(Xem: 1331)
Xuân Tóc Đỏ chỉ là nhân vật tưởng tượng, còn Xuân Tóc Quăn là nhân vật có thật, là thi sĩ số một của chế độ cộng sản Việt Nam. Xuân không là Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng như Tố Hữu, Huy Cận, Hoàng Minh Giám, Lưu Trọng Lư, hoặc là cập rằn Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hoài Thanh, của chế độ, Xuân chỉ là con cún, con miêu được chủ cưng chiều, sáng chiều cho ở bên cạnh để… liếm đít.
(Xem: 7760)
Tô Lâm được công luận phong là “người hùng cướp đất Văn Giang”. Trong phi vụ Văn Giang tháng 4 năm 2012, Tướng Lâm đã huy động lực lượng đông đảo tới 2000 công an phục vụ mục đích giải phóng mặt bằng cho dự án khu đô thị Ecopark mà thực chất là c.ướp đất của dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao và Xuân Quan. Hàng chục nông dân đã bị b.ắt giữ vì dám phản kháng để giữ đất. Nhưng có ai biết được rằng, sau vụ đàn áp dân chúng cho một dự án thuần túy kinh doanh, một nhân vật có tên Tô Dũng đã được chủ tịch Hưng Yên phê duyệt cho phần diện tích đất hơn 1.000 héc ta, như một “đáp lễ”. Tô Dũng là em ruột của Tô Lâm, hiện là giám đốc công ty bất động sản Xuân Cầu Holding. Đồng thời Tô Dũng cũng là đơn vị độc quyền phân phối xe Vespa tại miền Bắc.
(Xem: 8147)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 7952)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 8521)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 6964)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 8627)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 9550)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 7501)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 9063)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 13891)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 15300)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 17432)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 14102)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 12151)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 13708)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
29 Tháng Tư 20258:52 CH
1win.kg <a href=https://1win8010.ru/>https://1win8010.ru/</a> .
29 Tháng Tư 20258:25 CH
<a href=https://kitehurghada.ru/>Кайт сафари</a>
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
29 Tháng Tư 2025
Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4 Như một ngày còn thù hận Nếu ngày đó những người chiến thắng Biết đối xử với nhân dân miền Nam bằng tình nghĩa đồng bào Nếu ngày đó một giọt máu đào Còn hơn ao nước lã của giặc Tàu phương Bắc Nếu ngày đó đừng tập trung sĩ quan, công chức lên rừng thiêng nước độc Đừng dửng dưng nhìn những thuyền nhân nữ vượt biên bị hãm hiếp dày vò Nếu ngày đó đừng trả thù một cách tiểu nhân ti tiện so đo Mà giang rộng cánh tay như trượng phu quân tử Thì làm gì có lằn ranh giữa người và thú Mà đã từ lâu Nam và Bắc một nhà
29 Tháng Tư 2025
Chính cái kết luận vô lương tâm này, là giọt nước cuối cùng đẩy người cha cháu Tr vào hành động cùng quẫn, sau những chuỗi ngày tháng dài đấu tranh đòi công lý cho con, ông đã nhờ tận thành phố HCM để tìm luật sư, mong con ông có được cái lý do thanh thản dưới suối vàng. Hai luật sư được nhờ là ông Nguyễn Văn Quynh và bà Lê Thị Bích Hải. Cuối cùng thì sau vài tháng, kết quả là một tuyên bố lạnh lùng, tàn nhẫn của công an huyện Trà Ôn trả lời cho luật sư và cha mẹ cháu Tr.
23 Tháng Tư 2025
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta.
23 Tháng Tư 2025
2 giờ 20 sáng ngày Chủ Nhật, 10 tháng 3 năm 1975, cộng quân bắt đầu thực hiện trận mưa pháo vào thị Xã và các đơn vị trú phòng tại Ban Mê Thuột. Bốn giờ sáng, đặc công VC đột nhập tấn công phi trường L19 và đài kiểm báo Pyramid, sau đó chiến xa T-54 và bộ binh chia làm nhiều mũi tấn công kho đạn Mai Hắc Đế, Hậu cứ Thiết Đoàn 8, Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận. Tất cả đều thất thủ sau thời gian ngắn chống cự. Riêng phi trường L19 với đài kiểm báo cầm cự đến 6 giờ 30 sáng.

Cuộc ra đi lầm lũi của một Tổng Thống

14 Tháng Tư 20257:01 SA(Xem: 664)
Cuộc ra đi lầm lũi của một Tổng Thống
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Đúng sáng ngày này 46 năm trước, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã có ngày lưu vong cô đơn đầu tiên trên đất khách quê người trong khách sạn ở Taipei, Đài Loan. Để rồi, ba ngày sau, 29-4-1975, ông Thiệu đã trả lời một đại diện không chính thức của chính phủ Mỹ: “Làm kẻ thù của Mỹ thì rất dễ, nhưng làm bạn thì rất khó”.

Từ trước đó nhiều tháng, chính quyền miền Nam Việt Nam đã đến thế cờ tàn thật sự sau khởi đầu của chuỗi Domino sụp đổ từ Hiệp định Paris 1973. Người bạn Mỹ, đồng minh chí cốt từng một thời làm quá tải phi trường Tân Sơn Nhất bởi dày đặc những chuyến không vận tiếp tế cho Sài Gòn, đã quay lưng thật sự.

Bản tin đài VOA tường thuật cuộc bỏ phiếu kín của Hạ Nghị viện Mỹ ngày 12-3-1975 về việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Sài Gòn đã nhận kết quả cay đắng: chỉ có 49 phiếu thuận trong khi đến 189 phiếu chống.

Một ngày sau, Sài Gòn lại tiếp tục nhận tin sét đánh từ Thượng viện Mỹ: chỉ có 6 phiếu thuận trên 36 phiếu chống việc viện trợ thêm vũ khí cho Sài Gòn trong năm 1975.

Trong cuốn sách Từ tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch của ông Thiệu đã nhắc lại một đoạn u tối: “Tại nhà thờ Lutheran ở Arlington, bang Virginia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng James Schesinger đã khóc cho miền Nam Việt Nam. Ông được ngài phó giám đốc Cục tình báo Trung ương Vernon Walters kể rằng viên đại sứ Nam Việt Nam ở Washington nói: “Phía bên kia vùng không có bình minh là hoàng hôn đang phủ xuống”.

Rồi Schlesinger nhớ lại: “Tôi vẫn nhớ lời miêu tả của Churchill về sự sụp đổ của nước Pháp trong Thế chiến thứ II. Đây là thảm họa tương tự, dù khác nhau về tầm cỡ. Tôi không trách người Việt Nam đã cố theo đuổi chút hy vọng mong manh. Tôi cảm thương họ. Tôi buồn cho họ!” …Tổng thống Ford quyết định rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp về mặt quân sự nữa. Sẽ không có những hạm đội đổ bộ đến cứu nguy, cũng không có những chuyến tàu tiếp tế từ phía chân trời như đã từng có từ 10 năm trước đây …”.

Gặp ông Thiệu ở Dinh Độc Lập, Tổng trưởng Nguyễn Tiến Hưng đã chứng kiến sự tức giận cùng cực của vị tổng thống suốt 10 năm của nền Đệ nhị Cộng hòa Nam Việt với đồng minh Mỹ: “Điều này không thể tin được. Trước hết ở Midway, người Mỹ bảo tôi chấp thuận vài ngàn lính Mỹ rút quân và tôi vẫn còn nửa triệu lính Mỹ ở lại chiến đấu với tôi. Rồi sau đó, khi họ rút thêm quân, họ đã nói: “Đừng lo, chúng tôi sẽ tăng cường cho ông để bù cho những sư đoàn đã rút lui”.

Khi nhịp độ rút quân gia tăng, và năm 1972 họ lại nói với tôi: “Đừng lo, ông còn có những lực lượng dự bị và chúng tôi bù đắp cho việc rút quân bằng việc tăng yểm trợ không lực cho bộ binh của ông”.

Sau đó, lính Mỹ rút hết và cũng không còn yểm trợ không lực. Họ lại nói với tôi: “Chúng tôi sẽ tăng cho ông thêm nhiều quân viện để bù đắp vào tất cả những cái đó. Xin đừng quên Đệ thất hạm đội Mỹ và những căn cứ không quân ở Thái Lan sẽ bảo vệ ông trong trường hợp cần thiết”.

Cuối cùng, chẳng còn gì hết, người Mỹ không hỗ trợ quân sự cũng cắt tiếp viện cho Sài Gòn!

Chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cố gắng chống chọi bằng mọi giá, từ những lá thư khẩn cầu viện trợ gởi đích danh đến Tổng thống Ford, Quốc hội, Bộ Quốc phòng Mỹ, kể cả việc đem các mỏ dầu Hoa Hồng (nay là Bạch Hổ) dù mới ở giai đoạn thăm dò thấy dầu ra “thế chấp” để vay tiền.

Trong lá thư đầy u buồn với nhiều lời lẽ van nài của ông Thiệu gửi cho Tổng thống Ford có những đoạn như không thể nào buồn và cam chịu hơn được nữa: “ …Chúng tôi kêu gọi lương tâm và lòng thương của nhân dân Mỹ đối với cảnh ngộ của đất nước chúng tôi, một người bạn đồng minh trung thành của nhân dân Mỹ trong suốt 20 năm sóng gió, một dân tộc đã chịu nhiều hy sinh và đau khổ to lớn trong hai thập niên để gìn giữ mảnh đất tư do này. Một dân tộc như vậy xứng đáng với lòng thông cảm và giúp đỡ. Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết, chúng tôi mong muốn Ngài thúc giục Quốc Hội xem xét dễ dàng và cấp bách lời yêu cầu được vay “số tiền vì tự do” của chúng tôi. Đây sẽ là hành động cầu xin cuối cùng mà chúng tôi, một người bạn đồng minh, gửi đến nhân dân Mỹ”.

Giữa tháng 4 cuối cùng của chính thể miền Nam, Tổng trưởng Nguyễn Tiến Hưng cầm lá thư “Freedom Loan” (vay tiền cho tự do) đầy bi thảm này đi Mỹ với trạng thái u uất, không tin mình sẽ thành công.

Chuyến phản lực cất cánh trên đường băng Tân Sơn Nhất trong một buổi sáng ầm ì tiếng bom đạn. Mặc dù nó không đầy hành khách, nhưng có cảm giác như nặng nề hơn bình thường với tâm trạng trĩu nặng của Tổng trưởng Hưng. Cô tiếp viên yêu cầu ông đặt chiếc cặp da lên giá hành lý trên đầu, nhưng ông ta khư khư giữ chặt trong lòng vì không muốn rời lá thư này.

Về sau, cuốn Từ Tòa Bạch Ốc đến Dinh Độc Lập đã thuật lại: “Cảm thấy lòng ngực nhức nhối và chóng mặt, Hưng có một linh cảm sắc bén đây là lần cuối cùng ông ta còn nhìn thấy được quê hương mình, và có lẽ chẳng bao giờ ông còn gặp lại mẹ và các anh chị em của mình. Ông nhìn xuống Sài Gòn qua cửa sổ máy bay một cách tuyệt vọng.

Từ trên cao, Sài Gòn hiện ra thật đẹp, tràn đầy những kỷ niệm của một thời đã qua… Như hiểu được tâm trạng ông, máy bay lượn hai vòng quanh Sài Gòn… Bên dưới vẫn là dòng sông Sài Gòn với màu nước nâu sẫm như Chocolate, với hàng dừa chạy dọc hai bên bờ, nơi đó cuối tuần nào ông cũng đến câu cá, bắt tôm. Xa xa, Dinh Độc Lập rực sáng và những nỗi đau khổ trong ba tháng qua lại ập đến với ông”.

Và Tổng trưởng Hưng đã dự cảm đúng. Kế hoạch “Freedom Loan”, chiếc phao cứu sinh cuối cùng của Sài Gòn, hoàn toàn đổ vỡ.

Từ khẩn cầu vay 3 tỷ USD ban đầu, rút xuống còn 722 triệu có hoàn trả, nhưng Quốc hội Mỹ vẫn lạnh lùng lắc đầu. Niềm hy vọng mong manh cuối cùng đặt ở nỗ lực của Chính phủ Mỹ đã bị Henry Kissingger dội gáo nước lạnh: “Việc bàn luận về Việt Nam đã chấm dứt. Chính phủ sẽ chấp nhận lời phán quyết của Quốc hội mà không phản bác lại”.

“Chiều ngày 20-4, Đại sứ Martin đến thăm Tổng thống Thiệu để hỏi về tình hình và gợi ý ngọt ngào: “Tôi tin rằng một vài ngày nữa, các tướng lãnh của ông sẽ đến đề nghị ông từ chức”. “Nếu tôi từ chức thì sẽ có viện trợ quân sự không”, ông Thiệu hỏi. Martin trả lời: “Tôi không thể hứa với ông nhưng có thể vậy”. Trước khi Martin về, ông Thiệu nói rằng mình sẽ làm những điều tốt nhất cho đất nước”.

Cuốn sách của Nguyễn Tiến Hưng nhắc lại những ngày cuối sầu thảm trên chiếc ghế Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa của ông Thiệu.

Suốt từ khởi đầu vào thập niên thứ hai của thế kỷ 20, Tân Sơn Nhất đã là chứng nhân của bao biến động thời cuộc.

Từ giai đoạn phát triển của miền đất phía Nam trù phú, đến cuộc Thế chiến thứ hai tàn khốc, người Nhật kéo sang, quân Pháp tái xâm lược rồi cũng đến ngày phải rút lui hoàn toàn, quốc gia hình chữ S bị chia đôi bởi vĩ tuyến 17 và nền Đệ nhất, Đệ nhị Cộng hòa mong manh như ngọn đèn dầu trong chiến cuộc kéo dài suốt 20 năm.

Đến tận cuối tháng 4-1975, phi trường Sài Gòn này lại trở thành chứng nhân một sự kiện lịch sử thầm lặng nói lên gió đã xoay chiều báo hiệu những trận cuồng phong dữ dội sắp ập đến.

Trước áp lực chiến sự dồn dập đẩy chính quyền Sài Gòn vào thế bí, ngày 21-4-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải ngậm ngùi từ chức, nhường vị trí lãnh đạo lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương, với hy vọng mong manh sự đổi thay chính trị có thể thay đổi thế cờ quân sự đang sắp đến hồi “chiếu tướng” miền Nam.

“Về vườn” nhưng vị cựu Tổng thống nắm quyền dài nhất ở miền Nam cũng không thể ở lại quê hương của mình. Lực lượng cách mạng buộc phải “loại biên” vĩnh viễn ông Thiệu, chính quyền tân Tổng thống Trần Văn Hương cũng cho rằng không thể làm được gì nếu vị cựu Tổng thống sắt đá chống cộng và đầy bản lĩnh chính trường còn hiện diện ở Sài Gòn.

Tổng thống Nguyễn Văn ThiệuÔng Thiệu buộc phải ra đi !

Và Tân Sơn Nhất là chứng nhân cuộc ra đi thầm lặng, buồn thảm này. Đêm 25-4-1975, một chiếc DC6 thuộc quyền sử dụng của Đại sứ quán Mỹ bay từ Bangkok sang Tân Sơn Nhất để đón một vị khách đặc biệt.

Cùng lúc đó, tư dinh Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, trong Bộ Tổng Tham mưu, âm thầm diễn ra buổi chia tay một vị cựu Tổng thống như không thể nào sơ sài, giản đơn hơn được nữa. Không có hoa, rượu, cũng chẳng có lời diễn văn tiễn biệt hoa mỹ nào, ông Thiệu lặng lẽ lên một trong ba chiếc công xa màu đen của Đại sứ quán Mỹ lầm lũi chạy thẳng vào phi trường.

Ngồi băng ghế sau, vị cựu Tổng thống của Chính quyền miền Nam Việt Nam lọt thỏm giữa hai người Mỹ to lớn là tướng Timmes và đặc trách tình báo Polgar. Hộ tống ông Thiệu cũng bằng vài lính thủy quân lục chiến Mỹ, chứ không hề có một người lính Việt nào trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa mà ông từng nhiều năm là tư lệnh tối cao của họ.

Đoàn xe chạy qua Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong với dòng chữ “Những hy sinh cao quý của chiến sĩ đồng minh sẽ không bao giờ bị quên lãng”. Ông Thiệu thở dài giữa hai người Mỹ ngồi cùng băng ghế tiễn đưa một cựu Tổng thống mà chẳng khác gì như áp tải.

Xe cũng không dừng lại ở bãi đậu máy bay của Air Việt Nam, mà sang bãi riêng biệt của Air America với lính thủy quân lục chiến lăm lăm M16 canh gác.

Ở đó, Đại sứ Mỹ Graham Martin đã đợi sẵn với cái bắt tay xã giao cùng câu chào ngắn gọn. Ông Thiệu trông có vẻ rất buồn và nhẫn nhịn, nhưng vẫn cố giữ tư cách trang trọng của một Tổng thống, để nói lời cảm ơn Martin đã tổ chức chuyến ra đi đặc biệt này. Đại sứ Mỹ đáp lời: “Đây là điều nhỏ nhặt nhất tôi có thể làm. Chào ông và chúc ông may mắn”.

Ít phút sau, chiếc DC6 cất cánh rời khỏi Sài Gòn rực ánh hỏa châu báo hiệu chiến sự đang đến rất gần và thời điểm Đô thành thất thủ chỉ còn tính bằng ngày.

Ông Thiệu ngậm ngùi dõi mắt qua ô cửa sổ máy bay, nhìn Sài Gòn bỏ lại sau lưng. Bàn cờ chính trị – chiến cuộc trên mảnh đất đẫm máu lửa, thương đau đã tàn và ông ta hiểu đây là lần cuối cùng mình được nhìn thấy quê hương!

Người dân, kể cả nhiều chính khách lớn nhỏ của miền Nam, cũng không hề biết một cựu Tổng thống của nền Đệ nhị Cộng Hòa đã rời khỏi đất nước và không hề mang theo một thỏi vàng nào trong 16 tấn vàng ngân khố như lời đồn thổi đầy ác ý.

Nhưng chiến tranh vẫn không hề được tạm dừng hay một chính phủ liên hiệp nào đó ra đời như một số người hy vọng. Biệt khu Sài Gòn vẫn đang bị thắt chặt lại với tốc độ nhanh đến nỗi không ai ở bên trong đó có thể ngờ nổi.

Ngày 29-4-1975, một đại diện không chính thức của Chính phủ Mỹ đã tìm gặp ông Thiệu khi ấy vẫn còn đang ở Đài Loan, để chuyển lời rằng ông không nên đến Mỹ vào lúc này, nhân dân phản chiến Mỹ không chào đón ông. Ông Thiệu nhún vai, trả lời một cách ngậm ngùi: “Làm kẻ thù của Mỹ thì rất dễ, nhưng làm bạn rất khó”…

Đặc biệt, khi vị tổng thống lưu vong cay đắng thốt lên những lời này, thì ở quê hương Sài Gòn, tướng “độc nhãn” Hoàng Anh Tuấn – Trưởng phái đoàn quân sự Chính phủ CMLTMNVN đang ở trại Davis, phi trường Tân Sơn Nhất, đã lệnh cho cấp dưới của mình chuẩn bị một lá cờ “cách mạng” thật lớn.

Đúng 9 giờ sáng ngày 30-4-1975, lá cờ hai màu xanh đỏ ấy đã được treo lên tháp nước ở trại Davis trước khi quốc kỳ ba sọc VNCH bị hạ xuống ở Dinh Độc Lập.

QUỐC VIỆT
(tháng 4/2021)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ