BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73180)
(Xem: 62205)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những Ông Thầy

27 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 3437)
Những Ông Thầy
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

MỘT


Suốt cả ngày lang thang từ công viên này đến tiệm café nọ cho đến khoảng 6 giờ chiều thì Lê Đinh Quỳ rủ tôi lên phòng trà ca nhạc Bồng Lai, trên sân thuợng của tòa nhà nằm ở góc đuờng Lê Lợi và, biết rằng giờ này còn quá sớm đối với các phòng trà nhung cứ lên đó để nghỉ chân chứ biết đi đâu nữa, chỉ còn đủ tiền cho vài chai bia, ngả lung trên ghế nylon nhìn trời hiu quạnh, ngó xuống thành phố duới chân đang ồn ào vội vã cho sinh hoạt về đêm, hai thằng không nói với nhau câu nào, điếu thuốc vừa châm kéo vài hơi, búng nửa điếu còn lại bay vòng cầu lên khoảng không rồi châm điếu khác, tâm trạng bất an, khi tiếng ca si đầu tiên cất lên thì tôi dục Quỳ:


- “ Thôi về, tao chán quá rồi chẳng muốn nghe mấy bà già này hét nữa”.

Hai thằng dốc toàn túi mà vẫn không đủ tiền cho 6 chai bia, tôi móc bóp lấy thẻ quân nhân để lại trên bàn rồi xuống lầu, chẳng cần biết mấy anh “bồi bàn” có đồng ý hay không, và họ không đồng ý thật, khi xuống đến chân cầu thang thì chúng tôi bị anh cảnh sát mặc sắc phục chặn lại đòi lập biên bản, anh là nhân viên giữ trật tự và chắc chắn đã đuợc nhà hàng báo cho biết chuyện chúng tôi “ uống quịt”!

- “ Tránh ra cho bố đi không ông đá bỏ mẹ bây giờ”.

Vừa nói Quỳ vừa xô anh cảnh sát sang một bên, anh ta lạng quạng muốn té nhưng cũng guợng dậy vòng tay sang bên hông có đeo súng, tôi kịp bẻ tay anh ta ra sau giằng lấy cây “ru-lo”, tháo hết đạn và vất cả hai thứ xuống đường, không còn súng thì anh ta rút viết ghi số xe của chúng tôi, đúng là một nhân viên công lực làm tròn phận sự, nhưng đối với tôi thì ngày hôm nay là ngày gì mà xui quá!

Đã khuya rồi mà bà con lối xóm còn đứng “xì-xào” truớc cửa nhà tôi giống như cảnh mấy tuần trước đây tại cửa nhà bà Châu khi hậu cứ TĐ1/TQLC đến báo cho bà biết con trai bà là thằng Mão tử trận. Tôi đang lo âu chuyện gì đã xẩy ra cho gia đinh thì bất ngờ mẹ tôi nhào ra nắm tay tôi kéo vào nhà, vừa khóc vừa mếu máo:

- “ Trời ơi, con đi đâu mà hồi chiều tiểu đoàn cho người về tìm con, mẹ lo quá”

- “ Hay nhỉ, con đi công tác cho đại đội mà, mấy cha đó lộn xộn”


Thực ra thì tôi có nói trăng cuội gì cụ cũng không cần nghe, cứ cầm tay tôi lắc lắc rồi lại sờ mặt bóp vai xem có đúng là tôi không, hỏi con có ăn cơm không mẹ dọn cho, chưa kịp trả lời thì cụ lại đưa ly nuớc cho tôi uống hình như để xem có chắc là người hay ma? Tôi ôm vai cụ xiết mạnh cho tới khi cụ kêu đau:

- “ Con đây mà, thôi con đi ngủ để sáng mai còn về trình điện đơn vị sớm”.

Từ ngày tôi tình nguyện về TQLC, mỗi khi nghe tiếng pháo binh từ xa vọng về thành phố hoặc những đem mưa sấm chớp, mẹ tôi thuờng thở dài than với ông anh tôi rằng không biết giờ này thằng Cấp nó ở đâu? Nhưng từ ngày bà Châu, nguời cùng làng cùng khu phố có con trai đi lính TQLC tử trận tại Bích-La thôn (Quảng Trị) thì mẹ tôi không than nữa mà trong tay lúc nào cũng cầm tràng hạt, miệng lâm râm đọc kinh.

Sau 30-4-1975, ba thằng con trai của cụ “xin đuợc đi ở tù”, vì hết nước mắt nên cụ không còn thấy đường và tôi cũng không đuợc nhìn mặt mẹ khi cụ nhắm mắt lìa đời! Từ lâu rồi tôi muốn viết vài trang về MẸ nhưng thấy chưa đủ ngôn ngữ để diễn tả, lòng lại còn đầy “tham sân si” có thể làm ô-uế đến NGƯỜI. Chữ Người tôi viết hoa như khi tôi viết về Đức Phật, Đức Chúa, các NGƯỜI ở trên cao và tôi chưa bao giờ thấy, mẹ tôi giờ này cũng ở trên cao nhưng tôi đã gặp đã thấy nên cụ thường chấp nhận lời cầu xin của những đứa con mà khi xưa mẹ còn sống chúng chỉ mải mê súng đạn, chẳng mấy khi rót cho mẹ được miếng nuớc, mua cho mẹ được quả cau tấm trầu!

Mẹ là những bậc “Thầy” vĩ đại nên chỉ viết khi nào trong lòng cảm thấy thảnh thơi, đề tài “những ông thầy” hôm nay chỉ dành riêng cho những người hơn tôi về bất cứ phương diện nào, thí dụ như tôi phục “ông thầy” Lê đình Quỳ trong chốn giang hồ.

Cả đêm trằn trọc nghe tiếng thở dài của mẹ già mà ân hận, đành dậy sớm ra đầu đường Hiền Vương đón xe đò Sai-gòn Biên Hòa, từ ngã ba suối Lồ-Ồ tôi buớc đi những bước mệt mỏi chán chường hướng về doanh trại TĐ.5/TQLC.

Không tin được một chuyện kỳ cục lại có thể bất ngờ xảy ra như thế ! Lòng thật buồn nhưng tôi đã dứt khoát là phải trực tiếp đối đầu với Trung úy Đại đội truởng Dương bửu Long, hay hoặc dở cũng phải dứt khoát chứ không thể bỏ chạy, bỏ chạy từ hôm qua, nhất là việc tiểu đoàn cho nguời đến tận nhà tìm khiến mẹ tôi thêm lo..

- “ Thiếu úy, thiếu úy, vào uống café cái đã, còn sớm mà”

Thuợng sỉ Nguyễn văn Lô kéo tay tôi vào quán café của lão thượng sĩ già Khiang-Si, thường vụ tiểu đoàn ngay cổng trại, ngồi cùng bàn còn có hạ sỉ.1 Nam, trung sỉ Đạo, tất cả đều là tiểu đội trưởng còn ông Lô là trung đội phó đầu đời nhà binh của tôi, ông lớn hơn tôi gần hai giáp, có con trai sắp làm linh mục, nếu Quỳ là ông thầy dậy tôi: “ Đi với ma phải mặc áo giấy” thì ông thầy Lô huớng dẫn cho tôi những điều: “Đi với Bụt phải mặc áo cà-sa”. Bao nhiêu bí quyết nhà binh từ lúc đi lính đến khi lên thượng sĩ ông đều truyền cho tôi hết, sáng nay giọng ông buồn buồn:

- “ Ông và trung úy Long thân với nhau lắm mà, tại sao hôm qua lại xẩy ra chuyện lạ vậy? Sau khi thiếu úy bỏ đi, thiếu úy Triết ban 2 tiểu đoàn gọi tôi lên trình diện và hỏi đầu đuôi, nhưng tôi có biết gì đâu? Hôm qua sau buổi họp, ông đuổi các hạ sĩ quan ra ngoài còn các trung đội trưởng ở lại, rồi tôi thấy ồn ào, ông bỏ đi, y tá xuống băng đầu cho ông Long, tôi chỉ biết có thế, đến chiều thì đại úy TĐP bảo tôi đi tìm ông, biết tìm ở đâu nên đành bóp bụng tới nhà, ông biết đó là điều tối kỵ đối với những gia đình có con đi lính mà bất ngờ thấy có người lạ từ đơn vị buớc đến cửa, giống như những tiếng kêu của con quạ đen trên mái nhà, toàn là điềm gở, cụ lo lắm, đưa tay quẹt nuớc mắt hỏi tôi liên tục: “Có chuyện gì? Thằng Cấp làm sao?”

Đúng là con dại cái mang, nuôi ăn cho lớn tới tuổi trưởng thành lại càng mang thêm lo lắng cho mẹ cha, kể cả những chuyện vớ vẩn cũng làm phiền đến các cụ, chuyện thật là “ruồi bu” khiến hậu quả đời lính sau này của tôi toàn là “ruồi bu!”.

Phi trường Phượng Hoàng - Dakto 1971

Sau cuộc hành quân Kon-Tum, Đức-Cơ, tiểu đoàn về nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ suối Lồ-Ồ, bổ sung tái trang bị và huấn luyện, sĩ quan các đơn vị tự huấn luyện cho đại đội mình. Trung úy Dương bửu Long Đại đội trưởng đại đội 4 trao tất cả quyền hành khi về hậu cứ cho Đại đội phó lo liệu, tôi giao cho thiếu úy Quỳ, thiếu úy Phạm thanh Quan, chuẩn úy Nguyễn văn Lộc và Trần tử Phương dẫn đại đội ra bãi huấn luyện địa hình, bãi tập sau này là nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Tôi đang ký giấy phép trong văn phòng thì Long đi phép đêm về bước vào, tôi chưa kịp đứng dậy thì đại đội truởng quăng cái mũ vành lên bàn , thời đó đa số sĩ quan đội nón vành thay vì nón lưỡi trai, rồi hậm hực:


- “ SQ gì mà dẫn lính ra bãi ngồi chơi?”

Nói rồi Long bỏ đi mà không hề hỏi hay nói với tôi một câu nào, không ai tránh khỏi bị nóng mặt trong truờng hợp này dù chỉ là nghe một câu chửi thề theo thói quen của lính, nếu như mình có lỗi thì đành im thôi, nhung lúc đó tôi như bị xúc phạm nặng, rất bực mình, tôi bỏ không ký gì nữa, đi ra bãi tập coi thực hư ra sao, chuẩn úy Lộc cho biết trong lúc đại đội nghỉ giải lao thì Tr/uy Long chạy vespa ngang qua, tiểu đoàn lúc đó chưa cấp xe jeep cho các đđ truởng nên những “dân chơi” thuờng dùng vespa hoặc lambretta, honda chưa thịnh hành. Tôi cho lệnh nghỉ học địa hình để cho lính về trại lau súng, còn các tiểu và trung đội truởng lên văn phòng họp, mời cả đại đội truởng.

Sau khi bắt các trung đội truởng giải thích lý do tại sao ngồi chơi, với tư cách là ĐĐ phó, nguời chịu trách nhiệm chung việc huấn luyện, tôi rầy các sỉ quan và xin lỗi đại đội truởng, suốt buổi họp Long vẫn lầm lỳ im lặng, sau khi cho các trung đội phó và tiểu đội truởng ra ngoài, chỉ còn sỉ quan trong văn phòng, tôi gằn giọng lên tiếng:

- “ Hồi nãy trung úy chửi ai?”
- “ Không chửi ai cả..”.

Ngừng một lúc, có lẽ nghi mình bị khiêu khích, nên Long đổ quạu:

- “ Mà tôi chửi đó, anh làm gì tôi?”

Anh đem thùng săng hất vào đốm lửa thì nó phải bùng thôi, sự việc xẩy ra quá bất ngờ khiến các trung đội truởng không kịp phản ứng để “ I can You”, khi thấy mặt Long có nhiều máu, tôi bỏ chạy ra ngoài cửa văn phòng đứng do hai tay lên la to:

- “ Xin đầu hàng”.
- “ Không hàng, vào đây chơi nữa”. Long đứng trong đưa tay ngoắc.

Bốn muoi năm sau khi nhớ lại cảnh này tôi thấy tức cuời, nay Duong bửu Long và Trần tử Phương không còn nữa nhưng những Phạm thanh Quang, Lê đình Quỳ, Nguyễn văn Lộc đang thảnh thoi trên đất Mỹ này nếu lúc nào đó chợt nghi lại kỷ niệm xưa chắc cũng phải buột miệng: “ ĐM tức cuời”.

“ Chàng bảo chịu nhung xếp rằng chẳng chịu, thua thì thua cứ đấu tiếp chơi”. Đấu thế nào đuợc nữa, bộc phát thì bạo tàn, không còn một chút hờn giận nhưng cảm thấy buồn như vừa đánh mất một vật quý, tôi bỏ về Saigon, Quỳ quá giang theo, hai thằng lang thang, sáng nay trở lại đon vị thấy cảnh vật xung quanh sao lạ và buồn thế!

Lòng buồn thì thêm bao nhiêu đuờng café vẫn đắng, tôi đứng dậy vào trại sớm, vì không muốn ai nhìn mặt mình, chẳng hiểu có nơi nào và khi nào xẩy ra truờng hợp tương tự như vậy hay không, nhung chắc chắn chuyện tôi và Long đã ồn lên rồi, nên tránh đuợc anh em họ nhìn càng đỡ “mắc cở”. Đi ngang văn phòng đại đội, ngạc nhiên thấy Long đang ngồi làm việc, hí hoáy viết gì đó, đầu Long quấn băng trắng, tự nhiên tôi xúc động mạnh, thay vì tránh mặt Long nhu dự tính thì tôi lại đi thẳng vào văn phòng, kéo gót giầy thật kêu, dõng dạc tự tin nói lớn:

- “ Tôi thiếu úy… trình diện trung úy”.

Nguớc lên thấy tôi vẫn đứng nghiêm chào tay, Long không chào lại theo đúng quân kỷ mà đi đến đưa tay bắt, chúng tôi bắt tay nhau thật lâu, không guờm nhìn nhau như hôm qua nhung hình như mắt hai thằng cùng ứa lệ, tôi nói nhỏ câu: “Xin lỗi” thì Long xua tay và kéo tôi lại bàn ngồi rồi đưa cho đọc tờ giấy anh viết.

Tiểu đoàn bắt Long làm phúc trình về hành động vô kỷ luật và tự ý bỏ đon vị của tôi, nhưng nội dung lại nghiêng về phần bào chữa cho “tội nhân”. Anh viết những điều bênh vực cho tôi trong khi tôi lại bỏ đơn vị đi lang thang trong sự hối hận, anh không giận ghét và tôi đã tự dộng trở về đứng nghiêm chào anh. Chẳng phải dễ dàng có thể đạt đuợc “trời sáng sau con mưa” mà do chúng tôi đã sống và làm việc với nhau trong tình huynh đệ chi binh từ lâu rồi.
Tháng 12-1964, 7 “tân binh” thiếu úy đuợc thuyên chuyển về TĐ 5/TQLC tân lập, đang trong giai đoạn huấn luyện và bổ sung quân số, Trần xuân Bàng và Loan về ĐĐ.1 của “ông già”ø Huệ, Lê quý Bình, Trần văn Chích và Huỳnh văn Phú về ĐĐ.2 của “Phán râu”, Tô văn Cấp và Phạm thanh Quang về ĐĐ.4 của Duong bửu Long, lúc đó anh mang còn cấp bậc thiếu úy và không có “ních-nêm” như các xếp khác.
Giữa chốn ba quân, từ ông cao nhất đến chú binh bét, ai cung thuờng bị mang một cái “ních-nêm”, không biết từ đâu mà có, đa số mang tính chất hài, vô thuởng vô phạt, dù muốn hay không cung đanh phải chấp nhận. Có nhiều nguời mang kính cận, nhưng hễ nói đến “ông Mắt Kiếng” là biết ai rồi. Quân nhân các cấp trong sư đoàn biết đến danh của “ông Già-Hu ï” hon là TLP Nguyễn thành Yên. Chiều 30 tết, bên dòng sông Cai Lậy, phái đoàn Trâu-Điên đến chúc tết Saigòn truớc khi lên trực thăng về Saigòn tham dự trận Mậu Thân, tôi nhớ mãi lời “ông thầy” cuời vui với Saigòn rồi giả bộ gọi máy truyền tin:

-“ Tango hô gọi Tango noa nghe không trả lời?”.

Ở cấp cao cung có biệt danh đấy chứ, Nguyễn văn Phán có nhiều tài nhiều tật, nhưng phải là “Phán râu”, mặc dầu anh là cao thủ của môn phái “Bến Củ” nên các hảo hán đề nghị tôn anh là “Ghe Củ” nhung không thành, Phán phải là Phán-Râu, không có thuyền xua “ghe củ” gì lôi thôi. Long và Phán thì kẻ tám lạng nguời nửa cân, trung đội truởng Nguyễn văn Lộc tự là “Lộc-lùn” muốn gọi đại đội truởng Long là “Long bù-lon” nhung cái đẹp trai và hào hoa của anh đa nhận chìm cái đinh bù-lon.

Anh đích thực là “ông thầy”, là cấp chỉ huy trực tiếp đầu tiên trong đời lính đánh giặc của tôi, anh không “dậy-dỗ” thuộc cấp nhu những ông thầy khác muốn lên chức Cha, mà chỉ huớng dẫn nên làm nhu thế nào cho đúng. Từ khi bắt đầu làm việc với anh cho tới lúc chia tay, tôi không bao giờ nghe anh chửi thề, cùng làm việc, cùng chơi, đi đâu thì đi nhung khuya vẫn về trại ngủ, nhớ mãi đem giao thừa năm 1965 anh cùng tôi ra suối Lồ-Ồ đón giao thừa, đốt pháo chúc xuân, pháo nổ thì ít mà pháo xì thì nhiều, tốn tiền lì-xì lại vất vả vào thân !

Tôi đuợc lệnh trình diện tiểu đoàn truởng thiếu tá Dương hạnh Phuớc, vì hành động làm vẩn đục tình bạn thân thiết với Long đẩy tôi vào tâm trạng thờ o mọi chuyện, chẳng có gì phải lo lắng sợ hãi, nhung “ông thầy” Phuớc không la mắng như tôi tuởng, ông nhỏ nhẹ “do cao đánh khẽ”, rầy la vài câu theo lệ rồi nói:

- “ Hôm qua Long đa xin tôi bỏ qua chuyện này nhưng không hiểu sao BTL biết, bắt tôi phải có kỷ luật nặng với cậu để làm gương v. v..”,

Ông còn cho tôi biết Long đề nghị cho tôi đi học khóa “ Basic” bên Hoa Kỳ và ông đã chấp thuận, ông cho tôi coi danh sách có tên “anh đi hàng đầu” rồi tới Trần xuân Bàng, đó là lần đầu tiên và duy nhất đuợc đề nghị đi “xuất ngoại” hụt, đầu không xuôi thì đuôi không lọt, lốc cốc tử Trần quang Duật có lần coi mặt tôi rồi phán:

- “ Cái mặt anh nó đen quá nên không có số xuất ngoại”.

Cám on “ông thầy” Duật đa cho biết cái cung Thiên di của tôi nó chẳng đi đâu cả, dù đi tiểu hay Đại Hàn để khảo sát bệnh teo-chim, thậm chí sau này mất cả chuyến du ngoạn xứ Chùa Tháp và Hạ-Lào vì đúng vào lúc đại đon vị chuẩn bị đi Miên thì tôi bị loại khỏi cuộc chiến ngày 19-6-1969 tại Chương Thiện.

Việc Long đề nghị cho tôi đi học Hoa Kỳ không có gì ngạc nhiên lắm, vì hầu nhu 99% các sỉ quan trong sư đoàn (vào giai đoạn đó) truớc sau cũng đuợc đi, điều ngạc nhiên là trong khi tôi đánh lộn rồi bỏ đon vị thì đại đội truởng lại đề nghị với tiểu đoàn truởng “xin tha mạng”, thật là cao thuợng!

Nhung trễ rồi, chuyện đời giống nhu chuyện anh gà trống bị chị gà mái than phiền sự nhanh-nhẩu đoảng của mình, anh gà trống đỏ mặt tía tai gân cổ gáy chữa thẹn: “sự đời chỉ có thế mà thôi”! Sự đời những chiến công thuờng đuợc hãng Con-Rùa chuyển lên cấp cao nhung những chuyện tào lao giấy phạt thì đuợc đi bằng hỏa tiễn!

Truớc vòng móng ngựa, quan tòa và bồi thẩm đoàn là các đại đội truởng, tôi đứng nghiêm im lặng nghe họ luận tội, quý vị ấy cầm c..ân nẩy mực rất là chí lý khiến những lời bào chữa của luật su kiêm nạn nhân Duong Bửu Long không kết quả. Bản án 15 ngày gỡ lịch và tống cổ đi đon vị khác để “làm gương” cảnh cáo những tên ba-gai coi như quá nhẹ đối với tôi, với tên “ Hai Mực” này!

Cũng để râu như ai, lại đen nữa, đúng lẽ nick-name phải là C..râu hay C..đen nhung anh em lại gọi tôi là “Mực”! Đời lính đa bị chó má ngay từ đầu thì sao khá đuợc? Ấy là chưa ai khám phá ra cái tật mèo-mả-gà-đồng của tôi, nếu không lại còn thêm cái tên “Hai Mun” nữa thì chuế quá!

Nằm trong tù đuợc hơn một tuần thì anh Long đến thăm, mang cho một cây thuốc Ruby-Queen, và cho biết tiểu đoàn chuẩn bị đi hành quân, tôi nói với anh xin cho tôi về để đi cùng đại đội nhung anh lắc đầu ám chỉ cho biết đã xin với thuợng cấp rồi nhưng “ No O.K”. Cả anh và tôi đều không biết rằng sau con mưa trời lại tối, sau tù là tội, cái tội “phạm thuợng” không ai chấp nhận tha thứ dễ dàng đuợc!

Tôi nhớ đơn vị vô cùng, ngoài những thằng bạn trung đội truởng bụi đời nhu Bình-cụt, Lộc-lùn, Quang-gù, Phú-phét, Cuờng tây lai, Hên-chột, Hữu-ngô v.v.., tôi nhớ đến cao-bồi binh nhất Đá nó lo cho tôi từ ly café đến cái bàn chải đánh răng, thuợng sỉ Lô nhắc tôi đủ điều cần thiết khi chuẩn bị lên đuờng, cái gia đinh vui vẻ hạnh phúc đó bỏ tôi nằm một mình trong góc phòng tối này sao? Có ở trong hoàn cảnh này tôi mới thông cảm cho thằng “bạn” của tôi bị anh thợ săn bắt nhốt, nhớ bạn bè, nhớ rừng, thằng “Cọp-bị-Bắt” hét lên: “Ta nuốt nỗi căm hờn trong củi sắt” .

Ra khỏi cui sắt về trình diện quan thái úy hậu cứ Trâu Điên rồi bị tống cổ về cho quan hai Phúc-Hô trừng trị, vừa gặp mặt, ông đại đội truởng ĐĐ.4 hỏi móc họng:

- “ Cậu đánh lộn bên TĐ.5 rồi về đây kiếm tôi phải không?”

Sắp chết đuối gặp phao bọt biển! Theo lẽ thông thuờng “không gáo thì muôi” nhưng “lòng buồn còn muốn nói năng chi”, im lặng đằng sau quay, ta buồn ta tìm nơi vắng vẻ, Hai-Mực tìm một góc thật tối tăm giăng võng nằm. Lúc này TĐ.2/TQLC đang làm nhiệm vụ bình-định an ninh ngay trong thành phố Đa Nẵng nên không ai cần đến tôi cả khiến đầu óc lúc nào cũng nghi về đon vị củ, nếu nhu biết họ ở đâu chắc tôi đã tìm đến với Long rồi. Ôi buồn làm sao! Đon vị củ đuổi, đon vị mới không nhận!

Nghe thiên hạ bàn tán tin TĐ.5/TQLC bị đụng nặng hiện đang đóng tại XYZ để tái trang bị, như bị điện giật, tôi tìm đến ngay, tay anh còn quấn băng ôm tôi khóc:

- “ Tan hết rồi Cấp oi!”

Nói bao nhiêu đó thôi rồi anh nấc lên, chua rõ đầu đuôi nhung thấy anh khóc tôi cung khóc theo, hỏi anh một câu không đầu đuôi:

- “ Tụi nó đâu hết rồi?”
- “ Còn thằng nào đâu, Phương và Thảo chết rồi, Quỳ và Lộc mất tích!”.

Không khí chết chóc kinh hoàng làm hai chúng tôi không ai nói với ai, nhìn nhau như những kẻ xa lạ, anh lại ôm đầu kêu : “ thằng Phương chết rồi! Thằng Thảo.!”

Trận đánh tại Nghia Hành, Mộ Đức ngày 12-6-1966 đã gây tử thuong cho vị tiểu đoàn truởng đầu tiên và y si truởng của TĐ.5/TQLC và hai cố vấn. Riêng ĐĐ.4 cu của tôi thiệt hại gần 40 nguời, không còn trung đội truởng nào nữa, cao-bồi B.1 Đá của tôi đa chết, thuợng sỉ Lô trung đội phó cũng cụt mất một chân!

Chỉ mới hơn tháng truớc đây thôi, hằng ngày chúng tôi cuời đua nay thì không còn ai để cùng khóc ngoài anh, trong một thời gian ngắn mà tai họa đến cho cá nhân tôi và đơn vị củ! Tôi may mắn thoát nạn, còn bạn tôi, Phương và Thảo tử trận tại chỗ, Lộc mất tích ít bữa sau thoát về đuợc, riêng Quỳ thì 6 năm sau mới đuợc trả về trong đợt trao đổi tù binh 1972, nhung lúc đó bị bắt còn đau hơn chết.

Nhiều lúc ngồi ngẫm chuyện đời, tìm lý do tự bào chữa cho cái “tội” của mình tôi thấy 15 ngày trọng cấm đa cứu tôi tránh khỏi “tử và tù”, nếu không tôi chắc sẽ cùng số phận nhu đồng đội bạn bè, không chết cũng bị bắt. “Thiện tai, thiện tai”, tại Thiên xúi tôi gây chuyện chớ đâu phải tại tôi tự ý, đúng không anh Long?

Sau trận Nghỉa Hành anh “bị” về trung tâm huấn luyện rồi cuối năm 1968 anh xuất khỏi mủ xanh để xin về với BĐQ tiếp tục “SAT” V.C. Năm 1969 chúng tôi gặp nhau trong dịp hành quân vùng Hỏa Lựu Chương thiện, mừng ơi là mừng, chỉ kịp ôm nhau, mời nhau điếu thuốc, tôi đứng nghiêm chào anh, chào cấp chỉ huy củ rồi đuờng ai nấy đi, không bao giờ gặp lại nhau từ dạo ấy cho đến một ngày, rồi có một ngày.. .

Năm 1997, đọc chiến sử TQLC, gặp lại anh Long trong bài “TĐ.5 với trận đánh Mộ-Đức”, cuối bài anh chỉ ghi vắn tắt “Melbourne”. Tôi liền nhờ BS Dũng, tác giả cuốn chiến sử và cũng ở bên Úc giúp chúng tôi bắt liên lạc, nhiều lần cho địa chỉ nhưng vẫn “sao không thấy hồi âm?”.

Năm năm sau, năm 2002, Cao Bằng nói cho biết có nguời tên Long bên Úc tìm tôi, biết là anh, tôi lần mò mãi mới tìm ra số phone, gọi cho nhau mới biết anh cũng tìm tôi từ lâu rồi và biết thêm anh không còn liên lạc đuợc với BS Dũng nữa nên không có địa chỉ của tôi. Cảm động thay, 5 năm chạy giáp vòng trái đất tìm nhau, gặp nhau rồi nhưng chỉ nghe mà chẳng thấy! Giọng vẫn quen thuộc như mấy chục năm về truớc nhưng không biết Long có còn long không? Anh sống trong cô đơn và nhớ bạn bè trong binh chủng, tôi tiếp tục gởi sách báo cho anh, cách nhau 17 múi giờ nên điện thoại thưa dần.

Ngày 21-2-2003, anh gởi cho tôi 8 trang thơ viết tay kèm theo một số hình ảnh những ngày còn ở TĐ.5 (65-66), anh nhắc lại kỷ niệm xưa, trận Mộ-Đức với nhiều khuyết điểm kèm theo những tên tuổi quen thuộc, anh đính chính lại là năm 66 chứ không phải 65 như trong chiến sử. Cuối cùng anh chào tạm biệt tất cả để đi bệnh viện chạy “ Chemotherapy”. Trong đặc san ST 2004, noi mục thư tín, tôi đã ghi số điện thoại của anh và kêu gọi bạn nào của anh ở TĐ.5 cu (65-66) thì gọi điện thoại an ủi anh, không biết anh có đuợc nhấc phôn lần nào không? Chạy “chemo”! Cái tiếng nghe dễ ghét bao nhiêu thì lại thương bạn bè bấy nhiêu nên tôi viết cho anh lá thư

“Sinh lão bệnh tử, đó là con đuờng phải đi, sống và chiến đấu trong binh chủng TQLC rồi tới binh chủng BĐQ mà còn sống là giỏi rồi, ngồi trong lao tù CS mà không chết là khá lắm rồi, ngày tháng còn lại đây chỉ là..bonus..”.

Anh nhanh chóng trả lời tôi: “..đầu chẳng còn cộng tóc nào (hair loss), tôi sẽ nghe lời khuyên của Cấp là phải vui lên, vứt bỏ cái buồn đi dù rằng có quá nhiều cái buồn phiền đa gậm nhấm đời tôi dài dài từ khi còn là TQLC…”

Tôi đưa lại với anh cho vơi bớt nỗi sầu:

“ Đúng là Long mà không còn long (hair), ngày xua thằng Lộc-lùn nó gọi anh là Duong-bù-Lon, vậy chớ cái đinh bù-lon còn Dương hay thủ..?”

Thư đi mà không thấy hồi âm, điện thoại cung không trả lời, giận chăng? Giận đời hay giận cái bù-lon? Giận mà chi..anh! Rồi cuối cùng cũng nhận đuợc tin anh, nghe tin anh gục ngã ..và tôi nói vói anh:

“ Sinh ký tử quy, đối với đời lính đánh giặc Anh về nhu thế là thọ rồi, thọ hon nhiều so với những chàng trai tuổi trẻ Mủ Xanh, Mủ Nâu đa nằm lại đâu đó trên Đồi-Gió, Cồn-Tiên, Kontum kiêu hùng và Trị-Thiên vùng dậy.. ..hết nổi .
Cái an ủi cuối đời của Long là: “Một TQLC lo hậu sự cho một BĐQ và những BĐQ lo hậu sự cho một Cựu TQLC”.

TQLC nào lo hậu sự cho BĐQ Duong bửu Long?

Nhân dịp đại hội 2004 tại Houston, tôi gặp Trần như Hùng TĐ8 từ Úc qua tham dự, chưa bao giờ gặp Hùng nhung nghe danh qua Kim-Tiền và Lạt-Ma, càng nể qua bài viết sâu và sắc:
“ Nhớ anh LAN ruồi” nên khi vừa trông thấy Hùng tôi nghi thầm trong bụng: “chú này nhỏ con mà nhanh” nên giao việc liền tay:

- “ Khi về Úc, nhờ Hùng tìm tin tức anh Duong bửu Long, một cựu TQLC”.

Trần như Hùng đã nhiệt tình nhận lời hoàn thành nhiệm vụ của một đàn em trong Binh Chủng dù Hùng chua bao giờ nghe và biết về Long.

Ngày xua cùng đơn vị, hằng ngày dựa lưng vào nhau để sống và chiến đấu cho uy danh của Binh Chủng, nói cao hơn tí nữa là “bảo vệ tự do” thì chuyện lo cho nhau khi hữu sự là nhiệm vụ, là bình thuờng. Còn ngày nay, đã xa lắm rồi của những lệnh và lạc, của những chỉ tay năm ngón, của cúi đầu nhắm mắt thi hành không còn nữa, nói theo ngôn ngữ bình dân: “ cá đối bằng đầu” thì việc giữ cái lề cho những tờ giấy rách hơi khó, khó mà giữ đuợc mới là quý, đại đa số Mủ-Xanh vẫn giữ đuợc, mãi mãi mong uớc “giấy rách phải giữ lấy lề”, trừ một số rất nhỏ muốn chứng tỏ ta còn đủ sức mạnh, đủ tài để xé nát những cuốn sách, những “chiến sử TQLC”, và kể cả một vài cái “lề” tự tiêu hóa mình cho mất đi cái gốc, cái dấu tích Binh chủng!

“Ông thầy” Long BĐQ của tôi mỉm cuời nơi chín suối khi biết đuợc có một TQLC không quen biết, chưa bao giờ gặp mặt, chỉ vì một chút tình binh chủng mờ ảo xa xưa còn sót lại mà sắn tay áo im lặng lo cho anh cái “áo quan” thì kể ra cũng an ủi cho anh lắm đấy chứ, cũng bù cho anh một chút thịêt thòi những ngày còn cầm súng.

Ông thầy Duong bửu Long kính mến, nguời em không quen biết lo hậu sự cho anh không muốn đề cập đến công việc mà đương sự gọi là bổn phận, gọi là một việc làm khiêm nhuờng, tôi cũng đồng ý thái độ “kẻ cả” của một thằng “em út”, nhưng im lặng như thế thì ai biết bên giuờng anh trong những ngày giờ hấp hối vẫn còn những chồng sách báo của binh chủng TQLC và BĐQ. Ai biết đuợc một cháu nhỏ đứng truớc linh cữu của anh không khóc mà nói nhỏ:

- “ Xin lỗi chú Long, khi chú còn sống cháu đã không biết nói lời thương yêu để cám ơn sự dạy dỗ của chú, bây giờ thì trễ, xin chú tha thứ”.

Nói rồi em cúi đầu đi ra, tự hỏi để riêng mình nghe:

- “ Tại sao nguời ta không nói lởi yêu thương với nhau nhỉ?”

Thưa các niên truởng và cựu đồng đội, kể lại câu chuyện hai thằng đánh nhau vỡ đầu chẳng hay ho gì, đôi khi có những lời “ vui quá trớn” làm buồn lòng quý vị, nhưng để góp thêm tiếng nói với những cựu MX đa xuất khỏi Binh Chủng mà vẫn nhớ màu áo, thương đồng đội, họ vẫn là những “ông thầy” của.. .cá nhân tôi. Bây giờ xin nghe tiếp câu chuyện hai nguời không quen biết mà lại “ Lo cho nhau”.

Ê Hùng, Dương Bửu Long đang thơ thới trên Thiên Quốc, đang lo cho chú mày, giúp cho chú mày ngày thêm mạnh khỏe, vây chú mày kể cho nghe những gì đã thấy đã làm truớc và sau khi anh Long về “quê thật”? Nói đi Trần như Hùng.

HAI


Truớc khi đi Mỹ dự đại-hội 50 năm binh-chủng tôi chưa bao giờ gặp Niên-truởng Dương Bửu Long, dù là ở cùng thành phố Melbourne với anh. Lý do là đã lâu –ít ra muời mấy năm - sinh hoạt của anh em TQLC không đuợc duy trì đều đặn và rộng rãi, chỉ còn thu hẹp vào sự qua lại giữa một số nhỏ anh em đã biết nhau truớc từ VN, hay ở gần nhau mà thôi. Ngày Phan văn Đuông dắt đến gặp các ĐB , NT và anh em ở Orange County truớc khi về Houston, tôi mắc cỡ khi NT Tô Văn Cấp hỏi có biết anh Long không và phải lắc đầu. Tại đem dạ tiệc ở Houston, anh Cấp đua tôi tờ báo có ghi địa chỉ và điện thoại anh Long với lời nhắn “chú về cố tìm thăm anh ấy xem tình cảnh bệnh tật thế nào giúp anh, anh lo lắm vì hơn tháng nay chẳng nghe tin tức gì hết, gọi điện thoại mấy lần vẫn không gặp đuợc ” .


Thêm nữa, ĐB Phú Nhơn khi nghe anh Cấp kể chuyện lo lắng cho anh Long cũng giao cho tôi một lá thư hỏi thăm nguời bạn từng cùng thời làm ĐĐT ở TĐ 5 với mình, và dặn “anh Long dễ thương lắm, mày ở gần ghé thăm, tao tin chắc ảnh sẽ coi mày là em như tao vậy”.
2 ông anh đã cùng tin mà giao nhiệm vụ thì thằng em phải thi hành thôi, nhất là khi thằng em đang vui vì về dự đại-hội kỳ này đuợc tới 2 điều: (1) đuợc gặp lại những ông đàn anh và bạn bè mấy mươi năm không gặp, (2) lại còn đuợc gặp tận mặt, đuợc đứng nghiêm chào tận tay và đuợc thốt lên tận miệng lời quý mến tấm gương khẳng khái bất khuất của các anh trong trại tù Cộng sản.

Về đến Melbourne hôm truớc hôm sau tôi điện thoại đến số anh Cấp cho thì đuợc xác nhận là anh nằm bệnh viện chứ không có nhà. Tôi đuợc cháu Thảo, con gái chị Năng chủ nhà -nơi anh đã ở trọ mấy năm qua- hẹn buổi trua đến gặp, trên đuờng đi học , cháu sẽ giúp đưa đi thăm anh Long ngay.

Quả đúng nhu điều anh Cấp lo lắng, gia đinh chị Năng cho biết sau nhiều tháng đi hoá trị (chemotherapy) anh đa phải nhập viện từ đầu tháng Tám vì chứng ung thu phổi di căn ảnh huởng tới não bộ và hon tuần lễ rồi, bệnh tình anh đa trở nặng sau khi bác-si cho biết kết quả cuộc tiểu phẫu hộp sọ để tìm cách cắt bỏ khối u trong não thuỳ không thành công. Nay thì anh không còn nói đuợc nữa mà chỉ có thể ra dấu rất khó nhọc bằng cách huớng ánh mắt qua trái hay phải để trả lời theo cách câu hỏi đuợc đặt ra. Mọi việc ăn uống đều phải có nguời múc đổ giúp vào miệng. Cháu Thảo nói “Bác sĩ nói là hết hy vọng rồi, bây giờ chỉ còn chờ ông thầy đi thôi”. Tôi thắc mắc tại sao cả 2 mẹ con cháu khi tôi hỏi đều gọi anh là “ông thầy “ thì đuợc cho biết “ông thầy dạy con Anh văn từ ngày ở cùng tại đảo Galang và chính ông thầy là nguời đã giúp đỡ gia đình con qua đuợc màn thanh lọc và đuợc nhận đi Úc. Từ đó tới giờ con quen gọi là ông thầy rồi, không có đổi đuợc”.

Khi tôi đến thăm anh khoảng 12 giờ ruỡi trua, anh nằm riêng một phòng (dấu hiệu của tình trạng đã gần đến phút cuối), khay thức ăn còn để trên bàn. Y tá trực cho biết anh vẫn đang thiếp ngủ nên chưa đánh thức. Tôi tự giới thiệu là nguời bạn cùng đon vị với anh và vừa đi Mỹ về nghe tin anh nằm bệnh viện nên vào thăm ngay. Cô y tá bảo rằng cô rất ái ngại cho hoàn cảnh đơn chiếc không vợ con, chỉ có “gia đình cô cháu gái, con của nguời bạn anh lui tới thăm viếng thế này” Tôi ừ hữ, bảo y tá cứ đi lo cho nguời khác, để đó, tôi sẽ đánh thức anh và lo phần đút thức ăn cho. Cô y tá hỏi đi hỏi lại cho chắc, cám ơn rối rít rồi phân trần “dù phải đi lo cho mấy nguời bệnh phòng bên, nhưng cần gì cứ gọi, sẽ ưu tiên chạy sang ngay”.

Tôi lay gọi mãi anh Long mới mở mắt. Thôi rồi, ánh mắt của anh đa dại lắm rồi, tia nhìn của anh chỉ còn le lói một chút sinh khí rất yếu ớt .

*
Anh nằm ngửa, mắt nhắm, tóc lưa thưa (có lẽ ảnh huởng của hoá trị) , tấm drap trắng kéo sát ngang ngực, cánh tay phải để dọc theo mình, tay trái khoanh ngang bụng. Không khí sặc mùi bệnh viện đầy đe dọa. Tôi lay nhẹ tay anh. Hai ba lần, anh từ từ mở mắt nhìn thẳng huớng trần nhà, vẫn bất động, rất xa vắng.
Tôi nói , “anh Long oi, em là Trần Như Hùng, ngày xua ở Tiểu đoàn 8 của anh Phán, ĐĐT cùng thời TĐ 5 với anh đó. Em mới đi Mỹ dự Đại hội 50 năm binh chủng về. Anh Tô Văn Cấp và anh Phán dặn em về thăm anh. Anh nghe đuợc thì chớp mắt 2 cái cho em biết.”
Cặp mắt anh Long từ từ huớng nhìn tôi nhưng chú ý hết sức cũng không thấy mi anh nhấp nháy chút nào. Tôi lập lại, chậm rãi, thật chậm, từng tiếng một . Vẫn không có gì . Tôi tiếp tục “ em vừa ở Mỹ về tới đây hôm qua, gọi điện thoại mới biết anh nằm đây, bữa nay vào thăm anh ngay đây”. Vẫn chẳng mảy may dấu hiệu gì cho thấy là anh nghe, anh biết có sự hiện diện của tôi bên cạnh và hiểu những câu tôi nói. Tôi nói tiếp “ anh Phán có viết thư cho anh, em đọc anh nghe đây”. Rồi tôi đọc thật chậm lá thu của nguời bạn củ Nguyễn Văn Phán gửi Dương Bửu Long, mở đầu bằng câu “ Long i, bạn bè mấy chục năm không gặp, nay nghe tin toa bệnh nặng, nhớ những ngày 2 thằng còn trẻ cùng hành quân ngày xưa moa đau xót quá ...” và cuối cùng kèm lời dặn “ thằng Hùng, em ở Tiểu đoàn moa, nay ở gần Long, gửi về thăm toa, cứ tự nhiên coi nó nhu em ruột, bất cứ điều gì nó cũng sẽ cố gắng lo , có gì còn moa và anh em bên này tiếp tay, Long nhé ...” Tôi liếc nhìn anh, hàng mi vẫn không hề động đậy, nhưng ... có vài giọt nuớc mắt đa ứa ra từ cặp mắt nay đa đục dần ... và chảy thành dòng ...

Tôi không nén nổi cảm xúc cũng ứa nuớc mắt, lấy khăn giấy thấm những giọt lệ đang lăn trên gò má hóp của anh và nhẹ nhàng nói với anh “anh Cấp nhớ anh lắm, rất mong biết tin anh nhung dặn anh cứ yên tâm nghỉ ngơi để điều trị. Chiều nay về em sẽ báo ngay cho 2 anh Phán và Cấp biết là anh em mình đã gặp nhau” Nhìn thẳng vào mắt anh Long, bây giờ tôi biết và tin là anh có nghe, hiểu và nhận đủ hết những gì tôi nói. Và anh nằm yên đó còn tôi cứ nói nhu tự ôn, tự kể chuyện với chính mình ...

Vừa kể chuyện ở Đại hội tôi đa gặp những ai, chuyện bầu Tân Tổng Hội truởng, rồi kể cả cảm nghi xúc động của tôi khi gặp lại những ông anh và bạn bè mà tôi vô cùng qúy mến, tôi vừa múc súp cho anh . Tôi bón cho anh từng thìa súp bí , anh há miệng nhận và nuốt đuợc, tuy rõ ràng là mệt nhọc lắm rồi. Hết quá nửa chén súp, tôi thử xắn vài miếng bông cải và khoai tây , trộn trong phần nuớc sốt trên miếng thịt bò và thử đút vao miệng anh nhưng phải ngưng ngay vì thấy anh trệu trạo nuốt trọng nên bị sặc. Tôi bóc hộp nuớc cam, cắm ống hút đưa vào miệng anh, anh hút luôn một hoi hết sạch. Tôi hỏi, anh muốn uống nuớc nữa không, có thì liếc qua phải về phiá tôi, không thì liếc qua trái về huớng cửa phòng. Chăm chú nhìn một lúc thật lâu, tôi nghĩ hình như anh liếc về mình nên bóc hộp nuớc suối, cắm ống hút và đưa vào miệng anh lần nữa. Anh uống nửa hộp thì ngưng. Chừng nhu đã mệt anh nhắm mắt.

Tôi lấy chiếc khăn, đem nhúng nuớc ấm, vắt ráo rồi lau từ mặt xuống cổ cho anh. Vừa lúc đó cô y tá buớc vào , trông thấy vậy cô nói để đó cô lau mình và thay áo cho anh. Tôi buớc ra khỏi phòng, theo thang máy xuống đuờng, ra ngoài hút thuốc.

Cuối tháng Tám ở Úc là đã sắp hết mùa Đông, còn vài ngày nữa là mùa Xuân nhưng trời xám ngoét, con gió Nam cực thổi về mang hơi lạnh luồn vào tận trong cổ áo khó chịu, vài con quạ đậu trên hàng dây điện kêu quang quác. Đầu óc tôi nhu mụ đi , nguời rã rời nhung tôi biết không phải vì ảnh huởng của chuyến bay dài gần 20 tiếng, cũng chẳng phải vì bị jetlag ... Không gian u ám phát sợ. Anh chàng nguời Úc từ một phòng bệnh kế cận trên lầu đi cùng thang máy xuống đuờng, có lẽ cũng vào thăm thân nhân, vừa đua điếu thuốc lên môi vừa quay nhìn tôi, nhún vai lẩm bẩm “ Dammed fucking life!” . Tôi gật nhẹ đầu biểu đồng tình với anh. Ya, đời chó đẻ thật.

*

Khi tôi quay trở lên thì nguời Bác si trẻ và cô y tá đã đợi sẵn truớc cửa phòng anh. Tôi hỏi ngay bệnh tình ra sao và yêu cầu đuợc biết sự thật. Hơi đắn đo, nguời Bác si trả lời, đại ý bệnh viện đã làm tất cả những gì có thể làm cho anh, và bây giờ thì chỉ còn chờ thôi. Tôi hỏi lại, liệu có thể đoán đuợc là bao giờ thì xong, anh ta trả lời, khó biết, có thể 24 , có thể 36 hoặc 48 tiếng không chừng. Tôi yêu cầu cô y tá ghi vào hồ sơ bệnh lý của anh trên tay, và trên tấm bảng trực bên cạnh số giuờng của anh, tên và số điện thoại của tôi với chú thích “cấp báo, 24/24”.

Anh vẫn nằm yên trên giuờng, mắt nhắm, vẻ mặt duờng nhu đã bắt đầu nhợt nhạt hơn. Quanh quẩn bên giuờng anh thêm chừng nửa tiếng tôi thấy không còn hy vọng gì nữa nên quyết định rời bệnh viện sau khi đã dặn thêm lần nữa với y tá trực là gọi tôi ngay khi thấy tình trạng sức khỏe anh Long thay đổi. Tôi quay trở lại gặp bà chủ nhà , chị Năng, để hỏi thăm thêm về anh và bàn xem liệu chừng, đến lúc đó chị tính thế nào.

Chị Năng kể sơ qua về truờng hợp gia đinh chị biết anh Long khi cùng ở trại tỵ nạn Pulau Galang ở Indonesia. Như con chị, cháu Thảo đã cho biết, trong thời gian ở đó, anh làm việc trên phòng Thông tin và giờ rảnh dạy Anh văn giúp đỡ đồng bào lúc ấy đang vất vả vì chuyện thanh lọc. Cháu Thảo là một trong nhiều học trò của anh, và chính anh đã huớng dẫn, chỉ bảo 2 mẹ con chị tuờng tận mọi điều. Nhờ vậy gia đinh chị cũng đuợc đậu thanh lọc và đuợc Úc nhận cho định cu đoàn tụ với gia đình nguời em gái. Chị cho biết, thoạt tiên anh Long định cu tại Brisbane thuộc tiểu bang Queensland, cách Melbourne khoảng 1800 cây số. Đuợc một thời gian, chán với cảnh sống đơn độc không bạn bè và bắt đuợc liên lạc với mẹ con chị, anh quyết định chuyển về Melbourne tìm việc làm. Mấy năm liền, chị Năng cho biết anh ở trọ tại 1 nhà khác và thỉnh thoảng có qua lại thăm viếng mẹ con chị. Đến khi anh trở bệnh và sau nhiều xét nghiệm biết đích xác là bị chứng ung thu phổi tàn phá cơ thể , đuợc Bác si chuyển đi khám chuyên khoa và phải chịu hoá trị thì anh mới đồng ý dọn về trọ chung với gia đinh chị Năng và nhận sự giúp đỡ của chị trong việc cơm nuớc. Tôi hỏi thăm chị về høoàn cảnh gia đình, chị ngần ngừ rồi cho biết, anh có 2 con gái , thời gian đầu đến Úc có thư từ thăm viếng và gửi tiền về giúp đỡ vợ con, nhung rồi sau đó, mấy năm gần đây –hình nhu từ năm 1999, thì thôi anh không liên lạc gì về Việt Nam với vợ con nữa. Chị có hỏi đến chuyện bảo lãnh vợ con thì anh gạt đi và nói “có lẽ số phận anh là phải sống cô đơn đến cuối đời”.

Tôi cho chị Năng biết tin tức về bệnh tình anh, như nguời Bác sĩ vừa cho biết là nay đã đến phút cuối rồi hỏi ý chị dự tính lo liệu cho anh Long ra sao. Chị trả lời rằng, vì anh không có bất cứ một thân nhân xa gần nào tại Úc, chỉ có nguời em trai vốn đi theo diện HO cùng gia đình hiện ở Mỹ, còn bà cụ và một số chị em khác còn ở cả Việt Nam, tại Melbourne thì chỉ có mẹ con chị và một vài nguời quen biết, nên chị chưa biết tính sao, nhưng có lẽ sẽ đưa anh đi thiêu để khi nào có dịp sẽ đem di cốt anh về Việt Nam trao lại cho gia đinh. Tôi bảo với chị Năng rằng “ tuy truớc đó chưa bao giờ gặp anh Long nhung bây giờ, sau khi đa gặp anh rồi, và lại có lời uỷ thác của 2 ông bạn của anh bên Mỹ, tôi xin giúp chị trong việc lo liệu ma chay cho anh”.

Chị Năng dẫn tôi vào căn phòng của anh và nói “ vâng, xin chú cứ tìm trong ngăn tủ của ông Long tất cả những giấy tờ cần thiết cho việc làm hồ sơ, còn tiền bạc thì đừng bận tâm, mẹ con tôi xin lo. Ông Long đã quá tốt với gia đình mẹ con tôi, tôi coi ổng như anh, on nghia không bao giờ trả hết đuợc”.

Tôi nhìn quanh phòng, rõ ràng là cảnh sống của một nguời đan ông độc thân, hon thế trông nhu phòng ngủ của sĩ quan độc thân trong doanh trại ngày xua. Vật dụng lớn nhất làchiếc giuờng đơn khung sắt, kế bên có chiếc bàn ngủ nhỏ, trên bày mấy quyển sách, mấy tờ báo Con Ong Cali có nét chữ của anh Cấp ghi trên trang bià. Sát tuờng là chiếc bàn viết, phiá trên treo 1 khung ảnh lớn, trong đó đầy những tấm ảnh đen trắng đa cũ có kèm 2 huy hiệu TQLC và BĐQ. Vài quyển sách học tiếng Anh, mấy cuộn băng casette và vài chiếc CD nhạc hoà tấu và cổ điển tây-phương...

Tôi mở ngăn kéo lôi ra một chồng giấy tờ kẹp trong tấm bià cứng. Trong đó đầy đủ giấy tờ cá nhân, từ visas nhập cảnh , đến chứng chỉ nhập tịch, một số những bản phóng ảnh chứng chỉ theo học các khoá Basic TQLC và khoá BĐQ ở Mỹ, hôn thú, khai sinh các con... Bên cạnh đó là một xấp thư, đa số viết từ VN. Tôi đọc luớt bên ngoài phong bì, có thư của mẹ, vợ và các con anh.

Chị Năng khoát tay nói “Đó, toàn bộ gia tài của ông Long có nhiêu đó, với mấy bộ quần áo treo trong tủ kia. Ổng không sắm sửa mà cũng chẳng dành dụm gì hết.”

Tôi thấy cay cay noi mắt khi nhìn quang cảnh và vật dụng trong phòng rồi muờng tuợng hình ảnh vừa mới thấy cách đó nửa tiếng đồng hồ. Hẳn là không phải chỉ hôm nay anh mới cô độc, lẻ loi nằm xuôi tay trên chiếc giuờng bệnh mà ngay tại căn phòng này đa biết bao ngày, đem anh cũng từng thui thủi vào ra một mình, nhất là những tháng năm gần đây, khi cơn ung thư phổi đã bộc phát.

Tôi bàn với chị Năng là trong truờng hợp anh ra đi, tôi sẽ liên lạc với các anh em TQLC và BĐQ tại Melbourne tổ chức một buổi viếng và truy điệu, phủ kỳ cho anh. Sau đó khi thiêu xong, di cốt anh sẽ đua vào chuà xin ký gửi để vong linh anh đuợc nghe câu kinh tiếng kệ.

Điện thoại reo. Chị Năng nghe xong cho biết là cô Ly, em gái chị vừa ghé bệnh viện thăm anh Long gọi báo cho biết là anh suy sụp lắm rồi, nay chỉ thở hắt ra mà không còn biết gì nữa. Lúc này đã gần 5 giờ ruỡi chiều. Tôi gọi về nhà, báo cho vợ tôi biết là chắc phải khuya lắm mới về đuợc vì sẽ phải vào lại bệnh viện với anh Long. Vừa lúc đó chiếc phôn tay reo vang. Cô y tá trực ở bệnh viện cho biết có lẽ trong đem nay anh sẽ đi và hỏi tôi có cần cô giúpù gì lúc này không. Tôi trả lời là sẽ có mặt tại đó trong vòng nửa tiếng .

Trên đuờng đi, tôi điện thoại báo tin cho 2 anh em bên Hội BĐQ là Thân Trọng Khác (Đ/U) và Nguyễn Thế Khiết là anh Long đang hấp hối, anh Khác vừa tan sở về đến nhà cho biết sẽ đến bệnh viện gặp tôi ngay.

Tôi gọi thêm cho nguời bạn truởng Gia đình Phật tử, Diệp Khôi, nhờ bạn xin với Đại đức Phuớc Tấn chùa Quang Minh giúp phần tụng kinh siêu độ cho anh trong giờ lâm tử. Khôi cam đoan sẽ chạy ngay đến chuà mời thầy và hỏi số phòng để đưa đến.

Tôi và anh Khác lên đến nơi thì thấy một cô y tá khác đang khép cửa phòng. Cô cho biết là mới lên phiên trực, nay muốn lau mình cho anh lần cuối và thay cho anh chiếc áo sạch để chuẩn bị sẵn sàng cho anh . Anh Khác và tôi đứng bên ngoài chờ muời phút thì xong.

Duới ánh sáng trắng của bóng đen neon khuôn mặt anh tái ngắt , hai má hóp xọp và miệng hơi mở khiến anh trông có vẻ hơi hô. Anh đã hoàn toàn hôn mê trong con hấp hối, cứ thở hắt từng nhịp ngắn và dồn dập. 2 chúng tôi kéo ghế ngồi ở chân giuờng anh Long, câu chuyện xoay quanh một vià kỷ niệm anh Long có với Hội BĐQ ở Melbourne. Anh Khác kể , anh Long khoá 10 Thủ Đức , thuộc hàng “gạo cội” , cung có đến sinh hoạt vài kỳ với hội BĐQ, nhung khoảng từ gần cuối năm 2003 thì chợt vắng bóng hẳn, không ai biết tin tức, cứ ngỡ anh đa dọn đi tiểu bang khác. Có lúc cả 2 im lặng, vì không biết nói gì thêm, chỉ cùng ngồi nhìn anh. Thỉnh thoảng cô y tá lại ghé vào phòng đến bên giuờng cúi xuống kiểm soát, quay sang hỏi chúng tôi có cần gì không cô lấy cho, có trà và cà phê nóng trong máy, rồi lại đi ra. Có lúc căn phòng bỗng dung yên lặng đến tuởng như nghe mồn một đuợc hơi thở hắt ra đầy nặng nhọc của anh .

Khoảng 9 giờ ruỡi thì Diệp Khôi đua vị Đại đức và 3 phật tử trong ban hộ niệm đến. Mọi nguời đứng quây quần quanh giuờng anh và tiếng cầu kinh bắt đầu vang lên. Tôi đứng xa tận góc phòng, cúi đầu và duờng như có lúc đã chợt thiếp đi theo tiếng kinh và nhịp mõ đều đặn.

Muời giờ ruỡi, tụng kinh xong, Diệp Khôi đua tôi chiếc máy cassette nhỏ xíu dặn dò, trong đó có cuộn băng niệm Phật, cứ bấm cho chạy sẽ tự động quay vòng không nghỉ. Khôi giải thích từ lúc này cứ để máy tụng lời kinh bên cạnh anh để dù thể xác anh đang từ từ giảm hoạt động và đầu óc anh đã hôn trầm nhung thần thức vẫn cần phải đuợc nghe kinh để vong linh anh lúc giã từ dương thế sẽ không bị hôn ám mà đuợc siêu thoát nhẹ nhàng.

Muời một giờ đem, 2 vợ chồng cháu Thảo đến. Thảo đỏ hoe đôi mắt, đứng lặng yên cuối chân giuờng nhìn sững “Thầy Long” trong khi Trọng, chồng Thảo nắm bàn tay vợ cung lặng yên cúi đầu, đôi môi mấp máy. Trọng là nguời Công giáo, cháu đọc kinh xin Chuá cứu vớt linh hồn “Thầy Long”.

Gần 12 giờ đem anh Khác rủ tôi về để sáng mai đi làm. Anh dặn thu xếp xong nhớ cho biết chi tiết về đem viếng và truy điệu để báo cho các anh em BĐQ và nhiều cựu quân nhân khác cùng đi. Thảo và Trọng cùng nói là 2 cháu sẽ ở lại suốt đem trong bệnh viện và bảo tôi cứ về nghỉ -vì tôi đa ở đó suốt từ sáng và chưa ăn một miếng gì, ngoại trừ 4, 5 ly cà phê và gần một gói thuốc lá- . Tôi nhủ thầm trong lòng lời chào vỉnh biệt anh Long rồi rời bệnh viện. Đó là đem 24 tháng Tám 2004.

*

Sáng sớm hôm sau Thảo gọi cho biết anh ra đi trong đêm, thi hài đã chuyển xuống nhà xác chờ Bác sĩ ký giấy chứng tử.

Tôi liên lạc anh Nguyễn Mạnh Hà, nguời bạn làm việc cho công ty mai táng Tobin Brothers, phụ trách phục vụ các cộng đồng Á châu, kể rõ hoàn cảnh và nhờ anh giúp lo tang lễ với giá đặc biệt nhất. Hà và tôi là bạn đã mấy mươi năm, tôi biết chắc anh sẽ lo cho anh Long với tất cả thiện chí và nhiệt tâm. Hà chỉ cho tôi liên lạc với anh Nguyễn Hoàng Son, 1 nhân viên xã hội có quan hệ mật thiết với tổ chức xã hội St Vincent De Paul trình bày hoàn cảnh đon chiếc của anh Long và xin một khoản trợ cấp cho chi phí tang lễ. Với đề nghị của anh Son, St Vincent De Paul đồng ý xuất quỹ 800 Úc kim giúp cho truờng hợp này.

Tôi cho đọc trong chương trình phát thanh và viết thư nhờ Hội Cựu Quân nhân VNCH tại Melbourne niêm yết trên bảng thông báo của trung tâm sinh hoạt CQN buổi lễ truy điệu và viếng anh Duong Bửu Long vào tối 26/8/2004. Diệp Khôi xung phong sẽ mời Thầy và ban hộ niệm đến làm nghi lễ cầu siêu trong đem đó.

Tôi cũng gọi điện thoại lên Sydney để báo cho nguời bạn già cùng trại tỵ nạn ngày xưa tin anh Duong Bửu Long đã qua đời. Anh Trịnh Công Chứa, 1 Hạ si quan BĐQ, nguời khi gặp tôi trong dịp biểu tình ngày 30/4/2004 truớc Toà Đại sứ CSVN ở thủ đô Canberra đa nhờ “ nhờ ông về Melbourne tìm giùm tôi Ông Thầy củ ở TĐ 67 BĐQ là Đ/U Duong Bửu Long.” Anh Chuá nói thêm, “trong đời tôi đi lính chua có ai xứng đáng làm Ông Thầy tôi như Đại Uý Long”.

*

Buổi lễ viếng và truy điệu anh Long thật ngoài dự tuởng. Gần 100 nguời ngồi chật trong nguyện đuờng của nhà quàn, trong đó có rất đông anh em cựu quân nhân đủ mọi quân binh chủng. Bàn thờ anh đuợc gia đinh Phật Tử của Khôi bày biện tươm tất, trang nghiêm. Chủ lễ là Thuợng toạ Tịnh Minh chùa Thiên Đức với sự tham dự của Đại Đức Thiện Đạt chùa Quang Minh và ban hộ niệm.

Sau phần tụng niệm, chúng tôi làm lễ phủ cờ cho anh với 2 CQN/BĐQ, 1 TQLC và 1 KQ đứng 4 góc. Mọi nguời vào thế nghiêm và chào tay theo khẩu lệnh, quan tài đuợc đóng nắp và lá quốc kỳ đuợc đắp lên cho anh.

Trong phần truy điệu, Thuợng toạ Tịnh Minh phát biểu đầu tiên, ông xin bày tỏ lòng tri ân và niềm vinh dự đuợc có mặt để chào tiễn anh, nguời đa từng lặn lội vào ra bao chiến truờng hung hiểm để bảo vệ cho hậu phương miền Nam tự do, nguời đã chịu đắng cay khổ nhục nhiều năm trong trại tù Cộng sản, để đến cuối đời đơn độc lặng lẽ ra đi trong đau đớn của bệnh tật. Một cựu TQLC nói đôi điều về anh Long, về bài viết của anh trong tập Chiến sử TQLC, một cựu BĐQ nói về giai thoại đuợc biết anh trong chuyến du học khóa BĐQ tại Hoa Kỳ hồi 1970 ... Tôi giới thiệu cháu Phan Thanh Thảo nói cuối cùng.

Thảo nói ngắn, gọn nhưng thật xúc tích. Cháu cho mọi nguời biết những gì “Thầy Long” đa dạy cháu, đã giúp đỡ gia đình cháu và nhiều đồng bào khác nữa hồi ở trại tỵ nạn Galang. Thảo hối hận vì khi “Ông Thầy” còn sống cháu chỉ giữ riêng sự quý mến và lòng biết ơn “Ông Thầy” trong tim mà chưa bao giờ nói ra bằng lời để bây giờ, khi cháu muốn nói thì tất cả mọi việc đều quá trễ. Thảo vừa nói, hai hàng nuớc mắt vừa lăn dài trên má. Tôi và mọi nguời bàng hoàng đến lặng câm khi Thảo kết thúc với lời xin “ Con xin mọi nguời, ngay bây giờ, ngay hôm nay, hãy nói, hãy bày tỏ lòng thương yêu, quý mến của mình với những nguời yêu thương chứ đừng để rồi sẽ phải có lúc rớt nuớc mắt ăn năn , hối tiếc như con đây vì đã không nói với Ông Thầy không làm đuợc gì cho Ông Thầy khi ông còn sống và bây giờ thì muộn quá, hết cơ hội rồi ” .

*

Anh Phán và anh Cấp ơi,

Đấy là mọi chuyện diễn tiến trong vòng chỉ vài ngày sau khi em ở Mỹ về đến Úc với lời dặn cuả 2 anh đi tìm cho đuợc anh Dương Bửu Long. Đó là tất cả những gì thằng em đã có thể làm được trong khả năng hạn hẹp để thay 2 anh tiễn anh Long đi.

Em coi đó là bổn phận mà bất cứ ai cũng đều làm như thế, nhất là khi biết thêm về anh Long qua những thu từ giấy tờ anh để lại, từ những chi tiết về suốt quãng đời lính của anh, khoá 10 TĐ mà đến ngày đứt phim chỉ mới là có Đại Uý quèn, chức vụ thì cứ trồi lên sụt xuống, leo lên Tiểu Đoàn Truởng lại về ngồi chơi xơi nước một thời gian, quay lại TĐ tác chiến tiếp, lại leo lên TĐT, lại tuột xuống, lại làm Quyền TĐT, rồi TĐT ... rồi thêm những chuyện đau buồn riêng tư trong gia đình, hẳn là anh Long đã nhiều đem cắn rứt, đau xót đến điên cuồng ...

Điều rất đáng mừng –và theo em, có lẽ chính anh Long đã làm nên chuyện đó- là qua buổi lễ truy điệu anh Long hôm 26/8/2004, một số anh em cựu TQLC đã gặp nhau và từ đó tìm thêm để cùng ngồi lại sinh hoạt chung trong tình ái hữu, tươngthân của những nguời đã có một thời cùng chung màu áo.

Hôm 100 ngày anh Long, anh em đã cùng với các bạn bên BĐQ đến chùa dự lễ cầu siêu cho anh và chắc chắn sẽ lại rủ nhau đến chùa vào tháng Tám này, nhân ngày giỗ đầu anh Long.

Nghĩ lại thì kể cũng buồn thật. Khi anh Long còn sống chỉ có một ít anh em ở đây từng gặp anh vài lần. Phải đợi đến khi anh không còn sống nữa thì nhiều anh em mới ngồi lại với nhau để ... nhắc đến anh. Nhưng dù sao, muộn còn hơn không. Vả lại, phải chăng đấy là số phận phải cô đơn của những nguời mà ai cũng gọi là “Ông Thầy” với lòng quý mến thật sự như anh Dương Bửu Long?
MX Tô Văn Cấp & Trần Như Hùng

Nguồn Thủy Quân Lục Chiến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn