(Xem: 1086)
Bí thư Lan dùng quyền lực che đậy cho Phúc Sơn và các doanh nghiệp sân sau “ăn đất”, xé nát rừng Tam Đảo để xây khách sạn, phân lô bán nền. Ngân sách bị rút ruột, còn gia đình bí thư Lan thì giàu nứt đố đổ vách. Quyền lực nắm trong tay, tiền nhiều hơn lá rừng, nên quan bà Hoàng Thị Thuý Lan khuynh đảo cả hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc. Luân chuyển cán bộ để bán ghế, sắp xếp bè cánh, trừng phạt các đối thủ… là nghề của Lan. Tuy suy thoái về mặt đạo đức, sa sút về nhân cách, vậy mà lần bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo mới đây, số phiếu tín nhiệm của bà Lan cao ngất ngưỡng và chỉ bị duy nhất một phiếu tín nhiệm thấp.
(Xem: 1559)
Và mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi lần thay đổi chính sách lại có thứ tù nhân mới, có kẻ bị khai trừ mới. Có thứ bị khai trừ trong “thời kỳ” theo đệ tứ hay theo đệ tam, khai trừ “thời kỳ” cải cách ruộng đất, khai trừ “thời kỳ” Nhân Văn Giai Phẩm, khai trừ “thời kỳ” chính sách theo Nga hay theo Tàu, khai trừ “thời kỳ” trong “vụ án chống đảng, chống nhà nước ta đi theo chủ nghĩa xét lại và làm tình báo cho nước ngoài”, khai trừ “thời kỳ” Mặt trận Giải phóng miền Nam, khai trừ “thời kỳ” những người cựu kháng chiến Nam bộ.
(Xem: 2085)
Hiện nay Trạc đang trở lên điên cuồng vì tương lai tới của mình bởi không thể ngồi ghế trưởng ban nội chính được quá 2 nhiệm kỳ, nhất là kinh tài sân sau của Trạc là Bắc Á và Thái Hương đang trong cơn khó khăn. Mất chức không những mất quyền mà còn sẽ mất luôn nguồn lợi. Trạc đang đi vào con đường mà Trương Hoà Bình đã làm, đó là trước khi về đe doạ khủng bố các nơi, để sân sau mình cướp lợi ích như vụ Nguyễn Cao Trí cướp dự án Lâm Đồng do Trương Hoà Bình đạo diễn.
(Xem: 1465)
Vài tháng sau ngày bị ” Giải phóng ” người dân miền Nam nghe thông tin ngày mai sẽ có đổi tiền. Cả Saigon nhốn nháo bất kể giờ thứ 25, ai cũng tất bật chạy đôn đáo để tranh thủ không nhìn những đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt biến thành đống giấy lộn, nhất là đồng tiền của 1 chế độ đã bị chôn. Nỗi đau cũng không khác gì khi nhìn lá cờ vàng mà mình từng trân trọng kính cẩn bị vất bỏ, bị chà đạp… Năm trăm đồng VNCH chỉ đổi được 1 đồng miền bắc và mỗi gia đình chỉ đổi được 200 đồng tiền mới.
(Xem: 1981)
Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng Cục 2 (TC2) thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục này để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ trong giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991
(Xem: 2111)
Đời binh nghiệp luôn là niềm tự hào và là những trang đời đẹp nhất đối với các đấng nam nhi khi cống hiến, phụng sự cho Tổ quốc. Nguyễn Chí Vịnh thì khác, Vịnh luôn chọn lối đi riêng, lối đi trải đầy bổng lộc, quyền lực cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Tuy nhiên, luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.
(Xem: 1836)
Hôm nay 8 tháng 5 năm 2023 ông Trọng chủ trì xem xét vụ việc này và kết luận rất nặng nề đối với ông Nguyễn Ngọc Ánh. Ông Ánh là cấp dưới, dây dưa sai phạm của ông từ những người trên ông, họ phó là tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh, phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( sau là chủ tich nước ) và ảnh hưởng của nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với những gì nêu trên, có thể thấy ý kiến dư luận về hai chiều hướng xử đến ông Nguyễn Ngọc Ánh là dừng, hay do cân nhắc sợ vỡ bình, sợ phe nhóm ông Sang, Phúc , Bình còn ảnh hưởng mạnh mà phải cẩn trọng làm từng bước đều có cơ sở cho cả hai.
(Xem: 3041)
Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026. Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành. Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.
(Xem: 3809)
Trùm maphia dùng vũ lực, Khế thì dùng truyền thông. Sức mạnh của đồng loạt những bài báo hoặc những bài viết trên mạng ngày nay còn khủng khiếp hơn cả một nhóm côn đồ, sát thủ uy hiếp đối thủ. Vì ngày nay dưới sức ép truyền thông, dư luận và các cán bộ hưu trí cùng với những cuộc đấu đá quyền lực ...những thứ đó có thể chi phối lực công an làm theo. Một khi công an phải làm theo thì cần gì đến xã hội đen như các ông trùm maphia truyền thống. Đến khi nào những tên trùm truyền thông đen như Nguyễn Công Khế phải đền tội?
(Xem: 3339)
Nguyễn Công Khế và đàn em truyền thông đã song song hỗ trợ cho cuộc thanh trừng trên, vạch tội lỗi của quan chức, vạch những phương thức làm ăn của tập đoàn sân sau của nhóm Sinh Hùng, Tấn Dũng, Đại Quang, Lê Thanh Hải và ngược lại ca ngợi quan chức và khen ngợi những tập đoàn sân sau của phe Phúc, Sang. Truyền thông của đám Khế đánh tới đâu, công an , viện kiểm sát, toà án đi theo đến đó. Như một dũng tướng tiên phong mạnh mẽ, mỗi lần truyền thông tay chân của Tư Sang nhắc đến ai, kẻ đó trước gì cũng bị uỷ ban kiểm tra trung ương sờ đến xử lý.
(Xem: 8453)
Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm ...
(Xem: 10048)
Tết nào tui cũng ngồi nhớ những cái tết thời bao cấp. Thời đó nghèo khổ lắm nhưng vui lắm. Cứ mỗi lần tết đến là háo hức vô cùng. Còn bé thì háo hức đến tết được mặc áo mới, được lì xì, được ăn thịt cá thoả thuê… Tuổi thanh niên thì háo hức được về quê ...
(Xem: 11902)
Thời bao cấp có rất nhiều loại tem phiếu, không thể nhớ hết được. Ví dụ Phiếu chứng nhận máy thu thanh chẳng hạn, tui quên khuấy đi mất. Còn các loại tem gạo, tem vải, tem đường thì nhiều vô kể. Trung ương phát hành rồi về tỉnh còn phát hành tem phiếu ...
(Xem: 8844)
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt ...
(Xem: 6891)
Đã có vài ba phim truyền hình kể về thời bao cấp rồi nhưng chưa có phim nào ghi lại thật đúng thời ấy cả. Mình rất muốn làm một phim về thời bao cấp, làm thật chuẩn để mọi người nhớ lại cái thời đã qua. Nhiều chuyện bây giờ kể lại cho trẻ con chúng nó ...
(Xem: 7710)
Một tuần sau khi tớ tung lên mạng “Phấn đấu kí số 27”, đã có khá nhiều người, đặc biệt là lớp trẻ (từ 50 tuổi trở xuống), comment, gửi message và gọi điện hỏi thăm tớ về những hiện tượng bao cấp mà tớ mới lướt qua vài dòng. Tớ mới chợt nghĩ ra: Ừ nhỉ, ...
PHÊ BÌNH MỚI
15 Tháng Tư 20244:16 CH
Tor2door Darknet Drugs Market
http://d5lqhle57oi6pcdt254dspanbqjivpufslqvtbrwllth2iapipjq7vid.onion/ --Tor Browser
ferba1204

admin vizio
admin pass - ferba1204

Wifi pass - fuzzycartoon652

Router S/N 58YB057YA36A1
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0
12 Tháng Tư 2024
Nguyễn Đức Hiển là một nhà báo nhiều tai tiếng trong nhiều năm qua, Hiển đã từng bị tước thẻ nhà báo và được cấp lại vì lý do ăn năn, hối cải. Đến vụ Formosa, Hiển là người hăng hái ra Hà Tĩnh để tháp tùng bộ trưởng tài nguyên môi trường bây giờ là Trần Hồng Hà, ăn con mực ở đâu mang đến để khẳng định là biển Hà Tĩnh đã sạch trở lại sau thảm hoạ môi trường. Tiếp đến lúc dịch covid, Hiển đắc lực tham gia tuyên truyền, đưa tin bác sĩ Khoa nào đó rút ống thở của mẹ đẻ để cứu người khác. Vụ này Hiển bị phạt 5 triệu vì đưa tin xuyên tạc.
11 Tháng Tư 2024
Việc cơ quan công an bắt giữ Hưng Thuận An có dẫn đến ảnh hưởng vai trò quyền lực của Vương Đình Huệ hay không còn là một câu hỏi khó. Bởi trong tay Huệ ít nhất còn có Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Xuân Thắng là những đồng minh Nghệ Tĩnh. Dù có chứng cứ rõ ràng về việc Huệ bao che, dung dưỡng cho Hưng Thuận An những chưa chắc đã kỷ luật được Vương Đình Huệ nếu như họp Bộ Chính Trị hay trung ương đảng. Nhất là Huệ vừa đi thăm thiên triều về, xử lý Huệ ngay ắt sẽ phía Trung Quốc phật lòng.
08 Tháng Tư 2024
Đôi guốc son thời con gái nay đổi ra đôi dép cao su, hiệu con hổ mầu trắng. Những cô gái áo dài quần lụa trắng vắng bóng dần. Thay vào đó là những áo cánh nâu chật chội với những thân hình con gái vạm vỡ, lực lưỡng như những lực điền, đi đứng huỳnh huỵch. Những ông công chức với thói quen complet, cravatte, giầy da, mũ phớt lọt thỏm trong đám đông người với những mũ tai bèo. Nó báo hiệu một thời đã hết. Bời vì lúc ấy nghèo là một chứng chỉ tốt, giầu chỉ thêm mối lo. Vì thế, cũng không thiếu người đã “giả nghèo” chẳng khác gì “giả câm, giả điếc”, “giả ngu ngơ”.
05 Tháng Tư 2024
Câu chào vĩnh biệt của vị chủ tịch ngân hàng Sacombank về văn hoá người Việt là điều tối kỵ. Là một doanh nhân lớn, chủ tịch của một ngân hàng lớn, ông Dương Công Minh đã trả lời như một ông trùm trong truyện Bố Già. Chắc hẳn một số người khi đọc đến lời chào của Dương Công Minh phải lạnh người, khi thấy văn hoá ứng xử của giới tinh hoa, thượng lưu, doanh nhân lớn của Việt Nam lạnh lùng và tàn nhẫn như giới xã hội đen. Bảo sao trong vụ Vạn Thịnh Phát, nhiều doanh nhân, nhiều lãnh đạo ngân hàng...bỗng nhiên vĩnh biệt cuộc đời một cách đầy bất ngờ.

Tản mạn về chiếc áo

12 Tháng Mười Hai 20178:09 SA(Xem: 2527)
Tản mạn về chiếc áo
50Vote
40Vote
34Vote
24Vote
10Vote
2.58
embeaodaiAi cũng biết cái áo là vật để che thân . Không biết nó xuất hiện từ lúc  nào , nhưng kể từ khi con người biết tìm cái gì đó để che thân thì nó ra đời . Đầu tiên nó '' nghèo '' lắm , chỉ tạm bợ ít oi để che phần nhạy cảm cuả phụ nữ , (đàn ông thì không cần thiết lắm ), rồi từ từ theo thời gian văn minh tiến hóa , vật chất đầy đủ hơn nó cũng biến thể thành nhiều kiểu cách thời trang khéo léo, hấp dẫn ,sang trọng như bây giờ. Mà thật ra để che thân thì phải xài luôn cả cái quần cho đủ bộ , vậy mà cái áo lại được nói đến nhiều hơn ở trong văn chương, âm nhạc , hội họa mới là kỳ và thú vị.

Hình ảnh cái áo lưu lại trong văn chương Việt Nam ta thì nhiều lắm , đầu tiên xin điểm qua chiếc áo đã đi vào ca dao , rồi đựoc cải biên thành điệụ hát . Cái áo huê tình thật dễ thương nó như thế này :

''Thương (yêu ) nhau cởi áo cho nhau
.Về nhà dối mẹ (mẹ hỏi ) qua cầu gió bay ''

Thử ''tán '' rộng ra một chút cho vui nhé: cái áo ở đây chắc  là áo của người nam (chàng trai) tặng cho người nữ (cô gái ) và nó xuất thân từ ngày  xa xưa  lắm,lúc xã hội còn nghèo , chưa có vải màu , vải hoa và may nhiều kiểu cách , đơn giản nó là một cái áo ''bà ba'' màu gì đó (trắng , đen , chàm , nâu chẳng hạn ) mà cả nam và nữ đều có thể mặc được , chỉ là kiểu may , kích thước hơi sai xích một ít thôi. Người con trai không có '' của làm tin'' nên đã cởi chiếc áo đang mặc tặng cho người mình thương yêu , chàng bèn để mình trần về nhà và nói dối với mẹ là '' qua cầu , gió bay''. Đương nhiên là chàng nói dối khó ai tin , bởi áo mặc phải cài khuy nút, gió làm sao mà bay được! . Ta cũng có thể tưởng tượng thêm vài hình ảnh thơ mộng khác là họ đứng ở bờ sông (hay con rạch ) , sau phút tâm tình, chàng can đảm và chắc nịch với mối tình muốn bày tỏ cùng nàng nên dù chỉ có chiếc áo tùy thân đang mặc cũng cởi phắt ra trao tuốt cho nàng . Chàng qua cầu về nhà , nàng cũng trở về (không biết có cùng qua cầu chung một đoạn đường nữa hay không ) , chàng thì  đã có sẵn cách nói dối (khó tin !) , còn nàng ? Thương quá đi , phận nữ nhi thời đó  làm sao dám công khai mặc áo cuả chàng hoặc đi khoe áo , chắc là chiếc áo đó sẽ được đem cất kỹ (và len lén ngửi mùi chàng !) . Rồi họ có thành đôi không , dù chưa chắc chắn nhưng mối tình '' trao áo '' thì thật là đẹp , đơn giản , thực tế , chất phát , chân tình .!

Còn thêm chàng trai quê khác, có chiếc áo (giả vờ hay cố ý ) bỏ quên để ướm thử cô nàng:

" Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen''( ôi ! cành sen nó mỏng manh mềm mại thế kia , làm sao mà chàng máng áo lên được , chẳng qua là mượn cớ để hỏi chuyện thôi mà )
- "Em được thì cho anh xin " (nếu em đã có người rồi )
"Hay là em để làm tin trong nhà " (ướm hỏi trao tình )
" Áo anh sứt chỉ đường tà (ồ , thì ra chỉ là một chiếc áo rách !)
Vợ anh chưa có , mẹ già chưa khâu ( vì hoàn cảnh ....)
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Nay mượn cô ấy về khâu cho cùng ( cô ấy =đằng ấy tiếng gọi thân mật  )
Khâu rồi anh sẽ trả công
Ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò, (kể một lô lễ vật mà ai cũng hiểu là để rước nàng về dinh )
Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.   ''

Mối tình '' ướm áo '' này cũng đẹp lắm , đơn giản , không kiểu cách màu mè tán tỉnh lơ mơ mà đi ngay vào thực tế , chân chất hiền hòa như tình cảm đôi bên ( nếu áo có thật và nàng trả áo thì thôi có gì để nói , nhưng chắc là  đoán biết nàng không  có áo để trả  nên chàng mới can đảm tỏ( rõ ) tình mình như thế! Chân quê , khôn khéo quá ! Tình tứ quá !

Đó là hai chiếc áo cuả người bình dân mộc mạc trong văn chương truyền khẩu , còn thi sĩ '' tình yêu'' Nguyên Sa thì :

''Nắng SaiGon anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo luạ Hà Đông''

Một chiếc áo lụa tình cờ của ai đó đang mặc trên hè phố đã làm chàng thi sĩ đọng lòng khi nhớ về tà áo thời quá khứ của quê hương xa cách để rồi :

''Anh vẫn yêu tà áo ấy vô cùng ( cuả người yêu cũ )
Thơ anh vẫn còn  nguyên  lụa trắng '' (đẹp lưu luyến đến thẫn thờ !)

Tà áo cũng được chàng thi sĩ nhuộm thêm màu sắc  rất đẹp và so sánh với hoa , với lá :

''Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường '' (nàng ở đây hẳn là cô giáo hay sinh viên trường đại học mới mặc áo (dài ) màu chứ không phải tà áo trắng nữ sinh , tà áo màu rất đẹp  của thơ tình lảng mạn đầy thi vị )...

À quên , tôi cũng phải nói thêm  tà áo trong ca từ đẹp lãng mạn đã làm say đắm nhiều người cuả  nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nữa chứ :

''Gọi nắng
Trên vai em gầy đường xa áo bay...''
....
''Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.''
...
''Aó em bây giờ mờ xa nẻo mây
Gọi tên em mãi suốt cơn mê này ''

Hay chiếc áo (đúng hơn là một bộ đồ) của cô giáo tên Lan , vợ bé  thầy giáo Hương  ,sau là ông cò quận 8(thời đó đô thành SG mới có 7 quận ) trong tuồng cải lương'' Tuyệt Tình Ca'' đã từng lấy nước mắt nhiều người trước năm 75 ở miền Nam : bộ đồ mà bà giáo chung tình đã cất giữ suốt 18 năm dài  khi chồng bỏ đi về với vợ lớn , cho tới khi đôi mắt đã mờ không còn trông thấy được , chỉ để ngửi hơi hám của cố nhân !Và chính mùi hơi thân thiết đó  (cuả bộ áo ) đã in sâu vào tâm khảm người vợ có thân phận đáng thương để rồi  trong lần gặp lại sau thời gian dài đằng đẵng cách xa , tuy không nhận ra giọng nói , mà đã nhận được hơi người !

 Và còn , còn rất nhiều nữa ,ta cũng đã bắt gặp biết bao tà áo khác xinh đẹp rộn ràng , dịu dàng đầy sắc màu  mộng mơ ,  yêu kiều , mến thương  ở nhiều bài khác trong thơ và nhạc, nghĩa là Áo cũng là đề tài trong các đề tài thu hút sự sáng tác của thi , nhạc sĩ    ...

Nhã My tui , làm thơ (dở ẹt ) chỉ để mua vui , thật không dám phạm thượng và khoe khoang những ''chiếc áo'' trong nhiều bài thơ  của mình  bên cạnh tiền nhân lỗi lạc , nhưng cũng có ''tà áo trắng '' của cô học trò ngây ngơ , đỏng đảnh :

"Ngày lại ngày trôi qua
Em khoe tà áo mỏng
Trắng cả trời ban trưa
Gió lùa trêu khóm lá
Anh nghe hồn đong đưa..."

Cái tà áo mỏng tí ti này (làm từ năm 19 tuổi ) đã hân hạnh được thi sĩ tiền bối Nguyễn Khôi và  nhà văn Lê Ngọc Trác đã nhắc tới ! ( ôi thật là cảm kích !)

Và có cái áo nữa của tui  (làm  năm 2011 lấy ý từ câu ca dao '' cởi áo cho nhau " thì nó không có gói bọc được  tình yêu trọn vẹn mà  '' ngậm ngùi'' như thế này:

"Ngậm ngùi khúc vọng cổ xưa
Bên bờ lau lách gió đưa cung sầu
Tiếng thương tí tách giọt ngâu
Tiếng buồn chợt nhớ '' qua cầu gió bay''
Dối cha giấu mẹ bao ngày
Ngậm ngùi
Tiếc áo
Đã bay theo người !"

 (Áo này là áo mua hoặc may để tặng và người ở đây là nam hay nữ gì cũng được hii bởi vì  là thơ , là sản phẩm cuả trí , tình trong tưởng tượng !)

Chúng ta đã điểm qua những chiếc áo trong tình cảm thơ văn (tưởng tượng) , còn chiếc áo trong thực tế đời sống ? Tôi  dám chắc là không có ai trong chúng ta trong đời mà chưa có lần nào được nhận áo hay tặng áo. Hồi nhỏ , lúc còn nghèo , trẻ con ắt đứa nào cũng mong tết đến để được bố mẹ may cho áo mới , áo đẹp để mặc đi chơi , đi khoe . Lên thời trung học , mấy cô bé nữ sinh đố đứa nào khỏi suýt xoa , vui mừng hoặc đôi chút ngỡ ngàng khi (lần đầu tiên soi gương ) được mặc chiếc áo dài màu trắng tinh khôi mà mẹ  , chị đã sắm cho. Rồi thời '' bao cấp '' chắc cũng có nhiều người rưng rưng cảm động khi nhận được chiếc áo cũ hay thầy,cô giáo (nghèo ) cảm động khi nhận được xấp vải  (mà học trò nhiều đứa đã hùn tiền mua tặng để biết ơn thầy cô trong ngày lễ  Nhà Giáo ) để may chiếc áo mới mặc cho lịch sự , tươm tất hơn.

Tôi thật sự không muốn nói chuyện buồn khi thình lình người vợ  nhận chiếc áo tang của chồng  trong thời chiến tranh hay khi gia đình có người thân quá cố nhưng làm sao mà tránh được những chiếc áo tang thương đó .

Riêng cá nhân tôi , tuổi nhỏ và lớn lên trong đầy đủ ,vậy mà cũng vô cùng mừng vui , cảm động khi lưu lạc xứ người , nhận được những chiếc áo cũ phân phát từ trung tâm từ thiện . Những chiếc áo không đẹp lắm , không khít khao vừa vặn nhưng nó thật là quí ở thời điểm cần thiết , để tiết kiệm tiền mua sắm và hạnh phúc hơn khi nhận được tấm lòng từ những con người xa lạ.

Rồi qua thời gian làm việc , kiếm tiền và sinh sống trong xã hội thực dụng và đầy đủ vật chất , nói không ngoa, mỗi người phụ nữ ở đây ít nhứt cũng đã sắm từ vài chục tới vài trăm cái áo (không phải những thương hiệu  với giá khủng tiền )Áo (quần ) thì phải mặc theo thời tiết từng mùa ,hè qua , đông đến , cứ lần lượt đem cất vì không mặc được. Cứ bảo để sang năm đem ra mặc lại , rồi thì tới mùa năm khác lại ''sale off'' , lại mua sắm cái mới ! Những chiếc áo cũ không xài tới , mang về quê nhà tặng thì sợ bị bắt lỗi là cho đồ cũ (mà hàng mới mua tặng cũng không đắc bao nhiêu ), bán (ga-ra sale ) cũng chỉ mua được vài món đồ ăn, thôi thì theo dòng đời luân chuyển , kẻ có , người không cứ mang tặng hết cho cơ sở từ thiện .

Những chiếc áo này ( không mới tinh nhưng cũ thì không cũ lắm) sẽ được bay đi tận những nơi xa xôi , nghèo khó mà người cho và người nhận hoàn toàn xa lạ . Thương lắm thay những tấm lòng của những người làm thiện nguyện ,âm thầm nối kết , chia xẻ những tình người !

NHÃ MY
(mùa đông 2017 )
Nguồn http://nhamyngocsuong.blogspot.com/2017/12/tan-man-ve-chiec-ao-phiem-luan-cua-nha.html
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
DANH SÁCH TÁC GIẢ