(Xem: 1269)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1718)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2251)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1601)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2133)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2273)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1961)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3192)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3967)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3488)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8575)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10166)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12019)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 8970)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7016)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7820)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
24 Tháng Tư 20247:02 CH
We are excited to present Leadee - a handy extension for collecting messages through Contact Form 7, Ninja Forms, and WPForms.
How does it operate?
If you gather applications on the site, the module automatically stores them and attaches a multitude of useful data:
1) from which source the client visited the first time
2) what device was used
3) which section the submission was made and much more.
As a result, you get a table with structured data and can export to .csv or Excel.
Where to acquire it?
On the leadee.io site or in the WordPress repository at https://wordpress.org/plugins/leadee/ - Leadee Plugin.
How much does it cost?
The plugin is free, but you can accelerate its development into a great service with a subscription.
Xin thêm vào danh sách nhân viên Cảnh sát Quốc gia chết trong khi đi học tập cải tạo lao tù khổ sai. Đó là Trung tá Tôn Thất Dẫn, Trưởng phòng Thanh tra Bộ Tư lệnh CSQG, chết tại trại cải tạo Ba Sao Nam Hà. Ông là một người đạo đức thanh liêm, vợ ông đã phải nấu cơm tháng, kiếm thêm nuôi dạy đàn con 7 đứa. Vào một ngày giỗ chồng, bà đã gục chết trước mặt con cái và những người thân.
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
23 Tháng Tư 2024
Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều lợi ích từ quyền lực định hướng cho nên phải cần sân sau để hứng lợi ích. Khi leo lên trung ương, Tú rút bài học Đường Nhuệ, tìm bọn đàn em có học hơn, đó là Nguyễn Du Comas. Nhờ ảnh hưởng của Tú, sức ép của Tú mà Comas liên tục trúng thầu kiểu đáng lên án như trên. Comas trúng thầu của MOBIFONE một cách chung thuỷ y như Phượng Hoàng trúng thầu ở Hải Dương mà báo công an chỉ ra.
23 Tháng Tư 2024
Hậu Pháo chăn vịt, trình độ tiểu học. Nhưng y hiểu bản chất quan chức chế độ. Y đưa tiền hay nói chuyện đều có những thiết bị ghi âm tân tiến nhỏ gọn để thu âm, thu hình lại. Lời khai của Hậu Pháo về việc hối lộ cho Trần Cẩm Tú và Trần Đức Thắng hàng triệu usd trước cơ quan điều tra đã được nhiều bộ phận trong bộ công an nắm được. Tô Lâm nếu có muốn giấu đi, e rằng khó vì BCA không phải chỉ có mình ông. Thiết nghĩ đến lúc bộ trưởng CA Tô Lâm phải có văn bản báo cáo với Bộ Chính Trị về những lời khai của Hậu Pháo hối lộ tiền cho Thắng Công Sản và Trần Cẩm Tú.
22 Tháng Tư 2024
Trong chế độ này, kẻ có tội mà chiến thắng thì tất thành người hùng, nhất là những người mà có chân rết lan toả nhiều như Vương Đình Huệ. Những người khác khi trong trạng thái bị xem xét như Huệ, truyền thông báo chí và mạng xã hội lên án họ rất gay gắt. Nhưng trong trường hợp của Huệ thì không, trái lại nhiều Kol còn lên tiếng bênh vực cho Huệ. Huệ kháng cự, thành công sẽ được tất. Những dị nghị vốn ít ỏi và lẻ tẻ sẽ biến mất. Thay vào đó là làn sóng tung hô Vương Đình Huệ là người có trình độ nhất trong tứ trụ, người có gương mặt sáng sủa nhất, người tài hoa, có tâm, có lòng với đất nước. Phe phái mà Huệ đứng đầu sẽ nắm vững quyền lực ít nhất là 30 năm tiếp theo.
18 Tháng Tư 2024
Ngay khi hể hả bắt tay với các quan chức cao cấp của Bắc Kinh và ra về, mặt Vương Đình Huệ đã tái mét khi thấy dưới chân máy bay đã có mấy chiếc xe bảng số 80 đang chờ để áp giải Phạm Thái Hà về cơ quan điều tra. Hà là cánh tay phải lâu năm của Huệ để bàn tính trong các nước cờ đối phó chính trị lẫn leo cao, và Phạm Thái Hà hiện cũng nắm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Vài Suy Nghĩ Khi Đọc Bài Bình Thơ "Thuyền Theo Bến Lạ"

14 Tháng Hai 20197:12 SA(Xem: 844)
Vài Suy Nghĩ Khi Đọc Bài Bình Thơ "Thuyền Theo Bến Lạ"
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Lời nói đầu:

Bài viết nầy viết ra với tấm lòng yêu thương thơ văn cùng với niềm trân trọng sự chính xác và trong sáng của tiếng Việt thân yêu. Chủ ý của tác giả chỉ góp ý, đưa ra  vài suy nghĩ hoàn toàn chủ quan về tính đẹp, tính chính xác của thơ văn chứ không có ý gợi ra sự tranh luận, sự đúng sai. Mong các bạn hiểu cho - Nguyên Lạc
 

TRÍCH ĐOẠN BÀI THƠ VÀ LỜI BÌNH THƠ

Bài bình thơ "Thuyền Neo Bến Lạ" của nhà thơ kiêm nhà bình luận Đặng Xuân Xuyến được đăng trên trang nhà anh và rất nhiều trang Web trong cũng như ngoài nước. Nó là Top Hít và được các fans anh "hít hà" khen thưởng. Thấy vậy tôi tò mò tìm đọc và xin ghi ra đây vài suy nghĩ chủ quan của riêng tôi.

Trích đoạn thơ

Xin trích ra đây khổ thơ thứ hai của bài thơ được nhà bình luận Đặng Xuân Xuyến bình [1]

 

Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ

Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...

Gừng cay, muối mặn xát lòng

Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...

(Phúc Toản)

 

Lời bình thơ

Đây là lời bình của nhà binh luận Đặng Xuân Xuyến:

[... Tôi thích khổ thơ thứ hai, khổ thơ gây nhiều ấn tượng với tôi.

Cách chuyển nhịp từ 2/4 (tiết tấu chậm) ở câu lục: "Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ", sang nhịp 2/3/1/2 (tiết tấu nhanh) ở câu bát: "Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...", đã khéo léo đặt tâm trạng của nhân vật "tôi" cùng (lúc) rơi vào nhiều cung bậc tình cảm. Với cách ngắt nhịp đặc biệt ở câu bát như thế, nhà thơ Phúc Toản đã thành công trong việc miêu tả nội tâm của chàng trai khi được tin người yêu lấy chồng chỉ trong một câu thơ. Từ tâm trạng còn nhiều ngờ vực, bán tín bán nghi: "Lấy chồng", chuyển sang tâm trạng sững sờ, buộc phải chua chát mà tin: "Em lấy chồng", và đẩy nỗi niềm đắng cay dâng tiếp lên cao bằng câu thảng thốt: "Ơ", biểu hiện của tâm trạng bất lực, rồi buông thõng bằng câu xác tín: "Lấy chồng..." của tâm trạng thất vọng, chán chường.

Tôi nghĩ, đấy là câu thơ độc đáo, đã giúp bài thơ sáng lên.

Không than vãn, kế nể, không nặng lời trách móc khi người yêu theo "thuyền neo bến lạ", nhà thơ Phúc Toản đã gói ghém tất cả sự trách giận, nỗi xót xa của chàng trai vào 2 câu thơ:

 

"Gừng cay, muối mặn xát lòng

Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng ..."

 

Chính sự kiệm lời ấy càng làm nỗi đau nhân đôi.

Tôi nghĩ, ở câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...", dù nhà thơ Phúc Toản chỉ nói về nỗi đau đang cứa vào trái tim của riêng "anh" thì người đọc vẫn cứ liên tưởng, vẫn cứ hình dung đấy là nỗi đau đã lan tỏa, đã xâm chiếm cả không gian ngày "em" làm lễ Vu Quy. Nỗi đau ấy không chỉ bào xót trái tim chàng trai mà còn làm rức buốt trái tim cô gái - người đang cử hành hôn lễ với một người đàn ông xa lạ.

Vâng. Câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." đã đích thực chỉ ra là vậy....][1]

 

VÀI QUAN NIỆM CẦN CHO NGƯỜI BÌNH LUẬN

hoanghontrenquehuongvietnamTrưỡc khi vào phần góp ý về lời bình, tôi xin được ghi ra đây vài ý kiến chủ quan riêng về bình luận (phê bình). Vì là chủ quan nên chắc không hoàn toàn  chính xác, xin các bạn góp ý. (Những ý này cũng đã ghi ra trong các bài trước, các bạn nào đã đọc có thể bỏ qua):

-- Người bình thơ nên học hỏi biết thêm căn bản về "Văn học sử", vài thủ pháp về thơ, biết sơ lược về cách "phân tích ngôn ngữ" cần thiết cho sự bình thơ... Nếu chỉ bình theo cảm tính thì bài phê bình không chính xác, đầy tính chủ quan và có nhiều khi vô tình gây ảnh hưởng tiêu cực đến bài /sách thơ được bình.

– Người bình thơ không nên đóng “hòm” trước rồi chặt chân xác chết cho vừa cái “hòm”. Có nghĩa là đừng đưa ra tiêu chí chủ quan riêng mình rồi ép bài thơ, bài văn được bình phải hợp theo.

-- Hãy thật lòng mình, đừng bẻ cong ngòi bút vì tư dục (tư dục này bao gồm tình, tiền, danh, nể vì, sợ .v.v…)

-- Bình luận tự nghĩa nó là nêu ra ưu điểm và khuyết điểm. Ở đời đâu có gì tuyệt đối 100% ưu, là hay chỉ trừ các bậc thánh nhân. Phải thẩm định kỹ, đừng vội vàng "hít hà" khen thưởng.  Nên nhớ, khen “quá lố” có khi làm hại người được khen.

-- Đừng "hòa quá nhiều nước lã vào mực.” (Modern poets mix too much water with their ink – Goethe) Nghĩa là phải chân thật, phải lương thiện.

Người bình luận nên nhớ lại “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán:

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao doạ giết

Cũng không nói ghét thành yêu…

 

-- Theo chủ quan, tôi nghĩ câu chuyện này cần cho nhà bình luận:

"Nhà thơ Jacque Prévert đi vào câu lạc bộ bình thơ của Pháp tại Paris. Gặp lúc các nhà bình thơ đem thơ ông ra mổ xẻ đủ loại, đủ điều nhưng chả có ai chú ý đến một người vô danh mới vào và chăm chú theo dõi cuộc bình thơ. Hết cuộc bình thơ, người khách lạ bước lên sân khấu bắt tay các diễn giả và nói rằng: "Xin chân thành cảm ơn tất cả các ngài đã đem thơ tôi bình luận. Thật sự tôi chưa bao giờ biết rằng tôi đã có những ý nghĩ lạ lùng cao xa ấy trong thơ mình và tôi cũng không ngờ thơ tôi lại hay như vậy. Cảm ơn các ngài. Nói xong, người khách lặng lẽ bước ra. Người khách lạ ấy chính là Jacque Prévert."

 

Qua trên là vài ý nghĩ của tôi về thơ và phê bình, giờ mời các bạn vào phần chính của bài viết.

 

VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

1. Câu bình đạt

-- Cách chuyển nhịp từ 2/4 (tiết tấu chậm) ở câu lục: "Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ", sang nhịp 2/3/1/2 (tiết tấu nhanh) ở câu bát: "Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...", đã khéo léo đặt tâm trạng của nhân vật "tôi" cùng (lúc) rơi vào nhiều cung bậc tình cảm. Với cách ngắt nhịp đặc biệt ở câu bát như thế, nhà thơ Phúc Toản đã thành công trong việc miêu tả nội tâm của chàng trai khi được tin người yêu lấy chồng chỉ trong một câu thơ...(Đặng Xuân Xuyến)

 

Trước bài thơ này, Nguyễn Bính có bài thơ “Không đề”

Hôm nay dưới bến xuôi đò

Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau.

Anh đi đấy, anh về đâu?

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

 

Tuyệt vời nhất là  2 câu cuối, tôi xin xét từng câu:

- "Anh đi đấy, anh về đâu?"

Người con gái băn khoăn tự hỏi “Anh đi đấy, anh về đâu?” Sáu chữ mà gợi ra hai tâm sự ngổn ngang. “Anh đi đấy” là câu hỏi thảng thốt. “Anh về đâu?” là câu hỏi ngậm ngùi.

- "Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm..."

Câu cuối này là "đỉnh" và nó có liên hệ đến câu thơ đang bàn của nhà thơ Phúc Toản.

Chiếc thuyền rời bến, từ từ đi xa. Rồi chiếc thuyền cũng khuất. Chỉ còn cánh buồm  chập chờn, nhấp nhô theo sóng, lung linh, xa xăm rồi mờ nhạt hẳn.

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

 Câu thơ 8 chữ này ngắt thành ba nhịp (Cánh buồm nâu / cánh buồm nâu / cánh buồm...): Cánh buồm nâu dâng cao theo sóng trào, rồi mất bóng theo sóng hụp/ Cánh buồm lại xuất hiện rồi mất bóng/ cánh buồm đã đi xa không còn còn thấy màu sắc nữa (chữ “nâu” ở nhịp cuối biến mất). Ta thấy rõ ràng hình ảnh những con sóng nhấp nhô đưa đẩy con thuyền. Trong câu thơ vần, nhạc ̣(nghe như tiếng sóng) họa (hình dạng nhấp nhô chiếc thuyền theo sống từ từ đi xa...) đầy đủ.

- So sánh 2 câu thơ

So sánh 2 câu thơ sau bạn nghĩ sao?

Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

Câu thơ Phúc Toản ngắt thành bốn nhịp: Lấy chồng!/ Em lấy chồng!/ Ơ! / Lấy chồng... Nhịp 3 chữ Ơ (chữ tán thán) dùng không chính xác: Chữ Ơ này có chắc "biu hin tâm trng bt lc" như Đặng Xuân Xuyến nói không? Theo tôi nghĩ là không. Nhà bình luận nghĩ sao với câu này: - Ơ anh nầy! Ơ chị kia! Làm gì đó? Nó có "biu hin tâm trng bt lc" tâm trang buồn thảm không?

Theo tôi, ở đây phải dùng chữ ƠI hay ÔI để tán thán sự buồn mới đúng :  Ơi (ôi) em!/ ơi (ôi) anh! chúng ta đành phải xa nhau rồi.v.v... Buồn, bất lực là hai chữ này.

Chắc có lẻ nhà bình luận hiểu chữ Ơ rộng nghĩa hơn tôi!

Tuy câu thơ bị khuyết điểm nhỏ này, nó cũng tạm coi là đạt.

So sánh 2 câu thơ, điều chắc chắn là câu của Nguyễn Bính nhiều nhạc tính và họa tính hơn. Cùng phương cách, người sau làm sao hơn người trước thì mới tuyệt: "Sóng sau dồn sóng trước ".

 

2. Những câu bình chưa đạt

[Không than vãn, kế nể, không nặng lời trách móc khi người yêu theo "thuyền neo bến lạ", nhà thơ Phúc Toản đã gói ghém tất cả sự trách giận, nỗi xót xa của chàng trai vào 2 câu thơ:

"Gừng cay, muối mặn xát lòng

Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng ..."

Chính sự kiệm lời ấy càng làm nỗi đau nhân đôi.] [Đặng Xuân Xuyến]

 

a. "Gừng cay, muối mặn xát lòng"

Câu thơ này có chính xác ở trường hợp này không?

Xin mời nhà bình thơ đọc trích đoạn này:

[...Như đã nói trên, quan hôn tang tế không thể nào không có rượu. Nhất là ngày "loan phụng hòa minh" và đêm "động phòng hoa chúc"

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...

Với tục lệ Việt Nam cổ truyền thì lễ động phòng cần có: Chỉ đỏ hoặc chỉ ngũ sắc gọi là dây tơ hồng, đĩa muối với dăm lát gừng tươi, chai rượu Hồng Đào đính kèm một chiếc chung. Chú rể buộc tơ hồng vào cổ tay nàng dâu và ngược lại. Rót đầy chung rượu, chàng uống nửa, nàng uống nửa. Xong, cùng lấy gừng chấm muối mà nhai, đôi lứa vừa hít hà, vừa dìu dặt ngâm nga:

Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

Tình nồng nghĩa mặn xin đừng bỏ nhau

(Rượu Hồng Đào: Quảng Nam song hỷ tửu - Phanxipăng)[2]

Ở đây chàng trai và cô gái "động phòng, hợp cẩn" lúc nào mà nhai muối/ gừng xát lòng? Nhà bình thơ có chú ý đến điều này không?

 

b. "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..."

 

Theo chủ quan tôi câu này có vấn đề ở hai điểm:

- Hai chữ ở cùng một câu (Nỗi) là điều các nhà thơ nổi tiếng khuyên nên tránh.

- "Nỗi mừng"? Người yêu vu qui đi lấy chồng mà mừng? Cũng lạ?

Nhà bình luận, bạn đã nói đây là cuộc hôn nhân "không tình yêu", vậy thì cả 2 đều phải buồn chứ làm sao mà có chữ "mừng" ở đây? Nếu nói "mừng" thì không thật lòng, không đúng cảm xúc của hai người yêu nhau.

- Nếu "mừng" này ở chàng trai thì câu này có nghĩa là chàng vừa buồn vì tiếc và vừa "mừng" vi "tống khứ" cô gái được phải không? Tình yêu chân thật?

- Nếu "mừng" này ở cô gái thì sự "không chân thật" trong tình yêu càng rõ ràng. Cô gái thoát nợ!

Nhà binh thơ có thể nói (hay đoán) "nỗi mừng" là ngoài mặt của cô gái, còn trong lòng thì buồn. Làm sao biết được trong lòng của người khác?

Trong câu thơ, nếu một vài chữ có thể gây ra sự suy nghĩ tiêu cực của độc giả thì nên tránh đừng dùng, phải dùng chữ có nghĩa chính xác. Đừng chủ quan theo ý mình, nên dự phòng những vấn đề rắc rối có thể sảy ra.

Theo tôi (xin nói chỉ là chủ quan) phải thay chữ nào khác phù hợp với ý tứ bài thơ để giải quyết các vấn đề nêu trên:

Thí dụ như dùng chữ bâng khuâng ta giải quyết được điệp từ và chuyện rắc rối lẫn lộn giữa buồn/mừng nêu trên. Lúc này câu thơ sẽ như thế này:

Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi buồn...

Đây chỉ là thí dụ gợi ý,  quyền là ở tác giả bài thơ, ông là người "sáng tạo"

Để tránh việc người khác (trong đó có thể có nhà bình thơ) cho rằng sự thay thế chữ khiến "lợn lành thành lợn què", tôi sẽ phân tích chữ "nỗi" và chữ "niềm" cho rõ ý.

 

PHÂN TÍCH CH

Người ta thường nói

-- "Nỗi" lòng chứ không "niềm" lòng:  Nỗi lòng người đi vân vân...

     "Nỗi" sầu chứ không "niềm" sầu: Nỗi sầu trong lòng vân vân...

Tương tự, "nỗi" buồn chứ không nói "niềm buồn": Nỗi buồn kẻ tha hương vân vân...

Với nỗi sầu, nỗi buồn của một người, người khác chưa chắc biết vì đôi khi người đó không muốn biểu lộ ra hoặc cố tình tỏ ra vui vẻ trên mặt: "Cười là dòng lệ rơi trong lòng".

Điều này có nghĩa là chữ "nỗi" diễn tả những gì bên trong lòng, riêng tư của người.

-- Về chữ "mừng" và "vui"

Người ta nói "nỗi" mừng chứ không nói "niềm" mừng, nhưng bù lại có thể nói "niềm" vui. Chữ vui có thể dùng với cả hai: Nỗi và niềm.

Thử nhận xét nỗi mừng và nỗi vui:   

Thí dụ:

. Nỗi mừng hay nỗi vui của một người khi trúng giải độc đắc, người khác có khi không nhận được vì người trúng giải cố tình không cho mừng vui lộ ra ngoài, vì sợ đánh cướp.

. Người ta nói "niềm vui tái ngộ, niềm vui thống nhất" chứ ít ai nói "nỗi vui tái ngộ, nỗi vui thống nhất" vì lúc này cảm xúc dạt dào tuôn trào ra ngoài, biểu hiện ra ngoài.

Qua những nhận xét trên, ta đi đến kết luận: "Nỗi" diễn tả bên trong (lòng) và "niềm" diễn tả, hiện ra bên ngoài. Bên trong lòng thì chỉ riêng ta biết chứ người khác không thể nào biết được.

Đem điều nầy áp dụng vào câu: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng ..." ta nhận xét rằng nỗi buồn và nỗi mừng này phải ở cùng trong lòng của chàng trai. Nếu nói "nỗi mừng" là của cô gái  thì "trong lòng cô gái đã mừng". Cả hai trường hợp câu thơ đều có vấn đề: Chàng trai vừa buồn vì tiếc vừa mừng vì tống khứ được cô gái, hoặc là cô gái trong lòng mừng vì thoát nạn. Còn như muốn nói theo lời phê bình của nhà bình luận: "Cô gái tỏ vẻ vui ở ngoài mặt nhưng buồn trong lòng"  thì phải thay thế cụm từ "nỗi mừng" bằng "niềm vui": Chàng trai xót xa vì thấy niềm vui biểu hiện ra trên gương mặt cô gái. Điều này không thể vì niêm luật. Vậy phải tìm cum từ nào thích hợp về vần và ý chứ không thể nào ép nghĩa, bắt người đọc phải hiểu theo chủ quan mình.

Tóm lại, còn có cụm từ "nỗi mừng" là bài thơ còn có vấn đề, phải thay thế nó bằng cụm từ nào đó thích hợp với ý tứ bài thơ để dự phòng những rắc rối ngoài ý muốn xảy ra như tôi đã nói trên.

 

LỜI KẾT

Lâu lắm rồi, tôi thường gặp câu nầy:  "Dưới ánh sáng..."    "Nhờ ơn..." gì gì đó...tác giả mới viết được bài này... Và những lời "hít hà" khen các bài văn thơ của của những người ve cổ áo veston trước ngực có logo "quốc huy sao vàng"  (cấp lãnh đạo). Ai mà dám nói thật, ai mà dám chê trong thời này? Vì sợ, vì muốn lấy lòng để được hưởng chút "ơn mưa móc". (Về vụ "sợ" hình như nhà văn Tô Hoài đã có lần thừa nhận, nếu tôi nhớ không lầm)

Nhưng bây giờ là thời khác, không thể làm giống thế được, phải "lương thiện" với lòng, phải "chính danh" là trí thức là nhà bình luận . Nhà bình luận nên nhớ lại “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán đã nhắc ở trên.

Một nhà thơ đã viết:

Ta tìm ta bắt, trong thơ...

Những con sâu chữ, lơ mơ "ra rìa"

(Hà Nguyên Du)

Đúng, phải tìm bắt sâu chữ: Trong vườn hoa nghệ thuật, văn thơ, người bình luận giống như người làm vườn, phải chăm sóc vung trồng và tìm bắt những con sâu để cho cây hoa tươi tốt, nở ra những những nụ hoa đầy hương sắc cho đời.

Trên trang nhà Đặng Xuân Xuyến, nhìn kỷ thấy trên ngực (cổ áo Veston cà - vạt) của nhà thơ Phúc Toản có logo "quốc huy sao vàng"[1].

Hãy trân trọng gìn giữ tiếng nước ta. Tiếng Việt mà bị tiêu diệt thì dân tộc Việt sẽ tự nhiên biến mất y như Học giả Phạm Quỳnh đã từng nhận xét. Hãy bảo về sự trong sáng của tiếng Việt. Nên cẩn trọng về tính chính xác của nó nếu không sẽ dẫn đến "văn nạn"  "bút máu" mà tôi đã đề cập trong bài viết "VĂN NẠN VÀ TÍNH CHÍNH XÁC CỦA NGÔN NGỮ(3)

Mời đọc trích đoạn:

[... Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là tình túy của CHỮ. Nên cẩn trọng với CHỮ NGHĨA. CHỮ quan trọng lắm, có thể làm chết hoặc làm tiêu tan sự nghiệp và tài sản con người. Không nhớ vụ án Minh sử triều Thanh đã làm tiêu mạng biết bao Nho sĩ Minh mà Kim Dung đã viết trong phần nhập của bộ truyện Lộc Đỉnh Ký sao? Ván của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (giết ba họ) do sự ganh ghét, đố kỵ của đám tiểu nhân đắc chí, trong đó có một phần từ văn nạn. Và cuối cùng với hàng chữ "kim loại màu vàng" mà "ai đó" ghi khi kiểm kê vàng của người dân miền Nam trong đợt "cải tạo tư sản" 1976

VĂN NẠN (cũng được gọi là ÁN VĂN), nói nôm na là những vụ án liên quan đến chữ nghĩa, văn chương, văn nghệ... Có khi nạn nhân chết chỉ do một chữ chứ không cần cả bài, cả tập. Chết mà không biết mình vì sao bị chết...]

Đừng như hai ngài Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại và Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền, những người mắc bệnh VĨ CUỒNG (mégalomanie, megalomania) muốn làm mai một nó.

Trân trọng!

Nguyên Lạc

.................

[1] Vài suy nghĩ khi đọc "THUYỀN THEO BẾN LẠ" - Đặng Xuân Xuyến

http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2019/01/vai-suy-nghi-khi-oc-thuyen-theo-ben-la.html

http://vannghequangtri.blogspot.com/2019/01/vai-suy-nghi-khi-oc-thuyen-theo-ben-la.html

[2] Rượu Hồng Đào: Quảng Nam song hỷ tửu - Phanxipăng

https://phanxipang.wordpress.com/2013/04/13/ruou-hong-dao-quang-nam-song-hy-tuu-iii/

[3] VĂN NẠN VÀ TÍNH CHÍNH XÁC CỦA NGÔN NGỮ

http://www.art2all.net/tho/nguyenlac/nguyenlac_vannanvatinhchinhxaccuangonngu.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ