(Xem: 692)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1207)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 1752)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1176)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 1660)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 1712)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1560)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 2744)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3482)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3042)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8187)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 9793)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 11608)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 8572)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 6616)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7451)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
28 Tháng Ba 20241:12 SA
Thua TG PT An Ninh,

Toi rat thich doc bai viet cua PTAN. Xin goi cho toi nhung bai moi neu duoc sang tac.
Than kinh
Tran Nhan - Uc Chau
28 Tháng Ba 20241:08 SA
FlipBooks are a great addition
to any passive income strategy. Because once you create a FlipBook, market it, share it & Earn it, it can technically sell itself.

Learn More https://www.youtube.com/watch?v=JfRrd79oCfk?18104
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
20 Tháng Ba 2024
Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, Bên Thắng Cuộc dù muộn màng, cũng nên định nghĩa lại khái niệm "lừa đảo" và "bị lừa đảo" cùng các tội danh mang tính hình sự. Việc này không chỉ giúp cho các ngành: công an - viện kiểm sát - tòa án bớt áp lực ngày càng chồng chất lên đầu họ mà còn hữu ích cho hàng trăm ngàn "nạn nhơn bị lừa đảo", họ phải biết CHỊU TRÁCH NHIỆM trong cuộc sống của từng người, thay vì như những đứa trẻ đua đòi, hở ra là bù lu bù loa khóc lóc và kêu gào như những khẩu hiệu: NHÀ NƯỚC ƠI! CỨU DÂN!
19 Tháng Ba 2024
Tóm lại ông Tô Lâm làm CTN mà ông Tam Quang là bộ trưởng công an, ông Tô Lâm được làm CTN. Còn người khác như ông Trạc làm bộ trưởng công an, ông Tô Lâm bị làm chủ tịch nước. Nghĩ cũng vui, chỉ có chế độ này mới có những ranh giới mong manh được mất như vậy khi thăng chức. Chứ bên Châu Phi rõ ràng lắm, lên chức là lên quyền. Không có chuyện nhiều khi lên chức lại mất quyền như ở xứ ta.
18 Tháng Ba 2024
Trường Sơn như con đường ông đã đi qua. Nó phô bày ra những đe dọa làm khó con người. ông viết là một thiên nhiên ác độc: Rau độc, nấm độc, khí hậu khắc nghiệt, nước độc. Đó là con đường của đói, con đường dốc của bệnh tật, của muỗi độc, của sốt rét ác tính với đủ nỗi nguy hiểm rình rập của thiên nhiên. Chưa kể bom đạn trên không dội xuống bất ngờ chôn vùi, xé toang rách nát con người, chết không toàn thây, chết vất vưởng trên cành cây, cạnh bờ suối, thối rữa trong nỗi bất lực và tuyệt vọng của con người.
07 Tháng Ba 2024
Muốn Hòn Ngọc Viễn Đông trở lại ư?! Dễ mà khó lắm! Thưa người Cộng Sản Việt Nam. Trước hết, căn bản nhứt và quan trọng nhứt hãy trả lại tên Sài Gòn. Sẽ là bất kính với nhiều thế hệ ông cha của quý vị cùng đôi phần lố lăng, khi buộc phải gọi tên "Hồ Chí Minh - Hòn Ngọc Viễn Đông". Văn hóa hiện nay, tại Tp. Hồ Chí Minh chắc chắn là văn hóa xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, sau nữa, quý vị buộc phải gầy dựng lại VĂN HÓA SÀI GÒN.

30 năm Bức tường Berlin sụp đổ: Cựu TBT Đông Đức oán Gorbachev

11 Tháng Mười 20196:12 SA(Xem: 4124)
30 năm Bức tường Berlin sụp đổ: Cựu TBT Đông Đức oán Gorbachev
51Vote
41Vote
31Vote
21Vote
10Vote
3.54

Đó là một trong những tour có hướng dẫn viên đi kèm kỳ quặc nhất tôi từng tham gia. Tôi lái xe đi quanh Berlin cùng với Egon Krenz, nhà lãnh đạo cộng sản cuối cùng của Đông Đức.

"Con phố này từng có tên là Stalinallee!" ông nói khi chúng tôi đi vào đường Karl-Marx-Allee. "Họ đặt lại tên sau khi Stalin mất."

"Còn ở phía kia là Quảng trường Lenin. Trước kia có một bức tượng Lenin rất to. Nhưng họ đã hạ xuống rồi."

Ông nhìn ra ngoài cửa sổ và mỉm cười.

"Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) xây dựng toàn bộ thứ này."

Ông Krenz, 82 tuổi, nay sống trong một đất nước khá hơn đất nước mà ông từng cai quản. Cộng hòa Dân chủ Đức - Đông Đức - không còn tồn tại nữa.

Ba mươi năm sau những sự kiện đầy biến động trong năm 1989 và sự sụp đổ của Bức tường Berlin, ông Krenz đồng ý gặp tôi.

Bức tường Berlin được mở toang một cách tình cờ vào hôm 9-11-1989, khi một quan chức trong Đảng Cộng sản Đông Đức tuy
Bức tường Berlin được mở toang một cách tình cờ vào hôm 9/11, khi một quan chức trong Đảng Cộng sản Đông Đức tuyên bố bất kỳ ai cũng có thể rời đi

Vì sao Krenz yêu Liên Xô

Tôi thì tiếng Đức khá xoàng, còn ông Krenz lại không biết tiếng Anh, cho nên chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Nga. Đó là thứ ngôn ngữ mà ông ấy rất giỏi. Ông phải giỏi, bởi Đông Đức trước đây là vệ tinh của Moscow.

"Tôi yêu nước Nga, và trước đây tôi yêu Liên Xô," ông nói với tôi. "Tôi vẫn còn có rất nhiều người quen ở đó. Đông Đức là đứa con của Liên Xô. Liên Xô đứng bên nôi khi Đông Đức chào đời. Và, thật đáng buồn, họ cũng đứng bên giường tử khi Đông Đức chết."

Với nước Nga cộng sản, Đông Đức giống như một tiền đồn then chốt ở châu Âu. Liên Xô có 800 trại lính ở Đông Đức với nửa triệu quân.

"Dù có phải là lực lượng chiếm đóng hay không thì chúng tôi vẫn coi binh lính Liên Xô là những người bạn," ông Krenz nói.

Nhưng là một phần của đế chế Xô Viết thì được lợi gì?

"Cụm từ 'một phần của đế chế Xô Viết'... đó chính là thuật ngữ điển hình của phương Tây," ông đáp. "Trong Hiệp ước Warsaw, chúng tôi coi mình là đối tác của Moscow. Mặc dù vậy, tất nhiên là với nước chúng tôi thì Liên Xô luôn có tiếng nói quyết định."

Krenz đã lên đỉnh cao quyền lực như thế nào

Sinh năm 1937, là con trai một thợ may, Egon Krenz nhanh chóng leo lên trong bậc thang quyền lực của cộng sản.

Cuộc sống trước đây- cho đến 10-1989, bức tượng Lenin này vẫn đứng sừng sững ở Quảng trường Lenin ở Đông Berlin
Cuộc sống trước đây: cho đến 10/1989, bức tượng Lenin này vẫn đứng sừng sững ở Quảng trường Lenin ở Đông Berlin

"Tôi là Thiếu niên Tiền phong. Rồi là đoàn viên Thanh niên Đức Tự do. Rồi tôi vào Đảng Xã hội Thống nhất. Rồi tôi thành tổng bí thư đảng. Tôi đã trải qua tất cả!"

Trong nhiều năm, ông được coi là "hoàng tử bé" - người sẽ lên kế nhiệm nhà lãnh đạo kỳ cựu của Đông Đức, Erich Honecker.

Nhưng tới lúc ông thay thế Honecker vào tháng 10/1989, đảng cầm quyền đã không còn nắm chắc quyền lực trong tay.

Từ Ba Lan cho tới Bulgaria, quyền lực nhân dân dâng tràn khắp khối Đông Âu. Đông Đức không phải là ngoại lệ.

Ba ngàn người biểu tình phản đối nhà lãnh đạo cộng sản tại Berlin hôm 24-10-1989
"Nhưng ai là người hỏi chúng tôi, Egon?" Ba ngàn người biểu tình phản đối nhà lãnh đạo cộng sản tại Berlin hôm 24/10/1989

Krenz sai lầm ở chỗ nào

Một tuần trước khi Bức tường Berlin sụp đổ, ông Krenz bay tới Moscow họp gấp với nhà lãnh đạo Liên Xô, Mikhail Gorbachev.

"Gorbachev nói với tôi rằng nhân dân Liên Xô coi người Đông Đức như anh em," ông nói.

ông Egon Krenz (trái)
Nhìn lại chuyến đi đầu tiên tới Moscow trong vai trò lãnh đạo cộng sản, ông Egon Krenz (trái) tin rằng ông đã bị phản bội

"Và sau nhân dân Liên Xô thì ông ấy yêu nhân dân Đông Đức nhất. Cho nên khi đó tôi hỏi: ông vẫn coi bản thân mình là một người cha của Đông Đức chứ, thì ông ấy nói, 'Tất nhiên, Egon.' Rồi ông ấy nói, 'Nếu như anh định nói tới khả năng thống nhất Đức, thì đó không phải là chuyện nằm trên nghị trình.'"

"Vào lúc đó, tôi đã nghĩ Gorbachev nói rất thành thực. Đó là sai lầm của tôi."

Ông có cảm thấy là Liên Xô đã phản bội ông không? Tôi hỏi.

"Có."

Đông Đức đi đến hồi kết thế nào

Vào ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ. Những đám đông người Đông Đức ngây ngất tràn qua đường biên giới mở.

"Đó là đêm tồi tệ nhất đời tôi," ông Krenz nhớ lại. "Tôi không muốn trải qua cảm giác đó thêm một lần nào. Khi các chính trị gia phương Tây nói rằng đó là sự ăn mừng của người dân thì tôi hiểu. Nhưng tôi chịu toàn bộ trách nhiệm. Tại thời điểm trào dâng cảm xúc đó, nếu như có bất kỳ ai bị giết chết trong đêm thì chúng tôi có lẽ sẽ bị hút vào cuộc xung đột quân sự giữa các cường quốc."

Người dân Đông Berlin trèo qua Bức tường Berlin vào hôm 9-11-1989, giật đổ Bức màn Sắt tại Đức
Người dân Đông Berlin trèo qua Bức tường Berlin vào hôm 9/11/1989, giật đổ Bức màn Sắt tại Đức

Chỉ trong vòng một tháng sau khi Bức tường sụp đổ, Krenz từ chức khỏi vị trí lãnh đạo Đông Đức. Một năm sau, Đông và Tây Đức thống nhất. Cộng hòa Dân chủ Đức trở thành chuyện của lịch sử.

Không lâu sau đó, bản thân Liên Xô cũng tan rã. Nhưng khác với Egon Krenz, trên toàn Đông Âu, Mikhail Gorbachev được coi như người hùng, người đã cho phép xé toang Bức màn Sắt.

Bức tường Berlin chia cắt thành phố trong suốt gần 30 năm
Bức tường Berlin chia cắt thành phố trong suốt gần 30 năm

Nói chuyện với tôi hồi 2013, cựu Tổng thống Liên Xô nói: "Tôi thường bị cáo buộc là đã đem cho đi Trung và Đông Âu. Nhưng tôi đem cho ai? Ví dụ như tôi đã đem Ba Lan trao lại cho người Ba Lan. Đất nước đó còn có thể thuộc về ai được nữa?"

Ông Krenz mất quyền lực, mất đi đất nước mình.

Tiếp đến, ông mất tự do.

Năm 1997, ông bị kết tội ngộ sát đối với những người Đông Đức bị bắn khi tìm cách chạy sang bên kia Bức tường Berlin. Ông phải ngồi tù bốn năm.

'Chiến tranh Lạnh không bao giờ kết thúc'

Egon Krenz vẫn rất quan tâm đến chính trị. Và ông vẫn ủng hộ Moscow.

"Sau các tổng thống yếu mềm như Gorbachev và Yeltsin, Nga thật cực kỳ may mắn là có [Tổng thống Vladimir] Putin."

Ông cho rằng Chiến tranh Lạnh không bao giờ chấm dứt, mà thay vào đó là nó "đang được chiến đấu bằng những biện pháp khác".

Ngày nay, Krenz sống một cuộc đời lặng lẽ ở vùng duyên hải Baltic của Đức.

"Tôi vẫn nhận được rất nhiều thư, điện thoại của cháu chắt các công dân Đông Đức. Họ nói với tôi rằng ông bà họ sẽ rất vui nếu tôi nói lời chúc mừng sinh nhật. Đôi khi có người gặp tôi, đề nghị tôi ký tặng hoặc chụp ảnh selfie cùng."

Khi chúng tôi bước ra khỏi xe hơi ở trung tâm Berlin, một giáo viên dạy sử cùng nhóm học sinh lớp 10 tới chỗ chúng tôi. Quả là một ngày may mắn đối với họ.

"Thày trò chúng tôi đang có chuyến tham quan từ Hamburg tới để tìm hiểu về lịch sử Cộng hòa Dân chủ Đức," thầy giáo dạy sử nói với ông Krenz.

"Thật tuyệt vời là chúng tôi gặp được ông, một nhân chứng sống. Ông thấy thế nào khi Bức tường đổ xuống?"

"Đó không phải là một lễ hội tưng bừng," ông Krenz nói. "Đó là một đêm vô cùng kịch tính."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ