BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72813)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31056)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Vì Sao Tôi Tình Nguyện về BĐQ

26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 1900)
Vì Sao Tôi Tình Nguyện về BĐQ
51Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
42
Kính tưởng nhớ tất cả sự hy sinh cao cả của toàn Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân để bảo vệ miền Nam Việt Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt)

***


Mẹ tôi kể lại là tôi chào đời vào năm Đinh Hợi trong ngày phi cơ của Quân đội Pháp ném bom xóm đạo Kinh Cùng trong vùng Đồng Tháp Mưòi. Trong ngày ấy năm 1951, tất cả giáo dân làng tôi tản cư và tá túc chung quanh nhà thờ quận Cái Bè. Đến năm 1954, lúc Hiệp định Genève kết thúc cuộc chiến tranh Việt Pháp, chấm dứt gần 100 năm nước ta bị bọn thưc dân Pháp đô hộ, cha tôi không muốn rời nơi quê cha đất tổ nên đã về quê và năm sau đã bị Việt cộng sát hại. Cũng năm ấy cả một triệu người Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản. Đến năm 1956, quê tôi mới cuả tôi đã được bình định, trường học mở cửa và học sinh đã cắp sách đến trường, đường xá mở mang, các trạm xá cũng được xây dựng. Trước năm 1975 tên hành chánh giáo xứ nầy là xã Nhơn Ninh, quận Kiến Bình, tỉnh Kiến Tường. Trong cuộc chiến vừa qua, Cộng quân nhiều lần tấn công vào đây nhưng hoàn toàn bị thảm bại. Sau năm 1975 VC đã xóa tên địa danh nầy và đổi thành làng Tân Lập, huyện Tân Thanh, tỉnh Long An.

Vào năm 1958 cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” được chiếu cho dân làng xem, nhờ đó tôi đã biết được những cảnh đấu tố và chôn sống người thật là dã man của Cộng sản. Làng tôi vinh dự được đón Tổng Thống Ngô đình Diệm đến thăm viếng hai lần, bấy giờ miền Nam sống trong cảnh thanh bình như lời của nhạc sĩ Lam Phương đã viết:
Đây Tháp Mười phương Nam tôi thân yêu
Bông lúa vàng vờn trong ánh nắng chiều
Vang tiếng hò khắp chốn cô liêu ...

Đến năm 1960, VC bắt đầu xuất hiện trong làng tôi với danh xưng nghe thật là kêu: Giải phóng quân. Mồi lần chúng xuất hiện là gieo chết chóc tang thương, không chém người nầy thì cũng cắt đầu người kia, những cảnh giết người thật ghê rợn. Vì thế mỗi lần VC xuất hiện, dân làng gỏ mõ đánh chuông báo động cho dân làng biết là bọn sát thủ về. Thế rồi đường sá bị đào lên hoặc đắp mô, xe đò bị giựt mìn. Vì thế, Tuyến đường Cai Lậy- Kiến Bình ngày nào cũng có người bị chết. Giai đoạn Tết Mậu Thân quê tôi may mắn vần bình yên, nhưng xem trên truyền hình thấy cảnh VC chôn sống trên năm ngàn người dân xứ Huế thật là dã man, so với Hitler của Đức Quốc Xã thì VC tàn ác hơn nhiều. Hitler tàn sát các dân tộc khác, còn CSBV thủ tiêu chinh đồng bào ruột thịt của mình.

Vì hoàn cảnh gia đình, vào thập niên 70 trong suốt thời gian học Trung học tôi phải chuyển trường năm lần. Nhiều chuyện đau khổ xảy đến cho gia đình tôi, hai người anh của tôi đã tử trận, một người phục vụ ở Sư đoàn TQLC và một người phục vụ tại Sư đoàn Nhảy Dù. Vì lý do đó, mẹ tôi bị VC bắt đưa ra tòa án nhân dân với bản án tử hình, lý do không kêu con đang phục vụ cho Mỹ Ngụy quay về với Cách Mạng. Nhưng Thượng Đế còn thương khiến cho dân làng không đồng tình nên sau đó chúng đưa mẹ tôi đi lao động khổ sai, mãi đến 3 năm sau mới được chúng tha cho về. Mẹ tôi đã hết nước mắt khóc cho chồng rồi khóc cho các con và cho Quê hương vì ai gây nông nổi. Mẹ tôi muốn tôi tiếp tục học hành và chỉ muốn tôi theo học y khoa. Để làm vui lòng mẹ, tôi đã ghi danh vào học chứng chỉ SPCN nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến hai người anh đã tử trận và chính mình không muốn sống cuộc sống an nhàn khi mà toàn dân và toàn quân đang chiến đấu một cách quyết liệt để bảo vệ miền Nam Tự Do chống lại sự xâm lược của quân CSBV.

Đến năm 1971 tôi quyết định nhập ngũ, vì tôi là Quốc Gia Nghĩa Tử nên ưu tiên được miễn thi vào vào Trường Võ Bị QGVN. Tôi đã dặn dò chị tôi là đừng cho mẹ tôi hay là tôi đã vào quân đội. Nhưng bốn tháng sau thì mẹ tôi hay biết, bà đã biên một lá thư gởi cho Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt xin phép cho tôi được về để bà gặp mặt. Trung Tướng Chỉ Huy Trưởng đã nhận lời.

Gần bốn năm thụ huấn tại Trường VBQG, mỗi khi vào phạn xá tôi hằng mong đừng nghe SVSQ trực của trung đoàn nói: “.. dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các cựu SVSQ đã bỏ mình vì Tổ Quốc...” Vậy mà các hung tin khắp các mặt trận cứ tới tấp gởi về, buồn ơi là buồn!!

Năm 1972, trước khi ký Hiệp Định Paris, các SVSQ chúng tôi đi Chiến Dịch miền Trung, tại tỉnh Quảng Nam. Lần đầu trong đời tôi được chứng kiến tận mắt cảnh nghèo khổ đói rách của người dân quê. Trên đoạn đường từ quận Đức Dục xuống đến quận Đại Lộc, đoạn đưòng chỉ dài khoảng 30 cây số, tôi đã đếm được 21 xác xe đò bị giựt mìn nằm rải rác bên đường. Thử làm một con tính, mỗi chiếc xe đò chở khoảng 50 hành khách, như vậy là trên một ngàn hành khách. Bao nhiêu thường dân đã bỏ mạng vì sự dã man tàn ác của CS.

Tôi cũng một lần đi lên làng Bình Đại nằm cạnh mỏ than Nông Sơn thuộc quận Đức Dục. Trên lộ trình đó, tôi có dịp tiếp xúc với các anh quân nhân Biệt Động Quân. Nhìn thấy những sự hy sinh âm thầm của các Anh ở các tiền đồn heo hút, chẳng quản ngại gian khổ, thiếu thốn đủ mọi thứ và từng giây từng phút chống giặc thù CS để Bảo Quốc An Dân, lòng tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ. Hình ảnh các chiến sĩ BĐQ đã ghi vào lòng tôi từ giây phút đó. Khi rời TVBQG tôi đã thực hiện điều mà tôi đã ấp ủ, tình nguyện vào Đại Gia Đình Biệt Động Quân.

Năm 1974 chiến cuộc chuyển biến bất lợi cho phiá VNCH, cộng sản miền bắc đã xé bỏ Hiệp Định Paris đem toàn bộ lực lượng xâm chiếm miền Nam và Đồng Minh đã ngoảnh mặt đi bỏ mặc cho miền Nam rơi vào tay cộng sản. Tin tức thời sự hằng ngày thật là bi thảm, quân dân ta đã phải di tản hết tỉnh lỵ nầy đến tỉnh lỵ khác, rồi đến cuộc di tản của vùng II chiến thuật. Cùng chung số phận đó, Trường VBQG cũng phải di tản về Long Thành. Ngày 21 tháng 4 năm 1975,TVBQG đã cho mãn khóa hai khóa 28 và 29. Chúng tôi các Tân Sĩ Quan được bổ sung cấp thời vào các quân binh chủng trên khắp các mặt trận. Tôi cầm Sự vụ lệnh về trình diện TĐ36/ LĐ31BĐQ tại trại Phan Hạnh thuộc xã Hố Nai tỉnh Biên Hòa. Đến đơn vị chỉ được 9 ngày thì phải giả từ vũ khí theo lệnh của Đại tướng Dưong văn Minh. Trước khi giả từ vũ khí, khóa 28 chúng tôi cũng đã hãnh diện được đóng góp máu xương cho Tổ Quốc: Thiếu úy Nguyễn hữu Thành TQLC, Thiếu úy Lê kháng Chiến SĐ7/BB, Thiếu úy Nguyễn ngọc Châu BĐQ... đã anh dùng hy sinh vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Ngày 30-4-1975, trang sử chống cộng của toàn dân quân miền Nam đã sang trang.

Toàn dân miền Nam theo vận nước nỗi trôi, có người tự sát, có người bị xử tử. Biết bao nhiêu người bị bắt vào tù mà bè lũ VC gọi là đi học tập cải tạo. Dân chúng bị bắt buộc hồi hương, hoặc đi vùng kinh tế mới. Làn sóng người vượt biên mong thoát khỏi sự kềm kẹp của chế độ CS đã dấy lên thật rầm rộ.

Gia đình tôi may mắn thoát khỏi chế độ tàn ác của bè lũ VC và đang sống tại đất nước Tự Do. Ba đứa con chúng tôi đã thay anh em chúng tôi thực hiện được ước mơ mà mẹ tôi hằng ấp ủ. Chúng đã học hành nên người và nhiều lần sang các nước Châu Phi làm việc thiện nguyện, đã thay mặt chúng tôi để đền ơn Thế Giới Tự Do, đặc biệt là đất nước Hoa Kỳ đã cưu mang chúng tôi.

Sau 35 năm kể từ ngày buông súng, tự nghĩ về những thăng trầm xảy ra cho dân tộc, cho tôi, tự nghĩ về những điều chưa làm được cho quê hương, nghĩ về những chiến hữu, người còn, kẻ mất, lòng tôi không khỏi bùi ngùi xúc động. Tôi biết rằng tôi còn phải tiếp tục góp sức vào việc đấu tranh chống CSVN, đem lại an bình cho đất nước Việt Nam thân yêu.

Tennessee mùa Xuân năm Canh Dần

Cựu SVSQ/ TVBQGVN/ K28 

BĐQ Nguyễn Kim Quan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn