(Xem: 1333)
Xuân Tóc Đỏ chỉ là nhân vật tưởng tượng, còn Xuân Tóc Quăn là nhân vật có thật, là thi sĩ số một của chế độ cộng sản Việt Nam. Xuân không là Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng như Tố Hữu, Huy Cận, Hoàng Minh Giám, Lưu Trọng Lư, hoặc là cập rằn Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Hoài Thanh, của chế độ, Xuân chỉ là con cún, con miêu được chủ cưng chiều, sáng chiều cho ở bên cạnh để… liếm đít.
(Xem: 7762)
Tô Lâm được công luận phong là “người hùng cướp đất Văn Giang”. Trong phi vụ Văn Giang tháng 4 năm 2012, Tướng Lâm đã huy động lực lượng đông đảo tới 2000 công an phục vụ mục đích giải phóng mặt bằng cho dự án khu đô thị Ecopark mà thực chất là c.ướp đất của dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao và Xuân Quan. Hàng chục nông dân đã bị b.ắt giữ vì dám phản kháng để giữ đất. Nhưng có ai biết được rằng, sau vụ đàn áp dân chúng cho một dự án thuần túy kinh doanh, một nhân vật có tên Tô Dũng đã được chủ tịch Hưng Yên phê duyệt cho phần diện tích đất hơn 1.000 héc ta, như một “đáp lễ”. Tô Dũng là em ruột của Tô Lâm, hiện là giám đốc công ty bất động sản Xuân Cầu Holding. Đồng thời Tô Dũng cũng là đơn vị độc quyền phân phối xe Vespa tại miền Bắc.
(Xem: 8148)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 7954)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 8522)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 6965)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 8628)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 9552)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 7502)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 9064)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 13892)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 15301)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 17433)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 14103)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 12152)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 13709)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
29 Tháng Tư 20258:52 CH
1win.kg <a href=https://1win8010.ru/>https://1win8010.ru/</a> .
29 Tháng Tư 20258:25 CH
<a href=https://kitehurghada.ru/>Кайт сафари</a>
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
29 Tháng Tư 2025
Sẽ không ai nhắc đến ngày 30 tháng 4 Như một ngày còn thù hận Nếu ngày đó những người chiến thắng Biết đối xử với nhân dân miền Nam bằng tình nghĩa đồng bào Nếu ngày đó một giọt máu đào Còn hơn ao nước lã của giặc Tàu phương Bắc Nếu ngày đó đừng tập trung sĩ quan, công chức lên rừng thiêng nước độc Đừng dửng dưng nhìn những thuyền nhân nữ vượt biên bị hãm hiếp dày vò Nếu ngày đó đừng trả thù một cách tiểu nhân ti tiện so đo Mà giang rộng cánh tay như trượng phu quân tử Thì làm gì có lằn ranh giữa người và thú Mà đã từ lâu Nam và Bắc một nhà
29 Tháng Tư 2025
Chính cái kết luận vô lương tâm này, là giọt nước cuối cùng đẩy người cha cháu Tr vào hành động cùng quẫn, sau những chuỗi ngày tháng dài đấu tranh đòi công lý cho con, ông đã nhờ tận thành phố HCM để tìm luật sư, mong con ông có được cái lý do thanh thản dưới suối vàng. Hai luật sư được nhờ là ông Nguyễn Văn Quynh và bà Lê Thị Bích Hải. Cuối cùng thì sau vài tháng, kết quả là một tuyên bố lạnh lùng, tàn nhẫn của công an huyện Trà Ôn trả lời cho luật sư và cha mẹ cháu Tr.
23 Tháng Tư 2025
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta.
23 Tháng Tư 2025
2 giờ 20 sáng ngày Chủ Nhật, 10 tháng 3 năm 1975, cộng quân bắt đầu thực hiện trận mưa pháo vào thị Xã và các đơn vị trú phòng tại Ban Mê Thuột. Bốn giờ sáng, đặc công VC đột nhập tấn công phi trường L19 và đài kiểm báo Pyramid, sau đó chiến xa T-54 và bộ binh chia làm nhiều mũi tấn công kho đạn Mai Hắc Đế, Hậu cứ Thiết Đoàn 8, Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận. Tất cả đều thất thủ sau thời gian ngắn chống cự. Riêng phi trường L19 với đài kiểm báo cầm cự đến 6 giờ 30 sáng.

Gặp nhau “tâm tình”, điểm lại

10 Tháng Tư 20257:51 SA(Xem: 429)
Gặp nhau “tâm tình”, điểm lại
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Cuộc gặp bất ngờ giữa các trí thức, văn nghệ sĩ với ông bí thư Nguyễn Văn Nên vào ngày 30 Tháng Ba, ở Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông, Sài Gòn, đem lại nhiều tò mò cho những người hay tin, và cũng để lại không ít những lời bàn.

Cuộc gặp bất ngờ giữa các trí thức, văn nghệ sĩ với ông bí thư Nguyễn Văn Nên vào ngày 30-3-2025
Trong tất cả các bài viết ngắn, viết dài trên mạng xã hội nói về chuyện này, nổi bật là bài viết của giáo sư Mạc Văn Trang. Ông mô tả cuộc gặp một cách đơn giản, không màu mè hoa lá, không ngợi ca hay chê bai. Trần thuật của giáo sư Mạc Văn Trang, có thể thấy được cái tôn nghiêm của một trí thức – trí thức đau đáu với đất nước và không ngại phản biện.

Qua mô tả của giáo sư Mạc Văn Trang, có thể thấy cuộc gặp này được cân nhắc kỹ lưỡng: người phát thư mời là tiến sĩ Trình Quang Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông ký, nhưng có sự ủy nhiệm của ông Nên. Việc ông Nên không ra mặt mời, có lẽ vì không muốn số lượng khách e ngại không khí chính trị nên không tham gia vào giờ cuối. Chủ đề mà ông tiến sĩ Phú đưa ra với các khách mời cũng nhẹ nhàng: Làm sao để Sài Gòn thu hút người tài, và vấn đề tự chủ đại học.

Thật ra, trong giới trí thức còn được nhà nước nhìn mặt, đã râm ran từ giữa năm 2024 về tin ông Nên cử người đi nhiều nơi, xin gặp riêng để bàn việc góp ý hay phát triển thành phố. Nội dung nghe là vậy, nhưng còn gì nữa thì chưa rõ. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết, đã từng có một trợ lý đến tận nhà mời đến gặp ông bí thư, nhưng ông Quân đã từ chối, và ngỏ ý nếu thăm viếng thì mời ông Nên đến tận nhà, còn gặp riêng ở cơ quan nhà nước thì ông thấy chưa tiện. Chắc ngoài nhà thơ Đỗ Trung Quân, cũng có nhiều người khác được mời gặp nhưng không rõ sự tình thế nào.

Nói vậy để biết, bẵng đi một thời gian dài, ít nhất là từ 2014, sau vụ giàn khoan 981, trí thức “phản biện” hoặc ai không tuyền một màu của ngôn luận nhà nước, đã có sự phân biệt rõ ràng, nếu không nói là có phần đối xử khắc nghiệt. Tín hiệu của cuộc gặp 30 Tháng Ba 2025 này, mơ hồ cho thấy một chuyển động khác, nhưng để nói là tốt hơn hẳn, hay hoàn toàn đáng tin cậy thì có lẽ còn phải chờ xem.

Giáo sư Trang là người viết suy nghĩ của mình, rằng khi ông đến nơi và thấy đủ ban bệ “mình biết đây là buổi họp mặt vui vẻ, tâm tình là chính thôi”. Quả vậy, mời đến Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông để thảo luận hai đề tài cực lớn, bắt buộc phải va chạm các ý kiến chính trị, thì quả là bất thường. Vì chỉ mỗi một đề tài, trí thức đủ mọi phía tranh luận thôi thì cũng mất cả tháng. Thấy rõ chỉ là cái cớ gặp nhau “tâm tình” thôi.

Có thể nói, có ba người nói hộ được nỗi niềm của “phía lề trái”, là nhà văn Hoàng Hưng, nghệ sĩ Kim Chi và giáo sư Mạc Văn Trang. Cũng cần phải kể ra đây, vì không phải lúc nào lãnh đạo cũng ngồi cùng bàn, lắng nghe người nói chuyện, mà điều 331 thì bị cho đứng ở ngoài sân.

Nhà văn Hoàng Hưng thì nói về thế đứng của trí thức độc lập và cách của nhà nước nhìn ngó về họ lâu nay. “Trí thức độc lập mới đóng góp được cho đất nước!”, ông Hưng nói, và viết trên trang của mình. Nhiều năm trước, khẩu hiệu này có thể bị soi xét với những vết đen kéo dài đến suốt đời. Nhưng lúc này, khi tổng bí thư Tô Lâm bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế tư nhân – chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước – sẽ đem lại sự vững mạnh cho đất nước, thì âu cũng là cơ hội để những người cầm quyền nhìn nhận lại giá trị của trí thức độc lập, khác với trí thức hội đoàn được nuôi bằng tiền ngân sách.

Nghệ sĩ Kim Chi thì nói cho dân oan, nói cho những bất công mà bà thấy, chồng chất qua những vụ án được đăng trên báo chí nhà nước mỗi ngày. Trí thức yêu nước là vậy, trí thức cất tiếng để nói cho những số phận chung quanh mình. Vào thời buổi này, quan chức, trí thức, nghệ sĩ… ai cũng vun vén lo thân, kể chuyện thành tựu đời mình… hiếm khi nghe được lời bộc bạch về đất nước và ước mơ tốt đẹp hơn.

Tôi nhớ có lúc trò chuyện với bà, nghệ sĩ Kim Chi kể hai vợ chồng bà bị bọn dư luận viên chửi bới, sỉ nhục không kể xiết, mà bà nhận xét rằng ai ai có sự khác biệt cũng bị vạ như vậy. “Chị không hiểu sao một lực lượng vô học lại được nuôi dưỡng đến vậy”, bà Chi nói với tôi với vẻ ngạc nhiên chân chất của một người miền Nam, là chuyện mà bà không thể nào tưởng tượng được, dù sống gần trọn đời người. Hôm 30 Tháng Ba, có mặt ông Huỳnh Thành Đạt, phó ban Tuyên giáo – Dân vận Trung ương, bà Chi nói “chỉ lên tiếng sao chính quyền bớt lỗi lầm, dân bớt oan ức, bất công”. Lời thật như sấm động nhưng không nghe phản hồi nào của các quan chức có liên quan. Thật sự, là con người, thật khó mà không dành đôi phút suy ngẫm về hiện trạng này của đất nước.

Giáo sư Trang không nói nhiều về mình, mà ông nói về sư Minh Tuệ. Là người dõi theo hành trình của một người tu tập tự do, và khát khao được tự do hướng Phật chứ không từ xiềng xích của một tổ chức, ông thấu hiểu những vận hạn mà sư Minh Tuệ đang chịu. Ông đặt một câu hỏi thay cho rất nhiều người “Vậy Đảng, Nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ, Giáo hội PGVN ứng xử với sư Minh Tuệ thế nào cho Tốt Đời, Đẹp Đạo?”.

Ông Trang quả không nói về mình. Ông không kể rằng những nhận định của mình về đất nước, con người, giáo dục… đầy tâm huyết nhưng đáp lại, ông bị cấm xuất cảnh đi thăm con ở Ba Lan hơn một năm nay. Trong buổi “tâm tình” hôm 30 Tháng Ba, ông cũng không đánh tiếng việc xét lại chuyện chặn xuất cảnh của ông.

Quên nói đến Trần Tiến, người được mô tả là có mặt, gõ bàn hát một bài rồi sau đó biến mất lúc nào không hay. Đọc đến đó, mà buồn cười, vì biết tính cách của Trần Tiến trước giờ vẫn vậy. Ông không ngồi lâu ở chỗ hội họp, trịnh trọng, làm bộ làm tịch. Tiện cửa, là ông phóng ra “làm lon bia nhé”. Hồi Trịnh Công Sơn còn sống, ở Hội Âm nhạc TP rộn rịp giới thiệu nhóm “Những người bạn”, ông nháy mắt bảo tôi, Ngọc Lễ, Nguyễn Đạt: “Bọn mình lập nhóm ‘Những kẻ thù’ nhé, cho nó thật”. Nói đến đây mới nhớ, cuộc gặp mặt này không có Trần Long Ẩn nhỉ? Chắc ông ta cũng buồn!

Đọc lại các ghi chép về buổi gặp mặt 30 Tháng Ba, dân đen như tôi cũng nhận ra được tâm tình chân thành của người Việt, nước Việt bị đẩy về lề trái. Đất nước đâu cần thu hút nhân tài đâu xa, chỉ cần lắng nghe lời thật của bọn lề trái, đã giúp vỡ ra được nhiều điều. Chỉ nghĩ, phải chi các nhà lãnh đạo có lúc thật sự lắng nghe tâm tình của bọn dân đen như vậy, con người đỡ phải bôi mặt hằn thù nhau. Cả buổi “tâm tình”, nghe bằng tấm lòng, chỉ thấy đọng lại vài lời, vài người như vậy.

Tuấn Khanh
Blog Tuấn Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ