(Xem: 1277)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1725)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2258)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1606)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2143)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2284)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1967)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3198)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3972)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3496)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8580)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10172)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 12024)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 8982)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 7020)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7825)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
<a href=http://tamada-oldenburg.de> Beste Hochzeit-DJs</a>
Xin thêm vào danh sách nhân viên Cảnh sát Quốc gia chết trong khi đi học tập cải tạo lao tù khổ sai. Đó là Trung tá Tôn Thất Dẫn, Trưởng phòng Thanh tra Bộ Tư lệnh CSQG, chết tại trại cải tạo Ba Sao Nam Hà. Ông là một người đạo đức thanh liêm, vợ ông đã phải nấu cơm tháng, kiếm thêm nuôi dạy đàn con 7 đứa. Vào một ngày giỗ chồng, bà đã gục chết trước mặt con cái và những người thân.
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
25 Tháng Tư 2024
Để làm giảm bớt áp lực xã hội mà những nhóm lợi ích đang tạo ra, bằng cách sử dụng những kẻ có ảnh hưởng xã hội như nhà báo, luật sư, nhà văn, nhà giáo và cán bộ hưu trí...nhằm hạ thấp công cuộc chống tham nhũng. Ông Trọng và ông Lâm nên có động thái nào đó, chẳng hạn như giảm án, tha trước thời hạn một số những người bất đồng chính kiến...đồng thời bộ công an cũng xử nghiêm một số trường hợp công an đánh người dẫn đến tử vong. Khoan dung với người bất đồng lúc này và nghiêm khắc với người của mình. Một chút thôi, sẽ đánh tan được dư luận xấu về những người cầm cân, nảy mực mà nhóm lợi ích đang ra sức tạo ra.
23 Tháng Tư 2024
Thời kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều lợi ích từ quyền lực định hướng cho nên phải cần sân sau để hứng lợi ích. Khi leo lên trung ương, Tú rút bài học Đường Nhuệ, tìm bọn đàn em có học hơn, đó là Nguyễn Du Comas. Nhờ ảnh hưởng của Tú, sức ép của Tú mà Comas liên tục trúng thầu kiểu đáng lên án như trên. Comas trúng thầu của MOBIFONE một cách chung thuỷ y như Phượng Hoàng trúng thầu ở Hải Dương mà báo công an chỉ ra.
23 Tháng Tư 2024
Hậu Pháo chăn vịt, trình độ tiểu học. Nhưng y hiểu bản chất quan chức chế độ. Y đưa tiền hay nói chuyện đều có những thiết bị ghi âm tân tiến nhỏ gọn để thu âm, thu hình lại. Lời khai của Hậu Pháo về việc hối lộ cho Trần Cẩm Tú và Trần Đức Thắng hàng triệu usd trước cơ quan điều tra đã được nhiều bộ phận trong bộ công an nắm được. Tô Lâm nếu có muốn giấu đi, e rằng khó vì BCA không phải chỉ có mình ông. Thiết nghĩ đến lúc bộ trưởng CA Tô Lâm phải có văn bản báo cáo với Bộ Chính Trị về những lời khai của Hậu Pháo hối lộ tiền cho Thắng Công Sản và Trần Cẩm Tú.
22 Tháng Tư 2024
Trong chế độ này, kẻ có tội mà chiến thắng thì tất thành người hùng, nhất là những người mà có chân rết lan toả nhiều như Vương Đình Huệ. Những người khác khi trong trạng thái bị xem xét như Huệ, truyền thông báo chí và mạng xã hội lên án họ rất gay gắt. Nhưng trong trường hợp của Huệ thì không, trái lại nhiều Kol còn lên tiếng bênh vực cho Huệ. Huệ kháng cự, thành công sẽ được tất. Những dị nghị vốn ít ỏi và lẻ tẻ sẽ biến mất. Thay vào đó là làn sóng tung hô Vương Đình Huệ là người có trình độ nhất trong tứ trụ, người có gương mặt sáng sủa nhất, người tài hoa, có tâm, có lòng với đất nước. Phe phái mà Huệ đứng đầu sẽ nắm vững quyền lực ít nhất là 30 năm tiếp theo.

Chuyện dài xã hội chủ nghĩa: Lợn tạ hai

20 Tháng Mười Một 20186:42 SA(Xem: 1726)
Chuyện dài xã hội chủ nghĩa: Lợn tạ hai
50Vote
40Vote
30Vote
21Vote
11Vote
1.52

Sáng dạy vừa kịp xúc miệng òng ọc, định nhổ ra mảnh sân trước nhà như thói quen cố hữu, bà chợt thấy cái cửa tre kêu rít lên như báo hiệu có người vào nhà, bà vội giơ tay bịt miệng, chạy tọt ra sau nhà nhổ vào vại nước tiểu.

Tiếng con lợn kêu ụt ịt như níu lấy chân bà, vì thế dù vội, bà cũng phải dừng lại, mắng yêu: – “Cha bố mày, vừa sáng ra đã réo rồi, người còn không có gì bỏ bụng đây này…mày đúng là thủ trưởng, bạn lớn* có khác cứ vục mõm vào ăn, chẳng cần nghĩ ngợi, âu lo gì!

Heo Móng Cái
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet


Bóng người đã bước vào tận thềm nhà, lơ láo ngó nghiêng, không thấy ai liền cất tiếng gọi:

Bà Bủ ơi bà bủ!

– Tôi đây, bà đáp và vội chạy lên nhà, một ý nghĩ lướt nhanh qua óc:

– Mẹ bố chúng nó, mới bảnh mắt ra chưa kịp làm gì, chúng nó đã đến để phổ biến kế hoạch, co kéo ra đồng …đúng là hợp tác với chả hợp teo, người làm thì ít, kẻ ăn theo thì nhiều, làm gì bụng dạ chả đói meo

Chân trong chân ngoài, Anh cán bộ trẻ mở sổ ghi chép, nói như đang báo cáo với bà:

– Báo cáo đồng chí xã viên, hôm nay hợp tác xã Vạn Niên chúng ta vinh dự được phó chủ tịch huyện xuống tham quan sự nghiệp chăn nuôi trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy, tôi được đảng ủy chỉ định đưa công văn tới đồng chí Nhuần là chồng đồng chí.

Bà Bủ ớ ra:

– Chủ tịch hay phó chủ tịch huyện xuống thì liên quan gì đến gia đình tôi. bình thường trống dong cờ mở, xe ô tô co măng ca đít vuông xuống tận sân đình, cả nhà tôi 5 miệng ăn vẫn cắm cúi với mảnh ruộng 5% và con nhợn trong chuồng kia mà, có bao giờ được vác mặt ra xã trong những dịp kỷ liệm, lễ ớn… à lễ nhớn đâu …

Không để ý đến lời kể lể dài dòng văn tự của bà, nhân viên văn thư bảo:

-Đây, xin mời đồng chí ký vào đây!

Bà Bủ lại ngớ ra, cặp môi thâm đen vì dính cốt trầu lâu ngày, cong cớn:

– Ô hay tôi biết gì mà ký cót với điểm chỉ? Có gì cũng phải chờ ông xã nhà tôi từ trạm xá về đã chứ.

– Thì… vị cán bộ trẻ, có nước da trắng nhợt như củ sắn vừa kịp bóc, làn môi tím tái như vỏ khoai lang luộc, gày lêu đêu, bảo…

– Bà… à…đồng chí cứ nhận thay…đồng chí chồng đi, có gì bá cáo với chủ tịch xã sau, tôi là nhân viên văn thư chỉ biết chấp hành lệnh trên.

– Ô hay, bà chành miệng bảo:

– Lệnh trên là lệnh gì? Tôi đâu có biết chữ?

Đóng nắp sà cột cái bụp, nhân viên văn thư quây qủa bước:

– Thôi tôi đi đây, còn nhiều công văn, thư từ, điện báo lắm, phải đi gấp kẻo 10 giờ là trời nắng. Nóng như thiêu, như đốt, không cuốc bộ được…Công văn này, đồng chí cứ nhận cho, có gì đợi lũ trẻ dạy, bảo các cháu đọc cho mà nghe rồi điểm chỉ vào sau cũng được.

Bóng nhân viên văn thư vừa kịp ra khỏi cổng, chồng bà chạy vụt vào nhà, rền rĩ báo tin: 

– Mẹ nó ơi…bà đi rồi!

– Bà…bà đi rồi à? Bà hỏi lại như máy…

Chồng bà quây quả vào trong buồng, đập đen đét vào mông mấy đứa:

– Dạy, dạy…dạy ngay! Bà chết rồi…

Bốn đứa con: Vuông, Tròn, Lành, Lặn, ngơ ngác ngồi dạy, không phải vì cú đập mông của bố( vì đã qúa quen rồi) mà vì mấy tiếng thông báo tin dữ: “Bà chết rồi”

Cả nhà bỏ tất cả nhà cửa, công việc, lợn gà lại, ba chân bốn cẳng chạy đi. Thằng Vuông chạy trước, con Tròn gày thòn lật đật theo sau; Thằng Lành bươn bả dắt con Lặn 5 tuổi đuổi theo anh chị, vừa chạy vừa chửi:

– Mẹ mày! Bà chết rồi mà chạy chậm thế? Tí nữa có nắm xôi cúng trên ban thờ, chúng nó giành hết, lấy gì mà ăn, lấy sức đâu mà khóc ?

Trạm y tế xã nằm chơ vơ giữa cánh đồng, bình thường vắng hoe vắng hoét, vì chẳng có ai dại gì mà thò đầu vào cho lãnh đạo y tế chém… một tháng nhõn 9 ky lô gam thóc, mà mỗi lần mò vào xin thuốc là bị trừ vào công điểm. Một nhúm thuốc bỏ chưa đầy vốc tay mà trừ ngoén ba ngày làm việc.Vì thế, nhà nọ bảo nhà kia, cứ đau ốm cảm cúm gì thì ra vườn kiếm nắm lá xông, đắp ngải cứu hơ qua lửa vào chỗ nhức là xong, khỏi cần thuốc…cho chết cụ lũ lang băm đi, một viên thuốc, một ngày cật lực cuốc ruộng, làm cỏ, tội gì bỏ …

Chẳng mấy chốc, con cháu, họ hàng hai bên gia đình nội, ngoại nghe tin bà, mẹ chết xúm đến đông đặc, xác khiêng thẳng về nhà bác cả, anh ruột chồng bà Bủ để làm lễ. Thời buổi khó khăn, đói kém, nhà nhà đứt bữa, người người hụt hơi nên ma chay cũng chỉ làm cho có lệ, coi như cùng nhau thắp nén hương để tưởng nhớ tới người qúa cố, chứ tiền của đâu mà bày vẽ? Mà có muốn bày vẽ hợp tác xã cũng chẳng cho. Thời buổi tiết kiệm, hội họp đình đám cả mấy trăm con người, chỉ được duyệt 20 ký thịt lợn, bôi làm sao đủ? 

Nghĩ đến thịt lợn, bà chợt nhớ ra từ sáng chưa kịp cho lợn ăn, con lợn bà chăm bẫm từ ngày đỏ hỏn, đứng không vững, suốt chín tháng trời nay, giờ đã to gần bằng con bê, nặng hơn một tạ…đúng là giống lợn lai kinh tế, ăn rõ khỏe làm bà lo trũng mắt; Người nhịn đói một , hai bữa là chuyện bình thường, còn nó mà nhịn đói thì chết với nó, cứ là tha hồ gào réo…

Lợi dụng lúc anh em nhà chồng chúi đầu vào chuyện tang ma, người lên xã lấy giấy khai tử cho người chết; Người lên cửa hàng bách hóa tổng hợp của huyện mua áo quan; Người tìm chủ nhiệm hợp tác xã xin duyệt tiêu chuẩn xô màn, vải vóc v.v bà chạy tọt về nhà, trống ngực đập rộn ràng hơn trống…đám ma…vì đói, vì lo lắng; Cả một đống tiền, tất cả chỉ trông vào con lợn lai này; Vì nó mà cả nhà nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn chi tiêu… chỉ lo vỗ béo phòng khi bà cụ nằm xuống còn có cái mà lo. Dẫu có bị hợp tác xã trừ đầu, khấu đuôi, bớt khoản nọ, bỏ khoản kia cũng còn tí mà mút mát sau khi đã giao nộp đủ tiêu chuẩn chăn nuôi của cả năm… 

Bước vào nhà, bà ngơ ngác khi thấy cửa mở toang hoang; Mấy cái ghế gỗ con, cả nhà bà vẫn hay dùng để ăn cơm ở đầu hè nơi mảnh sân vuông vắn, bị dồn vào một góc lỏng chỏng, bà lặng đi, lắp bắp: – “Chết, chết tôi rồi! Giữa lúc tang gia bối rối, người chưa kịp ra đồng mà mả bố nhà mày lại phá chuồng chạy rông khắp làng à?

Đi đi lại lại như hóa rồ từ nhà xuống bếp, hình ảnh con lợn nặng cả tạ xóa nhòa hình ảnh thương tâm của bà mẹ chồng vừa kịp nằm xuống, chết vì kiệt quệ, suy dinh dưỡng, thèm từ đốt mía, quả chuối, nắm xôi, bánh giò nhân hành thèm đi, nên mới tròn một hoa giáp** đã thèm nói tiếng đất, quên tiếng giời …Sở dĩ bà không dám lao ra khỏi nhà lúc này vì sợ dân làng dị nghị, qưở trách: “Mẹ chồng vừa nhắm mắt xuôi tay, đang nằm tơ hơ trên tấm chõng tre đợi quan tài mà đã cuống lên tìm “bạn lớn”, rõ là coi của hơn người…”

Chợt bà vấp phải cái ghế. Quái, bình thường nhà bà vẫn ngồi ăn ở góc sân hẹp này, 5 người 5 cái ghế quây tròn quanh chiếc mâm đồng đã sứt sẹo cũ mèm từ ngày cải cách ruộng đất , bố mẹ bà nhờ đấu tố địa chủ mà được chia mâm cùng một bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng; Đói vàng mắt ra, mẹ bà định xin hợp tác cho đổi yến gạo, nhưng bố bà lại tiếc rẻ giật lại:“Đàn bà biết gì? Loại gỗ vàng tâm này quý lắm…Nhà mình bao nhiêu đời bị địa chủ bóc lột có được nằm giường, nằm phản đâu? Bây giờ đổi đời rồi, lấy luôn bức hoành phi câu đối này làm phản, mát phải biết…

Tất nhiên gỗ quý thì phải tận dụng tối ưu, triệt để, vì thế, cưa xẻ đóng phản xong rồi, còn dăm đầu mẩu gỗ thừa, ông cho đóng luôn 5, 7 cái ghế và truyền từ thời đó đến nay, dù cóc cáy, sứt sẹo nhưng vẫn còn bền, chắc…Vậy mà!…Sao bây giờ nó lại nằm lỏng chỏng ở góc tường cạnh chuồng lợn thế này? Không lẽ con lợn trước khi phóng ra khỏi chuồng để tìm thức ăn còn biết vứt ghế sang một bên để lấy lối đi ư?
Một ý nghĩ vụt hiện trong óc khi bà nhớ lại hình ảnh người văn thư ban sớm… Không lẽ??? Thôi chết, bà tất tưởi chạy ù ra khỏi nhà, lên ủy ban xã để “dò cho rõ ngọn nguồn lạch sông”…

Chủ tịch huyện vui vẻ cất giọng khi bà vừa kịp xưng tên… 

– À, Chị là chị Bủ à, tôi là Công, từ huyện về đây. Gớm chị mát tay qúa, nuôi được con lợn nặng cả tạ hai.

– Ơ! Bà chưa kịp hiểu ngô khoai gì, chủ tịch hợp tác xã Vạn Niên của bà đã đáp:

– Tên chị được ghi vào thành tích chăn nuôi giỏi của huyện rồi đấy nhé. Nhất định hôm nào huyện tổ chức triển lãm báo công lên tỉnh chúng tôi phải mượn lợn nhà chị để tham gia lấy giải thưởng đấy, không đùa đâu. 

Bà trút ra một hơi nhẹ nhõm…

Trời! thế mà tôi cứ tưởng:

– Tưởng sao? Chủ tịch vồn vã, chúng tôi chỉ mượn tạm vài hôm để đề cao thành tích chăn nuôi của hợp tác xã Vạn Niên chúng ta trong giai đoạn đầu tiên của thời kỳ đổi mới tư duy thôi mà. Nhà đang có việc, chị cứ về lo cho bà cụ chu tất đi. Chiều ngày kia, tôi sẽ nói cán bộ ủy ban khiêng về giao tận nhà cho chị.

-Bà lắp bắp, giọng như người hụt hơi vì gắng sức: 

– Nhưng… nhưng còn mẹ chồng tôi…bà cụ…

-Chị yên tâm đi, chúng tôi sẽ duyệt cho chị đúng quy định 20 ký cả thịt lẫn xuơng, không thiếu một lạng…

Thất thểu quay về, bà đi thẳng đến chỗ đám ma ,kẻo không thấy bà trong lúc tang gia này cả nhà lại nháo nhác lên…

Chiều muộn, cả nhà đang túm tụm lo hậu sự, bàn việc chôn cất sao cho hợp ngày, hợp giờ, hợp tuổi, kẻo trùng tang, mất phúc, bỗng tiếng kẻng khuơ rít lên trong không khí, tất cả dừng tay, rụng rời, ngơ ngác:

– Chuyện gì nữa đây? Hòa bình cả chục năm rồi, cái kẻng bằng vỏ bom đã rỉ nghoèn vì mưa nắng, thời gian, có ai đụng đến đâu? Sao bây giờ lại khươ khoắng báo động như thời chiến tranh tao loạn vậy?

Rạp đám ma đang đông ngẹt người chợt trở nên vắng hoe, vắng hoét. Tất cả lớn bé già trẻ, trừ dâu rể con cái bị đóng đinh vào công việc, chuẩn bị đưa mẹ vào trong quan tài, còn lại chạy thục mạng về ủy ban , nơi phát ra tiếng gõ.

Tiếng eng éc như lợn bị chọc tiết đập thẳng vào màng nhĩ, át cả tiếng búa nện vào hòm gỗ, khiến bà giật mình lo lắng. Bỏ mặc bà cụ bó tròn trong đống vải niệm, nằm tơ hơ trong quan tài chưa kịp đậy nắp, bà lồng ra cửa; Đó đây tiếng bước chân chạy huỳnh huỵch, tiếng người vui vẻ diết dóng: 

– Kia kìa, nó chạy vào ngõ nhà ông Bổng rồi…Đuổi đi, tối mẹ nó rồi!

– Giời ơi là giời! Cả trăm người mà không bắt nổi một con lợn nhà bà Bủ sao?

– Ôi dào! Hơi sức đâu? Từ sáng tôi mới có củ khoai bỏ bụng thôi, đói bỏ mẹ.

– Trời ơi, bà rụng rời tay chân, còn hơn cả khi nghe tin mẹ chồng mất, thầm nghĩ : “Họ bảo chỉ mượn tạm vài hôm rồi sẽ cho người khiêng về trả cho bà mà, giờ họ định giết nó sao”?

Từ xa nhìn thấy mẹ, thằng Vuông hối hả chạy lại, vừa thở vừa cười, mách:

– Nhợn nhà mình đấy bu ạ, sáng nay bác Cổn chủ nhiệm sai bốn anh du kích xã vào khiêng lên ủy ban để phái đoàn của huyện tận mắt chứng kiến phong trào chăn nuôi của bà con xã viên…Xong xuôi các bác ấy đến bếp ăn của xã để liên hoan mừng thắng lợi, quên cả nhợn bị bỏ đói. Năm giờ chiều, tiễn phái đoàn của huyện về rồi mới phát hiện ra nhợn đã xổng chuồng, liền huy động cả xã vào cuộc, hơ hơ…

– Thế tại sao phải khươ chiêng, gõ trống ầm ĩ như thế?

– Sợ cả làng tập trung vào đám tang, không ai đuổi bắt hộ, trong khi sáng sớm ngày kia đã phải đem đi triển lãm rồi; vì thế mấy anh tự vệ mới vác kẻng ra khươ để tập hợp lực lượng, kịp bắt trước khi trời tối. 

– Giời ơi là giời! Bà rên lên khi nghe tiếng chồng gọi hối hả từ trong : 

– Bà Bủ, Thằng Lành, con Lặn, Thằng Vuông, con Tròn đâu? Bà chết mà chúng bay bỏ đi đâu hết cả rồi?

Hai mẹ con quầy quả về lại đám tang, vừa đi bà vừa rủa:

– Tưởng nhợn tạ hai, ai ngờ thành nhợn hại ta. Cả làng rộng mênh mông thế này, bắt sao được mà bắt?

Ha ha, thằng Vuông nghe mẹ than thở cười ngất:

– Bu nói lái giỏi thật . Nhợn tạ hai thành Nhợn HẠI TA …Ngày mai chuyện này sẽ lan ra khắp làng thôi. 

Cao Phong – Hà Sơn Bình – 1986

T.K.T.T
Nguồn Đàn Chim việt
————– 

*Thời kỳ đói kém, nhà nhà nuôi lợn để cải thiện, con lợn được ví thành thủ trưởng, bạn lớn thân thiết trong nhà, nói lái thành lợn bán …
**: Tức 60 tuổi, vì mỗi giáp là 12 năm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ