BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76795)
(Xem: 63140)
(Xem: 40542)
(Xem: 32170)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đường đi không đến (26)

21 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 1271)
Đường đi không đến (26)
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

CHƯƠNG 26


Chúng tôi đi sau bộ đội cho nên đã có đường mòn. Bùn trây trên đá. Đá thì sắc và bùn thì trơn. Đến một chỗ dốc đứng sững, cả tôi lẫn Việt đều phải nắm tay Thu kềm lại. Tôi đưa chân dò chỗ để bước nhưng chỗ nào cũng trơn. Tôi cứ ướm mãi mà không bước được trong lúc ở phía trên đang đùn lại.
Một tiếng quát:
- Nhanh lên!
Một tiếng khác:
- Ngủ ở đấy à?
- Đúng thật rùa leo núi!
Tôi cáu quá những không còn cách nào khác. Tôi đành ngồi phệt xuống đi “pa-tanh” bằng hai mông đít. “Rô…ột” tôi trợt một quãng thì hết dốc. Tôi đứng dậy và nhìn lên. Tôi bảo Thu:
- Chỉ có cách đó thôi em. Bước loạng choạng trợt ngã thì bị thương đấy.
Thu lắc đầu. Với cái bàn chân vừa lành của Thu nàng không thể đi qua cái quãng trơn này được. Thu lưỡng lự mãi, nhưng sau cùng bị những tiếng gắt gỏng từ bên trên dồn xuống, cực chẳng đã Thu phải chấp nhận cái lối trượt “pa-tanh” như tôi. Thu ngồi xuống, hơi cau mặt, nhưng rồi cũng tuột xuống, mài cặp mông ngà ngọc trên những cục đá lởm chởm đầy bùn. Tôi quay mặt đi. Rột! Tôi thấy Thu đứng dậy và vội vã lấy tấm ni-lông ra choàng như trong lúc trời mưa. Chúng tôi đến bờ sưối thì thấy bộ đội nổi lửa khắp nơi. Hồi sáng trước khi đi, trạm đã quơ quào ở đâu được một mớ gạo phát cho bộ đội có thể nấu cháo loãng mà húp. Cả một tiểu đội húp cháo, thì cái tiếng húp cháo rồn rột đó chắc sẽ vang động tới tận những đâu đâu.
Bất ngờ, trong lúc tôi đi tìm chỗ mắc võng thì gặp mấy người bạn cũ ở Hà Nội, còn Thu thì gặp lại những nữ khán giả cũ của mình. Không gì bằng gặp bạn quen trên đường xa xứ lạ. Ít nhất cũng nương tựa nhau được cái tinh thần. Hoặc nếu mình “có làm sao” thì cũng có người biết, ít ra là một người biết.
Cho nên ba đứa tôi đến mắc võng bên cạnh các bạn này. Lê Ngọc, bạn của tôi, trông có vẻ còn rắn rỏi lắm. Tôi hỏi:
- Cậu chưa sốt trận nào à?
- Chưa!
Lê Ngọc tiếp:
- Tôi uống thuốc phòng rất đều và ngủ rất kỹ.
- Đoàn cậu có bao nhiêu?
- Đấy!
Lê Ngọc trỏ mấy anh chị em đang lui cui làm cơm và tiếp:
- Đó là Hải và cô Hồng Liên cán bộ của khung nhà trường đấy và vừa rồi tớ mới kết nạp thêm một cậu ở dọc đường. Trước kia cậu là y tá của tiểu đoàn 307.
Chẳng đợi tôi hỏi, Lê Ngọc tiếp:
- Anh ta người ở Hốc Môn mà lại bị đưa về Khu 5. Không biết thằng tổ chức nào chó thế. Chơi tréo cẳng ngỗng anh ta. Nhưng anh ta cũng biết khôn, gần tới trạm rẽ xuống Khu 5 thì anh ta ngã sốt. Cố nhiên là đoàn anh ta đi tuốt, bỏ anh ta ở lại. Đoàn vừa đi khỏi thì anh ta ngóc đầu dậy quảy ba-lô đi ngay. Trên đường này đâu có giấy tờ gì cho ra hồn. Đâu có ai biết ai. Cho nên anh ta đi thẳng tuột. Vô tới đây thì cậu ta xin nhập tịch đoàn mình. Trong đoàn tôi có bác sĩ cũng đỡ.
Tôi hỏi ngay:
- Anh ta có ống chích không?
- Có chớ! Anh ta bây giờ là bác sĩ mà!
- Thế thì hay lắm. Cho tụi tôi móc vô đoàn của cậu với nghe!
Lê Ngọc quay lại nói với mấy cô cậu thanh niên trong đoàn:
- Nấu thì cố mà che lửa. Có báo động thì dập lửa ngay, lơ mơ giao liên nó đâm thủng cả soong nồi thì treo mõm luôn!
Tôi hỏi Lê Ngọc:
- Bỏ nghề rồi hay sao mà đi đây, hả?
- Đi vô mở đại học chớ! Đi cả một cái khung giáo sư mà.
- Thế cơ à!
- Ừ, thì làm ăn to mà cậu!
Tôi thở dài:
- Nghe thì như là mâm cổ đã dọn ra và mình chỉ còn phủi chân leo lên.
- Cậu không biết chớ bên công an, mình có mấy thằng bạn nói họ đang chuẩn bị đưa vào một lô cảnh sát giao thông để tiếp thu Saigon đấy. Nhưng vô tới đây thì tớ biết rồi! Các chả tếu quá!
Bỗng có tiếng quát:
- Máy ba…ay!
Hải, một đoàn viên của Lê Ngọc chụp lấy ca nước để bên cạnh hớp một ngụm và “Phèo!” Hải phun vào bếp, lửa tắt ngay.
Có tiếng quát:
- Ai còn lửa đó? Muốn chết hả?
Tôi nhìn dọc theo bờ suối, còn những đốm lửa nhá nhem và nhiều mớ than đỏ rực chưa tắt kịp.
Cái tiếng kia lại quát:
- Tắt ngay! Đá mẹ nó cái nồi cơm đó đi! –
Hải lại chụp lấy ca nước đổ luôn vào bếp. Hồng Liên càu nhàu:
- Ướt hết làm sao nhúm lại!
Tôi không còn nghe tiếng nói qua lại mà nghe tiếng cười rúc rích của hai cô cậu. Rồi tiếng cười cũng im luôn. Tiếng cô gái kêu lên, tiếng cấu véo nhau rồi tiếng gắt khẽ phản đối “Anh nghịch lắm!” và tiếng “ơ kìa…ơ kìa…” liên tục.
Máy bay chỉ lướt qua rồi biến hẳn.
Lửa lại nhóm lên khắp nơi. Nhưng lửa vừa cháy lên thì lại:
- Máy ba..ay!
Bên cạnh tôi một cậu lính càu nhàu:
- Máy cái con mẹ mày, máy bay!
Một cậu khác:
- Máy cái gì máy mãi vậy? Ba tiếng đồng hồ chưa sôi nồi cơm. Đ.m. máy tao cho mày đói, tao cho mày chết!
Xoảng! xoảng! Sẵn chân cậu ta đá luôn, tung cả bếp núc , ga-men xuống suối. Rồi cậu ta lên võng nằm.
Rồi máy bay đi. Lửa lại lên tươi đời.
Lê Ngọc nói với Hải:
- Hễ tới chặng gay go thì in như rằng tới phiên cậu trực nhật. Xui quá Hải nhỉ? Hải này, cái trường đại học của cậu cứ quanh đi quẩn lại chỉ có cái soong cơm với ba lão táo tàu, có chán không?
Hải ngượng ngùng nhìn Hồng Liên:
- Em thổi lửa mãi, cái mồm em trở thành cái loa thì con gái nó chê thì bỏ mạng anh ạ!
Hồng Liên đôi má đỏ rừ đang ngồi bên cạnh Hải chen vào ngay:
- Thế ra anh là người mồm loa mép dãi à?
- Ừ được. Chẳng bằng bộ răng hàng rào thưa gậm một lúc hết phéng nửa ký lô “thép ngào đường” của bộ đội.
- Đây lửa xuống thấp rồi, anh thổi lên đi.
- Anh không thổi nó cũng lên, vì chính anh là lửa mà!
- Lại tếu bốc giời! À mà anh Hải! Tại sao các anh bộ đội hôm nọ lại bảo ăn lạc rang là ăn thép nhỉ?
- Anh đố Hồng Liên đấy!
- Em chịu thôi!
- Thế mà cũng làm trời. Này nhé, ở Nghệ An vùng Bến Thủy em biết không?
- Có nghe nói.
- Ở đó có những đám thiếu nhi đi rễu ngoài đường cứ hễ gặp ai mua đậu lạc thì nó giải thích chủ trương của chính phủ rằng hai kilo lạc đổi được một kilo thép của ngoại quốc cho nên chính phủ chủ trương thu mua hết tất cả đậu lạc để đổi thép đem về xây nhà máy! Vì thế ai ăn lạc thì phạm chính sách. Hiểu chưa?
Lê Ngọc đưa hai tay lên miệng làm loa:
- Cần một người có hàm răng thật khít nặng trên 40 kilo để thổi lửa!
Hồng Liên xoè hai bàn tay ra hơ lửa.
- Em lạnh à? – Hải thân mật.
- Không, em không lạnh nhưng gần lửa em thấy dễ chịu hơn.
- Da em hơi vàng rồi đấy!
- Vàng quá đi chứ còn hơi gì nữa! – Hồng Liên đưa tay lên sát mặt xem – Mỗi ngày 6 viên ki-nin uống phòng, còn gì nữa mà không vàng! Chịp!
Hải nhạy miệng:
- Thế là Hồng Liên là kẻ da vàng bụng ỏng hả?
Tôi ngồi nghe các cô cậu đối đáp với nhau mà cũng vui lây.
Bỗng từ bên kia suối có tiếng quát:
- Đám nào vô kỹ luật thế hả?
- Tên nào xấc láo thế hả? – Lê Ngọc đứng phắt dậy quát trả.
- Tôi cho các người biết, tôi, Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho cái bếp lửa đó phải tắt ngay!
Tôi lại thấy thêm một chuyện kỳ cục. Nhưng kỳ cục nhất là một tay tiểu đoàn trưởng mà lại có một thái độ thôi bỉ đến thế.
Lê Ngọc dịu giọng:
- Các ông có cơm đưa ra đây cho chúng tôi thì chúng tôi tắt lửa. Chín giờ rồi. Các ông đói chúng tôi cũng đói.
Tiếng quát bên kia suối vọng qua:
- Nhưng không phải vì đói mà người ta vô kỹ luật.
- Cũng không phải vì muốn giữ kỹ luật mà người ta trở thành lỗ mãng với nhau.
Tiếng chân ầm ầm lội qua suối, dẫm trên sỏi nặng chịch và đến gần bên Lê Ngọc. Tôi đưa mắt nhìn sang. Một con người không cao, gương mặt xương với hai gò má nhọn hoắt và cặp mắt sâu hóm.
Anh chàng hất hàm hỏi Lê Ngọc:
- Anh ở đơn vị nào mà bướng thế hử?
- Chúng tôi không biết, không được biết ông là ai cho nên chúng tôi không thể cho ông biết chúng tôi là ai!
- Tôi đã bảo rằng tôi là tiểu đoàn trưởng.
- Thế hả? Chúng tôi ở trong một đơn vị không nằm trong tiểu đoàn của ông!
- Anh có biết chung quanh đây có bao nhiêu người không?
- Đó là một điều nên giữ kín hơn là nói ra.
- Các anh có biết ai quản lý đường dây nầy không?
- Đó lại cũng là một điều bí mật mà những người tôn trọng kỹ luật không nên hỏi hoặc không nên đáp lại cái câu hỏi đó. Vì như thế là vô kỹ luật.
Lê Ngọc trả lời xuôi rót và đầy vẻ chế diễu làm cho đối phương đang sẵn sàng nổi nóng nhưng không thể nóng lên được. Cuối cùng y phải hạ thấp giọng:
- Các anh có một dúm thôi, còn chúng tôi hằng ngàn người. Máy bay như rươi các anh không thấy à? Nó phát hiện được thì hằng ngàn sinh mạng con người ta hoá ra tro bụi, các anh đền được không? Tôi cho các anh biết đường dây này do quân đội quản lý. Các anh đi trên đường này thì phải chịu kỹ luật của quân đội . Nếu các anh chống lại, nhân danh tiểu đoàn trưởng tôi bắn bỏ các anh. Các anh nghe rõ chưa?
Lê Ngọc ngồi xuống không nói cũng không nhìn hắn nữa. Thấy những quả đấm của mình cứ thoi vào quãng không, hắn quày quả ra về.
Nhưng vừa sang bên kia suối, y lại quát:
- Trinh sát chiến đấu sang bắt trói đám đó cho tôi!
Y vừa dứt lời thì những bước chân ùn ùn lội qua suối. Tôi bảo khẽ Lê Ngọc:
- Thôi anh ạ. Nhịn hắn đi.
Lê Ngọc nuốt ực:
- Không việc gì phải chịu nhục. Hắn có giỏi thì vào đánh nhau với Mỹ. Hay ho gì đi ăn hiếp tụi dân chánh?
Toán trinh sát chiến đấu đã sang. Quần họ ướt tới đầu gối, nước chảy ròng ròng xuống đất. Họ không cầm súng. Một người trong toán họ nói nhỏ nhẹ:
- Thôi các anh ạ, một câu nhịn chín câu lành. Tại ông ta quá nóng. Đối với chúng tôi, ổng đập bằng gậy, tát tai là thường. Lúc nãy ổng tưởng nhầm là lính của ổng, hơn nữa vì có các cô “cu nhép” ở đây… cho nên… ổng hơi cương!
Hải đã cời than ra. Cháo vừa chín. Những hòn than trông ngon lành. Hồng Liên buột miệng bảo:
- Các anh về nói với ổng là chúng tôi xin đa tạ ổng nhé!
Tôi nằm trên võng nãy giờ nhìn xem cuộc thế. Tôi gật gù và tỏ ý khen Lê Ngọc:
- Tuyệt! Đối thoại chan chát như kịch Sếch-pia .
- Cậu không ra tiếp mà còn chế nữa!
- Cậu đã để cái “xanh-cốp” tài thật vừa chỏi lại vừa êm, tuy êm mà lại rất chỏi . Cho nên đối phưong không thể “cao trào” được mà cứ lềnh lềnh rồi cút luôn.
Hải đứng dậy nói to lên:
- Cần những người có năng lực tiêu diệt cháo loãng đây! Mau lên! Mau lên!
Cháo xong họ lên võng nằm. Đó là giờ phút thần tiên nhất.
Tôi kể lại câu chuyện cậu binh sĩ quê ở Quảng Bình chết vì “bệnh tư tưởng” và tấm mộ bia tôi và Việt đục hôm trước cho Lê Ngọc nghe.
Lê Ngọc nói:
- Tôi chạy tét các cha đó rồi! Tụi mình đã đi tới đây, kêu trời không thấu. Nói nhỏ mà nghe: lính chết như gà bệnh toi, còn lính trốn như đi chợ.
Một chốc tôi thấy chột bụng, chắc chắn là vì nắm cơm thiu và món canh chua nấu ba sồn bốn sực khi chiều. Tôi vạch cây tìm chỗ. Lê Ngọc bảo giọng lè nhè:
- Coi chừng rắn chàm oạp nghe! Bị nó một cái là vô phương cứu !
Tôi đi vài bước mới biết rằng trời có trăng. Trăng hiện lên trên bầu trời cao như một cái mặt người rằn rện. Ánh trăng loang lổ, rơi bừa bải trên cành cây và dưới mặt đất. Tôi ngỡ tôi đi lạc vào vương quốc của những âm hồn.
Đang đi bỗng tôi nghe tiếng cành khô gãy. Tôi hơi sợ. Không biết người hay thú rừng. Tôi bèn đứng nép vào một gốc cây to.
Bỗng tôi nghe tiếng kêu the thé:
- Ối giời! ối giời! Anh giết em đi! Anh giết em đi!
- Ừ, anh sẽ giết em, giết chết em!
Rồi im bặt.
Những tiếng kêu kia làm cho cho sự tò mò của tôi nổi dậy. À ha trên đường đi bại liệt này người ta cũng còn sức để giết nhau.
Loáng thoáng qua những cành cây, những mảng trắng nhễ nhại, tiệp với ánh trăng, rung rinh, nhấp nhô với một nhịp điệu vừa phải. Rồi một khối như khối đá lăn quay, nghiêng ngã, rập rềnh, vỡ ra làm đôi rồi lại ập vào nhau, lăn lóc, nghiêng đè trên những cành khô nghe răng rắc.
Tôi phải định thần mới nhìn ra. Những mảng trắng , ồ những mảng trắng như những cái bánh ếch trần béo bở mịn màng.
- Em sắp chết, em sắp chết!
- Anh giết … anh gi…iết em!
- Nhanh lên … anh!
Tôi chỉ còn trông thấy hai bắp chân ngoặc vào cái mảng lưng, hai cánh tay trần trắng toát cũng xoắn vào cái cổ, ghì cái lưng và cái cổ xuống. Kẻ thắng thế cũng ôm xoắn lấy đối thủ, hai chân xoạc hẳn ra và đạp tung những lá khô và cành cây. Trông như một màn đô vật. Họ quyết giết nhau.
Rồi thôi, cơn gió qua nhanh. Những địch nhân lại thân ái với nhau.
- Anh hư lắm! – Một cái tát khẽ.
- Hư gì mà hư. Để yên anh nhìn!
- Anh nhìn thế, em chịu thôi!
- Không, anh nhìn trăng. Ồ trăng của anh tròn đẹp thế! – Những tiếng nói rít qua hai hàm răng nghiến lại.
- Em bảo anh để giành vô Nam hãy…
- Giành gì! Nay còn hưởng được, ta cứ hưởng.
- Mai sức đâu anh đi? Ơ kia… lại nữa rồi!
- Chứ thôi à?
- Em đã bảo là phạm chánh sách mà!
- Sách gì mà phạm?
- Ba khoan!
- Ba khoan chứ ba chục khoan cũng xổ toẹc. Khổ bỏ mẹ đây lại còn khoan với dùi!
Hai cánh tay như hai thỏi ngà bỗng giơ lên xoắn vào cái cổ đang nghễnh dài ra mà nhìn và riết xuống. Họ chung sống hoà bình với nhau như vậy không biết bao lâu, tắm ánh trăng, tận hưởng những phút giây còn sót lại có thể hưỏng được.
Tôi về nằm lưng võng mà không ngủ được. Những mảnh trắng vừa của trăng vừa của da thịt cứ lấp loáng trong đầu tôi. Tôi trăn trở mãi. Bỗng bên kia:
- Em còn nước đó không?
- Còn! Anh sang đây mà uống.
Họ đã về. Họ khát sau phút giây lăn lóc, họ bồi dưỡng sức khoẻ bằng nước suối.

Còn tiếp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn