BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73175)
(Xem: 62203)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Bệnh viện 1 Dã Chiến Quảng Ngãi - KBC 4322

01 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 2494)
Bệnh viện 1 Dã Chiến Quảng Ngãi - KBC 4322
53Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.84
Tôi tốt nghiệp khóa 12 Quân y hiện dịch cuối năm 1965 và được chỉ định ra phục vụ tại Bệnh Viện 1 Dã Chiến tại Quảng Ngãi.

Khoảng thời gian này, tình hình chiến sự Quảng Ngãi rất sôi động, phương tiện giao thông bị trở ngại. Người bạn đồng khóa với tôi là bác sĩ Lê Hữu Sanh cũng vừa mới tử trận ở đây. Anh thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến . Thi hài anh được mang về Bệnh viện 1 Dã chiến, bác sĩ Võ Thương và bác sĩ Trần Minh Đức “tu chỉnh” lại, trước khi được chở về Saigon.

Ra trình diện Bệnh viện 1 Dã Chiến khoảng đầu năm 1966 và cuộc đời binh nghiệp nối liền với sự mất còn của bệnh viện này cho tới ngày 24 tháng 3 năm 1975. Ngày cuối cùng của tiểu khu Quảng Ngãi.

Bệnh viện 1 Dã Chiến nằm tại ngoại vi của thành phố Quảng Ngãi, trên đường Phan Bội Châu, giữa phi trường Quảng Ngãi và Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 Bộ binh cũng như Bộ chỉ huy Tiểu khu. Địa điểm này thuận tiện để tiếp nhận thương binh từ các nơi gởi về, hoặc để di tản bớt thương binh ra Tổng Y viện Duy Tân khi bệnh viện bị tràn ngập.

Đơn vị tọa lạc trên một miếng đất vuông rộng 8 mẫu. Khu trại bệnh và hành chánh chiếm 2/3 phía Đông, còn khu gia binh bên cánh phía Tây. Sau bệnh viện có bãi đậu cho phi cơ trực thăng, ngay cạnh ban Quân xa. Lúc nào cũng có xe cứu thương túc trực để chở thương binh từ bãi đậu đến phòng cấp cứu ở mặt tiền bệnh viện. Thời gian đầu, doanh trại gồm toàn nhà tranh vách phên. Có một vài nhà mái tôn vách gỗ vừa dùng làm phòng mổ vừa dùng làm trại bệnh. Đến năm 1968 thì bệnh viện được tân trang, có tường gạch, mái fibrociment.

Nhiệm vụ chính của Bệnh viện 1 Dã Chiến là yểm trợ Quân y cho 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín. Ngoài ra Bệnh viện 1 Dã Chiến cũng yểm trợ cho Quân đoàn 1 với tư cách lưu động khi cần đến. Cũng trong tinh thần này Bệnh viện 1 Dã chiến đã yểm trợ giải phẫu tăng cường cho Quân y viện Nguyễn Tri Phương. Đặc biệt đã được điều động tham gia cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Khe Sanh, Hạ Lào. Trong cuộc hành quân này Bệnh viện 1 Dã Chiến đã thiết lập một phòng giải phẫu và các y vụ ở dưới đất trong hầm trú ẩn. Để thực hiện công tác này, bệnh viện đã phải chuyên chở y cụ, máy hấp, chuyên viên từ Quảng Ngãi đến Khe Sanh bằng quân xa. Đây là cuộc hành quân lớn nhất cấp Quân đoàn mà Bệnh viện 1 Dã Chiến tham dự.



Bệnh viện cũng phụ tách chương trình Quân y diện địa cho hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín. Trong chương trình này Bệnh viện 1 Dã Chiến đã đào tạo nhiều khóa y tá CC1 và CC2, để cung cấp y tá Quân y cho hai tỉnh này. Bệnh viện cũng chịu trách nhiệm thanh tra bệnh xá chi khu thuộc 9 quận của tỉnh Quảng Ngãi. Đó là các quận: Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, và Đức Phổ.

Một công tác bất ngờ khác, xin ghi lại đây để nhắc lại chuyện đã từng xảy ra trong một thời đã qua. Đó là công tác “giám định tuổi tác”. Số là thời đó có một số thanh niên muốn trốn quân dịch đã man khai ngày sinh. Nhiều người đã có vợ con rồi, trông già rõ ràng mà vẫn khai chưa tới 18, là tuổi phải đi quân dịch! Để đối phó với nạn này, Tư lệnh Sư đoàn 2 lúc đó là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn yêu cầu cho Bệnh viện 1 Dã Chiến dùng kiến thức y khoa để ấn định tuổi tác.

Bệnh viện đã phải thỉnh ý kiến của Ban kỹ thuật Cục Quân Y và giáo sư Trần Ngọc Ninh, để ấn định tuổi dựa trên tiêu chuẩn cốt hóa của các xương cổ tay và đầu gối. Công việc tương đối giản dị. Sư đoàn 2 bắt những nghi can man khai ngày sinh, đưa đi chụp hình cổ tay và đầu gối, sau đó gởi sang Bệnh viện 1 Dã Chiến để giám định. Chúng tôi đã giám định khoảng hai ngàn trường hợp trong công tác này.

Sau đó một tệ nạn khác đã xảy ra, bây giờ họ lại man khai ngày sinh cho già hơn 42 tuổi là được miễn dịch. Nhiều thanh niên trẻ măng, chưa mọc râu mà theo giấy khai sinh do quận, xã cấp là đã 44, 45 tuổi rồi. Lần này thì chịu thua!. Lúc đó chưa dùng y khoa để xác định được.

Bệnh viện 1 Dã chiến nằm đối diện Bệnh viện Dân y. Vì bên dân sự thiếu hụt nhân viên nên các y sĩ thuộc Bệnh viện Dã chiến sang giúp điều trị tại Bệnh viện Dân y, lúc đó bác sĩ Trần Gia Khải làm Trưởng ty y tế.

Về chỉ huy và thống thuộc, Bệnh viện 1 Dã Chiến thuộc loại “Năm Cha Ba Mẹ”. Một mặt trực thuộc Cục Quân Y, nghĩa là điều động nhân viên và thăng thưởng là do Cục Quân Y phụ trách. Mặt khác cũng thuộc sự đôn đốc và chỉ huy của các cơ quan địa phương gồm có: Quân đoàn 1, Sư đoàn 2 và Tiểu khu Quảng Ngãi. Sau này từ năm 1968-1969 trở đi, cấp Liên đoàn được thành lập thì Bệnh viên 1 Dã chiến lại có một xếp mới nữa là Liên đoàn 71 Quân Y. Tuy có nhiều xếp, bệnh viện vẫn phải tự lực cánh sinh, khi có chuyện không ai bảo vệ mình cả. Năm Cha Ba Mẹ là thế!.

Trên lý thuyết Bệnh viện 1 Dã Chiến gồm có 4 đơn vị lưu động 100 giường, có thể độc lập hoạt động như một bệnh viện giải phẫu nhỏ. Lúc nào cũng ở trong tình trạng sẵn sàng để có thể được điều động thích ứng với nhu cầu hành quân thuộc phạm vi Quân đoàn 1.

Quân số của bệnh viện theo nguyên tắc cũng được phân phối tương đương để có thể thi hành được nhiệm vụ trên. Nghĩa là các nhân viên, chuyên viên, dụng cụ giải phẫu, tê mê, cái gì cũng phải có từ 4 đơn vị trở lên. Quân số theo bảng cấp số là 320 người.

Trên thực tế, chưa bao giờ quân số đạt được tới con số này,Máy đánh thuốc mê, máy hấp dụng cụ chỉ có 3 cái là nhiều. Thường thì một cái bị hư , còn 2 cái là dùng được. Trong thường hợp tham gia hành quân như Hành quân Lam Sơn 719 thì một máy hấp gửi theo toán giải phẫu lưu động lên Khe Sanh, và bệnh viện chỉ còn một cái để dùng. Nếu bị trục trặc thì chạy sang hấp nhờ bệnh viện Dân Y.

Chuyên viên tê mê là một vấn đề nan giải, chỉ được cung cấp tối đa là 2 chuyên viên. Bệnh viện phải tự túc huấn luyện thêm để có đủ người cho nhu cầu giải phẫu.

Vì bản chất là Bệnh viện 1 Dã Chiến nên việc đào tạo y sĩ giải phẫu là “ưu tiên số 1”. Tất cả các y sĩ sau một thời gian phục vụ tại Bệnh viện 1 Dã Chiến đều trở thành y sĩ giải phẫu hết.

Khoảng năm 1966-1967, Bệnh viện 1 Dã Chiến được Cục Quân Y chỉ định phải gửi một chi nhánh 100 giường vô Chương Thiện. Chi nhánh này về sau trở thành Bệnh viện Tiểu khu Chương Thiện. Lẽ ra chi nhánh này phải do một Bệnh viện Dã Chiến trong Nam phụ trách mới đúng lý.

Ngoại trừ các giải phẫu thông thường như Laparotomies, Amputations, Débriments....Bệnh viên 1 Dã Chiến có khả năng nối các vết thương động mạch. Kỹ thuật ráp nối động mạch này là do bác sĩ Nguyễn Văn Cung , học trò của giáo sư Nguyễn Hữu, chỉ dẫn các anh em y sĩ khác.

Quảng Ngãi là một chiến trường sôi động, số thương vong khá nhiều. Ngày nào cũng có trực thăng hoặc xe tải thương đến bệnh viện. Trung bình mỗi ngày có từ 10 đến 15 ca mổ lớn và mổ nhỏ. Trong suốt 10 năm ở Quảng Ngãi tôi chưa thấy ngày nào bệnh viện được rảnh rỗi cả, ngày nào cũng có ca mổ.
Trung bình cứ độ 3 hay 4 tuần là chúng tôi phải di tản bớt thương bệnh binh ra Tổng Y viện Duy Tân ngoài Đà Nẵng. Nhiều thì có lần đến 250 người, tản thương bằng phi cơ C 130 làm nhiều chuyến.

Mỗi lần di tản phải mất cả ngày chầu chực từ sáng tới chiều mới xong.

Sau đây là danh sách một số các Y Nha Dược sĩ đã từng phục vụ tại Bệnh viện 1 Dã chiến mà tôi còn nhớ được:

Các Y sĩ trưởng: (theo thứ tự thời gian)
Bác sĩ Vũ Ban 1963
Nguyễn Xuân Trình 1964
Võ Thương 1965-1969
Nguyễn Hoàng Hải 1969-1975

Các Y sĩ: Hoàng Duy Long, Nguyễn Hải, Phạm Thế Hùng, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Cung, Hoàng Đình Hiển, Võ Văn Cầu, Nguyễn Ngọc Khôi, Nguyễn Bảo Anh, Nguyễn Lê Chánh, Nguyễn Phúc Hải, Nguyễn Mạnh Lưu, Trần Tấn Phúc, Quách Văn Trí, Quản Đức Hưng, Trần Văn Lân, Nguyễn Lương Dán, Bùi Thế Chung, Nguyễn Văn Cẩn và Nguyễn Nam.

Bác sĩ Nguyễn Nam là em trai giáo sư Nguyễn Hữu, mất tích ở Bình Sơn trên đường ra Chu Lai ngày 24/3/1975. Tôi đã tường thuật nội vụ cho bác sĩ Nguyễn Bửu là anh của bác sĩ Nguyễn Nam rõ.

-Dược sĩ: Cổ Văn Thinh, Bạch Điều Quân, Nguyễn Trí Thành, Phạm Châu Nam, Phan Lục, Lê Nguyễn
-Nha sĩ: Trần Công Đức, Phạm Đỗ Dũng Chước
-Quản lý: Thiếu tá Nguyễn Hữu Thiện, Đại úy Nguyễn Khiêm.
-Sĩ quan trợ y và Y tá trưởng: Trung úy Phạm Đức Mỹ.
Bệnh viện 1 Dã Chiến chính thức chấm dứt hoạt động ngày 24/3/1975.

Nguyễn Hoàng Hải
Viết lại tại San Jose
21 tháng 3 năm 2000
Ý kiến bạn đọc
24 Tháng Hai 20218:58 SA
Khách
Cho cháu hỏi có người khai Tờ khai lý lịch năm 1972 là làm việc tại đơn vị mình KBC 4322, chức vụ xin đảm nhận là Ban thường vụ, tức là làm việc gì ạ. Cháu cảm ơn nhiều.
07 Tháng Mười 20117:00 SA
Khách
CUOC DOI NHU MOT GIAC MO - TINH DAY MA VAN CU NGO CHIEM BAO- OM NHAU NUOC MAT TUON TRAO - BAO NHIEU NAM DAY BIET BAO NHIEU TINH !!! TROI OI ! QUANG NGAI QUE MINH - NHO SAO LA NHO NGHIA TINH NGAY XUA ! ! !
26 Tháng Chín 20117:00 SA
Khách
Ôi, "ông thầy" ơi. 36 năm, hôm nay em mới đọc được những dòng chữ của ông thầy. Được xem lại ảnh của ông thầy, em cảm động quá. Em là Văn Viết Đế, làm trại ngoại thương 7,8,9 của Trung sĩ nhất Trần Đình Biếu. BS Lưu và BS Tô Văn Thình phụ trách.Thỉnh thoảng BS Trần tấn Phúc cũng có đi visit nữa. Nhóm HSQ quân y tụi em về BV năm 1970, lúc đó ông thầy là Thiếu tá. Vừa rồi em tình cờ liên lạc được với BS Tô Văn Thình nhưng chưa có dịp ghé thăm được vì bận chuyện cơm áo. Ồ em mừng quá ông thầy ơi. Không ngờ sau 36 năm , nay gặp lại được sếp của mình qua bài viết. Thư đầu tiên em chúc ông thầy khỏe mạnh. Nếu nhận được reply em sẽ hầu chuyện tiếp với ông thầy. Kính chào trân trọng
22 Tháng Tám 20117:00 SA
Khách
da 36 nam roi.Thoi gian di nhanh qua.Nho lai 36 nam truoc bao nhieu ky niem lai don ve,Bao gio ve lai Viet Nam kinh moi BS den nha em choi.Em la em vo anh Pham Trinh,nha ta thoi nha si Duc< KBC cua BV1DC 3495 chu ah.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn