(Xem: 767)
Tô Lâm được công luận phong là “người hùng cướp đất Văn Giang”. Trong phi vụ Văn Giang tháng 4 năm 2012, Tướng Lâm đã huy động lực lượng đông đảo tới 2000 công an phục vụ mục đích giải phóng mặt bằng cho dự án khu đô thị Ecopark mà thực chất là c.ướp đất của dân 3 xã Phụng Công, Cửu Cao và Xuân Quan. Hàng chục nông dân đã bị b.ắt giữ vì dám phản kháng để giữ đất. Nhưng có ai biết được rằng, sau vụ đàn áp dân chúng cho một dự án thuần túy kinh doanh, một nhân vật có tên Tô Dũng đã được chủ tịch Hưng Yên phê duyệt cho phần diện tích đất hơn 1.000 héc ta, như một “đáp lễ”. Tô Dũng là em ruột của Tô Lâm, hiện là giám đốc công ty bất động sản Xuân Cầu Holding. Đồng thời Tô Dũng cũng là đơn vị độc quyền phân phối xe Vespa tại miền Bắc.
(Xem: 3842)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 4417)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 4817)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 3732)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 4453)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 5123)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 4014)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 5631)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 6193)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 10678)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 12184)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 14096)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 10974)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 9027)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 9828)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
12 Tháng Mười 20241:24 SA
With every step he took, he would uncover clues that would shape his destiny, forever connecting his life with the mysterious shell and its hidden secrets. <a href="https://조아툰주소.kr">웹툰</a>
bởi 
11 Tháng Mười 20243:26 CH
Мир компьютерных игр на xrust.ru
Мир компьютерных игр постоянно развивается, и xrust.ru помогает оставаться в курсе всех новинок. Здесь представлены обзоры самых популярных игр, новости индустрии и мнения экспертов. Игры стали неотъемлемой частью современной культуры, привлекая миллионы геймеров со всего мира. На <a href=https://xrust.ru>xrust.ru</a> можно найти информацию о новых релизах, стратегиях победы и многом другом. Это источник, где каждый геймер найдет что-то полезное, будь то советы по прохождению или новости о предстоящих турнирах.


Источник:<a href=https://xrust.ru>xrust.ru</a>
<a href="https://xrust.ru/">xrust.ru</a>
<a href="https://xrust.ru/">топ-10 игр для консолей </a>
https://xrust.ru/news/games_news/310118-unikalnyj-fajting-forestrike-ot-devolver-digital-puteshestvie-mastera-kung-fu.html
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
11 Tháng Mười 2024
Đúng vậy, Chết không phải là hết, Miền Vĩnh Cửu vẫn là điều mong ước như cành mai còn nở vào độ xuân tàn. “Nhất Chi Mai” tượng trưng cho niềm hy vọng, chân thiện mỹ. Những sự hy sinh bản thân mình của các vị anh hùng cho tha nhân giống như những giá trị siêu việt, vẫn trường tồn bất diệt. Thầy mỉm cười, khoác thêm tấm áo lạnh, đầu chùm chiếc mũ len, lặng lẽ đi ra phía bờ hồ, con chó con lẽo đẽo theo sau. Thầy châm lửa đốt tấm thiệp, rồi ngồi tọa thiền đến lúc nghe tiếng gà gáy, con chó vẫn nằm yên dưới chân chủ nó.
11 Tháng Mười 2024
Thậm chí, đến cả nhà sư tu hành cũng không thoát. Trong vụ án mất trộm 7 pho tượng cổ ở Bắc Giang. Để ém nhẹm đi sự bất lực của cơ quan công an không thể phá án, các cơ quan tố tụng đã bắt 9 người, gồm các nhà sư và cư sĩ tu hành để đổ tội. Trong đó, có sư thầy trụ trì là Hòa thượng Thích Đức Chính. Do sư thầy đã lớn tuổi, nên sau khi bị tra tấn đã tắt thở ngay trong trại giam. Những người còn lại bị tra tấn, dùng nhục hình rất dã man, bị treo ngược lên, hành hung vào hạ bộ…
26 Tháng Chín 2024
Nếu không có những quan chức biến chất, cấu kết với gian thương như nguyên bộ trưởng TNMT và ông chủ tập đoàn bất động sản này, giá đất đâu có đến nỗi cao chót vót khiến người dân thường chẳng bao giờ mơ ước sở hữu được. Nghiệt ngã ở chỗ, cặp đôi Thản, Quang chia đất cho nhau. Thì cũng phải chia đất bịt miệng cho các quan chức khác với sân sau của họ. Cứ thế thành một chuỗi tập đoàn lợi ích nhóm, xâu xé tài nguyên đất nước, cụ thể là đất ở. Nạn nhân là những người dân thường, những người lao động chân chính, với đồng lương eo hẹp.
26 Tháng Chín 2024
Ngày 20/9/2024, hơn 20 người của Trại giam số 6 đã xông vào buồng giam đọc thông báo rằng Chủ tịch nước đã ký Quyết định đặc xá số 940 ngày 20/9/2024 về việc "đặc xá" cho tôi. Vì vậy tôi trở thành người tự do và không có quyền tiếp tục ở lại trại giam. Tôi phản ứng ngay rằng tôi không có tội cũng như lý do gì để nhận đặc xá và sẽ không đi đâu cả. Thế là họ cưỡng bức, khiêng tôi ra khỏi cổng nhà tù trước sự phản đối của các anh em tù chính trị ở đó, rồi đưa tôi lên xe ra sân bay Vinh. Cuối cùng tôi bị buộc phải lên máy bay trong chuyến muộn vào Sài Gòn.

Luân Hoán- Những trang hồi ký bằng thơ

01 Tháng Mười 202410:28 SA(Xem: 236)
Luân Hoán- Những trang hồi ký bằng thơ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Cách nay hơn chục năm, tôi đã viết: Luân Hoán, người kể chuyện bằng thơ. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã nhận ra, bài viết chưa thực sự mở ra được hồn cốt, kiến thức và khối lượng sáng tác đồ sộ của ông. Vì vậy, hôm rồi, nhận được tập bản thảo: Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal, do Luân Hoán gửi tặng, dù đang rất bận, tôi cũng dành thời gian đọc ngay. Một cảm xúc khác, Luân Hoán đã để lại trong tôi, khi đọc xong tập thơ dày đến 300 trang này. Thật vậy, Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal như một cuốn hồi ký về tình yêu, cuộc sống chìm vào nỗi nhớ quê nhà được Luân Hoán viết bằng thơ: “càng già càng bớt nhớ nhà?/ quẩn quanh nhớ mỗi cái ta thật nhiều/ nhớ từ thời bé hạt tiêu/ phơi nắng giang gió thả diều, đi rông“ (Trí nhớ về chiều)

Ở tuổi 84, với gần bảy mươi năm cầm bút, có thể nói Luân Hoán là nhà thơ kỳ cựu, quý hiếm còn lại của Văn học Việt hiện nay. Do vậy, ở thể loại nào thơ của ông cũng mộc mạc, dễ hiểu đi sâu vào mọi tầng lớp người đọc. Tuy nhiên, không chỉ ở tập thơ này, mà xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo, ta có thể thấy, sở trường Luân Hoán vẫn là lục bát. Tính trào lộng cùng những câu lục bát ngắt nhịp, vắt dòng (bắc cầu) này, Luân Hoán cho người đọc sự mới mẻ, với tiếng cười thật nhẹ nhàng:

gốc gác nguồn cội Quảng Nam

ruột rà da thịt Hội An, thế mà

tôi như cục đất rã ra

trên sông Thu chảy mù xa bóng chìm (…)

Quảng Nam, tôi nuôi dưỡng hoài

trong âm nặng trịch lời sai nhạc vần

nhiều người nghe, trố mắt trông

lắng tai không chịu lắng lòng cảm thông (Xa Nguồn Mất Gốc)

Luân Hoán - Nỗi nhớ quê nhà

*Tuổi thơ với những tháng năm quê nhà.

Bốn mươi năm lưu lạc nơi xứ lạnh Montreal, nỗi nhớ quê dường như thường trực trong hồn Luân Hoán. Một kỷ niệm nhỏ chợt hiện về, hay đọc một trang báo, một tấm hình về Hội An, nơi sinh trưởng cũng làm Luân Hoán bồi hồi xúc động. Và có lẽ, Văn học sử Việt ít có thi nhân văn sĩ nào giàu cảm xúc viết nhiều, viết kỹ về tuổi thơ như Luân Hoán. Thật vậy, chỉ bắt gặp Hội An qua một bức ảnh cũng đủ rung động, để ông viết nên những câu lục bát ngắt nhịp (xuống dòng) làm cho người đọc bâng khuâng, đồng cảm:

nhìn ghe quá bộ thăm nhà

nhận mặt quen

nhớ ngả qua

một thời:

phố này, nơi tôi ra đời

đến hơn bốn tuổi mới dời thân đi

rồi về thăm,

rồi lại đi

ngày ăn đêm ngủ đôi khi qua vù” (Hội An Qua Ảnh Chụp)

Chẳng (phải) riêng Luân Hoán, mà dường như kẻ xa tổ quốc nào cũng vậy, mỗi khi nhớ đất Việt, thường nghĩ về đồng quê hương lúa, dù được sinh ra, lớn lên nơi phố thị. Và: Nhạt Nhòa Không Rõ Tứ Thơ, một bài thơ được Luân Hoán viết trong tâm trạng như vậy. Với lời thơ tự sự, cùng bốn khung cảnh, diễn biến tâm lý đến hành động như đoản văn có mở…và kết thúc. Có thể nói, Nhạt Nhòa Không Rõ Tứ Thơ điển hình về thi pháp, kỹ thuật sáng tạo (ngắt nhịp, vắt dòng) trong thơ lục bát của Luân Hoán. Và nó cũng là một trong số những bài hay, có hình ảnh rất đẹp, toàn bích nhất ở tập thơ này của ông:

lọt lòng không ở nhà quê

lạ kỳ tôi khoái màu mè nông thôn

mê sắc tươi xanh mạ non

màu lúa-con-gái, màu rơm ngả vàng

màu khói bếp ấm nhẹ nhàng

trắng hồng bay bổng chuyển sang lam buồn

tàu cau ươn ướt mù sương

vàng pha trắng nở mùi hương ngọt trời

bộ lông lưng trâu bóng ngời

đen nhánh khi buộc phải rời đầm nông…

Đọc Nhớ Chim Làng Thời Ấu Thơ, Luân Hoán làm tôi nhớ đến truyện ký Con Sáo Của Em Tôi của Duyên Anh. Cả hai cùng kéo hồn người về tuổi thơ, với những năm tháng buồn cô đơn, song thật hồn nhiên, trong sáng. Và ở đó, nhà thơ mượn những con chim nhỏ ấy, để gửi hồn mình về nơi quên nhà. Nhớ Chim Làng Thời Ấu Thơ làm cho nhiều người đọc đồng cảm và rung động, không hẳn bởi bài thơ hay, mà vì thi sĩ đánh đúng vào tâm lý những người xa quê, xa tổ quốc gần bốn chục năm như chúng tôi. Một bài thơ hay, đôi khi chẳng cần đao to búa lớn, từ ngữ trừu tượng cao siêu, mà chỉ vài ba chi tiết, hình ảnh giản dị đặt đúng tâm trạng, văn cảnh cũng đủ làm rung động, găm sâu vào hồn người đọc: “một thời tôi chưa lớn/ mà biết mê rất nhiều/ chim là bạn quí nhất/ trong lòng tôi thương yêu/ chừ đã xa tất cả/ nghe đồn chim bỏ đi/ tôi nhớ từng chiếc lá/ nhiều loại cây thầm thì/ chim ơi cành nào đậu/ hơn là đất quê tình/ trót dại hồi hương nhé/ hãy nhớ nơi miếu đình”.

Và sông nước nơi đây đã nuôi dưỡng hồn thơ Luân Hoán. Để thi sĩ tìm đến cái rung động đầu đời ấy: “dòng sông sáng nhờ cái duyên/ cây cầu nho nhỏ nghiêng nghiêng mở đầu/ tôi dắt xe-đạp lên cầu/ không phải vì mỏi, vì màu áo bay…”

Phải nói, Luân Hoán có cái tài nắm bắt, khai thác tâm lý con người. Do vậy, dù viết về xã hội, hay tình bạn, tình yêu ông cũng làm cho người đọc phải bật ra tiếng cười. Rất nhẹ nhàng, song sâu sắc, và đôi khi vỡ ra như một thắt nút đã được gỡ bỏ vậy. Bởi, nhà thơ theo “màu áo bay” qua cầu. Một hình ảnh hoán dụ về người con gái, chẳng biết đẹp (hay xấu) làm cho Luân Hoán bỏ chạy, còn bạn Đynh Hoàng Sa thì chìm trong thương đau. Và “Vĩnh Điện, Dòng Sông Mẹ Hiền” là một bài thơ như vậy. Nó điển hình về đặc điểm này trong hồn thơ Luân Hoán:

dọc theo sông có hàng rào

cây xanh dẫn thẳng đường vào nhà em

nhưng rồi ngoài cổng ngó em

liền lui trở lại vịn lên tay cầu

mơ hồ nhìn nước chảy mau

thấy Thoan quá đẹp lắc đầu trốn luôn

Đynh Hoàng Sa đã bị thương

còn tôi có lẽ chỉ buồn sơ sơ”

Thời gian làm cho Luân Hoán thay đổi thẩm mỹ văn chương, cái đẹp của tình yêu con người chăng? Nên thi sĩ khoái: “mê em màu mắt nâu nâu/ màu da lụa nõn ngã màu ngà voi/ yêu em dưới ánh nắng soi/ vàng nghiêng tóc chảy xuống vai dòng tình”. Vì vậy, Luân Hoán dừng lại (không chạy nữa) để làm người họa sĩ, chỉ vẽ linh hồn em: “vẽ đời chỉ dụng mùi hương”. Và ngoài tính tự giễu, ta còn thấy được sự chân thực rất đậm nét trong hồn thơ Luân Hoán:

“yêu em tay lướt lung linh

nguyệt treo vàng tỏa thủy tinh lên đàn

tháng ngày mê mải sắc nhan

tôi thành họa sĩ hạng sang ngoài luồng“ (Nhạt Nhòa Không Rõ Tứ Thơ)

Nếu được phép lựa chọn, với tôi: Kỳ Vỹ Hải Vân Sơn là bài thơ hay, đẹp nhất về đề tài quê hương đất nước trong tập thơ này của Luân Hoán. Ở đó, nhà thơ hình tượng hóa (hay ví) Hải Vân như một cô gái đoan trang, mỹ miều. Bởi vậy, ta không thể làm phép so sánh nhiều ít, nông sâu giữa Hải Vân và em trong sự xúc cảm, tình yêu của Luân Hoán. Nhưng chắc chắn có sự lầm lỡ, hối tiếc của em về một thời đã qua với thi nhân:

mỗi chiếc lá mỗi trái tim

của rừng núi thật thiêng liêng nơi này

Hải Vân có mấy cánh tay

cánh nào cho phép tôi đây dựa vào?

đóa hoa loa kèn mỹ miều

dịu dàng tinh khiết đáng yêu, bây giờ?

phải chi em dám chọn thơ

biết đâu sống mãi trên tờ hoa tiên“

*Người lính với năm tháng nơi chiến trường.

Tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cầm quân ngoại mặt trận, sinh tử là vậy, song vẫn thấy Luân Hoán hồn nhiên, luôn tự giễu mình, giễu đời: “tôi tham chiến liền sau khi tốt nghiệp/ cũng đàng hoàng hết khóa học chỉ huy/ ra cầm quân tập thêm vốn gan lì/ thật chưa kịp đủ chì bao nhiêu lắm“. Sự bông phèng ấy của Luân Hoán tuy giảm bớt cái nóng bỏng nơi chiến trường, song cho người đọc đồng cảm, xót xa thêm cho thân phận người lính trận:

dính mảnh đạn vài lần cho em ngắm

hâm chín ngày tái khám mấy lần thôi

mặt trận tôi chơi, xứ địch đông người

và hầu hết người dân đều nhảy núi

tôi thuộc loại cảm thông người bất tử

nên nhiều khi lúng túng bị phản đòn

kể như ở hiền không được lên lon

mà bị loại chưa thâm niên chi mấy“ (Rớt Giọt Máu Mà Nhớ Chi Nhớ Miết)

Với tư tưởng, giọng thơ giễu nhại như vậy, nên đọc Luân Hoán, đôi khi ta cứ ngỡ, ông đi vào chiến tranh, đi vào cái chết dường như lãng mạn, thi vị lắm: “ai bảo hành quân không là du lịch/ phiêu bồng hay không tự ở lòng ta/ vượt bao núi xanh ngủ ăn bờ bụi/ hương sắc cảnh tình đuổi địch ra xa“ (Đi). Nhưng không, chính lãng mạn, tự tại ấy đã cứu rỗi linh hồn cũng như thể xác thi nhân: “sáng ngắm Sa Huỳnh, nhìn chiều Thạch Bích/ Nghĩa Hành hôn em chùng lén sau nhà (1)/ cảnh đã cứu em lẫn ta đổ ngã/ thân áp thân không tì nát nhụy hoa“ (Đi)

Đến Tam Kỳ – Lần Thứ Năm bài thơ mới được Luân Hoán viết vào tháng 6-2024. Tuy viết về chiến trận, song ta vẫn thấy tình bạn, cùng sự phi lý của chiến tranh, với quyết định khó hiểu, bất ngờ của các tướng tá chỉ huy, đưa đến sự chán chường của người lính. Bài thơ phảng phất tính thời sự, một sự bất bình, không hiểu sao lời thơ Luân Hoán vẫn rất nhẹ nhàng? Nhiều lần tôi lần tìm, song không ra được lời giải đáp. Âu có lẽ cái tạng thơ văn Luân Hoán là vậy:

“bò lên cao nữa, dàn chào

AK khai hỏa thật giao tranh rồi

mỗi trận đánh mỗi tuyệt vời

khác nhau từ vã mồ hôi, máu người

đang thắng thế, lệnh rút lui

hành quân nhiều lúc dở hơi, bực mình”

Nếu ta bắt gặp sự tàn khốc chiến tranh trong thơ Tô Thùy Yên, hay Linh Phương, thì ở Luân Hoán một khoảnh khắc nào đó, ta vẫn tìm thấy sự yên bình ngay nơi chiến trường. Và Sa Huỳnh nơi chiến trường, hay một mảnh đất xôi đậu được Luân Hoán lấy làm lời tựa cho một bài thơ như vậy. Có thể nói, Sa Huỳnh có hình ảnh, lời thơ rất đẹp trong diễn biến tâm lý của người lính nơi chiến trường. Với tôi, đây là bài thơ hay nhất ở thể ngũ ngôn trong tập thơ này của Luân Hoán. Chúng ta đọc lại những đoạn trích dưới đây, (mà tôi không thể lược bỏ thêm được nữa) để thấy rõ điều đó:

“…chợt thấy dạng người tới

liếc mắt năm sáu sư

đầu chân trần bình bát

một hàng dọc từ từ (…)

con đường sát dòng nước

khi các thầy ngang qua

nắng xô bóng ngã xuống

nghiêng nghiêng trôi thướt tha

một khoảnh khắc kỳ diệu

thanh bình trong lòng tôi

buổi chiều chính thức đẹp

ít phút đời tuyệt vời

khi bóng lưng cuối, khuất

tưởng như nhẹ cả người

muốn mở bản đồ đọc

nhưng vẫn yên lặng ngồi…”

Chẳng biết đường tình của Luân Hoán thế nào, song có thể nói, rất hiếm nhà thơ viết về tình yêu nhiều và mãnh liệt như ông. Mãnh liệt đến độ đang hành quân người sĩ quan Luân Hoán cũng trốn, bỏ để vào Trường Trần Quốc Toản tìm dáng thơ: “có hôm lười bỏ hành quân/ một mình lững thững vào lùng dáng thơ/ bác cai lịch sự cười chào/ hỏi khéo: thầy gặp thầy nào ở đây?“. Khí thế là vậy, nhưng gặp em, dường như Luân Hoán bị quê độ, hụt hẫng: “hình như có đám qủy ma lén cười/ khi vào phơi phới niềm vui/ lúc ra nặng những bùi ngùi bâng khâng“. Bởi, có lẽ nhà thơ chưa đủ độ dày, độ chín chăng: “ta như chưa đủ phong trần/ lính trận đọng nét cù lần thư sinh“. Vâng, đây là bài thơ Ve Gái Trường Trần Quốc Toản (Quảng Ngãi). Tuy không nằm trong số những bài thơ hay của Luân Hoán, song ta thấy được sự pha trộn ngôn ngữ vùng miền trong thơ. Một trong những đặc điểm làm nên hồn vía thi ca Luân Hoán.

Thời gian cho ông quan (trai tơ) Luân Hoán dày dạn, trán bóng hơn. Do vậy, ông không vào trường nữa, mà dù về cafe phố phục kích dáng thơ của mình. Cùng tâm trạng ấy của người lính trận, nếu thơ của Nguyễn Bắc Sơn thiên về giang hồ, chán chường, và buông xuôi: “Mai ta đụng trận ta còn sống/ Về ghé Sông Mao phá phách chơi/ Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm/ Đốt tiền mua vội một ngày vui“ thì thơ Luân Hoán nghiêng về cái lãng mạn, học đường: “những em trường nữ dữ, hiền?/ đồng phục trắng nõn đương nhiên hẳn là/ những nàng tiên xoa dịu ta/ trong giờ bỏ trại tiêu pha nỗi buồn“. Như những trang hồi ký được viết bằng thơ, cho nên tính chân thực, hay tên người, làng xóm hiển hiện rõ trong con chữ của Luân Hoán. Và, Trưa dù về phố uống cafe là một bài thơ điển hình như vậy:

trưa dù về phố giấu lon

ông quan bé xí rất còn trai tơ

uống ly cà phê, ngồi chờ

từ quán Tám Hú, ngó giờ thường xuyên (…)

ai dè nắng giữa thinh không

sáng lên một gã quân nhân thất thường

câu thơ bụi hết nằm suôn

vào “Miền Trú Ẩn Hoang Đường” mất tiêu

tìm địch quân lì ra chiêu

tìm “hồn thơ” chẳng dám liều bỗng nên”

Kết thúc chiến tranh, cũng như những bạn đồng ngũ, người phế binh cụt chân Luân Hoán phải ra đi khi: “khổ nhục tiếp theo cũng đã qua/ kẻ thắng mở ra “Đại Học Máu”/ chính nghĩa bất ngờ rõ nét ra”. Và từ đó, Luân Hoán có cái nhìn khách quan, chân thực sâu sắc, rõ nét hơn. Vì vậy ngòi bút của ông: “lý tưởng tin yêu càng dồi dào/ suy tư đơn giản theo câu viết/ màu mực chuyển sang màu máu đào”. Và với Luân Hoán chỉ có tình yêu chân thực mới có thể vá lại những linh hồn rách nát của con người, nhất là những người lính buộc phải rời xa tổ quốc:

“làm kẻ nửa đời vô tổ quốc

bạn và tôi viết để yêu thương

chính mình, quá khứ và đơn giản

khỏa lấp từng đêm ngấm nỗi buồn” (Gửi nhà văn Hà Thúc Sinh)

*Năm tháng ly hương, với ước nguyện sau cùng.

Có lẽ, không có nỗi đau, nỗi buồn cô đơn nào bằng phải sống xa tổ quốc. Và Luân Hoán cũng vậy, ngày thân đất khách, hồn đêm quê nhà. Nỗi nhớ thương thường trực trong lòng, buộc ông cô lại thành thi tập: Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal. Và cùng một nỗi nhớ thương, song dường như mỗi người có sự biểu hiện, cảm xúc hay hành động khác nhau. Tuy nhiên, Luân Hoán nhớ nhà sinh tật đứng đường, kể cũng lạ. Dường như căn bệnh này chỉ có ở nơi ông: “mỗi khi se sắt nhớ nhà/ tay thường chà nhẹ lên da thịt mình/ cảm nhận nhịp máu về tim/ lâng lâng vang vọng tiếng chim gọi đàn”. (Nhớ nhà sinh bệnh đứng đường). Và trong sương khói mờ ảo, với căn bệnh đứng đường như vậy, Luân Hoán không chỉ nhìn thấy miền quê yên bình, nơi mình đã được sinh ra: “mơ hồ thấy vồng khói lam/ nổi theo ngọn nắng chiều tràn nhánh sông/ vi vu theo gió thinh không/ giọng ru em trải mênh mông ruộng đồng” mà ông còn thấy bi thương của Đà Nẵng, thành phố mấy chục năm gắn bó. Với biện pháp tu từ so sánh, Luân Hoán làm cho ai đọc cũng phải bật ra tiếng cười xót xa: “một thành phố không ăn xin ăn trộm/ chuyển nhanh qua ăn hối lộ như rươi/ bọn xếnh xáng không còn mua gái nữa/ mua đất xây nhà lập căn cứ “trồng người” (Sót lại trong trí nhớ)

Đọc bài, Mì Quảng từ tay em, chợt cho tôi nghĩ: Hiện nay, Luân Hoán và Trần Mạnh Hảo là hai thi sĩ làm thơ nhanh, với bất kể đề tài nào dù là nhỏ, và tầm thường nhất. Tôi đã đọc, và lên lạc với Luân Hoán mấy chục năm nay, nên hiểu khá rõ tài năng này của ông. Còn Trần Mạnh Hảo cách nay chục năm, tôi rong ruổi chở ông bằng xe hơi hàng ngàn cây số khắp Đức – Tiệp. Nơi đâu ông cũng có thơ, từ cây cầu, bức tường, tảng đá…một cảm xúc nào đó, cũng bật ra thơ. Tất nhiên, nhanh ứng khẩu như vậy, không phải câu thơ, bài thơ nào của Luân Hoán, của Trần Mạnh Hảo cũng hay.

Và Mì Quảng từ tay em, là một bài thơ ra đời (trong tích tắc nhanh gọn) như vậy của Luân Hoán. Ở đó, Luân Hoán đã mượn tình yêu của người vợ, cứ như định luật bắc cầu trong toán học vậy, để thổ lộ nỗi lòng của mình với quê hương Xứ Quảng. Có thể nói, đây là bài thơ dân dã, song mang nhiều thông điệp đến người đọc, mà tôi rất khoái:

nhờ nhai luôn nghĩ tới

quê hương trong miệng ta

không dám nịnh vợ quá

nhưng em nấu mì ngon

ăn như đang hưởng lộc

ăn như đang được hôn

mì Quảng ơi mì Quàng

nhạt quốc túy còn hồn“

Vẫn cọng mì, và đôi đũa tre thuở ấy, Luân Hoán không chỉ cho thấy tình yêu, thủy chung nơi quê nhà, mà còn cho ta thấy sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế với lối so sánh ẩn dụ: “im nhai từng cọng lòng thòng/ hương cao lầu thuở phải lòng ai xưa/ ngọn đũa nhựa hình như thua/ chất tre thấm nước lèo đưa đẩy tình“ (Thăm nơi ra đời).

Ở cái xứ lạnh Canada, có lẽ may mắn nhất cho Luân Hoán luôn nhận được sự ấm áp từ người vợ. Bởi bà luôn bao bọc, an ủi thúc giục Luân Hoán làm thơ, viết văn. Sự cảm thông, cùng đồng hành này của người vợ giúp cho Luân Hoán đi đến tận cùng trang thơ. Thành thật mà nói, tình yêu, đức hy sinh ấy của bà dành cho Luân Hoán, rất ít nhân văn thi sĩ nào có được. (Trách gì, nhìn ông Luân Hoán mặt lúc nào cũng phơi phới). Do vậy, đọc Hệ Lụy Cùng Ràng Buộc của Luân Hoán làm tôi xúc động. Lời tự sự ấy của người vợ không đơn thuần chỉ an ủi chồng, mà nó như một châm ngôn, triết lý sống vậy:

“anh viết tự nhiên đơn giản

như anh thở

anh hắt hơi

anh trân quí khi viết

sao như lạnh nhạt lúc xong rồi một bài thơ

và chúng thật sự đã chết

khi anh cho vào những trang giấy in thành sách.

sách là nấm mồ chăng?

chẳng có ngày nào anh không làm thơ

kể cả vào bệnh viện

em mừng“

Với thi sĩ Du Tử Lê: “ Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển“, còn Luân Hoán ước nguyện cuối cùng: “chỉ là mộng ước tào lao/ thằng em mua được chỗ nào vùi sơ/ hồn người trộn lẫn hồn thơ/ có mùi quê quán trộn vào hư vô“ (Hồi Hương). Sự trộn thể xác, linh hồn của hai thi sĩ Du Tử Lê, và Luân Hoán vào đất vào hồn nơi quê nhà đều cho người đọc cảm giác chờn chờn, rợn rợn. Chỉ là tám câu thơ lục bát, Hồi Hương như những lát cắt tâm trạng của Luân Hoán. Tôi nghĩ, bài thơ này được vắt ra từ nước mắt của thi nhân. Đọc nó làm tôi cứ bâng khuâng, lửng lơ mấy cả buổi chiều, khi chiếc lá thu vàng đã rơi rơi trước hiên nhà:

ra đi

nước mắt chảy thầm

trở về

mất dạng điếc câm đời thường

cái hũ nho nhỏ

ngấm buồn

nhúm cốt

nguội lạnh

như tuồng lao chao“

Có thể nói, tập thơ Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal là những trang hồi ký nỗi buồn đau của Luân Hoán và của cả những thân phận lạc loài như chúng tôi. Lời tự sự cùng giọng thơ giễu nhại cho người đọc tiếng cười sảng khoái, nhẹ nhàng. Gần bảy mươi năm cầm bút, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Tuy chốt bài viết này bằng bài thơ Hồi Hương, nhưng tôi nghĩ, Nỗi Nhớ Quê Nhà Từ Montreal chưa phải là tập thơ cuối cùng của Luân Hoán. Bởi, bước vào tuổi 84 sức khỏe cũng như hồn thơ ông vẫn còn rộn ràng, tươi trẻ lắm.

Leipzig ngày 27. 9. 2024

Đỗ Trường
Nguồn : Đàn Chim Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ