(Xem: 580)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 1090)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 1703)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 1578)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 1012)
Hôm nay trung ương đảng CSVN họp phiên bất thường chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ để quyết định việc miễn nhiệm uỷ viên BCT NX Phúc. Giấy mời triệu họp đích thân do ông Trọng ký. Miễn nhiệm uỷ viên BCT trong một hội nghị trung ương bất thường, có nghĩa ông Phúc cũng sẽ bị miễn nhiệm chức danh CTN trong phiên họp quốc hội bất thường ngay sau đó. Nguyên nhân ông Phúc bị miễn nhiệm, là do trách nhiệm để xảy ra trong vụ Việt Á.
(Xem: 1439)
Bắt ông Phúc từ chức giữa nhiệm kỳ, ông Trọng đạt được mục tiêu thời của ông uỷ viên BCT bị bắt tù, một trong tứ trụ phải tự giác xin rút ( không chạm vào quy định khởi tố tứ trụ).... có lẽ nếu ông còn làm tổng bí thư tiếp thì chuyện trong tam trụ còn lại ai bị tù cũng có thể xảy ra. Ông Trọng không ngừng đẩy cao các vị trí làm củi trong cuộc đốt lò của mình. Ông làm khoan thai, chậm rãi từng bước chia tách, cô lập, đẩy từng bước điều tra lên cao.
(Xem: 974)
Trần Độ được phong trung tướng cùng lúc với Lê Đức Anh, nhân vật sau này làm mưa làm gió trong chính trựờng. Nếu biết xuôi dòng anh có thể lên cao hơn nữa trong hệ thống quyền lực, hơn đứt Lê Đức Anh. Trần Độ là người nghĩ gì nói nấy, không giữ gìn. Anh không biết lui tới, không biết náu mình chờ thời. Anh hành xử theo lương tâm, cứng đầu trong cuộc đấu tranh cho chân lý. Về mặt này anh giống Hoàng Minh Chính. Cả hai đều có tố chất người lính can trường. Nhưng không có tố chất người làm chính trị. Không ai có thể ngăn Trần Độ. Những phát biểu của anh lúc này lúc khác, chỗ này chỗ nọ tiếp tục làm chối tai các “lãnh tụ”.
(Xem: 736)
Trần Xuân Bách cũng không hề phủ nhận Karl Marx. Ông không chống Marx, không chống ĐCSVN, cũng không chống chủ nghĩa xã hội và chưa hề đòi đa đảng. Chẳng những thế, ông còn thành kính tạ tội: “Ta phải nhận lỗi trước Marx vì đã làm méo mó chủ nghĩa của ông”.
(Xem: 1088)
Một nhân chứng từng công tác với người viết tại Fafilm Việt Nam giai đoạn cuối năm 70 đầu năm 80, đó là ông Công, ông này từng là một Phó Ban quan trọng của Ban chấp hành TW, do bị dính phốt bị tù mấy năm. Sau khi ra tù, ông này về làm biên tập cùng Phạm Viết Đào ở Fafilm, ông đã kể cho nhiều người ở Fafilm nghe rằng: Nguyễn Chí Thanh bị chết do bị B 52 ở Quảng Bình … Ông Công kể ông là người tham gia tổ chức đám tang Nguyễn Chí Thanh, tham gia đi tuyên truyền Nguyễn Chí Thanh chết vì bệnh tim. Thực chất thì áo quan trong đám tang là quan tài rỗng; Cụ Hồ đến viếng phải chống gậy và có người dìu…
(Xem: 955)
Khi Bác Hồ nói: “Miền Nam trong trái tim tôi” thì mọi người ở miền Nam đều có quyền nghĩ rằng mình đang có một vị trí tình cảm trong trái tim của Bác. Câu nói đó không loại trừ một ai ngoài những kẻ cố tình phản bội. Câu nói còn bao hàm tính chất địa lý nguyên vẹn của miền Nam là có cả núi non, sông biển, đồng bằng, ruộng làng và cả đô thị miền Nam nữa.
(Xem: 7293)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 8845)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 10146)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 7587)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 5808)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 6527)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
07 Tháng Sáu 20236:03 CH
I am very interesting
Ông bà thường dạy con cháu"Biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe" nhưng tên Nuôi ghi "Lúc này, ông Kỳ lui về vị trí cũ là tướng tư lệnh không quân Sài Gòn." Không đánh mà khai tên Nuôilà 1 thằng ngu dốt vì Tư Lịnh Không Quân lúc bấy giờ là Trung Tướng Trần Văn Minh. Thiếu Tướng Kỳ chỉ mang quân hàm Thiếu Tướng làm sao chỉ huy Trung Tướng Tư Lệnh Không Quân ?. Vì vậy Tướng Kỳ thuộc thặng số, không giữ bất cứ chức vụ gì trong Quân Đội hay Không Quân nghĩa là ngồi chơi xơi nước.
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
06 Tháng Sáu 2023
Hồ Chí Minh là một trong những người kiên định nhứt áp dụng phương thức cai trị kiểu cộng sản suốt thế kỷ 20. Nội dung phương thức ấy là khơi dậy những khát vọng tự nhiên của con người: khát vọng tự do, thạnh vượng, tiến bộ, độc lập dân tộc để rồi hướng tất cả ý nguyện cao đẹp ấy vào những mục tiêu hoàn toàn trái ngược với những khát vọng ấp ủ bởi quần chúng đã bị ông ta lợi dụng. Khi quần chúng nhận ra được sự lừa đảo thì đã quá muộn. Họ đã bị cầm tù. Cửa nhà tù đã được khóa chặt. Chánh quyền độc đoán đã được thiết lập và cai trị.
06 Tháng Sáu 2023
Khoe chiến thắng lịch sử, cũng kỳ cục như vác hình ‘’Bác’,’ chạy nhông nhông ngoài đường, khi thắng một trận đá banh. Quên rằng, thứ nhất: thắng một trận đá banh ở Đông Nam Á không phải chuyện kinh thiên động địa. Đông Nam Á không phải là xứ của football, như Âu Châu hay Nam Mỹ. Thế giới không ai để ý tới các giải bóng tròn Đông Nam Á, được coi như những trận đá banh tỉnh lẻ. Thứ 2: Bác Hồ không liên hệ gì tới chuyện thắng bại, nếu không, phải lôi bác ra đấu tố những lần thảm bại.
01 Tháng Sáu 2023
Các vị quan chức tỉnh Bình Định tuyên bố là nếu lòng dân không thuận, sẽ không làm. Thế nhưng buổi giáp mặt với những người dân Lộ Diêu, vào sáng 30 Tháng Năm 2023, chính quyền đã không tìm được bất kỳ một lời ủng hộ nào. Nhưng thay vì đó là ý kiến cuối, chính quyền lại nói sẽ tìm cách thuyết phục thêm người dân. Rõ là sự đồng thuận của các quan chức trong phòng riêng với nhà đầu tư đã mang tính quyết định hơn cả. Cũng từ đó, ai quan sát câu chuyện Lộ Diêu cũng cảm thấy ngạc nhiên: Điều gì đến mức khiến ông Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cả quyết đứng che cho cả nhà đầu tư, tuyên bố bảo đảm, thể hiện khát vọng muốn làm bằng được việc cho phép nhà máy thép hoạt động?
23 Tháng Năm 2023
Nguyên nhân những người Hà Tĩnh thực sự là những người có tâm, có tài, những người hết lòng vì dân vì nước. Nguyên nhân là mảnh đất này đang sản sinh ra những tinh hoa ưu tú để lãnh đạo đất nước hoá rồng. Cho nên người Hà Tĩnh giữ càng nhiều chức vụ cao, càng là hồng phúc của dân tộc. Vì lý do, nguyên nhân như thế, nên nhà báo nhân dân Trương Huy San chỉ có ca ngợi quan chức Hà Tĩnh chứ không bao giờ chỉ trích họ, vì anh hiểu sâu sắc trong máu huyết họ là tinh hoa của dân tộc này, là dường cột của quốc gia này.

Kìa công an lại đến…

18 Tháng Năm 20237:12 SA(Xem: 238)
Kìa công an lại đến…
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Phạm Thanh Nghiên
Năm 2012, tôi được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao giải thưởng nhân quyền. Tấm Plaque được tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng trao tận tay khi tôi đến Cali hôm 12/5/2023, sau 11 năm trở thành khôi nguyên của giải này.


Ngày 12 Tháng Tư 2023, gia đình tôi lên đường sang Mỹ tị nạn. Tiễn chúng tôi ra phi trường có chị gái anh Tú và hai người chị ruột của tôi ngoài Hải Phòng vào. Vỏn vẹn ba con người cho một cuộc chia ly không hẹn ngày gặp lại. Nhưng đấy là một cuộc chia ly không trọn vẹn.

Các chị được khuyên không nên vào trong phi trường mà đứng ngoài, vì như thế sẽ… tốt hơn cho chúng tôi. Chờ đợi suốt hơn hai tiếng, gia đình tôi mới được làm các thủ tục check-in và gửi hành lý. Nhân viên quầy thủ tục Hãng hàng không Qatar Airlines giải thích cho cái sự chờ đợi ấy là vì “máy tính gặp sự cố”. Lần sau hỏi thì họ trả lời “do lỗi hệ thống”. Lý do cuối cùng được đưa ra là “do bên Hoa Kỳ chưa cập nhật đủ thông tin”.

Tất cả hành khách đến sau tôi đều đã hoàn tất thủ tục cho chuyến bay. Suốt mấy tiếng hồi hộp, căng thẳng ở phi trường, tôi đâm ra ái ngại, nhất là khi chứng kiến cảnh anh nhân viên IOM (International Organization for Migration) cầm túi hồ sơ của gia đình tôi, hết chạy đi gặp nhân viên quầy thủ tục, lại liên tiếp gọi hoặc nghe điện thoại. Vẻ mặt anh hồi hộp, lo lắng không kém hai viên chức phòng chính trị Tổng Lãnh Sự quán Hoa Kỳ, những người đến từ khá sớm và luôn theo sát gia đình tôi suốt thời gian chờ đợi ở phi trường.

Ý nghĩ sẽ bị cấm xuất cảnh cứ lởn vởn trong đầu tôi. Rồi tôi nghĩ đến phiên tòa xét xử anh Nguyễn Lân Thắng. Ngày tôi ra đi cũng là ngày anh Thắng bị đưa ra tòa xử kín. Sau vài giây lưỡng lự, tôi quay sang hỏi một trong hai viên chức Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ:

– Em có biết anh Nguyễn Lân Thắng bị kết án mấy năm tù không?

– Cả ngày nay em bệnh và cũng lo chuẩn bị cho chuyến đi của gia đình chị nên chưa vào Facebook nữa. Để em xem. Cô ấy trả lời.

Tôi hồi hộp nhìn cô mở điện thoại:

– Ồ, anh Thắng bị 6 năm tù chị ạ.

Tôi lặng người. Tiếng “cảm ơn” trở thành một thứ âm thanh lí nhí, nuốt vào trong, có lẽ cô ấy cũng không nghe thấy. Vậy là bằng án anh Trương Văn Dũng mấy hôm trước. Sáu năm tù cho một ước vọng tự do. Cay đắng.

Cuối cùng, thủ tục gửi hành lý cũng được hoàn tất. Nhân viên IOM cầm túi hồ sơ, gần như chạy tới quầy xuất cảnh, dặn chúng tôi:

– Anh chị tới cổng này, sẽ có người hỗ trợ anh chị.

Chúng tôi bị cuốn theo sự gấp gáp, vội vã của anh và bước đến quầy xuất cảnh gần như vô thức. Viên an ninh quầy xuất cảnh cầm ba tấm hộ chiếu, lật qua lật lại, ngắm nghía, khác hẳn vẻ gấp gáp của anh nhân viên IOM.

Đi Mỹ à? Đi theo diện gì thế? Anh ta hỏi trống không.

Tôi không trả lời.

– Ai bảo lãnh cho đi?

– Chính phủ Mỹ. Tôi đáp cộc lốc, quay mặt đi.

– Chắc phải có công gì thì chính phủ Mỹ mới bảo lãnh đi chứ? Anh ta cười khẩy, vẻ mỉa mai.

Tôi im lặng, không nói gì thêm. Rồi không đợi anh ta cho phép, tôi cứ thế bước vào trong. Sau khi soi soi chiếu chiếu mấy cuốn passport qua máy tính, anh ta cầm con dấu, đóng mộc bằng cử chỉ chậm rãi, như thử thách sự chờ đợi của chúng tôi.

Vừa đóng mộc, anh ta vừa nói với chồng tôi:

– Tụi em đã hỗ trợ gia đình rất nhanh chóng, anh cũng nên có một chút để tụi em uống ly cà phê.

Sau vài giây lưỡng lự, chồng tôi bất đắc dĩ thả tờ 500 ngàn xuống trước mặt viên an ninh theo sự ra hiệu của anh ta. Tôi bước vào cửa kiểm tra soi chiếu an ninh, và ngoái lại nhìn. Không thấy bóng dáng các chị tôi đâu. Chắc các chị vẫn đứng mãi phía ngoài. Không biết các chị có nhìn thấy chúng tôi không. Vậy là không có nổi một cái ôm, không có nổi một cánh tay ruột thịt vẫy chào tạm biệt lũ chúng tôi – lũ người bắt đầu hành trình ly hương có thể sẽ là “một đi không trở lại”.

Hai nhân viên Lãnh sự quán gật đầu mỉm cười, đưa ta vẫy, nét mặt vẫn chưa hết vẻ căng thẳng. Anh nhân viên IOM khoát tay, ra hiệu cho tôi tiếp tục đi. Theo thông báo, chuyến bay sẽ cất cánh lúc 19:30 phút. Chúng tôi ngồi trên máy bay, và tiếp tục chờ giây phút khởi hành. Vẫn là khoảng thời gian chờ đợi đầy lo lắng, hồi hộp. Nhân viên IOM và viên chức tòa Tổng Lãnh Sự quán Hoa Kỳ liên tục nhắn tin, gọi điện nhắc tôi giữ liên lạc.

– Chúng tôi vẫn ở đây. Khi nào máy bay cất cánh chị nhớ gọi cho chúng tôi.

“Chúng tôi vẫn ở đây”, câu dặn dò khiến tôi ấm lòng. Đúng 19:50 phút, máy bay cất cánh.

Tôi gọi điện báo tin cho nhân viên IOM và Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Chúng tôi chào nhau, vương chút ngậm ngùi. Mọi sự căng thẳng, nặng nề bây giờ mới được trút bỏ. Lúc ở phi trường, bé Tôm dường như cảm nhận được vẻ lo âu, căng thẳng của người lớn, nên nó không đùa nghịch, hoặc chạy lăng xăng như mọi khi. Máy bay vừa cất cánh, con bé lập tức đưa tay làm dấu Thánh, đọc kinh tạ ơn Chúa.

Mấy hôm trước, khi thấy ba mẹ thu gom đồ đạc, nó hỏi “Ba mẹ ơi mình lại phải chuyển nhà nữa hả?” Nghe con hỏi, lòng tôi quặn lại. Những lần chuyển nhà ám ảnh con bé. Chiếc máy bay lẫn vào bóng đêm, mắt tôi không còn nhìn rõ hình hài mảnh đất quê hương mình đâu nữa. Tôi không định khóc, nhưng nước mắt cứ trào ra, vị chát chúa, làm như không phải nước mắt của chính tôi.

10 giờ sáng ngày 15 Tháng Tư 2023, tức là chỉ ít giờ đồng hồ sau khi chúng tôi đặt chân lên đất Mỹ, công an lại xông vào nhà thuê của tôi ở phường 9, Gò Vấp, Sài Gòn. Khi ấy, chỉ còn hai người chị gái của tôi đang thu dọn đồ đạc.

Số là trước khi đi Mỹ ít ngày, tôi nhờ hai chị từ ngoài Bắc vào giúp giải quyết một số việc nhà sau khi chúng tôi ra đi. Công an đến, yêu cầu được gặp tôi. Thực là lạ, khi tôi còn ở nhà, họ không mấy khi muốn chạm mặt. Hễ có việc gì cần (giả dụ đưa giấy mời, giấy triệu tập…), họ thường rình lúc tôi đi vắng để chỉ phải gặp chồng tôi. Thậm chí họ có số phone của tôi, thay vì gọi thẳng, họ cũng gọi anh Tú và nhờ nhắn lại. Thế mà khi tôi vừa đặt chân tới Mỹ, cách xa tận nửa vòng Trái đất, họ đến nhà đòi gặp.

Chị gái tôi trả lời: “Gia đình em tôi đi Mỹ rồi”. Nhưng họ không thèm ngạc nhiên về cái sự đi Mỹ của chúng tôi. Rồi họ quay sang điều tra lý lịch và hạch hỏi, hoạnh hoẹ về cái sự có mặt của hai chị gái tôi ở đó. Cuối cùng, công an lập biên bản hai chị về tội “không khai báo tạm trú” và về hành vi “giúp em gái dọn đồ đạc, trả lại nhà cho chủ” để gia đình chúng nó đi Mỹ định cư.

Ngồi viết những dòng này, tôi chợt nhớ lại một vài trải nghiệm “thú vị” trong thân phận tù lẫn không tù của mình. Tháng Chín 2008, sau nhiều ngày bị cơ quan an ninh điều tra Hải Phòng triệu tập, tôi kiệt sức, phải nằm truyền nước. Hàng chục công an bố ráp nhà tôi, đứng vây quanh giường bệnh tra khảo đủ điều và chờ truyền xong chai nước biển, đưa tôi đi thẩm vấn. Vài ngày sau thì đọc lệnh bắt khi tôi đang tọa kháng tại nhà.

Trong tù, tôi đi cung cũng thuộc diện được… ưu tiên. Một cái xiềng to bự, nặng chịch siết chặt lấy cổ chân, leng keng loẹt quẹt lê theo tôi từ buồng biệt giam ra tới buồng hỏi cung. Ngoài cái xiềng, tôi còn được khuyến mại thêm lời đe dọa “Chúng tôi biết chị rất kiên cường. Nhưng chị Nghiên này, vào trong đây rồi ấy à, thì thép cũng thành nước”.

Mẹ tôi qua đời, công an ra lệnh Ban Quản trang không cho chôn cất vì trường hợp này “liên quan đến chính trị”. Bao nhiêu người đã bị đánh đập chỉ vì muốn đến dự tang lễ mẹ tôi, chia buồn với gia đình tôi. Ngày tôi thành hôn, họ ngăn cản nhiều khách mời, không cho tới tham dự. Căn nhà bé nhỏ của chúng tôi ở Vườn rau Lộc Hưng, mới ở duy nhất một đêm, cũng bị nhà cầm quyền lùa quân vào đập nát, cùng với hơn 500 căn nhà khác. Tôi bệnh, hoặc sinh con phải nằm viện, công an thập thò, rình rập, thì thầm nhỏ to với nhân viên bệnh viện.

Nhưng tôi ngán nhất là việc đi thuê nhà, hợp đồng xong đâu đấy rồi, gần ngày chuyển tới, chủ nhà tuyên bố một câu xanh rờn “anh chị thông cảm, tụi em không thể cho anh chị thuê được”. Không có chỗ ở, không có chỗ chui ra chui vào, con người ta không thể tồn tại một cách bình thường, nói gì đến những điều lớn lao khác. Nay tôi buộc phải rời xứ sở ra đi, họ vẫn kéo đến sách nhiễu người thân của tôi. Tù cũng tù rồi, đánh đập cũng rồi, phá nhà cướp đất cũng rồi, bôi nhọ, vu khống, khủng bố đều trải qua rồi.

Nhà cầm quyền CSVN còn muốn gì ở tôi nữa? Hôm nay, dù phải rời đi khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình nhưng tôi vẫn nhìn về quê hương với con mắt và trái tim Việt Nam. Tôi luôn nhớ đến những người bạn của tôi đang phải ở trong tù và tôi luôn nhớ đến tất cả những người bạn của tôi đang tranh đấu và chưa bị vào tù. Tôi luôn nhớ rằng tôi đã sống qua một chế độ độc tài và tôi tin rằng mình sẵn sàng chia sẻ gánh nặng đó với bạn bè của tôi dù ở một phương trời rất xa. Vì vậy tôi không dám gọi mình là người tranh đấu, nhưng tôi sẽ không từ bỏ việc lên tiếng để bảo vệ những cái đúng và những điều cần phải được bảo vệ.

Công an phường 9, Gò Vấp lập biên bản đối với hai chị gái tôi vì tội “giúp tôi giải quyết việc nhà” và “không khai báo tạm trú”

Viết riêng cho Saigon Nhỏ

Phạm Thanh Nghiên

Nguồn: https://phamthanhnghien.blogspot.com/2023/05/kia-cong-lai-en.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ