(Xem: 1134)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1611)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2134)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1507)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 2024)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2157)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1872)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3091)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3858)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3383)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8483)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10082)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 11936)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 8879)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 6930)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7743)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
bởi 
18 Tháng Tư 20243:48 CH
Купить на складе:есть.Наличие хронических заболеваний. Травмы. Беременность на позднем сроке.
<a href=http://www.spurs.ru/tottenham-hotspur-video/son-khyn-min-my-rasstroeny-nichejj-s-sheffildom/>Описание манжета для ног</a>
<a href=http://rutennis.com/interesnoe-/stavki-na-tennis-ot-profi/stavki-na-tennis-na-segdnya/prognosi-na-8-9-iulya-2013-part-3>Купить детская спортивная площадка</a>
<a href=http://www.fitness-federation.org.ua/chto-my-predlagaem/>Купить недорого уличные тренажеры</a>

У нас Вы можете приобрести:В нашем ассортименте представлены турники для улицы, рассчитанные на взрослых и на детей. Комплексы для взрослых включают тренажеры с более серьезной нагрузкой: помимо традиционных брусьев, это может быть штанга, боксерская груша или другое.
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
18 Tháng Tư 2024
Ngay khi hể hả bắt tay với các quan chức cao cấp của Bắc Kinh và ra về, mặt Vương Đình Huệ đã tái mét khi thấy dưới chân máy bay đã có mấy chiếc xe bảng số 80 đang chờ để áp giải Phạm Thái Hà về cơ quan điều tra. Hà là cánh tay phải lâu năm của Huệ để bàn tính trong các nước cờ đối phó chính trị lẫn leo cao, và Phạm Thái Hà hiện cũng nắm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm trợ lý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
12 Tháng Tư 2024
Nguyễn Đức Hiển là một nhà báo nhiều tai tiếng trong nhiều năm qua, Hiển đã từng bị tước thẻ nhà báo và được cấp lại vì lý do ăn năn, hối cải. Đến vụ Formosa, Hiển là người hăng hái ra Hà Tĩnh để tháp tùng bộ trưởng tài nguyên môi trường bây giờ là Trần Hồng Hà, ăn con mực ở đâu mang đến để khẳng định là biển Hà Tĩnh đã sạch trở lại sau thảm hoạ môi trường. Tiếp đến lúc dịch covid, Hiển đắc lực tham gia tuyên truyền, đưa tin bác sĩ Khoa nào đó rút ống thở của mẹ đẻ để cứu người khác. Vụ này Hiển bị phạt 5 triệu vì đưa tin xuyên tạc.
11 Tháng Tư 2024
Việc cơ quan công an bắt giữ Hưng Thuận An có dẫn đến ảnh hưởng vai trò quyền lực của Vương Đình Huệ hay không còn là một câu hỏi khó. Bởi trong tay Huệ ít nhất còn có Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Xuân Thắng là những đồng minh Nghệ Tĩnh. Dù có chứng cứ rõ ràng về việc Huệ bao che, dung dưỡng cho Hưng Thuận An những chưa chắc đã kỷ luật được Vương Đình Huệ nếu như họp Bộ Chính Trị hay trung ương đảng. Nhất là Huệ vừa đi thăm thiên triều về, xử lý Huệ ngay ắt sẽ phía Trung Quốc phật lòng.
08 Tháng Tư 2024
Đôi guốc son thời con gái nay đổi ra đôi dép cao su, hiệu con hổ mầu trắng. Những cô gái áo dài quần lụa trắng vắng bóng dần. Thay vào đó là những áo cánh nâu chật chội với những thân hình con gái vạm vỡ, lực lưỡng như những lực điền, đi đứng huỳnh huỵch. Những ông công chức với thói quen complet, cravatte, giầy da, mũ phớt lọt thỏm trong đám đông người với những mũ tai bèo. Nó báo hiệu một thời đã hết. Bời vì lúc ấy nghèo là một chứng chỉ tốt, giầu chỉ thêm mối lo. Vì thế, cũng không thiếu người đã “giả nghèo” chẳng khác gì “giả câm, giả điếc”, “giả ngu ngơ”.

Đảo Kuku: 39 năm đằng đẵng lời hẹn quay về...

23 Tháng Tư 20187:17 SA(Xem: 4152)
Đảo Kuku: 39 năm đằng đẵng lời hẹn quay về...
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
3.73

Trong cái tĩnh lặng của khu mộ trên đảo Kuku, bà cụ 77 tuổi nói với giọng bùi ngùi: "Thôi thì cứ làm mộ cho ông ở đây, phải ông thì ông hưởng, không thì người khác hưởng, cùng là người mình với nhau thôi mà."

Bà Ôn Trương và con trai tại đảo Kuku trở lại đảo Kuku lần đầu sau 39 năm
Bà Ôn Trương và con trai tại đảo Kuku trở lại đảo Kuku lần đầu sau 39 năm



Trước tháng 6/1979, Kuku chỉ là một trong 17.508 hòn đảo lớn nhỏ của Indonesia, và có lẽ địa danh này chỉ được một số người dân sống trên những hòn đảo gần đó biết đến.

Rồi từ khi nhiều người Việt bỏ nước ra đi sau biến cố 1975, Kuku đã lần lượt tiếp đón hơn 40.000 người tỵ nạn Việt Nam. Có thời điểm chỉ trong hơn một tuần, người ta ghi nhận có đến hơn 20.000 người tỵ nạn đang tạm trú trong những lán trại trên đảo.


Trong hơn một thập niên, Kuku đã chứng kiến ​​cảnh sống tạm bợ nuôi hy vọng của hàng vạn người tỵ nạn đến và đi.

Những năm tháng đó, hòn đảo này là nơi chào đời những sinh linh bé bỏng, và tiếc thay, cũng là nơi nằm lại vĩnh viễn của khoảng 200 người, đa số qua đời vì bệnh tật trước khi đến được bến bờ tự do.

Trại tỵ nạn Kuku đóng cửa vào đầu những năm 1990.

vuotbien - Lán trại của thuyền nhân trên đảo Kuku Indonesia năm 1981
Lán trại của thuyền nhân trên đảo Kuku năm 1981

Một trong số những người vượt biên từng sống ở trại Kuku là cố nhà văn Nguyễn Mộng Giác (tác giả của Sông Côn Mùa Lũ, Xuôi Dòng, Mùa Biển Động…).

Ông kể lại trên trang Talawas: "Tháng 12/1981, tôi vượt biên qua ngả Nam Dương [Indonesia], đến đảo Kuku, rồi sau đó chuyển qua đảo Galang. Tôi ở trại tỵ nạn Nam Dương hai tháng. Đây là thời kỳ nhịp độ viết lách sung mãn nhất trong đời viết của tôi. Trong thời gian đó, tôi viết một số truyện ngắn, sau này in trong hai bộ Ngựa Nản Chân Bon và Xuôi Dòng."

"Ấm ức về những gì mình đã không viết được trong thời gian ở Việt Nam, trong thời gian này, cứ mỗi ngày tôi viết một truyện ngắn.
Khung cảnh đảo Kuku thời ấy thơ mộng lắm. Hòn đảo xanh giữa biển, rừng cây xanh và đám mây là là, khung cảnh rất thần tiên. Tôi lấy tấm ván kê làm bàn trên sườn núi, ngồi đó viết từ sáng đến chiều. Trên đầu là mây bay, bên cạnh mình là những con khỉ chí chóe, và cứ như vậy mỗi ngày tôi viết một truyện ngắn…"

'Nộp vàng để đi'

Trong đoàn đến Kuku vào thượng tuần tháng 4/2018 có bà Ôn Trương, 77 tuổi, đi cùng hai con trai.

Gia đình bà là người Hoa sống ở Sài Gòn. Bà không rõ bố mẹ mình qua sống tại Việt Nam vào năm nào mà chỉ biết bà được sinh ra ở Việt Nam.

Tháng 6/1979, vợ chồng bà cùng 5 đứa con đi vượt biên trên tàu 1096 "cùng hàng trăm người."

Hai cậu con trai của bà thời điểm đó vẫn là trẻ vị thành niên. Giờ quay trở lại đảo Kuku sau 39 năm thì một trong hai anh đã nghỉ hưu sớm ở Mỹ.

Ngồi với tôi trên bãi cát của đảo Kuku trong một buổi trưa vắng lặng, bà Ôn Trương bắt đầu câu chuyện bằng một nhận xét: "Sau 39 năm mới quay lại đây, đảo này giờ nhìn khác quá."

"Hồi đó cây cối trên đảo không um tùm như bây giờ, vì những người trong trại đốn cây làm củi nhóm lò, nhiều người đốn nên cây cối trên đảo trơ trọi dần."

"Hồi đó con suối trên đảo cũng tuôn nước rất mạnh, chứ không chảy rỉ rả như bây giờ."

Bà nhắc lại chuyện cũ: "Ngày đó, cả nhà tôi nộp vàng để đi, cứ một người là mười cây vàng. Trong nhà có nhiêu là nộp hết."

"Sau này nghe kể lại là chúng tôi đi vừa hôm trước hôm sau là ngôi nhà ở đường Hai Bà Trưng ở Sài Gòn bị người của chính quyền đến niêm phong liền."

"Lần đó nhà tôi đi rất gấp nên không kịp sang tên nhà."

vuotbien - Người tỵ nạn Việt Nam trên đảo Kuku Indonesia hồi năm 1981
Người tỵ nạn Việt Nam trên đảo Kuku hồi năm 1981

Bà cụ nhìn những con sóng đang vỗ miên man vào bờ và nói tiếp: "Thật ra hồi đó vợ chồng tôi không tính đi đâu."

"Chúng tôi không ghét chế độ, không ghét Cộng sản, vì nhà mình có ai làm tướng tá thời Sài Gòn đâu."

"Nhưng lúc đó nhìn quanh thấy các em bà con rủ nhau đi hết."

"Nhà tôi có ba đứa con trai sắp đến tuổi đi lính, ngẫm thấy có bao nhiêu tiền lo chạy lính cũng hết."

"Rồi thì má chồng tôi mất, chồng tôi bảo thôi đi đi ở lại làm gì."

"Hành trình trên tàu của chúng tôi rất suôn sẻ."


"Nhưng cuộc đời đúng là ai học được chữ ngờ. Lên đảo Kuku được đúng một tháng thì chồng tôi đột ngột bị bệnh rồi qua đời. Lúc đó ổng 46 tuổi."

"Vậy là đến lúc mất, chồng tôi còn chưa kịp làm giỗ đầu cho má của ổng nữa."

"Tôi nhờ những người sống trong lán trại cạnh bên đóng cho ổng tấm ván rồi chôn ở khu đất không xa một con suối, đánh dấu bằng một hòn đá có ghi tên ổng."

"Tôi cùng các con ở Kuku khoảng một năm thì chuyển sang trại Galang."

"Ngày rời đảo Kuku, tôi có ra mộ khấn ổng phù hộ cho các con và hẹn sẽ quay lại xây mộ tươm tất."

"Tháng 1/1981, chúng tôi đặt chân đến bang California, Mỹ, bắt đầu cuộc sống mới."

Bà Ôn Trương tìm mộ người chồng năm xưa được chôn ở đây (dao kuku và đánh dấu bằng một hòn đá ghi tên ông nhưng nay đã b
Bà Ôn Trương tìm mộ người chồng năm xưa được chôn ở đây và đánh dấu bằng một hòn đá ghi tên ông nhưng nay đã bị phai dấu

"Tôi đã sáu lần về Việt Nam kể từ lúc ra đi nhưng đây mới là lần đầu quay lại Kuku vì nói thật là không biết đi thế nào."

"Một phần cũng là vì tôi không biết đọc chữ."

"Một bữa thằng con út của tôi coi TV thấy bản tin về Carina Hoàng đưa người về Kuku tìm mộ nên mới liên lạc cô ấy để đưa tôi đi chuyến này."

Buổi trưa hôm ấy, tôi lùi lại một bước để dành một không gian riêng tư cho bà Ôn Trương và hai con trai đang lần tìm từng hòn đá tại khu mộ nằm không xa một con suối trên đảo.

Nhưng điều khó khăn là sau 39 năm, hòn đá ghi tên người chồng bà mất hồi năm 1979 đã phai dấu và có thể lẫn vào những hòn đá khác nằm tương tự chung quanh.

Ký ức về nơi chôn ông sau gần bốn thập niên trở lại nay chỉ còn là "nhớ mài mại chỗ này ngày đó có đánh dấu."

Sau một hồi khấn vái và nhang khói, bà cụ nói với giọng bùi ngùi: "Thật sự trong lòng tôi cũng không chắc lắm là ổng nằm lại ngay dưới hòn đá này."

"Nhưng chẳng lẽ phải đào lên rồi thì... lỡ không phải ổng thì cũng phiền hà cho người khác."

"Thôi thì cứ làm mộ cho ông ở đây, phải ông thì ông hưởng, không thì người khác hưởng, dù sao thì cũng là người mình nằm lại với nhau thôi mà."

Việc xây một ngôi mộ trên đảo cần tối thiểu hai ngày vì phải vận chuyển vật liệu và thuê nhân công địa phương từ đất liền ra.

baontruong-Sau 39 năm, cảnh vật trên đảo kuku đã không còn như xưa
Sau 39 năm, cảnh vật trên đảo đã không còn như xưa

Sau khi ngôi mộ của chồng bà Ôn Trương được xây xong, gia đình làm lễ cúng mộ và chúng tôi lên tàu rời đảo.

Tàu đã rẽ sóng, tôi thấy bà ngoái lại nhìn hòn đảo phía sau với vẻ lưu luyến.

"Đây là lần đầu tôi về lại đây và... cũng là lần cuối," bà nói.

"Ở tuổi của tôi, mỗi lần đi xa là hai đầu gối tê nhức suốt chặng bay dài."

"Nhưng chắc chắn là rồi những năm về sau, các con cháu sẽ thay tôi đi viếng mộ ổng ở đảo."

"Chắc ổng cũng sẽ không trách gì tôi đâu, dù khi còn sống, ổng rất nóng tính..."

Giọng bà như lẫn vào tiếng máy chạy tàu.

Hai bên mạn tàu bọt nước tung trắng xóa, gió biển mát rượi như muốn xua tan cái nóng oi bức của ngày hè.

Tôi tự hỏi, đến nay đã có bao chuyến tàu đưa người tìm về với mộ thân nhân trên đảo và những con sóng vô tri có vỗ về cho lòng người dịu lại sau mỗi chuyến đi?

Ben Ngô
Nguồn BBC

Ý kiến bạn đọc
31 Tháng Ba 20249:43 CH
Khách
Xin chao tac gia,
toi ten Hang, cung la nguoi ty nan tren dao Kuku vao nam 1979, luc ay toi duoc 17 tuoi.
Toi rat muon cung voi nhung nguoi cung canh ngo ve tham noi ay.
Tac gia co biet trong tuong lai co nhung chuong trinh nhu vay khong?

Kinh chao
Hang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ