BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73326)
(Xem: 62237)
(Xem: 39424)
(Xem: 31171)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phù Cát trong tôi

17 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 2382)
Phù Cát trong tôi
53Vote
40Vote
30Vote
23Vote
10Vote
3.56
Về nước và khoảng tháng 10 năm 1971 sau khi tốt nghiệp Hoa Tiêu Trực Thăng khóa 71-15 tại trường bay Fort Hunter, tiểu bang Georgia (USA). Cho đến đầu năm 1972 tôi và một vài người bạn cùng khóa đến Phù Cát, giữa lúc phi trường và những vùng bao quanh đang ngập tràng khói lửa.

Trình diện Phi đoàn trực thăng 243 Mảnh Sư với nhiệm vụ là một hoa tiêu trực thăng, cấp bực Thiếu Úy. Hấu hết các hoa tiêu cơ bản của phi đoàn đều đang rất bận rộn với các phi vụ yểm trợ cho các đơn vị bạn, phần nhiều là Sư Đoàn 22 bộ binh và các đơn vị địa phương quân cuả tỉnh Bình Định (Qui Nhơn) trong các cuộc hành quân lớn nhỏ khắp vùng hai chiến thuật. Mặc dù đã được huấn luyện xong ở trường bay nhưng tất cã các phi công mới ra trường đều phải được bay huấn luyện bổ túc, nhứt là để học hỏi kinh nghiệm thực tế trên chiến trường. Nhưng có lẽ vì mọi người đang bận rộn không có ai rảnh để bay huấn luyện cho bọn tôi và có lẽ vì là phi công vừa mới ra trường và còn quá non-trẻ, nên chúng tôi đã bị bỏ quên đi suốt vài ba tháng đợi chờ.

Cứ mổi sáng lên trình diện phi đoàn, nhìn bản phi vụ không thấy tên mình, tôi và người bạn thân cùng khóa là thiếu úy Trần Thanh Tòng lại phải đi lang thang, hết đáng cờ tướng, lại chơi bóng bàn, bida. Căn cứ trưởng Phù Cát lúc bấy giờ là Trung Tá Nguyễn Hồng Tuyền, ông ta có mời được vỏ sư Lê Sáng trưởng môn vỏ Vovinam từ Sài Gòn ra phi trường Phù Cát mở vỏ đường đầu tiên tại đây để huấn luyện cho các quân nhân Không Quân; cho những ai mến chuộng vỏ thuật và vỏ đạo. Vốn vỉ là một người ham thích vỏ thuật từ lúc nhỏ, và cũng là đễ trám lấp những ngày giờ rảnh rổi nên tôi đã trở thành môn sinh Vovinam từ đó, với tâm huyết là “rèn luyện bàn tay thép và trái tim từ ái”.

Rồi sau đó tôi cũng được bay huấn luyên, và được bổ xung ra một phi đội trực thăng tải thương, mà đến đầu năm 1973 Phi đội nầy trở thành một PĐ biệt lập có tên là Phi đội 259A Nhân Ái. Phi đội Trưởng là Đại Úy Nguyễn Hửu Nghề, (cấp bậc hiện tại). PĐ có khoảng 15 hoa tiêu, 20 Y tá phi hành và 20 cơ khí viên phi hành. Chúng tôi sánh vai cùng với phi đoàn 243 Mảnh Sư bay ngang dọc khắp nơi trên vùng trời Phù Cát. Nhiệm vụ của chúng tôi là “bằng mọi giá đêm cũng như ngày di tảng càng nhanh càng tốt tất cả các thương binh, tử sĩ khắp các chiến trường, từ trong rừng sâu, núi cao hay ngoài biển cả về nơi an toàn để chữa trị hoặc mai táng nếu là tử sĩ”.

Tam quan, Đề Đức, Bồng Sơn, Phù Cũ Phù Mỹ, An Sơn, Mật khu An Lão, Vĩnh Thạnh… là những địa danh rải rác khắp vùng hai Chiến Thuật không nơi nào không có các bóng dáng cuả những cánh chim mong manh, nhỏ bé của phi đoàn 243 và phi đội biệt lập 259A.

Không gian rộng tình yêu anh trải rộng,
Cho khắp sơn hà rợp bóng cờ bay.

Có đôi lúc chúng tôi hùng dũng bay đi từ Phi trường thành từng đoàn cùng sự hổ trợ của A37 Phản lực cơ thuộc PĐ 532. Rồi cũng có những lúc chúng tôi âm thầm lăng lẽ bay trong đêm tối lẽ loi để tranh dành thời gian từng giây từng phút với thần chết, mang về quân y viện kịp thời cứu cấp cho các thương binh cuả các đơn vị bạn, trên những gành đá cheo leo, trong rừng sâu âm u, trong những đồn bót đang bị bao vây hay những đơn vị đang nằm sâu tận trong vùng đất địch. Cộng Sản lúc nào cũng rình mò đâu đó sẵn sàng đón chúng tôi bằng nhữ tràng AK, B40, phòng không 12.7 ly, 12,8 ly hay hỏa tiển SA7... Đã vào bãy đáp rồi là phải cất cánh thật nhanh, nếu chậm chạp cộng quân sẽ gởi tặng cho vài ba trái pháo là “Giấc mộng đường mây” sẽ chấm dứt ngay. Mây mù bao phủ, gió núi chập chùng, đêm đen lạnh lẽo, đạn khói bay mịt mù đó là những điều mà chúng tôi đã phải đối diện từng ngày.

Một “Mùa Xuân 68” kinh hòang, rồi đến“Mùa hè đỏ lửa 72” đổ nát, một số nhóm từ ngử quen thuộc tự nó đã nói lên đầy đủ sự đau thương tang tóc, sự tàn phá mảnh liệt một quê hương đau khổ. Việt Nam ơi, quê hương ơi, nước mắt và máu cuả chúng con và của dân tộc đã trải dài trên khắp bốn vùng chiến thuật.

Vào những ngày tháng đỏ lữa đó quân và dân tỉnh Bình Định thất thủ, hầu hết các quận về phía bắc từ Tam Quan đổ về Bồng Sơn, Phù Củ, Phù Mỹ. Phi trường Phù Cát bị pháo kích từng ngày. Trên tần số UHF lúc nào tôi cũng nghe “Thiên Phong” lên tiếng, Thiên Phong là biệt hiệu của Căn Cứ trưởng Nguyễn Hồng Tuyền để gọi trên tần số nội bộ mỗi khi ông bay trên vùng trời Phù Cát. Tôi và mấy người bạn nói lén với nhau rằng “Không biết Thiên Phong có ngủ gật trên tàu hay không nhỉ?”.

Có lần đã hết một ngày bay căng thẳng thần kinh, chúng tôi vừa về đến phi trường Phù Cát, vào đến “Short final” để đáp nghỉ ngơi và sẽ được thay thế bằng toán khác lên vùng tiếp tục bay vào bang đêm. Chưa kịp chạm đất chúng tôi bị Thiên Phong gọi lên vùng trở lại, lý do là có yêu cầu khẩn cấp cuả đơn vị bạn. Thế là lại phải tòn ten bay đi tiếp. Tức mình cái Ông Thiên Phong nầy ghê.

Để dành lại từng tất đất, từng nhánh sông, từng khe núi, bìa rừng. Máu và nước mắt lại đổ ra thêm nửa. Có những nơi ban ngày bộ bịnh VNCH đã vào chiếm, đêm về bị áp lực quá nặng của quân thù lại phải rút đi. Chờ đến sáng hôm sau có yểm trợ cuả không quân, đơn vị Bộ Binh mới có thể vào chiếm trở lại và rồi lại phải rút lui về ban đêm.

Mùa hè đỏ lửa đã qua, quân và dân tỉnh Bình định đã chiếm lại hoàn toàn các vùng đất đã mất vào tay địch, tình hình tạm êm một thời gian ngắn, rồi lại bùng lên dử dội hơn. Đến năm 1973 hiệp định Paris ra đời, Quân và dân ở đây lại phải chiến đấu từng ngày từng giờ với âm mưu dành dân chiếm đất của Cộng Sản, và rồi ngay sau đó hiệp định “Đình Chiến Paris” đã tan vở.



Một ngọn đồi nhỏ về phía tây nam của quận Bồng Sơn có tên là “Đồi Trái Chuối” sở dỉ có cái tên như vậy là vì sau nhiều ngày hứng chịu bơm đạn của cả hai bên, nên ngọn đồi hoàn toàn không còn một cây cỏ nào sống sót, nó nhẳn nhụi giống như hình một trái chuối. Hôm ấy như thường lệ tôi cùng với Trung Úy Khiêm nhận nhiệm vụ tải thương binh tại “Đồi Trái Chuối” nầy.

Cất cánh từ phi trường dã chiến An Sơn, hậu cứ của Sư Đoàn 22 BB chúng tôi bay về phiá bắc dọc theo quốc lộ một. Hôm nay trời trong, mây trắng từng cụm, chúng tôi có thể bay cao lên đến ba hoặc bốn ngàn bộ (feet) để tránh hoả lực của VC. Bay đến đỉnh đèo Phù Củ thời tiết tốt nên chúng tôi liên lạc với đơn vị bộ binh bên duới bằng tần số FM rất rỏ. Nơi đây chúng tôi có thể nhìn thấy rỏ “Đồi Trái Chuối” nằm sâu về phía tây.

Hôm đó Trung Uy Khiêm ngồi ghế hoa tiêu chánh nên tôi nhường cần lái cho anh vào vùng “hot”. Là vùng đất có rất nhiều ổ phòng không 12.7 ly cuả cộng quân nên Trung úy Khiêm giảm thật nhanh cao độ, càng nhan càng đở nguy hiểm. Từ ba ngàn bộ rơi xuống gần đến một ngàn năm trăm bộ, tôi đang loai quay chỉnh máy FM và điện đàm với đơn vị bạn bên dưới, bổng nhiên nhìn xuyên ra phía duới “cockpit” tôi thấy hai đường đạn phòng không cuả địch bay thẳng lên, thân tàu run chuyễn mạnh rồi quay mòng. Tôi la lên “Tail rotor”, Khiêm. Thật là nhanh nhẹn và tài tình, Trung úy Khiêm người bạn thân mến cuả tôi đã kiệp thời đè mạnh cần lái bên tay trái (collective), cắt power (close the thottle), quay nhan cần bên tay phải (cyclic) hướng con tàu ra bải cát cuả bờ sông Bồng Sơn và nhẹ nhàn đáp xuống (made Auto rotation landing) một cách an toàn. Trong lúc đó tôi như một cái máy tự động bật sang tần số khẩn cấp (guard) liên lạc với chiếc trực thăng chỉ huy (C&C) trên bầu trời. Ngay khi con tàu chạm đất, không cần đợi lịnh, hai anh bạn “Cơ Khí Phi Hành” và “Y Tá Phi Hành” nhanh nhẹn gở hai khẩu đại liên M60 có sẳng trên trực thăng chỉa thẳng vào bià rừng, sẳn sàng nhả đạn. Trung Úy Khiêm lúc bình thường chập chạp hiền từ như ông cụ non, hôm nay anh nhan nhẹn như con hổ, vừa tông cửa trực thăng nhảy ra ngoài vừa lên đạn cây M16 mắt đỏ ngầu, mặt đanh lại nhìn đăm đăm về phía trước. Hai chiếc trực thăng vỏ trang (Gun Ship) cuả Mảnh Sư 243 kiệp thời bay vào vùng và đã yểm trợ chúng tôi một cách hửu hiệu trên bầu trời, nên bọn VC không dám tràn đến gần chúng tôi. Một Mảnh Sư khác đáp ngay xuống bóc chúng tôi lên. “Không quân thà chết không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”. Thế là chúng tôi an toàn chào tạm biệt bọn VC. Có lẽ ở bên dưới bọn chúng đang núp ló đâu đó nhìn theo chúng tôi một cách tức tối.

Phi trường Phù Cát, thị xã Quy Nhơn tỉnh Bình Định cùng với những địa danh quen thuộc mà có lẽ nó đã và đang ngự trị trong tôi suốt cã cuộc đời nầy, vì nơi đó đã thấm từng giọt mồ hôi, nước mắt và máu cuả rất nhiều bạn bè thân yêu cuả tôi.

“Ha ! ha! Ha! Tàu đức đuôi rồi” đó là tiếng nói và tiếng cười cuối cùng của bạn tôi, Trung úy Tâm trên tần số khẩn cấp, ngay khi anh bị đạn phòng không của VC bắn trúng tại đèo Phù Củ nằm về phía bắc Phi trường Phù Cát. Cho đến giờ nầy đôi khi trong giấc mơ tôi còn nghe rỏ giọng cười đau nhói như mủi tên đâm thấu vào tim. Trung úy Ấu ngưòi bạn cùng phi đội với tôi bị mảnh đạn pháo 122 ly xuyên qua cổ ngả ra chết ngay bên cạnh tôi, máu và thịt cuả anh còn vươn vải lên người tôi. Và còn nhiều người nửa như là Trung Tá Thân một cánh chim đầu đàng kính yêu của phi đoàn 243 Mảnh Sư đã vỉnh viễn bay vào không gian trong để lại trong tôi bao niềm đau và nổi nhớ.

Chinh chiến năm xưa
Trên vùng trời khói lữa
Chúng tôi bay trên trời cao ngạo nghể.
Cùng quê hương sông núi vẹn câu thề


Nhưng rồi chinh chiến tàn,
Quê hương đổ nát, người người chia ly
Kẽ ở lại người ra đi
“Mảnh Sư”, “Nhân Ái” còn gì cho nhau?
Quê Hương, chiến hửu, giọt máu đào.
Kẻ còn người mất, nghĩ đau đớn lòng

Vào những ngày cuối cùng của tháng tư đen năm 1975. Chúng tôi lại phải ngậm ngùi từ giả Phù Cát thân yêu và để lại máu xương của bạn bè nằm rải rác đâu đó, trên nhữn con đường mòn, trên những đồi cao, hay trong rừng sâu âm u. Không quân là vậy đó “ra đi không ai tìm xác rơi”.

Bên kia bờ đại dương, Tổng Thống Mỹ tuyên bố “Lịch sử đã sang trang”. Vâng người Mỹ đã mở một trang lich sự thật là ngoạn mục, với hàng triệu quân, dân cán chính VNCH, phải băn rừng vượt suối. Họ đi về đâu vậy? chạy giặc Công Sản đấy. Thây người ngã gục, xác người trôi sông, xương trăng ngoài đồng.

Chinh chiến tàn,
Quê hương đổ nát, tuổi trẻ lầm than.
Mộng đường mây đã hết.
Thời gian thời gian,
Thôi hết rồi, lịch sử đã sang trang.

Quê hương ơi, đồng bào ơi, xin hảy tha thứ cho chúng con, những người trẻ có đầy nhiệt huyết nhưng đành bó tay, không làm gì được để cứu giúp cho đồng bào và tổ quốc thân yêu.

NGUYỄN N. THÀNH.
P. Đ 259A Nhân Ái.
Ý kiến bạn đọc
24 Tháng Mười 20117:00 SA
Khách
Anh Thanh .that vo tinh hom nay M. tim nguoi quen tren mang.doc duoc nhung dong chu cua anh viet ve Phu Cat ve nhung nguoi anh em o phi doan 243 M.that cam dong nuoc mat cu chay ra..vi M.la em ruot cua nguoi ban cua anh T/u Tran thanh Tong.that dang kham phuc ve cac anh.that dang vinh danh ve cac anh..thuong cho nhung nguoi linh khong quan..va tat ca nhung anh hung cua VNCH.
27 Tháng Hai 20118:00 SA
Khách
toi ten nguyen thi kim anh, hien song tai vn, toi muon tim mot nguoi ban bi that lac tu nam 75,Tr uy Vo dang Sang, phi doan 243, phu cat. Ai biet lam on chi dum. Dia chi lien lac cua toi: 0633871336, di linh, lam dong, viet nam. Xin chan thanh cam on.
24 Tháng Giêng 20118:00 SA
Khách
Cảm on bài viết . Đọc nhiều bài viết về nhu*~ng quân nhân VNCH đủ mọi binh chủng đã nằm xuống càng khiến lòng buồn thêm . Cảm tạ ngu*o*`i viết . Nhân đây có chút lạc đề : Xin ông NGUYỄN N. THÀNH cho hỏi thăm một chuyện , tôi có ngu*o*`i bạn học ngày xu*a , tên Trần quốc Khánh , năm 1973 tôi có gặp Khánh o*? Sài gòn và đu*oc hắn cho biết là hiện đang là Thiếu uý ( có thể là Tr/U ) giu*~ chu*'c " phi đạo tru*o*?ng " của sân bay Phù Cát . Nếu ông biết tin tu*'c của Khánh xin cho tôi biết qua e-mail longa_nt60@yahoo.com . Thành thật cảm o*n ông tru*o*'c
23 Tháng Giêng 20118:00 SA
Khách
Bọn Mỹ thật là khốn nạn cầu cho đất nước các ông cũng bị chiến tranh tàn phá cũng bị khối cs xâm lược để cho các ông thấy thế nào là nổi đau mất nước
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn