy đổ về Cam Ranh.

***

Dưới đây là bài của Nguyễn Tú, ghi nhận từ phía dân sự về cuộc di tản, cùng ngày 20-3-75, đăng trên Chính Luận số báo đề ngày 22-3-75, trang 1:
 
Từ Kontum-Pleiku và Phú Bổn kéo xuống
ĐOÀN DI TẢN ĐÃ VÔ GẦN PHÚ YÊN
Nhưng chưa qua được vùng giao tranh

Nguyễn Tú

SƠN HOÀ, 20-3.—Đoàn di tản Kontum-Pleiku-Phú Bổn đã về được tới địa phận của tỉnh Phú Yên. Nhưng tất cả xe cộ binh sĩ và dân chúng còn kẹt lại quận lỵ Sơn Hà? Chỉ mới có một nhóm khoảng 200 người được trực thăng đưa thẳng về Tuy Hoà.

Tin của bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú, điện về toà soạn đêm Thứ Năm (20-3) cho hay các chi tiết sau đây:

“Trận mở đường máu để thoát khỏi cuộc tấn công bất ngờ của Cộng quân và người Thượng phản loạn đã kéo dài từ chiều 18 qua sáng 19-3. Phần lớn đoạn đầu đã vượt qua lưới lửa, tiến về Đông. Phần còn lại ở phía sau phải băng rừng để vượt đi. Bản báo ĐPV Nguyễn Tú cùng chạy với đoạn hậu này. Và đây là thêm chi tiết về trận chiến ở Phú Bổn:

“Hoả lực của Địa Phương Quân Thượng phản loạn, gồm từ các loại súng của ta cho tới B41, AK47 của “địch”, bắn xối xả vào đoàn xe. Đạn đại pháo Cộng quân từ bốn phía cũng xối xả dội xuống. Nhiều chiếc xe trúng đạn bốc lửa biến thành những giàn hoả nổ tung. Tất cả những người ngồi nêm chặt trên xe không xuống được, gồm cả binh sĩ lẫn dân sự, già trẻ lớn bé nam nữ cũng văng lên 4 phương 8 hướng với các mảnh vụn của xe.

Đông đảo đồng bào không có xe để đi, ngồi dọc hai bên lộ hoặc mới nhảy từ xe xuống, bị những tràng liên thanh địch quạt ngang, gục ngã từng loạt. Máu đã xối xả tuôn chảy trên mặt lộ như những giòng suối nhỏ. Tiếng rít của đại bác, tiếng nổ của đạn nhỏ, tiếng la hét của những người chưa chết, tiếng khóc của trẻ con, tạo thành một âm thanh… địa ngục. Cuộc chống trả của Biệt Động Quân kéo dài từ chiều 18 đến sáng 19, đoạn chót đoàn di tản mới thoát được vô rừng.

Bạn Nguyễn Tú kể tiếp:

“Chạy miết một hồi, nhóm người chót còn lại khoảng 200 người leo được tới đỉnh đồi Chu dal. Khoảng cách từ thị xã Hậu Bổn tới đèo Chu dal chỉ lối 10cs nhưng phải băng qua toàn rừng rậm, suối sâu. Lối 11 giờ trong ngày, nhóm người sống sót bắt liên lạc vô tuyến được với trực thăng thám sát. Khoảng 3 giờ, một đoàn trực thăng phái tới cứu cấp.

Nhưng đỉnh đồi cheo leo và hẹp, việc cứu cấp rất khó, số người ở dưới lại đông. Cuối cùng chỉ có một số được bốc đi vì trời cũng đã tối. Công cuộc cấp cứu lại được tiếp tục vào sáng hôm sau. Hiện số 200 đồng bào và binh sĩ ở Chu dal đã được đưa thẳng về Tuy Hoà”.

Ngoài tin của Nguyễn Tú điện về, tin từ Tuy Hoà cho biết tất cả đoàn di tản Kontum Pleiku Phú Bổn đã vào được địa phận an toàn của Phú Yên. Tuy nhiên, tất cả xe cộ phải ngưng lại dọc sông Ba, vì liên tỉnh lộ số 7 vốn đã không được sử dụng từ nhiều năm nay vì lý do an ninh. Tin này cũng cho biết: Đoàn xe và người đen như kiến hiện bu quanh quận lỵ Sơn Hải chưa thể biết chắc bao giờ mới về được Tuy Hoà, vì đoạn đường chót 40 cây số đang là vùng giao tranh ác liệt giữa BĐQ, Bộ binh và quân chính quy Bắc Việt. Theo nguồn tin chính thức cho biết số dân Kontun, Pleiku di tản sẽ được tạm trú tại Nha Trang.

***

Cùng trong số báo với bài của Nguyễn Tú trên đây, Chính Luận đăng nguyên văn lời hiệu triệu của Tổng Thống Thiệu cùng đồng bào, với tựa đề 2 cột trang 1: TỔNG THỐNG THIỆU LÊN TIẾNG “Chỉ bỏ Kontum Pleiku đồng bào cứ bình tĩnh”. Trong đó, có nói về Cao Nguyên, như sau:

“Riêng về Cao Nguyên, nơi mà chúng ta phải chiến đấu trong thế 1 chống lại 4, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà buộc phải tái phối trí để bảo toàn lực lượng và tạo điều kiện chiến đấu tự vệ hữu hiệu hơn trong giai đoạn này. Vì vậy Quân Lực ta đã không cố thủ hai thị xã Kontum và Pleiku.

“Tại các mặt trận khác, từ Trị Thiên qua vùng Duyên Hải QK2, đến QK3 và QK4, chúng ta nhất quyết bảo vệ lãnh thổ đến cùng.

“Những tin đồn bỏ Thừa Thiên, hay Đà Lạt, hoặc một vài nơi khác chỉ là những tin đồn nhằm tạo hoang mang trong quần chúng và hoàn toàn vô căn cứ.
“-- Cho nên, tôi kêu gọi đồng bào hãy bình tĩnh và vững tin với một ý chí chống Cộng dứt khoát, với tình Quân Dân đoàn kết hy sinh trong chiến đấu, với sự sát cánh hậu phương tiền tuyến, chúng ta sẽ không bao giờ để cho Cộng Sản xâm lược thôn tính miền Nam Tự Do thân yêu này.

Tổng Thống Thiệu đã nói quá đủ. Người viết xin miễn có lời bàn.

(Còn tiếp)
 
Đinh Từ Thức
Nguồn : Việt Báo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ