BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73338)
(Xem: 62240)
(Xem: 39425)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xây Chừng

07 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 1376)
Xây Chừng
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Cứ mỗi lần cầm tờ báo đọc mục thời tiết, tôi đều tò mò xem thử Saigon mấy độ, dù chưa có ý định về thăm lại. Ra đi từ sáng tinh mơ ngày 7/3/1976 để vượt biên, cũng đã gần 30 năm nhưng tôi thấy như thể mới cách xa Saigon không bao lâu. Chẳng những thế, thỉnh thoảng lại nằm mơ thấy đang đi giữa phố hay đang chơi đá banh với lũ trẻ trong xóm trên đường Nguyễn Thái Học hoặc ngồi đọc báo cọp với ly xây chừng ở quán hủ tiếu khu ngã tư quốc tế.Trong hơn 20 năm sống tại Saigon tôi đã lần lượt ngụ ở nhiều nơi: xóm đạo nhà thờ Huyện Sĩ, xóm chiếu Khánh Hội, xóm Bùi Viện, khu thương cảng Tân Thuận, Khu Hồng Thập Tư Lê Văn Duyệt, Khu Cư Xá Lê Đại Hành, Khu Cư Xá Nông Tín Cuộc Trương Minh Giảng gần đường rầy xe lửa. Duy có một nơi tôi nhớ nhiều nhất, đó là xóm Bùi Viện.

Đủ món ăn chơi.

 Về đêm khu này đèn đuốc sáng trưng cho đến hơn nửa khuya như Ngã Sáu Saigon. Buôn bán tấp nập, vui nhộn. Hàng quà vỉa hè bày chật cả lối đi. Đủ cả: nem nướng, bánh mì thịt, bò bía, bò viên, bò khô đu đủ, chã giò, cháo lòng, cháo huyết, cháo gà, cháo vịt, cháo dứa hột vịt muối, bánh canh, hột vịt lộn, mì, hủ tiếu,... Mùi thức ăn bay cả một góc. Xe mía, xe sinh tố, xe đẩy đồ ngọt của người Tàu có táo soạn, đậu đỏ, đậu đen, bo bo, chí mè phủ (mè đen), hột sen, bạch quả, táo đỏ, phổ tai, nhãn nhục, đá bào...

Địa linh anh kiệt
 





 

...Chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh, Khu Dân Sinh cách đó không bao xa chỉ độ mươi mười lăm phút đi bộ dọc theo đường Nguyễn Thái Học. Ở một chỗ "địa linh anh kiệt" như vậy thì làm sao quên được? Tôi ở đó cho tới hết lớp đệ tứ. Rồi ra Huế học tiếp ở trường Quốc Học (sau ba năm trở lại Saigon). Lúc nào, giờ gíấc nào chúng tôi, lũ con nít trong xóm cũng có nhiều trò chơi hay rũ nhau đi phá phách khu xóm.

Hồn Ma Cũ

 Mười hai mười ba tuổi đầu làm gì có tiền để ngồi quán; nhưng nhờ hay lân la đọc báo cọp, nên chủ quán quen mặt không xua đuổi khi tôi kéo ghế ngồi xề bên cái bàn kê ở phía bên ngoài tiệm hủ tiếu. Hôm nào có chut tiền còm tôi bắt chước mấy người khách kêu một ly xây chừng (cà phê đen nhỏ). Chỉ là một cái cớ để có thể ngồi trầm ngâm dài lâu, nếu không thì tẻ nhạt, vô duyên. Cũng tại đây, tôi bắt gặp được một cách uống cà phê rất độc đáo của ông Năm Đen, người quen của bà bán báo.

Nhân tình thế thái

Hai bạn này ai cũng bị thương tích đầy người. Cựu Đại Úy Bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến Huỳng Long bị tàn phế 100% vì bị trúng pháo. Còn Tăng Quan thì bị đánh mềm người, rụng hết răng, vì tội biết quá nhiều về mật mã. Nhờ được sự giúp đỡ tận tình của một sĩ quan cấp tá thuộc lực lượng biết kích trong khi cùng bị giam ở ngoài Bắc nên Tăng Quan qua được bao cơn ngặt nghèo. Ôn lại chuyện cũ, chúng tôi mới thấy rằng, khu xóm Bùi Viện tuy tạp nhạp nhưng quả thật là vùng kỷ niệm đáng nhớ, đáng về thăm lại nếu có dịp. Nó đã giúp chúng tôi nối kết dễ dàng sau hàng chục năm xa cách. Ngày nay Saigon đã đổi tên. Cảnh cũ, người xưa chắc hẳn không còn nữa.

Lý do? Tại vì kỷ niệm thời niên thiếu. Xóm này gần ngã tư quốc tế. Sinh hoạt ở đây rất đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều mùi vị. Nó là Saigon Tạp Pín Lù, như tựa một cuốn sách của cụ Vương Hồng Sển mô tả. Saigon thập cẩm, Saigon tào lao, Saigon ba lăng nhăng; gồm đủ cả các món ngon: mề gà, lòng heo, ruột già, dồi trường, chín hay sống sượng; ngốn nghiến chàm ngoàm với rau sống, rượu cay.

Ai khai sinh ra tên ngã tư quốc tế? Tôi chẳng biết. Tôi biết chắc một điều là nơi này sớm tối đều có đủ dân tứ chiến giang hồ; thượng vàng hạ cám. Nó nẳm ở ngã tư Bùi Viện, Đề Thám, sau rạp hát Nguyễn Văn Hảo, gần dãy nhà lầu Tháp Ngà (Tour d'Ivoire), trên đường Trần Hưng Đạo. Trước 1954, Trần Hưng Đạo có tên là Galliéni; Đề Thám tên là Dismude; Nguyễn Thái Học là Kitchener, Phạm Ngũ Lão tên cũ là Colonel Grimauld và Bùi Viện là Bảo Hộ Thoại.

Buổi sáng cũng nhộn nhịp không kém. Cái lạ là các tiệm ăn bên đường chẳng phiền hà gì với các hàng gánh bán rong lưu động. Miễn là có kêu một ly cà phê rồi tự ý kêu món ăn sáng trong tiệm hay ngoài tiệm. Bánh cuốn, bánh xèo, xôi vò, xôi rượu nếp, xôi bắp, xôi đậu đen, khoai mì, khoai lang, bánh mì thịt, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho, phở, cơm tấm bì, sữa đậu nành, đậu hủ, bánh khúc... Chợ ăn sáng này lúi húi kéo dài tới gần trưa mới thưa người.

Nhà tôi ở thụt trong đường hẻm, số 12B . Sau lưng là đường Phạm Ngũ Lão; bên hông là đường Nguyễn Thái Học. Giới nghệ sĩ cải lương, đào kép thượng thặng, quần áo lượt là, sang trọng, ký giả kịch trường và dân anh chị thường tụ năm, tụ ba, ăn uống giải khát ở mấy quán hủ tiếu quanh ngã tư quốc tế. Tôi dọn về địa chỉ này khi học lớp nhì trường nam tiểu học Trương Minh Ký, cạnh rạp Đại Nam. Đối diện bên kia đường là trường nữ tiểu học Tôn Thọ Tường.

Trong các trò chơi, đá banh là trò tôi ham nhất. Sân banh là khúc đường Nguyễn Thái Học bên hông trường Tôn Thọ Tường. Xe cộ chạy thì mặc kệ xe, chúng tôi cứ lừa, cứ đá ngay giữa lộ. Khi nào cảnh sát tới thì ù té chạy; hay tản lên lề làm như mình vô can; chỉ đứng ngó "mấy thằng nhỏ mất dạy làm cản trở lưu thông".

Nếu hôm nào không tụm năm tụm ba quậy phá thì tôi mò tới mấy sạp báo góc ngã tư Đề Thám Bùi Viện hay ngã năm Bùi Viện, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học hoặc vào tiệm sách Yểm Yểm Thư Trang ở gần đó đọc sách báo cọp. Giờ đọc báo cọp thích hợp nhất là buổi trưa nắng gắt; nóng đổ lửa; nhựa đường cũng phải chảy. Còn đọc sách cọp là lúc tan trường về. Thi vô Petrus Ký rớt nên tôi học trường tư Lê Tấn Thành, nằm trong đường hẽm cạnh tiệm sách.

Khu ngã tư quốc tế vào buổi xế trưa khác hẳn buổi sáng và buổi tối. Quán hàng có vẻ thưa thớt. Sinh hoạt chậm lại, uể oải. Hàng quà vỉa hè dọn đi đâu chỉ còn lại năm ba gánh. Vì hay lẫn quẫn cạnh sạp báo, trước tiệm hủ tiếu và thấy mặt mủi tôi không có vẻ loại đá cá lăn dưa lắm nên bà bán báo nhiều khi nhờ tôi coi hộ. Bà đi đâu cả giờ, giao sạp báo và quầy bán thuốc lẻ cho tôiø. Cái thú ngồi quán nước bên ly cà phê đắng bắt đầu từ đấy.

Cứ vào khoảng một giờ hơn là ông Năm Đen rề rề đẩy chiếc xích lô vào bóng mát; vào quán kêu một ly tài phế (cà phê đen lớn). Một chân co lên ghế, một chân duỗi dài, ông ngồi dựa vào tường nhìn ra lộ. Ông bận quần cụt nên hòn dái lòi ra nhưng vẫn tỉnh bơ. Pha đường, nhấm nháp cái muỗng; đổ cà phê ra dĩa; ông đưa dĩa lên miệng vừa thổi vừa uống. Ông ngồi tư lự một lúc, trả tiền rồi ra lấy chiếc xích lô, chậm rãi đạp chở bà bán báo về hướng chợ Thái Bình, tên cũ là chợ Arras.

Lớn lên có dịp ngồi nhiều quán cà phê khác nhau từ Saigon ra Huế, lên Pleiku, Kontum, Đàlạt, Cần Thơ, rồi đến các thanh phố lớn của Mỹ và cả nhiều nước ở Âu Châu, tôi không hề thấy ai có lối uống cà phê như kiểu ông Năm Đen. Nhưng mới đây, anh bạn nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, chủ biên Tạp Chí Phố Văn cho tôi hay là lối uống cà phê dĩa không phải chỉ mình ông Năm Đen uống thôi, mà một nhân vật trong Hồn Ma Cũ của nhà văn Bình Nguyên Lộc cũng uống lối đó. "người cha đứa bé rót cà phê ra dĩa cho mau nguội, rồi nâng dĩa lên mà uống". À, té ra lốái uống đó đã có nói trong văn học rồi.

Từ thuở ở đường Bùi Viện đến nay có nửa thế kỷ, cái đám nhỏ lau nhau bây giờ ỏ đâu? Đường đời vạn nẻo; lại thêm lớn lên vào thời đại bác đêm đêm dội về thành phố, thế hệ bất hạnh chúng tôi đã phải rời bỏ Saigon, tứ tán khắp nơi sau ngày 30/4/75. Cách đây không lâu, tôi có dịp thấy lại Saigon Năm Xưa cùng các con đường trong xóm cũ khi tôi liên lạc được với hai bạn cùng lứa; hồi nhỏ vui chơi với nhau: Lê Tấn Huỳnh Long và Tăng Quan. Bạn xưa, nhắc cảnh cũ. Âu đó cũng là một cái khoái khi sống ở nước ngoài vì nó gợi nhớ một khoảng đời đã mất.

Tôi được gửi đi theo ông anh họ Phan Thanh Hy, qua đời cuối năm 2003, từ Huế vào Saigon bằng phi cơ hai cánh quạt của hãng Cosara hối đầu thập niên 50 để về ở với ba chị. Lúc bấy giờ tôi hãy còn nhỏ mới học lớp ba. Như những người phương xa mới đến vùng đất hứa của Việt Nam, chỗ ở đầu tiên thường là trong các ngõ hẽm. Nếu làm ăn khá mới dần dần dọn vào trung tâm thủ đô. Sau này có dịp cư ngụ trong nhiều khu xóm khác nhau, tôi thấy rằng muốn biết Saigon muôn mặt, từng được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông, thì phải có một thời sống trong những xóm nghèo, lầy lội, chật chội vì nó có có đủ hạng người, đủ sự tình, đủ cảnh ngộ.

Chính từ những căn nhà nằm trong những con hẽm sau dãy nhà lầu, sâu hun hút, ngoằn ngoèo, như một bàn cờ, mình mới được nghe hết các tiếng chửi tục; các lời ăn nói bạt mạng; các cuộc tranh cãi, đánh vợ, đánh con, chửi chồng, các trận đánh ghen; các lời ru con, các điệu nhạc, các câu vọng cổ, các giọng ngâm thơ, tiếng trẻ học bài, tiếng khóc rấm rức, tức tửi của người quả phụ, tiếng khóc của trẻ thơ, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa; tiếng xối nước tắm của bà hàng xóm, tiếng xe gắn máy, tiếng rao hàng lúc khàn, lúc trầm, lúc thánh thót,lúc kéo dài hay tiếng cụp cắt, cắt cụp, lốc cốc, lách cách của mấy xe mì về khuya. Và cả tiếng lặng thinh bất chợt của buổi sáng, ban trưa. Qua âm thanh này ta có thể đoán đươc bước chân của thời gian; và chiêm nghiệm được thêm nhiều về nhân tình thế thái.

Ba mươi năm thừa để một đứa bé thành một thanh niên huống hồ một thành phố. Thế nhưng, tôi vẫn thấy Saigon đâu đây, ngoài nhửng kỷ niệm ở khu Bùi Viện còn có con đường Duy Tân cây dài bóng mát; những hàng me về đêm rủ lá; các tiệm cà phê Givral, La Pagode, Brodard, Thanh Thế, Kim Sơn; những buổi trưa lang thang dưới nằng nung người; những khuôn mặt thân quen; những trái cóc xanh chua, ly nước dừa mát rượi và dư âm bản nhạc Saigon đẹp lắm, Saigon ơi, Saigon ơi, nghe lúc nào cũng hay, cũng gợi nhớ.

 Hễ buồn tình, Ông phu xích lô Năm Đen trưa trưa ra quán cóc, ngồi khoe một phần của quí, đổ cà phê ra dĩa uống rồi chở bà bán báo đi giải sầu. Cụ Trần văn Hương, nhà giáo, cựu Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, thì làm thơ: "ngồi buồn gãi háng dái lăn tăn". Còn mình ở Mỹ, nhớ Saigon, không biết nên làm gì đây?

Phan Thanh Tâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn