BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62209)
(Xem: 39387)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Máu già

21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 1223)
Máu già
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Tại phòng hiệu trưởng Đặng Mỹ Lan, điện thoại đổ chuông liên tục. Chiếc di động để trên tập tài liệu cạnh đấy rung lên bần bật. Không có ai cầm máy.

Học sinh các lớp tự động trào ra như ong vỡ tổ.

Thằng Hấn đứng tựa vào gốc phượng to nhất sân trường, mặt trơ như đá.

Tiếng loa phóng thanh từ nhà văn phòng phát ra gay gắt: Tất cả chú ý, tất cả chú ý. Học sinh các lớp nhanh chóng về lớp. Cấm không được em nào đi lại trên sân trường. Đề nghị các đồng chí giáo viên khẩn trương làm nhiệm vụ ổn định trật tự.

Các thầy cô xông vào đám đông, cắt ra từng mảng, miệng hét, tay huơ.

Thầy Xương bị thằng Hấn đâm trọng thương vào đầu đã được đưa đi cấp cứu.

Nhiều học sinh oà khóc khi thấy những giọt máu dày đặc nơi xảy ra vụ việc trước lớp 9A.

*


* *


Thằng Hấn bị ông Quảng bảo vệ nắm chặt cổ tay lôi tuột vào văn phòng. ở đó cái Thoa đã có mặt từ bao giờ. Nó đang gục xuống bàn khóc thút thít. Cô hiệu trưởng ngồi bên đặt tay lên vai nó, buồn rầu không nói gì.

Thằng Hấn nhìn cái đầu rối bù của con Thoa, lừ mắt hậm hực.

Cô Lan chỉ tay vào chỗ trống bên trái.

- Em ngồi xuống đây – Cô cũng đặt một tay lên vai thằng Hấn. Cô nghĩ em và thầy Xương không có hiềm khích gì. Đúng không (!?)

Im lặng.

- Có lẽ cô không cần nói thêm gì nữa. Chắc các em ý thức được hành vi của mình. Bây giờ yêu cầu hai em làm bản tường trình nguyên nhân vụ việc và tự nhận mức độ kỷ luật – Giọng cô Lan ngàn ngạt. Cô đã chuẩn bị sẵn giấy bút, các em viết đi – 45 phút nữa cô quay lại.

Thằng Hấn nhận kỷ luật đuổi học. Phần nguyên nhân nó viết kỹ hơn. Tóm tắt : Cái Thoa có mua của mẹ nó bộ váy áo giá 450 nghìn đồng. Một năm sau Thoa vẫn chưa có tiền trả và cố tình lánh mặt. Mẹ Hấn bảo con nếu đòi được nợ thì cho nó luôn. Thằng Hấn đón đường cái Thoa doạ hỏi nhiều lần nhưng vẫn không có kết quả. Sáng nay thằng Hấn lại dằn mặt cái Thoa nói mày là đồ ăn quỵt, đồ không biết xấu hổ. Cái Thoa không vừa, nói lại – Mày cũng báu gì, đồ con hoang. Phần chạm vào nỗi đau, phần bị xúc phạm, thằng Hấn lập tức lấy chiếc kéo dấu sẵn trong túi ra ..... và thầy Xương chủ nhiệm lớp 9C lớp thằng Hấn kịp thời xuất hiện.

*


* *


Cuộc họp Hội đồng giáo viên, có đại diện Phòng giáo dục của Huyện, xét kỷ luật học sinh Trần Hấn và Lê Thị Thoa tưởng sẽ kết thúc chóng vánh sau phát biểu ngắn gọn của hiệu trưởng Đặng My Lan..........

Chín 7% biểu quyết nhất trí đuổi học Trần Hấn và cảnh cáo toàn trường Lê Thị Thoa. Một trong 3% còn lại rơi đúng thầy Xương làm mọi người ngỡ ngàng. Chủ toạ đề nghị thầy Xương phát biểu.

Thầy Xương đầu còn quấn băng ngang dọc nhưng thần thái vẫn bình thường.

- Vâng, thực ra người bị nạn không phải là tôi, nếu tôi không đôi co giữa em Hấn và em Thoa.

Tiếng cười nhạt, tiếng ho khan, tiếng vỗ tay khe khẽ đâu đó phát ra.

Thầy Xương nói to hơn, dằn thứ tạp âm xuống như một cách dẹp trật tự.

- Vì vậy theo tôi không thể kết luận em Hấn hành hung thầy giáo mà là do em vùng vẫy, khuơ khoắng lỡ tay..

Thầy Quát, Nguyễn Trường Quát bức xúc đến nỗi quên xin phép chủ toạ đứng lên gay gắt.

- Cứ cho là như thế. Nhưng hành động côn đồ của Trần Hấn không vì khuơ khoắng lỡ tay mà thay đổi tính chất. Nếu thầy Xương không can ngăn thì tính mạng Lê Thị Thoa sẽ ra sao? Suốt ba năm nay chúng ta đang ra sức phấn đấu xây dựng để trở thành trường chuẩn quốc gia. Vụ việc vừa rồi là một tổn thất không gì bù đắp nổi. Không ai nói trường ta có vụ học sinh đánh nhau mà dư luận sôi lên rằng trường PTTH cơ sở Bình Minh II xẩy ra chuyện tày trời – Học sinh dùng dao đâm thầy giáo trọng thương. Dung túng Trần Hấn có nghĩa là chúng ta tiếp tục ươm mầm tai hoạ. Hết !

- Đuổi học học sinh là nhà trường đã chối bỏ trách nhiệm, là biểu hiện của sự bất lực – Thầy Xương đáp lại sau khi đã xin phép chủ toạ.

Khắp lượt cuộc họp nhiều khuôn mặt bỗng trở nên ưu tư, nghĩ ngợi, nhiều cái đầu gật gật không dấu diếm.

Cô Lan.

- Theo thầy Xương với trường hợp em Hấn nên áp dụng hình thức kỷ luật nào ?

- Trước hết với tư cách là giáo viên chủ nhiệm tôi xin nhận khuyết điểm và nghiêm khắc tự phê bình – Về em Hấn, đây là một trò hư. Song gần đây đã có chuyển biến tốt : Không còn liên tục bỏ giờ như trước, vào lớp ít quậy phá. Sự việc xẩy ra hôm trước là đột biến. Từ nay tôi xin đứng ra bảo lãnh em Hấn.

Thầy Quát là người cuối cùng rời khỏi phòng họp với bộ mặt khó đăm đăm.

*


* *


Những lời phát biểu của thầy Xương không làm cho cô Lan hiệu trưởng khó chịu như có người nhầm tưởng. Phải, đuổi học học sinh đâu phải là biện pháp giáo dục. Trò Hấn có hoàn cảnh khá đặc biệt, luôn sống trong tình trạng bất ổn. Nếu như liên lạc với gia đình em chặt chẽ hơn, gần gũi em nhiều hơn thì đâu đến nỗi. Là người biết lắng nghe nên cô luôn rút ra được những bài học bổ ích. Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh.

Cô Lan ngồi vào bàn làm việc, mở vi tính định tìm đọc mấy bài viết mới nhất về giáo dục thì có tiếng gõ cửa.

- Mời vào !

Cô con gái thứ hai của cô xuất hiện.

- Mẹ ơi, mẹ có khách.

- Ai thế con?

- Dạ, thầy Quát ạ.

Hơi khó chịu cô bảo con bé.

- Con rót nước mời khách, nói mẹ xin lỗi, thầy chờ cho một lát.

Thầy tên Quát nhưng giọng thầy bao giờ cũng nhẹ nhàng êm ái. Thầy dạy văn giảng bài thuộc lòng như nước chảy mây trôi, giảng một thôi như hát, ca ngợi tác phẩm không còn chỗ để khen. Trống điểm hết giờ đoạn nào thầy dừng lại đoạn ấy và đi ra khỏi lớp.

Thầy Xương từng phê phán thầy Quát - Anh giảng bài như thế đâu phải cho học trò mà là cho riêng anh, chỉ mình anh hưởng theo cảm nhận chủ quan của mình. Vậy là phần say mê khám phá, sáng tạo của cả thầy trò bị triệt tiêu. Thầy Quát nghe tâm đắc, thấm thía nhưng rồi đâu lại vào đấy, như ném đá ao bùn.

Thầy Quát dáng cao, mặt dài, da trắng xanh. Đặc biệt thầy luôn để nụ cười trên đôi môi lá lúa.

- Anh Quát đến chơi hay có việc gì ? Cô Lan vui vẻ.

Hiệu trưởng nói thế tức là phải vào việc ngay không quanh co rào đón. Thầy Quát gật đầu.

- Báo cáo hiệu trưởng. Vẫn là chuyện em Hấn. Tôi thấy ........ có chuyện gì đó không ổn.

- Vâng, anh cứ nói, tôi nghe đây !

- Anh Xương đứng ra bảo lãnh cho Trần Hấn là có vấn đề. Bằng chứng là hôm chị Lương (Mẹ Hấn) thăm anh Xương ở bệnh viện, ngoài số quà rất hậu hĩnh còn có cả một chiếc phong bì dày cộp. Chị ta cứ nấn ná chờ mọi người về hết nhằm ở lại một mình.

- Anh có nhìn thấy chiếc phong bì ?

- Không những tôi tận mắt chứng kiến mà còn nhiều giáo viên, học sinh có mặt lúc đó đều biết. Tôi nghĩ anh Xương đã vì tiền mà bất chấp tất cả.

Là người thẳng tính, hiệu trưởng nói ngay.

- Tôi nghĩ chiếc phong bì kia liệu có phải là hành vi hối lộ ?

- Hiệu trưởng nói thế hoá ra tôi là người .....

- Không, tôi không có ý gì đâu. Suy nghĩ nhìn nhận thế nào là quyền của mỗi người.

Cô Lan nóng ruột muốn chấm dứt buổi nói chuyện. Tuy nhiên vụ em Trần Hấn là khá nghiêm trọng. Anh Xương bảo lãnh cũng chưa chắc được chấp nhận mà còn phải chờ ý kiến cấp trên.

- Tôi nghĩ nếu không được bảo lãnh, anh Xương sẽ còn ý kiến tận đẩu tận đâu cơ. Anh ấy sẽ hô hoán như đã nhiều lần hô hoán – Cần phải thay máu trong giáo dục. Phải thay bằng hết máu già bằng máu trẻ. Thà cứ nói thằng chỉ mình tôi máu trẻ, các người đều là máu già cần thay thế. Hôm bị hành hung máu ra tưới tắm vậy mà anh ấy vẫn nói cũng là một dịp thay máu. Phụ nữ họ luôn trẻ đẹp là nhờ được thường xuyên thay máu. Thế đấy, khi nghĩa bóng, nghĩa đen chẳng biết đường nào mà lần.

Hiệu trưởng thay chén trà đã nguội ngắt bằng chén trà nóng vừa đọc ý tứ của thầy Quát.

- Cho dù hiệu trưởng có thể đánh giá này nọ về tôi nhưng tôi cứ phải nói hết những suy nghĩ của mình – Thầy Quát lại cất giọng đều đều. Anh Xương cưu mang Trần Hấn còn là vì một ý đồ hết sức cá nhân : Lợi dụng người đàn bà goá chồng.

Cô Lan bỗng giật mình.

- Anh có vội vàng suy diễn không đấy.

- Đã có lần anh Xương rủ tôi vào gặp chị Lương mẹ Hấn ngay tại nơi bán hàng. Lý do là thông báo chuyện học hành của con em với phụ huynh nhưng lại đầu mày cuối mắt nhìn nhau đăm đuối.

- Nếu đó là tình cảm chân thành của người ta thì cũng nên ủng hộ. Anh Xương đã có vợ con gì đâu.

- Cứ cho là như thế thì trong chuyện này cá nhân được hưởng lợi, nhà trường tiếp tục gánh chịu hậu hoạ.

- Thôi được. ý kiến của anh coi như một kênh thông tin để nghiên cứu.

Cuộc gặp giữa cô Lan, thầy Quát chấm dứt khi mấy cô giáo sinh thực tập tại trường đến chơi nhà hiệu trưởng.

*


* *


Thằng Hấn cầm chắc mình sẽ bị đuổi học. Với nó, cái sự học thì quan trọng gì. Nó chỉ sợ duy nhất một điều – Sợ mẹ nó khóc. Nó đã từng chứng kiến mẹ nó âm thầm khóc hàng đêm. Mẹ nó khóc bao nhiêu nó càng căm ghét cái người mà nó gọi bằng cha bấy nhiêu. Mẹ nó bị oan, nó bị oan hay quả thật nó không phải là con ông ta (!?) Vết đen ấy cứ theo hắn qua năm tháng mà loang dần ra thành vũng tối của mặc cảm, tự ti, của cô đơn, tủi hổ. Mỗi khi bị đòn vô cớ từ cha nó cứ trân trố tự hỏi – Con không cha là con có tội lớn cần phải nhổ bỏ, không đáng sống? Về sau nó được mẹ đền bù bằng cách cho tiền, cho ăn ngon mặc đẹp. Và nó sướng nhất là được tự do. Tự do lười học ở nhà, bỏ giờ ở lớp. Tự do rủ bạn bè về nhà ăn uống hay kéo nhau đi nhà hàng. Mẹ nó được cha mẹ, anh em đàng ngoại cho vốn mở đại lý vải vóc, quần áo to nhất nhì chợ thị trấn, lâu lâu mới tạt qua nhà chốc lát. Mẹ bận đã đành, con cũng bận không kém. Cứ như nó còn phải học thêm kín tuần kể cả chủ nhật.

Bây giờ nó đang tính chuyện bỏ đi. Đi đâu chưa biết nhưng phải đi. Lang thang hai ngày nay rồi. Tối nay phải lên tầu đi thôi, nếu không nhanh chân, công an tóm được thì khốn. Thế nhưng còn thầy Xương, cũng phải có lời xin lỗi thầy. Hôm ấy thầy bị ra nhiều máu quá. Sự thật. Mũi kéo sượt dài phải khâu đến tám mũi. May mà hôm trước hôm sau thầy được xuất viện. Vậy mà người ta đồn ầm lên thầy bị chấn thương sọ não.

Trong số giáo viên của trường, thằng Hấn mến yêu thầy Xương hơn cả. Mà nào có riêng gì nó đâu. Thầy Xương vào lớp là y rằng đứa nào cũng cảm thấy mát mẻ, dễ chịu “Nào các bạn, thầy trò ta bắt đầu một giờ học mới”. Có thế thôi mà sao ấm áp thân tình. Thầy Xương hầu như không giảng bài mà chỉ gợi ý rồi từ đó bật ra câu hỏi, khuyến khích học trò đặt ra câu hỏi. Mỗi câu trả lời là một khám phá, phát hiện không ai giống ai. Và, thầy trò cùng vỡ oà sung sướng khi bắt trúng mạch văn, trúng ý đồ tác giả. Cái đẹp mang hình tượng của văn chương hiện ra mới lung linh cao đẹp làm sao. Vì thế mà 45 phút cuả thầy Xương bao giờ cũng kết thúc đột ngột, lại phải chờ đến tiết sau của thầy. Chính thằng Hấn cũng được thầy Xương khen giỏi. Hôm ấy nó đặt ra câu hỏi – Tại sao con cò trong ca dao lại phải đi đón cơn mưa, để đến nỗi tối tăm mù mịt ai đưa cò về ....” vậy mà từ nay mãi mãi xa thầy, để lại đau đớn cho thầy. à phải rồi, thầy ở nội trú một mình trong trường chẳng sợ một ai.

*


* *


Trời tối, ngôi nhà trở thành một khối đen khổng lồ bí ẩn. Vậy là cả hai mẹ con chị Lương đều vắng. Chị Lương chắc đã ra cửa hàng ngoài đình chợ. Còn thằng Hấn đi đâu vào giờ này? Đã hai ngày nay nó không đến lớp mặc dầu trường chưa công bố hình thức kỷ luật nó – Thầy Xương cắn môi suy nghĩ – Nếu Hấn bỏ nhà đi hoang ? Có thể lắm ! ở vào tuổi ấy rất dễ manh động. Vậy là trong đám bụi đời có thêm một thành viên mới – Trộm cướp, cờ bạc, rượu chè, hút chích ...... thôi thì đủ thứ, đủ loại trong vũng bùn tội phạm ấy.

Thầy Xương càng thấm thía nỗi đau khi nghĩ đến sự sa ngã của thằng Hấn bởi chính thầy đã từng là một nạn nhân – Hồi tháng 4 năm ngoái thầy có việc phải về hôm trước để hôm sau giỗ cụ thân sinh. Hết giờ lên lớp buổi chiều, thầy đánh xe máy lên Thị trấn mua thêm vài thứ cần thiết. Loay hoay thế nào đến tám giờ tối mới trên đường thẳng tiến. Cũng chẳng vội vàng gì, 40 cây số chỉ hơn tiếng đồng hồ là có mặt ở nhà. Khi đến dốc Ba Quanh thầy bỗng rùng mình ớn lạnh. Linh tính báo có chuyện gì chăng? Quả không sai. Xe vừa lên chót đỉnh, đèn pha vấp phải 5 thằng người dàn thành hàng ngang, thằng nào cũng tay dao, tay gậy sẵn sàng chém giết.

- Tắt máy đứng im, có gì thì bỏ hết ra – Một thằng như là toán trưởng mặt bôi đen như mặt quỷ, tiến lên ra lệnh.

Cướp ! Thầy Xương hồn xiêu phách lạc, lạnh toát toàn thân, tim như ngừng đập .....

Mãi khuya sương đêm lành lạnh thầy mới dần tỉnh lại, lần hồi nhớ ra mọi chuyện. Không còn gì kể cả túi quần, túi áo đều rỗng không. Thầy lặng lẽ cười chua chát – Thì ra yếu bóng vía không phải lúc nào cũng là nhược điểm.... Trên đường thất thểu thầy đau đớn nhớ ra trong toán cướp có một đứa đang tuổi học trò độ 15 – 17. Nó học lớp mấy thì bỏ? Hoàn cảnh gia đình ra sao?

Từ ngày ấy thầy Xương là người duy nhất trong số giáo viên của trường dùng xe đạp.

Lên Thị Trấn quán ăn nào thầy cũng tạt vào, thấy chát chít thể nào thầy cũng ghé qua. Có đám choai choai nào tụ bạ thầy không bỏ sót. Tuyệt nhiên không thấy bóng dáng thằng Hấn đâu.

Về đến cổng trường, luồng sáng đèn pin quét phải một người đang ngồi quay lưng bó gối.

- Hấn, em đó hả ( !?) Thầy Xương như reo lên cùng lúc Hấn ngẩng mặt dùng bàn tay che sáng.

Tắt đèn, thầy Xương giang tay ào đến định ôm chầm lấy thằng Hấn, không kịp, thằng Hấn nói to “Em xin lỗi thầy”. Vừa Hấn vừa ù té chạy.

Thầy Xương lập tức đuổi theo.

- Hấn ơi, dừng lại đi em, dừng lại.

Bằng những bước nhảy bứt phá, thầy Xương nắm được áo thằng Hấn.

- Em xin thầy – Thằng Hấn vằng ra.

Thầy Xương nắm được tay thằng Hấn.

- Đừng sợ. Thầy tìm em cả chiều nay đấy.

Thằng Hấn cố gỡ tay thầy ra nói như mếu.

- Thầy ơi, em không về nhà đâu.

- Là về phòng ở của thầy. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Em không được đi đâu hết.

Hấn đã đứng yên, cúi đầu. Thầy Xương buông tay nó ra.

- Với thầy, một lời xin lỗi của em là đủ - Đặt tay lên vai thằng Hấn thầy tiếp. Biết xin lỗi là em đã biết mình. Thầy mừng lắm – Bây giờ thế này thầy trò ta cùng đi ăn, thầy đói lắm rồi.

Phải dục đến lần thứ ba thằng Hấn mới nhúc chích.

- Dạ, để em lai thầy.

- Đúng ! Thầy Xương thích thú. Phải thế chứ, thanh niên trai tráng mà.

Thằng Hấn nghĩ trong bữa cơm thế nào thầy cũng sẽ lôi chuyện “Tày trời” của nó ra mà phân tích giảng giải.

Thầy Xương chọn món rồi gọi – Thịt gà luộc, sốt vang, ếch xào cà, tôm kho ... Thầy nói lâu lắm rồi thầy không đi ăn quán, hôm nay gặp may toàn món ngon mắt, ngon miệng.

- Ăn khoẻ vào – Thầy hô hào. Đã chung mâm thì tổng thống và phó thường dân đều quyền lợi như nhau cả.

Thầy nói dù được ăn món ngon thức lạ vẫn không thể quên được món Nhút quê nhà. Đừng tưởng Nhút là thứ mạt hạng. Nhút chính hiệu xứng đáng vào mâm với sơn hào hải vị. Phẩm chất thơm ngon bổ dưỡng của nó rất đặc biệt. Thưởng thức một lần đủ nhớ cả đời. Làm được vại Nhút ra Nhút phải rất kỳ công bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu. Nguyên liệu chính của Nhút là Mít. Phải là Mít không còn non nhưng chưa già, không bị vặn vẹo, không bị sâu đục vào nơi đâu của quả mít phải là nơi nhiều nắng. Mít phải nằm trong nước, nước chảy sông suối trong veo ..... Tàn bữa chuyện làm Nhút của thầy mới kết thúc. Tuyệt nhiên thầy không đã động đến chuyện dao kéo, máu me.

*


* *


Chị Lương quỳ xuống ôm chân thầy Xương khóc nghẹn.

- Thầy ơi, thằng Hấn bỏ đi rồi.

Thầy Xương hốt hoảng.

- Chị đứng lên đi, đừng làm thế. Em nó đang ở chỗ tôi mà.

Như chết đuối vớ được cọc, chị Lương xiết vòng tay chặt hơn, khuôn mặt đẫm nước mắt ngẩng lên ngỡ mình nghe nhầm.

- Thằng Hấn đang ở chỗ thầy (!?)

- Chị đứng lên đi.

Bình tĩnh trở lại, chị Lương rưng rưng pha trà mới khách. Thầy Xương vắn tắt sự việc gặp lại thằng Hấn.

- Chị cũng đã tìm em nó khắp nơi mà không kết quả. Đúng không ! Vậy mà thật bất ngờ nó lại chờ gặp tôi ngay cổng trưởng để được nói lời xin lỗi. Biết xin lỗi là đã nhận ra cái sai của mình, là biểu hiện của sự tử tế. Người lớn chúng ta thường chủ quan nên có những nhận định rất sai lầm về con trẻ. Người lớn đã không vào được thế giới tâm hồn của chúng mới sinh ra áp đặt, đứng trên quyền lực mà thuyết giáo, dạy dỗ, mà ra lệnh thì mức độ tiếp thu là vô cùng thấp. Tình thương của cha mẹ đối với con cái là mênh mông trời biển. Chị thương con bằng cách cho nó ăn, mặc vô tội vạ, tiêu tiền vô tội vạ để bù đắp những thiệt thòi, mất mát nó phải chịu đựng trong suốt thời gian dài. Chị yên tâm lao vào buôn bán kiếm tiền. Chị đã quên nó mà chỉ nhớ cho nó tiền. Hôm nay tôi phải nói hết với chị để gia đình và nhà trường gặp nhau ở quan điểm giáo dục. Hiện chị đang để vuột khỏi vòng tay đứa con của mình. Môi trường xã hội bây giờ em nào đã chớm bẩn là bị nhuộm đen rất nhanh nếu không kịp thời phát hiện.

Vốn là một cô gái nhanh nhẹn thông minh, tháo vát nhưng từ ngày lấy chồng, chị Lương như bị trói chân trói tay bởi chồng chị là người hết sức gia trưởng, độc đoán. Từ ngày sinh con chị như sống trong địa ngục. Đằng đẳng bao năm anh ta chỉ hỏi một câu – Thằng Hấn là con thằng nào ? (Chỉ vì chị sinh nó ra thiếu tháng). Mẹ con chị thường xuyên bị những trận đòn vô cớ từ người chồng người cha tàn bạo. Đánh mỏi tay, đá mỏi chân rồi đi khuya khoắt mới về. Hắn về, đè ngửa vợ ra bất luận có mặt thằng Hấn hay không.

Chị Lương không ngờ thầy Xương hiểu rõ gia cảnh, nội tình của mình đến thế.

- Thầy Xương phá tan bầu không khí nặng nề.

- Về việc em Hấn trong khi chờ đợi quyết định kỷ luật chị cứ cho em nó ở tạm chỗ tôi. Tôi sẽ thuyết phục em lên gặp hiệu trưởng. Cô Lan là người cả nghĩ, giàu lòng vị tha. Với lại tôi đã viết tờ cam đoan đứng ra bảo lãnh cho em Hấn.

Chị Lương xúc động.

- Thật không biết lấy gì đền đáp công ơn của thầy.

- ấy, càng thêm vui. Tôi đang là hộ độc thân mà chị.

- Thầy ơi, thế thì em phải gặp cô Lan trước đã.

Một thoáng suy nghĩ, thầy Xương khẽ gật đầu.

- Có lẽ nên thế, nhưng tôi dặn chị tuyệt đối không được lễ lạt phong bao gì hết.

- Có lễ mới dễ thưa. Thời buổi bây giờ lại càng phải thế thầy ạ.

- Với cô Lan làm thế là hỏng. Chị nghe tôi đi. Bây giờ tôi phải về kẻo Hấn nó trông.

Chị Lương sực nhớ, hốt hoảng.

- Ra đi thầy khoá ngoài rồi chứ ?

- Sao lại khoá ngoài. Làm thế khác gì giam lỏng. Phải tin nó chứ.

- Không xong rồi thầy ơi – Chị Lương thất vọng thốt lên.

Thầy Xương bây giờ mới giật mình nghĩ – Thì nó vừa tháo chạy đấy thôi. Nhưng rồi thầy khẳng định.

- Chị yên tâm. Niềm tin của tôi sẽ giữ thằng Hấn ở lại.

- Thầy ơi, nhanh lên may ra còn kịp.

Ném chiếc xe đạp của thầy Xương vào góc, chị Lương vội vàng dắt xe máy ra.

Thầy Xương đành phải nhường bước.

- Thế thì chị để tôi đèo.

*


* *


Ông Quảng bảo vệ vừa mở khoá cổng vừa nói.

- Thằng Hấn gõ cửa phòng tôi kêu đau bụng nhờ tôi trông nhà để đi vệ sinh. Mãi không thấy trở ra, tôi soi đèn tìm khắp mà không thấy.

Chị Lương tái mặt, không cố ý mà cái nhìn vẫn bắn sang thầy Xương. Suýt nữa thì chị ra lời “Tại thầy không cảnh giác”.

Ông Quảng phủi tay đánh bẹt.

- Đúng là bất trị.

Thầy Xương.

- Mời chị vào nhà đã, chuyện đâu có đó.

- Cảm ơn thầy. Em thử tìm nó xem sao, may ra .....

Hy vọng mong manh nhưng vẫn là hy vọng.

Thầy Xương gật đầu.

- Vâng ! Cứ thử xem. Nhưng nếu gặp chắc gì nó đã theo chị về. Để tôi cùng đi, có tôi sẽ khác hơn đấy.

Thằng Hấn nhìn theo vệt đèn pha xe máy mẹ nó cho đến khi khuất hẳn. Hắn thầm kêu lên – Mẹ ơi, thầy ơi.

Nó đã theo gót thầy Xương để lén nghe cuộc nói chuyện giữa mẹ nó và thầy. Nó vôi vàng quay trở lại, trèo tường vào thì cũng vừa lúc xe đi.

*


* *


Thầy Quát là người đầu tiên phát hiện thằng Hấn đang cùng phòng với thầy Xương. Thầy cũng là người đầu tiên thưa cùng hiệu trưởng thầy Xương đang dấu thằng Hấn trong phòng.

Cô Lan trả lời - Điều đó không có gì lạ vì thầy Xương là kẻ cưu mang, bảo lãnh em Hấn. Còn việc em ấy ở với ai, nhà trường không can thiệp và cũng không có quyền can thiệp.

Phan Thế Phiệt

ĐT: (038)3.863.960 – DĐ: 0989.179.845
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn