Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống.
Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
Hôm nay trung ương đảng CSVN họp phiên bất thường chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ để quyết định việc miễn nhiệm uỷ viên BCT NX Phúc. Giấy mời triệu họp đích thân do ông Trọng ký.
Miễn nhiệm uỷ viên BCT trong một hội nghị trung ương bất thường, có nghĩa ông Phúc cũng sẽ bị miễn nhiệm chức danh CTN trong phiên họp quốc hội bất thường ngay sau đó.
Nguyên nhân ông Phúc bị miễn nhiệm, là do trách nhiệm để xảy ra trong vụ Việt Á.
Bắt ông Phúc từ chức giữa nhiệm kỳ, ông Trọng đạt được mục tiêu thời của ông uỷ viên BCT bị bắt tù, một trong tứ trụ phải tự giác xin rút ( không chạm vào quy định khởi tố tứ trụ).... có lẽ nếu ông còn làm tổng bí thư tiếp thì chuyện trong tam trụ còn lại ai bị tù cũng có thể xảy ra. Ông Trọng không ngừng đẩy cao các vị trí làm củi trong cuộc đốt lò của mình. Ông làm khoan thai, chậm rãi từng bước chia tách, cô lập, đẩy từng bước điều tra lên cao.
Trần Độ được phong trung tướng cùng lúc với Lê Đức Anh, nhân vật sau này làm mưa làm gió trong chính trựờng. Nếu biết xuôi dòng anh có thể lên cao hơn nữa trong hệ thống quyền lực, hơn đứt Lê Đức Anh.
Trần Độ là người nghĩ gì nói nấy, không giữ gìn. Anh không biết lui tới, không biết náu mình chờ thời. Anh hành xử theo lương tâm, cứng đầu trong cuộc đấu tranh cho chân lý. Về mặt này anh giống Hoàng Minh Chính. Cả hai đều có tố chất người lính can trường. Nhưng không có tố chất người làm chính trị.
Không ai có thể ngăn Trần Độ. Những phát biểu của anh lúc này lúc khác, chỗ này chỗ nọ tiếp tục làm chối tai các “lãnh tụ”.
Trần Xuân Bách cũng không hề phủ nhận Karl Marx. Ông không chống Marx, không chống ĐCSVN, cũng không chống chủ nghĩa xã hội và chưa hề đòi đa đảng. Chẳng những thế, ông còn thành kính tạ tội: “Ta phải nhận lỗi trước Marx vì đã làm méo mó chủ nghĩa của ông”.
Một nhân chứng từng công tác với người viết tại Fafilm Việt Nam giai đoạn cuối năm 70 đầu năm 80, đó là ông Công, ông này từng là một Phó Ban quan trọng của Ban chấp hành TW, do bị dính phốt bị tù mấy năm. Sau khi ra tù, ông này về làm biên tập cùng Phạm Viết Đào ở Fafilm, ông đã kể cho nhiều người ở Fafilm nghe rằng: Nguyễn Chí Thanh bị chết do bị B 52 ở Quảng Bình … Ông Công kể ông là người tham gia tổ chức đám tang Nguyễn Chí Thanh, tham gia đi tuyên truyền Nguyễn Chí Thanh chết vì bệnh tim. Thực chất thì áo quan trong đám tang là quan tài rỗng; Cụ Hồ đến viếng phải chống gậy và có người dìu…
Khi Bác Hồ nói: “Miền Nam trong trái tim tôi” thì mọi người ở miền Nam đều có quyền nghĩ rằng mình đang có một vị trí tình cảm trong trái tim của Bác. Câu nói đó không loại trừ một ai ngoài những kẻ cố tình phản bội. Câu nói còn bao hàm tính chất địa lý nguyên vẹn của miền Nam là có cả núi non, sông biển, đồng bằng, ruộng làng và cả đô thị miền Nam nữa.
Trong băng ghi âm, ông Vũ Kỳ cũng cho biết hai vấn đề chính: Một là cả ba đảng cộng sản VN, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cùng tìm vợ cho ông Hồ. Hai là tiêu chí chọn vợ của ông Hồ là gái trẻ, đẹp, có học vấn, đạo đức tốt và ông muốn gặp trực tiếp, chứ không đồng ý xem qua ảnh. Vì vậy mới có ít nhất hai cô gái tuổi đôi mươi trong số nhiều cô gái được “tiến cung” đã để lại… dấu vết, trong đó có một cô “dính bầu” và sinh ra một đứa bé vô thừa nhận, về sau trở thành con nuôi của ông Vũ Kỳ. Vậy cô gái đó là ai?
Lê Duẩn người lãnh đạo cuộc chiến miền Nam từ đầu thập niên 60 tới đầu tập niên 70 đã chấp nhận hy sinh 10 hoặc 20 bộ đội để giết một tên lính Mỹ ngõ hầu đẩy mạnh phong trào phản chiến. Những người thanh niên lên đường vào Nam cầm chắc cái chết trong tay nhưng họ không còn con đường nào khác. Mười người bộ đội vào Nam chỉ có một người trở về, toàn là con cái xuất thân gia đình Tam đại bần cố. Chính CSBV đã nhìn nhận năm 1995 khi tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày 30/4: Đã có hàng triệu người hy sinh cho công cuộc giải phóng miền Nam.
BV thắng là nhờ phong trào Phản chiến từ phía Mỹ, nếu không có phong trào này dù Lê Duẩn có hy sinh thêm một triệu quân cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích.
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
"Một bàn tay sạch" hay một bàn tay "ăn ốc" khéo léo và bọn kia "đổ vỏ". Ý tác giả là vậy. Hay.
Làm sao bọn kia ăn được nếu không biết quy luật "ăn đồng chia đủ". Ở các nước, tham nhũng nhiều là Tổng thống chịu trách nhiệm. Ai quyền lực số một chính hắn là trùm tham nhũng. Không cần bằng chứng. Chắc chắn là vậy.
Chủ tịch nước là chức cho vui, hữu danh vô thực. Nói rõ là không có quyền lực gì hết. Những vụ như vậy thu tiền nhiều là có kẻ quyền lực tối cao sau lưng. Phúc chỉ đổ võ cho thằng Tàu bại xụi Lú ăn ốc kia thôi.
Ở vị trí Chánh án, ông Nguyễn Hòa Bình khi trơ mặt xác nhận các chứng cứ như dao, thớt… hoàn toàn là điều tra viên ra chợ mua về làm tang vật, mà vẫn khẳng định anh Hồ Duy Hải là kẻ thủ ác, thì chỉ có một điều duy nhất nơi ông ta có, là niềm tin. Nhưng khác với những niềm tin được nói kể trên, niềm tin của ông Nguyễn Hòa Bình nhân danh luật pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đẫm nước mắt, nỗi đau của gia đình nạn nhân và sự bất tín của những người Việt Nam đang đăm đăm nhìn vào hệ thống tòa án.
Mặc dù việc Hoàng Phủ Ngọc Tường thú nhận mình nói dối xảy ra cách nay đã 5 năm, và mặc dù Nguyễn Quang Lập hồi đó đã phân bua cho bạn mình khi nói: "Mọi người cần thông cảm, chia sẻ, khoan dung vì ông Tường đã xin lỗi về vụ này... Cá nhân tôi thấy ông ấy bây giờ xin lỗi là đã quá thành thật", nhưng ngay khi xem xong đoạn video trả lời phỏng vấn của đài WBPX-Boston năm 1982 và đọc lá thư “trần tình” năm 2018, tôi đã không thể tự ngăn mình bật ra tiếng chửi: Đ. Má HPNT!
Vào tháng 3 năm 1975, cố vấn Mỹ nêu ý kiến, đưa X.92 cùng gia đình di tản sang Mỹ.
Ông Ba từ chối, cho rằng ông đã già (52 tuổi) nên khó khăn lập nghiệp ở Mỹ. Cuối cùng ông Ba cho biết, ông sẽ trở lại cuộc sống bình thường. “Nếu Cộng Sản chiếm miền Nam tôi sẽ tự tử”.
Ông Võ Văn Ba sống an toàn cho đến hết ngày 30-4-1975. Do lời khai của thông dịch viên Nguyễn Sĩ Phong ở Ban Mê Thuột, nên ông Ba bị bắt ngày 1-5-1975. Bị giam ở Tây Ninh, rồi chuyển về giam tại Tổng Nha Cảnh Sát (Trước 1975).
Ông dùng dây lưng quần siết cổ tự tử vào ngày 8-6-1975. “Võ Văn Ba là người yêu nước, là điệp viên giỏi nhất của Việt Nam Cộng Hòa và của CIA”
“Việt Nam buồn lắm em ơi” không chỉ là câu nhạc của nhạc sĩ Lam Phương mà cả một khung trời, một tâm cảm của con người và một vấn nạn chưa giải quyết xong của đất nước.
Những kẻ làm cho “Việt Nam buồn lắm em ơi” đang sống trong các biệt thự cao sang, khi chết được chôn trong các nghĩa trang rộng 55 ngàn mét vuông như trường hợp Trần Đại Quang, con cái họ học trung học tư ở Mỹ, học đại học tư ở Mỹ, mua nhà giá hàng triệu dollar bằng tiền mặt ở Mỹ. Tiền đâu nếu không phải tham nhũng từ mồ hôi, nước mắt và cả máu của đại đa số người dân bị trị.
Về vụ ca sĩ Tuấn Ngọc đổi lời bài hát TÌNH BƠ VƠ của nhạc sĩ Lam Phương từ “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” sang “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” thì quả không có gì biện minh được, ngoài chữ “hèn”. Bởi Tuấn Ngọc đã từng hát bài này nhiều lần ở hải ngoại mà không đổi lời, nhưng về Việt Nam hát kiếm danh kiếm tiền thì lại sửa lời trơ trẽn cho vừa lòng quan chức nào đó đang duyệt bài hoặc ngồi nghe phía dưới.
Coi, nước Việt Nam từ xưa tới giờ lúc nào mà không buồn. Trước 1975 thì buồn về nội chiến tương tàn, sau 1975 buồn vì thù trong giặc ngoài gặm sạch tài nguyên đất nước bỏ mặc cho dân tình đói khổ. Mà thí dụ nước Việt Nam không xảy ra những cảnh nồi da xáo thịt chó đẻ đó thì nỗi buồn của nhạc sĩ Lam Phương phải được giữ nguyên cho ông, tại sao lại sửa lời để nịnh bợ bưng bô ?
Xét về mặt nịnh bợ bưng bô thì không chỉ có trong âm nhạc mà các ngành nghề nghệ thuật khác cũng đều tự nguyện. Vừa qua cũng ngay trên FB này, tôi đã từng viết bài “GIẢI MÃ MỘT GIAI THOẠI VỀ TRỊNH CÔNG SƠN” chửi thẳng vào thái độ “hai mang” của ông ta khi ông ta đề nghị tôi tặng ông 4 câu thơ trong ngày sinh nhật ông, để ông treo lên tường nhà. Trời đất, tôi là một nhà thơ “bẻ kiếm ngang trời” đâu có chuyện ca ngợi một nhạc sĩ nhân cách tầm thường đổi màu từ nhạc vàng sang nhạc đỏ nhanh như chớp. Bởi vậy tôi đã đọc ông 4 câu về CHẤT ĐỘC HÓA HỌC khiến ông suýt ngất xỉu được bè bạn đem vô trong cạo gió. 4 câu như sau:
Gã nhạc sĩ VÀNG Chơi ghi ta ĐỎ Âm nhạc từ đó Biến thành DA CAM !
Khỏi phải nói, ai cũng biết trong hội họa thì màu vàng pha màu đỏ sẽ biến thành màu da cam. Mà chất độc màu da cam trong âm nhạc tác hại lâu dài ra sao thì miễn bàn.
Qua cái hèn của Trịnh Công Sơn trước đây và Tuấn Ngọc bây giờ, chúng ta càng thấy người nghệ sĩ, người cầm bút cần phải giữ mình hơn bao giờ hết, chứ đừng vì ba cái bã hư danh mà bán rẻ tài năng (nếu có) và lòng tự trọng.
Cũng khỏi phải nói đâu xa mà nói ngay trường hợp chính tôi. Đó là chuyện xảy ra trong một bữa tiệc mừng huân chương lao động của Nhà Xuất Bản Kim Đồng cách đây khá lâu. Trong tiệc, tôi và vợ tôi ngồi cùng bàn với ông Nguyễn Thắng Vu, nguyên Giám đốc NXB kiêm Chủ tịch Hội đồng xuất bản hiện thời. Sau màn tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Thắng Vu mời bà Phạm Phương Thảo, Phó Bí Thư Thành Ủy kiêm Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân TP đến gặp tôi tại bàn. Qua vài câu chào hỏi xã giao, ông Vu chửi thẳng vào mặt bà Thảo trước mặt các quan chức: “Bà bảo Bùi Chí Vinh là thằng có tư tưởng phản động không có lợi cho NXB. Bà không cho phép tôi được sử dụng Bùi Chí Vinh. Nhưng qua những gì Bùi Chí Vinh đã làm việc và tự vươn lên để nổi tiếng thì tôi thấy Bùi Chí Vinh không phải như những gì bà đã áp đặt cho chúng tôi. Bùi Chí Vinh không có NXB Kim Đồng vẫn tiếp tục lừng danh với hàng loạt kịch bản phim nhựa ra mắt toàn quốc và quốc tế, được công chúng lẫn dư luận trong và ngoài nước thừa nhận. Vậy bà và các đồng chí của bà nghĩ sao ? Trước phát biểu của ông Nguyễn Thắng Vu, bà Phạm Phương Thảo quay sang tôi đánh trống lảng “Bùi Chí Vinh cứ tiếp tục viết truyện thiếu nhi, và chỉ nên viết truyện thiếu nhi thôi, đừng nên viết những gì khác”.
Hai phát biểu của hai nhân vật đã nói lên khá nhiều điều. Tôi bừng tĩnh hiểu mối quan hệ tỉnh cảm của tôi với NXB Kim Đồng cứ phai nhạt dần, vì sao bộ truyện NĂM SÀI GÒN đang phát hành trôi chảy đến tập 40 bỗng bị NXB yêu cầu tác giả ngưng viết (cho dù trên thị trường sách cả nước lúc đó, bộ NĂM SÀI GÒN đang là bộ sách bán chạy nhất). Tất cả chỉ vì NXB Kim Đồng quá sợ quy chụp tư tưởng của bọn quan chức đầu não địa phương. Cũng may, vâng, cũng may khi về hưu ông Nguyễn Thắng Vu còn một chút đởm lược và dũng khí, còn dám chửi thẳng mặt một trong vài kẻ gây tai họa cho tôi và cho văn học nước nhà.
Tối thiểu thì ông Vu cũng không hèn như Trịnh Công Sơn hoặc như Tuấn Ngọc:
Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ !
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.