BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73211)
(Xem: 62209)
(Xem: 39386)
(Xem: 31146)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thư Tiền Tuyến - Viết Từ Ngã Ba Biên Giới

24 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 1854)
Thư Tiền Tuyến - Viết Từ Ngã Ba Biên Giới
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Ngã Ba Biên Giới, ngày ...tháng ...năm 1972

Em !
 
Hôm nay đơn vị được lệnh lên tăng cường cho Trung đoàn 42 , thuộc Sư đoàn 22 bộ binh, tại vùng ngã ba biên giới .

Không riêng em, mà có lẽ rất nhiều người, chẳng mấy khi nghe nói đến địa danh này nhỉ!

Đây là vùng biên giới giữa ba nước Việt-Miên -Lào.

Là biên giới chung, nên rất khó kiểm soát. 

Do đó, nơi đây luôn luôn bị áp lực rất nặng nề của địch quân.

Ngay nơi địa đầu giới tuyến này, Tiểu đoàn 95 Biệt Động Quân, đóng trong trại Ben Hét, đã nhiều phen lập nên bao chiến tích oai hùng, lừng lẫy. 

Ngăn chặn kịp thời những cuộc xâm nhập của địch quân.

Trong lúc Tiểu đoàn Trưởng đi họp với Bộ chỉ huy trung đoàn, đơn vị tạm dừng chân tại Tân Cảnh, một thị trấn sát biên giới. Anh đã đi qua đây nhiều lần,thậm chí có những lúc đơn vị đóng tại phi trường Phượng Hoàng, anh vẫn thường ra đây uống cà phê những lúc không bận công vụ.



Càng tiếp xúc với những cư dân ờ đây, càng cảm thông sâu sắc những trăn trở âu lo của họ. Đa số là gia đình của những quân nhân đóng tại đây,cho nên họ sống chung với sự hiểm nguy từng giờ, từng phút.

Không kể thỉnh thoảng địch quân pháo trộm vài ba quả súng cối vào ban đêm như những con chó cắn càn, mà chứng tích vẫn còn sờ sờ ra đó, những ngôi nhà xiêu vẹo, những đoạn đường loang lỗ...

Anh vẫn thường tự hỏi không biết những người Cộng Sản chiến đấu vì cái gì và chiến đấu cho ai ? Khi mà họ sẵn sàng nã đạn vào trường học, chợ búa, binh viện và những khu dân cư đông đúc.Thật không khác nào hành động của bọn phát xít. 
Thế nhưng, không thiếu những kẻ khoa bảng, trí thức dởm, sau khi đã tim mọi cách moi móc, chạy chọt cho được tấm giấy hoãn dịch, lấy cho được những mảnh bằng cao trọng, nhởn nhơ sống tại thành phố hàng ngày không phải đối diện với hiểm nguy lại luôn làm ra những hành động biểu tình phản chiến rất đáng phỉ nhổ.

Cuộc chiến này phát xuất từ phía nào chắc họ thừa biết, nhưng họ tảng lờ đi, vì dường như khuynh hướng thiên tả đang là một cái mốt thời thượng, khiến họ không còn nhận biết đâu là chân lý.

Thật là những tư tưởng bịnh hoạn.

Anh đã đi lan man ra ngoài đề khá xa rồi nhỉ !

Trở lại với những cư dân nơi đây, hằng ngày họ vẫn phải đối diện với những âu lo triền miên. Vì dường như ngày nào vùng này cũng có những cuộc giao tranh, khi xa khi gần, lúc lớn lúc nhỏ.

Mà có chạm súng thì có tổn thất, ai biết được rằng trong những người mới nằm xuống bởi một trái pháo, hay một viên đạn của địch quân lại không phải là anh, em, chồng, cha hay con của họ ?

Cho nên với họ nơi đây chẳng khác gì một chiến trường, chiến trường ngay trên đường phố, chiến trường ngay trên trên từng nóc nhà, từng gia đình. Mà họ chỉ chống đỡ chứ không có cơ hội phản công, vì chẳng bao giờ đối mặt với kẻ thù. 
Tuy thế, họ vẫn chẳng bao giờ quên những truyền thống ngàn đời của tổ tiên.

Những tấm liễn đỏ treo trên tường, những cầu đối dán trước cửa, và xác pháo vương vãi đầy sân cho thấy hưong vị của ngày xuân vẫn còn phảng phất đâu đây.
Nhiều anh em tụ tập trước cửa một quán cà phê, kháo nhau vê những buổi tiệc thâu đêm, những canh bài suốt sáng, vì lâu lắm rồi, họ mới có cơ hội đón tết tại hậu cứ.

Anh tìm đến một cái quán vắng khách hơn, gọi một ly cà phê đá...

Kontum


Tiếng vĩ cầm réo rắt trổi lên, một âm điệu lạ, nhưng buồn và tiếng hát Lệ Thu nhè nhẹ, nức nở:

Ngày mai đi nhận xác chồng,
Say đi để thấy mình không là mình,
Ngày mai đi nhận xác anh,
Cuồng si thuở ấy, hiển linh bây giờ...


Điếu thuốc đang hút dở, cháy đến đầu ngón tay mà anh không hề hay biết, mạch máu như căng ra, hơi thở chùng xuống, người anh chừng như đông thành đá, đầu óc mụ hẳn đi. 

Nhịp điệu boston vẫn trải đều, trải đều ...Khắc khoải, chơi vơi ...

Giờ ngồi viết thư cho em mà cái cảm giác của buổi chiều nay vẫn còn nguyên vẹn.
Nỗi buồn day dứt, vời vợi vẫn còn lãng đãng trong tâm trí anh.

Thương cho thân phận quê hương, thương cho phận mình, và thương cho những người đang phải chịu đựng những khổ đau theo vận nước.

Thôi thư đã dài, và có lẽ anh cũng không còn đủ tâm trí để viết cho em thêm nữa.
Chúc em đạt được nhiều kết quả trong năm cuối, mau thi thành cô Tú Đôi để tiến nhanh lên đại học...

Xin hẹn thư sau.

Anh.
Nguyễn Mộng Thường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn