(Xem: 1251)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1703)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2237)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1592)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2123)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2257)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1951)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3181)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3956)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3478)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8564)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10158)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12007)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 8961)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7007)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7812)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
Xin thêm vào danh sách nhân viên Cảnh sát Quốc gia chết trong khi đi học tập cải tạo lao tù khổ sai. Đó là Trung tá Tôn Thất Dẫn, Trưởng phòng Thanh tra Bộ Tư lệnh CSQG, chết tại trại cải tạo Ba Sao Nam Hà. Ông là một người đạo đức thanh liêm, vợ ông đã phải nấu cơm tháng, kiếm thêm nuôi dạy đàn con 7 đứa. Vào một ngày giỗ chồng, bà đã gục chết trước mặt con cái và những người thân.
Tim tin tuc ong Nguyen Cuu Nhong, co con la Nguyen Cuu Long, gia dinh o tai Da Lat truoc khi sang My dinh cu, xin lien lac voi Mai, email yoyonico9996@yahoo.fr, cam on
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
23 Tháng Tư 2024
Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều lợi ích từ quyền lực định hướng cho nên phải cần sân sau để hứng lợi ích. Khi leo lên trung ương, Tú rút bài học Đường Nhuệ, tìm bọn đàn em có học hơn, đó là Nguyễn Du Comas. Nhờ ảnh hưởng của Tú, sức ép của Tú mà Comas liên tục trúng thầu kiểu đáng lên án như trên. Comas trúng thầu của MOBIFONE một cách chung thuỷ y như Phượng Hoàng trúng thầu ở Hải Dương mà báo công an chỉ ra.
23 Tháng Tư 2024
Hậu Pháo chăn vịt, trình độ tiểu học. Nhưng y hiểu bản chất quan chức chế độ. Y đưa tiền hay nói chuyện đều có những thiết bị ghi âm tân tiến nhỏ gọn để thu âm, thu hình lại. Lời khai của Hậu Pháo về việc hối lộ cho Trần Cẩm Tú và Trần Đức Thắng hàng triệu usd trước cơ quan điều tra đã được nhiều bộ phận trong bộ công an nắm được. Tô Lâm nếu có muốn giấu đi, e rằng khó vì BCA không phải chỉ có mình ông. Thiết nghĩ đến lúc bộ trưởng CA Tô Lâm phải có văn bản báo cáo với Bộ Chính Trị về những lời khai của Hậu Pháo hối lộ tiền cho Thắng Công Sản và Trần Cẩm Tú.
22 Tháng Tư 2024
Trong chế độ này, kẻ có tội mà chiến thắng thì tất thành người hùng, nhất là những người mà có chân rết lan toả nhiều như Vương Đình Huệ. Những người khác khi trong trạng thái bị xem xét như Huệ, truyền thông báo chí và mạng xã hội lên án họ rất gay gắt. Nhưng trong trường hợp của Huệ thì không, trái lại nhiều Kol còn lên tiếng bênh vực cho Huệ. Huệ kháng cự, thành công sẽ được tất. Những dị nghị vốn ít ỏi và lẻ tẻ sẽ biến mất. Thay vào đó là làn sóng tung hô Vương Đình Huệ là người có trình độ nhất trong tứ trụ, người có gương mặt sáng sủa nhất, người tài hoa, có tâm, có lòng với đất nước. Phe phái mà Huệ đứng đầu sẽ nắm vững quyền lực ít nhất là 30 năm tiếp theo.
18 Tháng Tư 2024
Ngay khi hể hả bắt tay với các quan chức cao cấp của Bắc Kinh và ra về, mặt Vương Đình Huệ đã tái mét khi thấy dưới chân máy bay đã có mấy chiếc xe bảng số 80 đang chờ để áp giải Phạm Thái Hà về cơ quan điều tra. Hà là cánh tay phải lâu năm của Huệ để bàn tính trong các nước cờ đối phó chính trị lẫn leo cao, và Phạm Thái Hà hiện cũng nắm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Để Hiểu Nghĩa Câu Nhạc Của Trịnh Công Sơn

10 Tháng Mười Hai 20186:38 SA(Xem: 1926)
Để Hiểu Nghĩa Câu Nhạc Của Trịnh Công Sơn
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

SƠ LƯỢC Ý CHÍNH BÀI CỦA GS HOÀNG ĐẲNG VÀ NHỮNG PHẢN HỒI

Nhân đọc bài viết: “Hiểu Đúng Nghĩa Câu Hát Của Trịnh Công Sơn Như Thế Nào?” của giáo sư Hoàng Đằng trên Văn Nghệ Quảng Trị, tôi xin “góp vui” mấy ý.

Độc giả có thể đọc bài viết theo link dưới:

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? [1]

http://vannghequangtri.blogspot.com/2018/11/hieu-ung-nghia-cau-hat-cua-trinh-cong.html

*

Đây là ý chính của bài viết cùng những bình luận đồng và không đồng thuận

 Ý chính

Trịnh Công Sơn viết trong một bài hát: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng! - Hỏi làm gì, em biết không? - Để gió cuốn đi!" Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các nhóm, các tổ chức …

Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng. Đại đa số nghĩ rằng "để gió cuốn đi!" là làm được chi đó rồi,  xong việc, cho nó chìm vào quên lãng, đừng nhắc đi nhắc lại.[Hoàng Đằng]

 Bình luận

-- Không đồng thuận

 TTV:

Từ xưa đến nay, người ta nói “để gió cuốn đi” nghĩa là mất hết, không còn gì hết, chớ không ai nói “để gió cuốn đi” là “đưa việc tốt của mình cho mọi người biết” … bao giờ. Chữ “cuốn đi” khác với chữ “lan tỏa” một trời, một vực. Có người nói với tôi Trịnh Công Sơn viết câu này rất “không nhân bản”; tấm lòng mà để gió cuốn đi thì vô ý nghĩa, vì tấm lòng đó bay mất hết. Người có tấm lòng thì phải làm gì tốt đẹp cho đời chớ “để gió cuốn đi” thì xem như chẳng làm chi hết… Thật tình, tôi thấy những câu trên của Trịnh Công Sơn cũng không song suốt và hơi nghịch lý; nhưng vì ông là một “thần tượng âm nhạc” nên người ta cứ hùa theo mà khen, rồi mỗi người cứ theo ý chủ quan của mình mà giảng giải. Thật ra, câu văn “một tấm lòng để gió cuốn đi” rất tối nghĩa và nghịch lý.

Trần Hào Trần Hào: Theo tôi cuốn đi không phải là lan tỏa, mà quên đi, nghĩa là làm việc thiện là bản năng tự nhiên của con người, không nhắc làm gì nữa…

-- Ba người đứng về phía giáo sư Hoàng Đằng.

Văn Thanh:

 “Gió vô tư, gió không có chủ đích, gió cuốn theo thời vụ, việc tốt hay xấu đều lan tỏa theo chiều gió một cách tự nhiên, và con người có cảm thụ theo tâm lý và hoàn cảnh…”

Hoàng Hữu Chiểu:

“Trong tự nhiên, hạt giống cũng nhờ "gió cuốn đi" để tồn tại sự sống! Tấm lòng, cứ nghĩ, như hạt giống tốt vậy! Cũng nhờ "gió cuốn đi" để rồi lan tỏa”.

Triêm Hoàng:

Một chiếc lá ở điểm A mà bị "gió cuốn đi" thì nó sẽ tồn tại ở một điểm B nào đó, chứ không thể bị triệt tiêu vì "gió cuốn đi". Hiểu như thế thì "gió cuốn đi" là để truyền bá, lan tỏa “một tấm lòng”, mà Trịnh Công Sơn muốn gởi gắm với đời …

-- Ý kiến của Hoàng Đằng

Tôi vẫn giữ cách hiểu của tôi: “… Cần có một tấm lòng … để gió cuốn đi” là gió mang lòng tốt đến cho nhiều người biết. Từ “cuốn” không phải làm cho lòng tốt bị nhận chìm mà đưa lòng tốt qua sự sàng lọc của dư luận để xem đó phải thật sự là lòng tốt không.

-- Ý kiến của nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

[ ...Tôi cũng đồng ý với 3 người đứng về phía giáo sư Hoàng Đằng.

Tôi hiểu “tấm lòng” ở đây là “tâm ý tốt lành, thanh thản, hành xử nhân ái, vị tha, cao thượng”. Tại sao một tấm lòng như vậy lại để gió cuốn đi?

 “Một tấm lòng” dù đã biến thành cách hành xử đầy nhân ái, vị tha, cao thượng hay mới chỉ là tâm lành, ý tốt cũng đều phát xuất từ trái tim. Nếu để nó trụ mãi trong tim thì - tâm sở này níu kéo tâm sở khác – không sớm thì muộn, nó sẽ bị biến dạng. Và nguy hiểm hơn nữa, nó sẽ thành đầu mối của vô vàn tâm sở bất thiện khác.

“Gió cuốn đi”, trong ngữ cảnh của bài nhạc, theo tôi, nên hiểu là gió cuốn “tấm lòng” ra khỏi trái tim của người có “tấm lòng” đó. Chứ khi nó đã ra khỏi chỗ nó được phát sinh thì đến được đâu là tùy duyên. Người có “tấm lòng” không nên nỗ lực tác động vào hướng đi, điểm đến của nó. ...

Trịnh Công Sơn qua những ca khúc Cát Bụi, Bốn Mùa Thay Lá, Cho Một Người Nằm Xuống đã biểu lộ một sự am hiểu sâu sắc về lẽ vô thường của đạo Phật. Để Gió Cuốn Đi lại mon men đến chữ Tâm.

Tác giả của nó tuy chưa đạt đến trình độ “lý sự dung thông” như thiền sư Viên Minh trong thi phẩm Thơ Trên Cát, nhưng với ca từ ảo diệu, bàng bạc tính triết lý độc đáo của riêng mình ông đã tặng cho đời một phương cách đơn giản để giúp tâm được nhẹ nhàng và trong sáng. Hãy “Để Gió Cuốn Đi”...] [SAO LẠI ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI? Phạm Đức Nhì] [2]

.

Đây là nhận định của tôi - Nguyên Lạc:

Theo tôi, cả 2 phía đều bàn luận "trên mây", giống như trường hợp Jacques Prévert

-- Trường hợp Jacques Prévert

"Nhà thơ Jacque Prévert đi vào câu lạc bộ bình thơ của Pháp tại Paris. Gặp lúc các nhà bình thơ đem thơ ông ra mổ xẻ đủ loại, đủ điều nhưng chả có ai chú ý đến một người vô danh mới vào và chăm chú theo dõi cuộc bình thơ. Hết cuộc bình thơ, người khách lạ bước lên sân khấu bắt tay các diễn giả và nói rằng: "Xin chân thành cảm ơn tất cả các ngài đã đem thơ tôi bình luận. Thật sự tôi chưa bao giờ biết rằng tôi đã có những ý nghĩ lạ lùng cao xa ấy trong thơ mình và tôi cũng không ngờ thơ tôi lại hay như vậy. Cảm ơn các ngài.

Nói xong, người khách lặng lẽ bước ra. Người khách lạ ấy chính là Jacque Prévert."

--  Hai chữ "Trên mây" là tôi mượn tên quyển sách của cố văn sĩ Nguyễn Xuân Hoàng "Người đi trên mây". Bàn luận "trên mây" là bàn luận theo ý riêng của mình, ngoài ý tác giả muốn nói. Mãi lo nghĩ đến chuyện viển vong mà quên đi thực tế, thực trạng, cuộc đời, của xã hội lúc tác giả viết bài nhạc.

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Đây là lời của giáo sư Hoàng Đằng:

"Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các nhóm, các tổ chức ...

Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng. Đại đa số nghĩ rằng "để gió cuốn đi!" là làm được chi đó rồi,  xong việc, cho nó chìm vào quên lãng, đừng nhắc đi nhắc lại.

Đúng, người làm việc thiện mà rồi tự mình nhắc đi nhắc lại như kể ơn thì việc thiện của mình giảm giá trị rất nhiều, thậm chí không còn giá tr"

Theo ngu ý tôi, có lẽ ông và các bạn bình luận viên kia bị ảnh hưởng bởi sách/ lời giảng của TT Thích Nhật Từ . Đây là ý của TT Thích Nhật Từ giảng lại cái ý của nhạc sĩ TCS:

"Người có tấm lòng là người nhiệt tình, tử tế, sẵn sàng dang tay giúp đỡ, mang lại niềm vui cho người khác. Tấm lòng đó có hai hướng: Tấm lòng có điều kiện và tấm lòng vô điều kiện. Tấm lòng có điều kiện lúc nào cũng cần có lời kêu cứu, có nỗi khổ, niềm đau, bế tắc, có một nhu cầu cần đến sự giúp đỡ và gõ cửa đúng nơi người có tấm lòng để ban tặng, tấm lòng đó mới có mặt. Rất nhiều người chúng ta được xem là người tử tế và có tấm lòng, nhưng quanh năm suốt tháng chưa hẳn có ý tưởng chuyển tấm lòng đó thành hiện thực như sựgiúp đỡ tại viện dưỡng lão, mồ côi, khiếm thị…"

(Để gió cuốn đi - TT Thích Nhật Từ giảng tại chùa Xá Lợi ngày 9-8-2009)

Bài "Để gió cuốn đi"  viết năm 1971 lúc đất nước tang thương  do chiến tranh, có liên hệ gì đến "việc từ thiện"?!

Cả về bạn Phạm Đức Nhì:

“Gió cuốn đi”, trong ngữ cảnh của bài nhạc, theo tôi, nên hiểu là gió cuốn “tấm lòng” ra khỏi trái tim của người có “tấm lòng” đó. Chứ khi nó đã ra khỏi chỗ nó được phát sinh thì đến được đâu là tùy duyên. Người có “tấm lòng” không nên nỗ lực tác động vào hướng đi, điểm đến của nó.

Tác giả của nó tuy chưa đạt đến trình độ “lý sự dung thông” như thiền sư Viên Minh trong thi phẩm Thơ Trên Cát, nhưng với ca từ ảo diệu, bàng bạc tính triết lý độc đáo của riêng mình ông đã tặng cho đời một phương cách đơn giản để giúp tâm được nhẹ nhàng và trong sáng"  [SAO LẠI ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI? - Phạm Đức Nhì]

.

Năm 1971, năm bản nhạc này ra đời, năm của "dầu sôi lửa bỏng" tác giả đang hăng say viết nhạc chống lại chiến tranh (phản chiến) thì giờ đâu mà "lý sự dung thông”

Theo tôi các câu nhạc:

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng,

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi” 1971

của bài nhạc "Để gió cuốn đi" ý nghĩa như thế này:

-- Ai trong chúng ta cũng đều có một tấm lòng, một tấm lòng nhân hậu - "Nhân chi sơ tính bổn thiện". Ai mà không rơi nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh, nhói tim lúc chứng kiến những tai nạn thương tâm.

-- "Để gió cuốn đi" nghe để an ủi lòng mình: Hãy sống thật “người”, sống như ngày mai ta và người không còn nữa.

HIỂU "SAI" NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Trong bài viết nêu trên GS Hoàng Đằng có viết: "... ý nghĩa đích thực của mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng", có nghĩa chỉ GS hiểu đúng còn ngoài ra mọi người đều hiểu SAI. Tôi xin thử đem kiến thức "ít ỏi"của mình ra để hiểu SAI câu nhạc trên xem sao.

Trước khi giải thích câu nhạc, tôi xin được dẫn ra trích đoạn này để các nhà bình trên thưởng lãm

[-- Muốn phê bình sâu sắc một bài thơ thường ta nên tìm hiểu rõ cuộc đời của tác giả qua lý lịch, qua cảc bài viết, hồi ức, các bài thơ đã đăng.

-- Là thơ Việt, người bình phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, "ý tại ngôn ngoại" của bài thơ/ nhạc

-- Đừng đóng "hòm" trước rồi chặt chân xác chết cho vừa cái "hòm". Có nghĩa là đừng đưa ra tiêu chí chủ quan riêng mình rồi ép bài thơ/ nhạc được bình phải hợp theo. Không nên áp đặt như vậy...] [Vài Ý Nghĩ Về Bình Thơ - Nguyên Lạc] [3]

Và điều quan trọng cần nhớ là trong thơ/ nhac, không cần chú trọng đến thứ tự trước sau của câu trong bài, chỉ cần nắm được cái ý, cái hồn là đủ.

I. VÀI HÀNG VỀ TRỊNH CÔNG SƠN

Trinh Cong Son -  Bửu Chỉ.1. Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài "Nối vòng tay lớn". Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi người dân miền Nam ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam

"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó... Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước... Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này..."

2. Từ đầu thập niên 1980, khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài nhạc cách mạng như "Em ở nông trường em ra biên giới", "Huyền thoại Mẹ", "Ánh sáng Mạc Tư Khoa", "Ra chợ ngày thống nhất" [Wikipedia][4]

3. Ý nghĩ tuyệt vời, theo tôi của Trịnh Công Sơn

"Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa" - Trịnh Công Sơn

4. Vài bài nhạc lý thú sau 1975

 Tôi ơi đừng tuyệt vọng 1992

 

Tôi là ai mà còn khi dấu lệ

Tôi là ai mà còn trần gian thế

Tôi là ai là ai là ai

Mà yêu quá đời này...

Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọn

Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh

 Tiến thoái lưỡng nan 1998

 

Ngày xưa lận đận

Không biết về đâu...

Tiến thoái lưỡng nan

Đi về lận đận

Ngày nay lận đận

Là ... giọt hư không.(Tiến thoái lưỡng nan -Trịnh Công Sơn)

II. Ý VÀI BÀI NHẠC

-- Triết lý nhân sinh

Hai bài nhạc theo tôi đầy triết lý nhân sinh và liên quan nhau là: "Cát Bụi" và "Để Gió Cuốn Đi”.

 Bài hát  "Cát Bụi" 1965

 

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy

...

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi về làm cát bụi

...

Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Chợt một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày

(Cát Bụi - Trịnh Công Sơn)

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho rằng con người chỉ là tổng hợp của tứ đại - Thân tứ đại. Thân tứ đại Theo triết lý phương Đông là bốn chất phổ quát cũng là bốn cái lớn trong vũ trụ: đất, nước, gió, lửa.

Theo triết lý của Phật giáo: Thân chúng ta chỉ là một tổ hợp tạm thời do đất-nước-gió-lửa kết hợp tạo thành. Chúng duyên hợp theo nghiệp lực và sau đó chúng tan rã theo nghiệp lực.

Như  những  đám  mây  tụ  rồi  tan  và  lại  tụ thành những đám mây khác nhau, thân người sẽ có ngày tan rã trở về với tứ đại. Và theo hoàn cảnh,  tứ  đại  lại  sẽ  nhóm  họp  và  mang  hình tướng khác. Tuy nhiên đừng cảm thấy mọi sự đều vô ích vì ý tưởng “thân bạn sẽ tan thành tứ đại”.

"Danh từ Phật giáo hay dùng cụm từ "thân tứ đại" để chỉ cho cái nhục thân bằng xương thịt này của chúng ta. Tứ đại là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Bốn yếu tố này có mặt khắp nơi , nên gọi là "đại" có nghĩa là lớn. Gọi là bốn yếu tố lớn vì nó là vật chất có mặt rộng khắp. Vật chất này ở thân ngừơi thì gọi là thân tứ đại. Đóa hoa cũng là tứ đại, đám mây cũng là tứ đại, hòn sỏi cũng là tứ đại, ngọn cỏ cũng là tứ đại....v.v. và v.v....vì cái gì là vật chất thì có yếu tố tứ đại

Người tín đồ Phật Giáo thì quen gọi cái thân của mình là thân tứ đại. Tứ đại bất hòa thì có bệnh duyên. Tứ đại ly tan thì gọi là chết. Chết cái thân tứ đại thì người đời không nhìn thấy thân của mình nửa nên gọi là mình đã chết. Cái mà người ta gọi là chết là quá đơn giản. Theo đạo Phật thì cái thân này đâu phải chỉ là tứ đại như đóa hoa, như hòn sỏi, như đám mây. Nó còn có Không Đại, Kiến Đại và Thức Đại. Đủ bảy đại thì mới trọn vẹn một con người. Không Đại là cái hư không trống rỗng, rộng lớn đến vô biên. Kiến Đại là cái thấy biết của chúng sanh, cái thấy biết này cũng rộng lớn và chu biến khắp nơi nên gọi là đại. Thức Đại là cái nhận thức phân biệt làm chủ thể của cái sống của chúng sanh nên cũng gọi là đại. Phải đủ bảy đại thì mới gọi là một chúng sanh hữu tình. Còn hòn sỏi, đóa hoa chỉ là chúng sanh vô tình.

Với từ ngữ chúng sanh thì chúng ta hiểu rằng do chúng duyên (tức là nhiều yếu tố nên gọi là chúng duyên) hợp lại với nhau mà sanh khởi nên gọi là chúng sanh. Đóa hoa là chúng sanh vô tình vì do tứ đại giả hợp lại mà có cái gọi là Đóa Hoa. Con người là chúng sanh hữu tình bởi vì do bảy đại giả hợp lại mà có con người.

Duyên hợp thì là chúng sanh, duyên ly thì thì đi theo nghiệp mà tái sanh. Cái đi tái sanh đó là duyên nghiệp theo Kiến Đại và Thức Đại của chúng sanh mà luân hồi còn tứ đại thì cũng tan hoại trở về với lòng đất. Do biết rằng chết không phải là hết, vì vẫn còn luân hồi, không phủ nhận nhân quả, luôn tỉnh thức:  Gieo nhân và vui lòng trả quả vì dòng thời gian là vô tận, nghiệp quả phải trả vay nên ta không thể nhắm mắt mà làm liều làm bậy, làm điều ác nhân" (Viết theo Minh Đức - Tạng thư Phật học)

 Bài hát “Để Gió Cuốn Đi”, 1971

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho rằng con người sống không chỉ để tồn tại mà "cần có một tấm lòng". Cuộc đời vốn dĩ công bằng, không cho ai tất cả nhưng cũng chẳng lấy đi của ai tất cả vì thế "dù đau buốt trái tim" nhưng "còn cuộc đời ta cứ vui".

"Để gió cuốn đi" là tình khúc giàu triết lý nhân sinh, phảng phất tinh thần đạo lý của Phật giáo.

Bài nhạc "Cát Bụi" tôi phải giải thích sâu vì nó rất cần thiết để hiểu rõ bài "Để Gió Cuốn Đi"

 Ý NGHĨ RIÊNG VỀ CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

Tôi sẽ tổng hợp các bài hát:  "Cát Bụi" 1965, Nối vòng tay lớn 1968, Để Gió Cuốn Đi 1971,Tôi ơi đừng tuyệt vọng 1992, Tiến thoái lưỡng nan 1998"... để giải thích cách hiểu SAI câu nhạc của Trịnh Công Sơn . Nhưng xin nên nhớ rằng: Bài nhạc "Để Gió Cuốn Đi" mãi đến sau nầy khoảng sau 1997 - 1998 (?) Trịnh Công Sơn mới công bố lại rộng rãi; trước 1975 cho mãi tới 1986 khi còn ở lại Việt Nam, còn sống trong "thiên đường", tôi chưa từng nghe. Do đó, ta có thể xem như Trịnh Công Sơn viết sau 1997, sau hơn 20 năm sống trong "thiên đường" để tỏ rõ tấm lòng của mình, theo tôi là tấm lòng "nhân bản". Và nó được biết đến nhiều sau khi cuốn sách và bài pháp thoại  "Để Gió Cuốn Đi" của TT Thích Nhất Từ giảng tại chùa Xá Lợi ngày 9-8-2009 và được ấn hành.

Về bài "Nối vòng tay lớn"

 

-- Ra mắt lần đầu vào năm 1970

Nối vòng tay lớn được sáng tác vào năm 1968 nhưng tới năm 1970 ca khúc mới được hát vang tại trại Nối vòng tay lớn dành cho thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam được tổ chức trong ngày 24 và 25/4/1970.

-- Hát trên đài phát thanh vào ngày 30/4/1975

Đúng 3h chiều 30/4/1975, Đài phát thanh Sài Gòn phát lời giới thiệu "Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp, nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này", rồi vị nhạc sĩ lần đầu cất tiếng hát ca khúc do chính mình sáng tác.

@ Chính bài nầy hát ngày 30/4 đã gây rất nhiều phiền não cho ông và chắc cũng gây cho ông sự ân hận theo đuổi cho đến mãn đời. Bằng chứng là những lời của cả hai bài nhạc "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" 1992, "Tiến thoái lưỡng nan" 1998"...

Do chiến tranh đau thương quá dài, ai cũng mong được hòa bình, đất nước thống nhất, an vui. Nhưng đâu ngờ sự dối gian, ngụy ngôn của "ai đó". Người dân, có tôi trong đó cũng vui mừng trong ngày 30/4, cứ nghĩ rằng sẽ "đổi đời". Nhưng đâu ngờ chỉ vài tháng sau thì ai cũng "bật ngửa"

Tôi thường nghĩ:

"Văn chương và chính trị như hai gàu nước trên cái ròng rọc của giếng nước, ít khi nào cân bằng nhau. Cái này lên thì cái kia xuống, bên này trọng thì bên kia khinh. Người làm văn chương thường "mù" về chính trị, vì không biết dối gạt; và kẻ làm chính trị thường "mù" về văn chương, vì chưa từng mở lòng" (Nguyên Lạc)

Là nhạc sĩ, thi sĩ ngây thơ về chính trị, Trịnh Công Sơn đã bị lợi dụng cho một "mưu đồ", rồi bị "vắt chanh bỏ vỏ" và sau đó ân hận, sám hối. Sau một thời gian sống trong "thiên đường" ông mới "sáng mắt sáng lòng", nhưng hỡi ơi đã lỡ; ông bị dằn vặt trong niềm ân hận và sám hối qua các bài nhạc sau này, thi dụ như "Tôi ơi đừng tuyệt vọng"  .v.v...

Về bài "ĐGió Cuốn Đi"

Nguyễn Xuân Hoàng là tác giả câu văn lý thú sau đấy mà tôi tâm đắc

.

[...nghĩ cho cùng trên đời này, tưởng là chia tay mà vẫn là gặp gỡ, và tưởng là gặp gỡ đôi khi đã là chia tay. Con người giống như những hạt bụi bay tán loạn giữa bầu trời và tình cờ gặp nhau, rồi những con giông bất ngờ ập đến bắn tung ra, những hạt bụi lại rời nhau bảy về những phương hướng khác. Những hạt bụi có còn gặp lại nhau không hay mãi mãi không bao giờ tái hợp? Nào ai biết?... ] (Nguyễn Xuân Hoàng)

Câu này theo tôi rất đúng ý với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về triết lý Phật giáo - như trong bài nhạc "Cát Bụi" -  hình như ông là một Phật tử thuần thành(?) Tôi sẽ dùng câu văn này để giải thích câu nhạc của ông trong bài "Để Gió Cuốn Đi" mà chúng ta đang "thương thảo".

Những hạt bụi (tứ đại) sẽ bị gió cuốn bay đi, tan biến cùng những ghét thương, sân hận, vinh hoa tủi nhục, giàu có nghèo hèn, dối gian lọc lừa .v.v... Thôi bay đi, tan biến đi, chỉ còn lại tấm lòng chân thật (tấm lòng đời sống cần phải là tấm lòng lương thiện, tấm lòng nhân hậu, vì nếu giả trá, ác độc thì cần chi?) 

Tôi xin viết lại câu nhạc như vầy theo cảm nhận của tôi:

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...

Để làm gì em biết không?

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Hãy quên đi tất cả tha nhân ơi! quên đi những vụng dại, những ngây thơ sai lầm; hãy nghĩ tới tấm lòng chân thật, hiền lương, nhân bản.

LỜI KẾT

Đã gần nửa thế kỷ rồi, theo tôi: Trừ sự hung tàn, ngụy ngôn, tiếm danh... cần phải nhớ, cần phải ghi lại  cho con cháu biết mà tránh vết xe đổ;  chúng ta nên hãy quên, hãy tha thứ. Ai mà không ngây thơ, lầm lỗi ? Cái quan trọng là phải luôn chiêm nghiệm lại bản thân mình, thấy được khuyết điểm, có khi không do ý chí của mình, mà ăn năn sám hối, chỉnh sửa lại cho đúng, cho đẹp hơn, cho nhân bản. Còn đối với tha nhân, xin nên mở lòng bao dung

Hãy “Để Gió Cuốn Đi” tất cả, chỉ chừa lại "Một tấm lòng" nhân bản và thiện lương!

Time is the best medicine! Look forward to  the future with a sincere heart. Best wishes you all!

 

Nguyên Lạc

.......................

Ghi chú:

[1] HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? - Hoàng Đằng

http://vannghequangtri.blogspot.com/2018/11/hieu-ung-nghia-cau-hat-cua-trinh-cong.html

[2] SAO LẠI ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI? Phạm Đức Nhì

http://vannghequangtri.blogspot.com/2018/11/sao-lai-e-gio-cuon-i-pham-uc-nhi.html

[3] MỘT CÁCH BÌNH THƠ  - Nguyên Lạc

http://t-van.net/?p=34377

[4] Trịnh Công Sơn-Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_C%C3%B4ng_S%C6%A1n

 

Phụ chú:

 

         1. Để Gió Cuốn Đi - Trịnh Công Sơn

 

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng,

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...

 

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông,

Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông,

Ôi trái tim đang bay theo thời gian, 1971

 

         2. Cát Bụi 1965 - Trịnh Công Sơn

 

 

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai vươn hình hài lớn dậy

...

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi

Để một mai tôi về làm cát bụi

...

Bao nhiêu năm làm kiếp con người

Chợt một chiều tóc trắng như vôi

Lá úa trên cao rụng đầy

Cho trăm năm vào chết một ngày

 

            3. Nối vòng Tay Lớn - Trịnh Công Sơn

 

Rừng núi dang tay nối lại biển xa

Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

Mặt đất bao la, anh em ta về

Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng

Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam

...

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay

Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi

Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo

Từ quê nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền

Biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ