BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73179)
(Xem: 62205)
(Xem: 39378)
(Xem: 31132)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chồi tình

23 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 1450)
Chồi tình
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
  Về tới sân thấy chị Mai đương lui cui cố chất cao mớ củi lên thành đống kế bên những cái rổ trẹt đựng từng lớp củ kiệu trải mỏng phơi dưới cái nắng chiếu lên những màu sắc lấp lánh thật kỳ ảo. Khôi biết đống củi khô chị Mai làm gì rồi, tự nhiên lòng chàng chùn xuống một nỗi xúc động, Khôi biết giờ này ở nhà, Mẹ chàng đã lo liệu từng mớ củi, một chiếc thùng và vài thẻ gạch để sẵn sàng cho đêm hai mươi chín tháng Chạp cả nhà hân hoan ngồi bên bếp lửa trông chừng nồi bánh chưng gói vuông vức thơm mùi lá chín.
Nhác thấy bóng Khôi bước đến gần, chị Mai quay sang hỏi:
– Hôm nay chú Khôi về trể vậy?
Khôi lột chiếc nón lính màu đen, cầm xoay xoay trên tay cười cười nói:
– Tàu hư một núi đó chị Mai ơi.
– Ngưng bắn rồi, phi cơ vẫn còn hành quân sao?
– Đâu phải là có đánh nhau thì máy bay mới bay, cho nên bọn lính tụi em có khối công việc để làm.
Chị Mai phát lên một cử động nhỏ, tỏ ý đã hiểu:
– Ờ phải rồi, thời chiến mà!
Khôi vòng bên hông đi vào nhà, tiếng chị Mai nói vói theo:
– Vậy thì Tết này chú có phép về thăm cụ không?
Ngồi xuống chiếc ghế thấp, Khôi gỡ đôi giày ra khỏi chân vừa đáp:
– Em không chắc đâu chị
– Mấy năm trước chú Khôi ăn Tết ở đâu?
Khôi chưa kịp trả lời thì ánh mắt chàng cũng vừa nhìn thấy mảnh giấy trên bàn, Khôi nhổm dậy cầm tờ giấy lên đọc, Nét chữ của thằng bạn thân tên Duy vừa từ Đà Nẳng về SàiGòn liền tuột xuống đây thăm chàng. Khôi nghĩ thầm năm nay chắc thằng khỉ đó ăn Tết ở SàiGòn, mặc sức mà hắn… quậy cho mà biết, Khôi chợt nhớ là chàng chưa trả lời câu hỏi của chị Mai, Khôi vội vàng nhoài đầu ra kêu chị:
– Chị Mai ơi lính tráng tụi em rày đây mai đó, ít có dịp hưởng cái Tết gia đình.
Giọng chị Mai ân cần:
– Năm nay mời chú ở đây ăn Tết với chúng tôi cho vui nhé, chú Khôi!
Khôi bồi hồi:
– Chị làm em cảm động quá, chị Mai.
Khôi nghe tiếng chị mai cười rộn rã. Khôi vào phòng nằm dài trên giường, đôi mắt nhắm mà đầu óc nghĩ ngợi mông lung, Khôi mĩm cười khi nhớ đến lời mời của chị Mai, chàng nghe một nỗi xao xuyến đến ấm lòng. Hai chử ăn Tết khiến chàng bồi hồi, Khôi thấy yêu mến quá đỗi ngôi nhà này, với những tấm tình cởi mở đôn hậu của vợ chồng anh Tâm chị Mai, khiến Khôi có cảm giác mình là người nhà của gia đình anh chị. Lúc mới dọn đến, Khôi đã được anh chị nhường cho nửa gian trong, còn nửa gian ngoài là giang sơn riêng của hai vợ chồng chị Mai và đứa con trai nhỏ. Thời gian đầu có một chút bất tiện ở chổ cái cửa phòng nằm ngay vách ngăn và liền với cửa ra vào chung, cho nên chị Mai cứ thường nhắc chàng khóa cửa trước khi ra đi, song Khôi thấy làm như vậy kỳ kỳ làm sao, chàng cứ thoái thác và viện cớ chàng đâu có món gì qúi giá cho cam, không lẽ có tham để chỉ lấy vài cuốn sách hay sao? Nhưng chị Mai cứ thúc hối mãi thì Khôi cũng đành chìu ý niêm phong chiếc cửa lại bằng cái ống khoá hai trăm đồng để cho anh chị không còn áy náy nữa. Còn nhớ hôm chàng loay hoay bắt mấy chiếc đinh khuy vào thành cửa, chàng trông thấy chị Mai đứng phiá sau mĩm cười hài lòng.
Có những tiếng cười vang vang ở ngoài ngỏ. Khôi nghe thấy trong tiếng cười chở chất nhiều niềm vui tin yêu cuộc đời, khiến chàng cảm thấy vui lây, Khôi nhỏm dậy và ra đứng bên sân. Mấy tà áo lụa phất phơ trong ngỏ sâu, dễ thương như cánh bướm lượn bay, Khôi đứng ngóng nhìn bóng họ khuất dần bên ngỏ quẹo, lòng dậy lên sự nhớ thương về mối tình thơm như những hạt luá non mọc khắp cùng miền châu thổ này.
– Ông Khôi! Ông không đi làm sao?
Chàng giật mình quay lại, kịp nhận ra cái dáng mềm mại như thơ của cô giáo – người hàng xóm, cô đang nhìn chàng cười cười chờ đợi.
Khôi đùa một câu cho vui.
-Thưa cô giáo hôm nay tôi được nghỉ
Cô giáo liếc chàng đầy hai con mắt tình cảm:
– Ông thì nghỉ miết.
– Cô giáo nói oan cho tôi rồi, tôi mới vừa từ sở về đây.
– Tướng của ông mà làm gì, nghệ sĩ ơi là nghệ sĩ
– Tôi mà nghệ sĩ sao? Chắc là nghệ sĩ nửa mùa, phải không?
– Ông cứ nói chơi hoài
– Trước mặt người đẹp tôi nào dám nói chơi, vì lôi thôi thì…
– Thì… gì? Ông thì chúa tếu.
Cô giáo nói xong rồi bật cười, cô cười no con mắt, no hai gò má hồng hồng của đóa hoa mãn khai. Chưa lần nào cô giáo cười vui như lần này, có lẽ không khí mùa Xuân khiến cô rộn ràng, tiếng cô cười như có chứa hàng ngàn lít mật ngọt, Khôi nhìn hai hàm răng trắng trong chiếc miệng xinh xinh của cô, nhớ tới bát chè bắp mà cô thường hay mang sang nhà, để trên bàn viết, chị Mai tủm tỉm: Quà của chú Khôi.
Mỗi lần thấy cô giáo mang quà sang cho, bọn nhỏ ở nhà đối diện tíu tít “ Chú Khôi! Chú không sợ quan pháo binh sao. Chú chì thiệt ”
Mặc cho bọn chúng ào ào, cô giáo và chàng vẫn thân thiết đãi nhau với cái tình hàng xóm, vẫn đứng nhìn trăng trong cùng một bờ rào, vẫn cười chung với nhau một nụ cười trong một câu chuyện, vẫn nhìn nhau thân thiện bằng ánh mắt, nhưng là con mắt của hai người bạn mà thôi.
Cô giáo nhẹ nhàng bước ra ngoài hàng hiên, những sợi tóc đen huyền của cô thả bay trong gió, chàng hình như bắt gặp con nắng dịu lại trên hàng hoa dâm bụt, chàng thấy dễ thương quá đỗi từng túm hoa tím không nhìn thấy lá đâu hết.
– Cô giáo! Tại sao người ta gọi loại hoa tím này là hoa Tỏi?
– Tôi kể rồi mà, ông quên sao?
– Đầu óc tôi chóng quên lắm.
– Nhưng cô bé tóc ngắn thường hay tới thăm ông, ông có quên không?
Khôi cố tình nói lãng:
– Cô giáo cứ chọc tôi hoài, cô kể lại đi, tôi hứa lần này sẽ nhớ, bởi vì trong thành phố này, đi tới đâu cũng thấy nhiều nhà trồng.
– Nhưng bên Vĩnh Long thì trồng nhiều hơn
– Tại sao vậy?
– Vì ở Việt Nam lúc trước làm gì có hoa này. Người ta kể lại, nhân chuyến công du bên Phi Luật Tân, Ông Diệm thấy hoa đẹp mới xin về trồng. Lúc về ông Diệm mang hoa tới cho cha Thục dùng làm kiểng chơi. Loài hoa Tỏi rất dễ thương và dễ trồng, chỉ cần cắt một nhánh đem dâm xuống đất, vài tháng cây mọc dây leo. Nhiều người giàu có, quen biết với cha Thục ghé vào thăm, thấy dây leo có hoa đẹp bèn xin một nhánh
– Thế cha Thục có cho không?
– Cha quí hoa lắm, nhưng không cho mà người ta cứ có hoa để trồng
– Cha không cho mà cô giáo cũng có. Thế là sao? Không lẽ…
Cô giáo ngắt lời:
– Ông đừng ỡm ờ vu khống tôi nhé
– Hôm nào, tôi sẽ bắt cóc một thằng Phi mang tới đây để hỏi nó hoa này tên gì?
– Marcos!
Cô giáo đùa xong lại cười. Cô hay cười, tiếng cười hân hoan đầm ấm như chút nắng đang hôn nhẹ lên chồi lá non bên khu vườn nhà người láng giềng. Mùa Xuân vừa đến ngoài kia, vừa đến ghé thăm hết thảy những nụ mầm nhu nhú, Khôi cảm thấy thương quá đỗi những điều xảy ra bên đời sống của mình, cảm thấy hạnh phúc dường như gần lắm, cứ đưa tay ra là nắm lấy, nằm yên trong lòng bàn tay.
– Nè ông nghệ sĩ, cái cô bé tóc ngắn của ông đâu?
Khôi có chút chạnh lòng, mĩm cười lắc đầu nhè nhẹ:
– Không biết, cô có biết đâu không xin chỉ dùm
– Thôi đi ông nghệ sĩ ơi, ông cứ đùa hoài, để tôi vào nhà, cho ông đứng đó mà đợi chờ
Cô giáo nói với tiếng cười, rồi mất hút trong nhà. Khôi bỗng dưng nôn nao, chàng gọi thầm tên một người con gái, nỗi nhớ nhung cuồn cuộn dâng lên khiến lòng chàng mềm nhũn. Hơn tuần nay, nàng không tới, nàng bay bổng nơi nào? Chàng cất tiếng gọi xôn xao quả tim thắp sáng nồng ấm của mình một cái tên quen thuộc nơi một người yêu nhỏ.
Khôi trở về phòng. Chị Mai đã làm xong công việc và đang ngồi đùa giỡn cùng thằng con trai đầu lòng, chàng dừng lại một chút ngắm nhìn sự vui sướng của đứa trẻ được nâng niu do bàn tay mẹ hiền. Tự dưng chàng cảm thấy thèm thứ hạnh phúc nhỏ nhoi này. Chàng thèm có một ngôi nhà, một hai đứa con, người vợ dịu dàng…Có lẽ chị Mai hiểu lờ mờ về nỗi ước ao trong ánh mắt chàng hay sao mà chị lên tiếng:
– Chú Khôi lấy vợ đi chứ. Kén chọn mãi ngày sau cha già con mọn
– Em cũng muốn lắm, nhưng khổ nỗi tiền lính tính liền chị ơi
– Hơi đâu lo chú.Trời sanh voi sanh cỏ, ai cũng tính toán như chú chắc con gái người ta ế chồng hết. Lấy nhau rồi tự nhiên có ăn có mặc.
Khôi cười cười rồi lên giường nằm duỗi thẳng người, hai tay lót dưới ót, chàng nhìn trên trần nhà. Khôi lờ mờ thấy hình bóng một người con gái bé bỏng thường hay đến thăm chàng. Thiên Thư ơi, anh có pha men đắng men cay gì cho em uống không mà suốt tuần lễ nay em trốn nơi đâu biền biệt. Giữa lúc con ngỏ im lặng, Khôi nằm nghe thật rỏ tiếng rú nhẹ của động cơ quen thuộc. Chàng ngồi bật dậy…Đúng là Thư, áo xanh, xe PC thấp thoáng ngoài cửa. Nàng dẫn xe vào sân, chị Mai đang trộn đều mớ củ kiệu, Khôi nghe tiếng hai người chào hỏi nhau thân mật. Chị Mai gọi:
– Chú Khôi ơi có cô Thư tới
Trong sân, giãi nắng mềm thật dễ chịu, chàng bước ra cửa. Thư đến như cơn gió, nét mặt trẻ thơ như nụ non mới nhú trên cây, nàng cười hai cánh mũi chun lại, lòi chiếc răng khểnh dễ thương làm sao. Khôi đón nàng với nụ cười rạng rỡ, khi tay trong tay Khôi nói:
– Em đi đâu mất biệt, làm anh chờ đến dài cổ
Thư niểng đầu giả bộ ngắm nghía Khôi rồi nói yêu:
– Anh xạo!
Khôi nắm bàn tay nàng đặt trên trán chàng, giọng Khôi rên rỉ :
– Anh bị bịnh đây nè.
– Anh bịnh gì?
– Tương tư!
Cả hai cười đùa như trẻ con, Khôi dìu Thư đến ngồi xuống cái băng ghế nơi hàng hiên, tay vẫn trong tay nhau, Khôi hỏi:
– Ngoài phố rộn rịp lắm hả cưng ?
– Hơn tuần nay em có ra phố đâu
Giọng Khôi ngạc nhiên:
– Vậy em làm gì?
Thư ngả đầu trên vai chàng kể lể:
– Anh biết không? Từ hôm nghỉ học đến giờ, em phải phụ Mẹ với vú Năm dọn dẹp, làm bánh nè, làm mứt nè. Bà con nhà em đông lắm, mà Mẹ là dâu trưởng nên Tết là bận ơi là bận.
Chị Mai đi tới, trên tay bưng một dĩa nặng, chị nháy mắt nói với Thư:
– Quà này dành cho Thư, không có phần của chú Khôi
Thư đứng lên, dáng dễ thương như một chú chim sâu, giọng liếng thoắng:
– Em cám ơn chị Mai
Khôi cười nói:
– Em ngồi ăn đi, anh vào lấy cây đàn
Thư kéo tay Khôi cản lại:
– Anh ăn với em, chị Mai nói vậy chứ đâu nở để em ăn một mình hả chị Mai hả
Chị Mai nhìn Khôi và Thư cười âu yếm, chị nói:
– Hai em ăn đi, chị vô nấu cơm
Thư vừa bóc lớp giấy kính quấn quanh trái mứt me, vừa trầm trồ:
– Chị Mai sên trái mứt khéo quá
– Mau lên, cho anh ăn liền, nước bọt anh sắp chảy ra rồi
Thiên Thư cầm trái me đưa lên miệng Khôi cắn từng nhát răng ngon lành. Yêu nhau hạt muối xẻ đôi, Thư yêu chàng, chàng yêu Thư cho nên quả me được chia nhau từng phiên một, Khôi ôm vai nàng bóp nhè nhẹ vừa hỏi:
– Em có định đi đâu nữa không?
– Em muốn rủ anh đi phố, mình dạo chợ Tết nghe anh
Khôi tròn mắt:
-Thiệt không đó! Em dám sao?
Thư gật đầu, cười mím chi nói nhỏ:
– Ba Mẹ biết chuyện tụi mình rồi
Khôi đang ngạc nhiên, định hỏi thì Thư nói tiếp:
– Mẹ mời anh đến nhà ăn Tết với gia đình
Khôi nghe như vậy, lòng chàng vừa sung sướng vừa hồi hộp, Chàng không biết nói với Thư cái gì, dáng vẻ của Khôi hơi lúng túng, Thư hiểu ý nên trấn an chàng:
– Anh yên tâm, gia đình em không khó lắm đâu
Khôi cười mặt làm bộ đau khổ để chọc Thư:
– Em phải cứu bồ cho anh đó
Thiên Thư bóp nhẹ tay chàng cả hai ngồi nép vào nhau, thời gian như đồng cảm với cái hạnh phúc cuả hai kẻ yêu nhau. Nắng đã tắt trong sân, bên ngoài cửa bỗng vang vang tiếng cười đùa của cha con anh Tâm. Mỗi chiều tan sở trở về nhà, anh Tâm được vợ con đón anh nơi cổng. Khôi rất quí mến gia đình anh Tâm chị Mai, anh Tâm là người cởi mở bặt thiệp với hết thảy mọi người, và anh là một cây viết cho những tờ báo Quân Đội. Khôi thấy thèm lắm cái nếp nhà của gia đình này, một nếp sống trật tự, êm đềm thơ mộng …Tiếng anh Tâm vang lên rộn ràng:
-Bảo Mẹ sửa soạn nhanh lên, Ba đưa hai mẹ con đi sắm Tết!
Trong trí của Khôi hiện ra lờ mờ khu chợ Tết đầy đặc hàng quán người mua kẻ bán, rác rến…Ôi chợ Tết, người ta phải chen nhau mà đi. Thật tình Khôi rất ngại phải chen lấn nhau đến mệt mỏi trong những lúc này. Khôi muốn ngồi một nơi nào đó im ắng với Thư- cả hai không cần phải nói gì, mắt nhìn mắt nhau, tay cầm tay nhau. Như là thế giới chỉ có hai người. Khi yêu thì ai mà không mơ mộng! Tiếng của Thư nói nhỏ bên tai Khôi:
– Anh nè!
– Gì em?
– Anh hứa đến nhà em phải không?
– Anh hứa
– Có… run không?
– Không run, em hiền như vầy, gia đình em hiền như vầy, tại sao anh lại run, anh có chút hồi hộp thôi? Yêu em anh muốn ra mắt gia đình em là đúng rồi, phải không cưng?
Thư tì cằm vào vai Khôi, những sợi tóc ngắn của nàng mơn man trên má chàng, Khôi bồi hồi vuốt từng sợi tóc mềm óng mượt thơm mùi bồ kết của Thư. Bất chợt chàng nhớ tới Mẹ, những ngày bà gội đầu bên giếng nước, mái tóc đen mượt dài được quấn gọn gàng quanh đầu, khi nào chàng có ở nhà, cứ mỗi bận bà gội đầu là mỗi bận chàng loay hoay đi tìm bồ kết nướng lên xong, bỏ vào nồi nước đun sôi. Vô tình mùi hương tóc gội bồ kết nơi nàng làm Khôi nhớ quá đi thôi bà Mẹ của mình.
– Thiên Thư!
– Dạ
Bàn tay của Thư bóp chặc bàn tay chàng. Khôi miên man nghĩ đến mối tình của mình như một giòng sông đầy phù sa đang luân lưu qua những ruộng đồng xanh tươi. Khôi xúc động đặt môi chàng trên đôi môi thật thơm của Thư. Nụ hôn đầu đời bất ngờ khiến Thư run động đến tê điếng cả người, Thư mắc cở nói nhanh:
– Em muốn đi ra phố
– Anh cũng vậy, anh sẽ khoe với thiên hạ về cô bé đẹp đẽ dễ thương của anh. Để cho thiên hạ biết anh là người hạnh phúc nhất em ơi.
– Anh lúc nào cũng chọc em
– Không, anh nói thật đó. Em ngồi đây chờ anh sửa soạn chút xíu nghe bé cưng
Thiên Thư cười ngoan ngoản, nhìn chàng với đôi mắt tin yêu. Khôi cũng yêu quá đỗi đôi mắt của nàng. Đôi mắt tươi tắn như mùa hoa đang rực rỡ với những chồi lá non của muà Xuân vừa tới ngoài kia.

thụyvi
Sàigòn, ngày 10 tháng 3 năm 1971

Về tới sân thấy chị Mai đương lui cui cố chất cao mớ củi lên thành đống kế bên những cái rổ trẹt đựng từng lớp củ kiệu trải mỏng phơi dưới cái nắng chiếu lên những màu sắc lấp lánh thật kỳ ảo. Khôi biết đống củi khô chị Mai làm gì rồi, tự nhiên lòng chàng chùn xuống một nỗi xúc động, Khôi biết giờ này ở nhà, Mẹ chàng đã lo liệu từng mớ củi, một chiếc thùng và vài thẻ gạch để sẵn sàng cho đêm hai mươi chín tháng Chạp cả nhà hân hoan ngồi bên bếp lửa trông chừng nồi bánh chưng gói vuông vức thơm mùi lá chín.
Nhác thấy bóng Khôi bước đến gần, chị Mai quay sang hỏi:
– Hôm nay chú Khôi về trể vậy?
Khôi lột chiếc nón lính màu đen, cầm xoay xoay trên tay cười cười nói:
– Tàu hư một núi đó chị Mai ơi.
– Ngưng bắn rồi, phi cơ vẫn còn hành quân sao?
– Đâu phải là có đánh nhau thì máy bay mới bay, cho nên bọn lính tụi em có khối công việc để làm.
Chị Mai phát lên một cử động nhỏ, tỏ ý đã hiểu:
– Ờ phải rồi, thời chiến mà!
Khôi vòng bên hông đi vào nhà, tiếng chị Mai nói vói theo:
– Vậy thì Tết này chú có phép về thăm cụ không?
Ngồi xuống chiếc ghế thấp, Khôi gỡ đôi giày ra khỏi chân vừa đáp:
– Em không chắc đâu chị
– Mấy năm trước chú Khôi ăn Tết ở đâu?
Khôi chưa kịp trả lời thì ánh mắt chàng cũng vừa nhìn thấy mảnh giấy trên bàn, Khôi nhổm dậy cầm tờ giấy lên đọc, Nét chữ của thằng bạn thân tên Duy vừa từ Đà Nẳng về SàiGòn liền tuột xuống đây thăm chàng. Khôi nghĩ thầm năm nay chắc thằng khỉ đó ăn Tết ở SàiGòn, mặc sức mà hắn… quậy cho mà biết, Khôi chợt nhớ là chàng chưa trả lời câu hỏi của chị Mai, Khôi vội vàng nhoài đầu ra kêu chị:
– Chị Mai ơi lính tráng tụi em rày đây mai đó, ít có dịp hưởng cái Tết gia đình.
Giọng chị Mai ân cần:
– Năm nay mời chú ở đây ăn Tết với chúng tôi cho vui nhé, chú Khôi!
Khôi bồi hồi:
– Chị làm em cảm động quá, chị Mai.
Khôi nghe tiếng chị mai cười rộn rã. Khôi vào phòng nằm dài trên giường, đôi mắt nhắm mà đầu óc nghĩ ngợi mông lung, Khôi mĩm cười khi nhớ đến lời mời của chị Mai, chàng nghe một nỗi xao xuyến đến ấm lòng. Hai chử ăn Tết khiến chàng bồi hồi, Khôi thấy yêu mến quá đỗi ngôi nhà này, với những tấm tình cởi mở đôn hậu của vợ chồng anh Tâm chị Mai, khiến Khôi có cảm giác mình là người nhà của gia đình anh chị. Lúc mới dọn đến, Khôi đã được anh chị nhường cho nửa gian trong, còn nửa gian ngoài là giang sơn riêng của hai vợ chồng chị Mai và đứa con trai nhỏ. Thời gian đầu có một chút bất tiện ở chổ cái cửa phòng nằm ngay vách ngăn và liền với cửa ra vào chung, cho nên chị Mai cứ thường nhắc chàng khóa cửa trước khi ra đi, song Khôi thấy làm như vậy kỳ kỳ làm sao, chàng cứ thoái thác và viện cớ chàng đâu có món gì qúi giá cho cam, không lẽ có tham để chỉ lấy vài cuốn sách hay sao? Nhưng chị Mai cứ thúc hối mãi thì Khôi cũng đành chìu ý niêm phong chiếc cửa lại bằng cái ống khoá hai trăm đồng để cho anh chị không còn áy náy nữa. Còn nhớ hôm chàng loay hoay bắt mấy chiếc đinh khuy vào thành cửa, chàng trông thấy chị Mai đứng phiá sau mĩm cười hài lòng.
Có những tiếng cười vang vang ở ngoài ngỏ. Khôi nghe thấy trong tiếng cười chở chất nhiều niềm vui tin yêu cuộc đời, khiến chàng cảm thấy vui lây, Khôi nhỏm dậy và ra đứng bên sân. Mấy tà áo lụa phất phơ trong ngỏ sâu, dễ thương như cánh bướm lượn bay, Khôi đứng ngóng nhìn bóng họ khuất dần bên ngỏ quẹo, lòng dậy lên sự nhớ thương về mối tình thơm như những hạt luá non mọc khắp cùng miền châu thổ này.
– Ông Khôi! Ông không đi làm sao?
Chàng giật mình quay lại, kịp nhận ra cái dáng mềm mại như thơ của cô giáo – người hàng xóm, cô đang nhìn chàng cười cười chờ đợi.
Khôi đùa một câu cho vui.
-Thưa cô giáo hôm nay tôi được nghỉ
Cô giáo liếc chàng đầy hai con mắt tình cảm:
– Ông thì nghỉ miết.
– Cô giáo nói oan cho tôi rồi, tôi mới vừa từ sở về đây.
– Tướng của ông mà làm gì, nghệ sĩ ơi là nghệ sĩ
– Tôi mà nghệ sĩ sao? Chắc là nghệ sĩ nửa mùa, phải không?
– Ông cứ nói chơi hoài
– Trước mặt người đẹp tôi nào dám nói chơi, vì lôi thôi thì…
– Thì… gì? Ông thì chúa tếu.
Cô giáo nói xong rồi bật cười, cô cười no con mắt, no hai gò má hồng hồng của đóa hoa mãn khai. Chưa lần nào cô giáo cười vui như lần này, có lẽ không khí mùa Xuân khiến cô rộn ràng, tiếng cô cười như có chứa hàng ngàn lít mật ngọt, Khôi nhìn hai hàm răng trắng trong chiếc miệng xinh xinh của cô, nhớ tới bát chè bắp mà cô thường hay mang sang nhà, để trên bàn viết, chị Mai tủm tỉm: Quà của chú Khôi.
Mỗi lần thấy cô giáo mang quà sang cho, bọn nhỏ ở nhà đối diện tíu tít “ Chú Khôi! Chú không sợ quan pháo binh sao. Chú chì thiệt ”
Mặc cho bọn chúng ào ào, cô giáo và chàng vẫn thân thiết đãi nhau với cái tình hàng xóm, vẫn đứng nhìn trăng trong cùng một bờ rào, vẫn cười chung với nhau một nụ cười trong một câu chuyện, vẫn nhìn nhau thân thiện bằng ánh mắt, nhưng là con mắt của hai người bạn mà thôi.
Cô giáo nhẹ nhàng bước ra ngoài hàng hiên, những sợi tóc đen huyền của cô thả bay trong gió, chàng hình như bắt gặp con nắng dịu lại trên hàng hoa dâm bụt, chàng thấy dễ thương quá đỗi từng túm hoa tím không nhìn thấy lá đâu hết.
– Cô giáo! Tại sao người ta gọi loại hoa tím này là hoa Tỏi?
– Tôi kể rồi mà, ông quên sao?
– Đầu óc tôi chóng quên lắm.
– Nhưng cô bé tóc ngắn thường hay tới thăm ông, ông có quên không?
Khôi cố tình nói lãng:
– Cô giáo cứ chọc tôi hoài, cô kể lại đi, tôi hứa lần này sẽ nhớ, bởi vì trong thành phố này, đi tới đâu cũng thấy nhiều nhà trồng.
– Nhưng bên Vĩnh Long thì trồng nhiều hơn
– Tại sao vậy?
– Vì ở Việt Nam lúc trước làm gì có hoa này. Người ta kể lại, nhân chuyến công du bên Phi Luật Tân, Ông Diệm thấy hoa đẹp mới xin về trồng. Lúc về ông Diệm mang hoa tới cho cha Thục dùng làm kiểng chơi. Loài hoa Tỏi rất dễ thương và dễ trồng, chỉ cần cắt một nhánh đem dâm xuống đất, vài tháng cây mọc dây leo. Nhiều người giàu có, quen biết với cha Thục ghé vào thăm, thấy dây leo có hoa đẹp bèn xin một nhánh
– Thế cha Thục có cho không?
– Cha quí hoa lắm, nhưng không cho mà người ta cứ có hoa để trồng
– Cha không cho mà cô giáo cũng có. Thế là sao? Không lẽ…
Cô giáo ngắt lời:
– Ông đừng ỡm ờ vu khống tôi nhé
– Hôm nào, tôi sẽ bắt cóc một thằng Phi mang tới đây để hỏi nó hoa này tên gì?
– Marcos!
Cô giáo đùa xong lại cười. Cô hay cười, tiếng cười hân hoan đầm ấm như chút nắng đang hôn nhẹ lên chồi lá non bên khu vườn nhà người láng giềng. Mùa Xuân vừa đến ngoài kia, vừa đến ghé thăm hết thảy những nụ mầm nhu nhú, Khôi cảm thấy thương quá đỗi những điều xảy ra bên đời sống của mình, cảm thấy hạnh phúc dường như gần lắm, cứ đưa tay ra là nắm lấy, nằm yên trong lòng bàn tay.
– Nè ông nghệ sĩ, cái cô bé tóc ngắn của ông đâu?
Khôi có chút chạnh lòng, mĩm cười lắc đầu nhè nhẹ:
– Không biết, cô có biết đâu không xin chỉ dùm
– Thôi đi ông nghệ sĩ ơi, ông cứ đùa hoài, để tôi vào nhà, cho ông đứng đó mà đợi chờ
Cô giáo nói với tiếng cười, rồi mất hút trong nhà. Khôi bỗng dưng nôn nao, chàng gọi thầm tên một người con gái, nỗi nhớ nhung cuồn cuộn dâng lên khiến lòng chàng mềm nhũn. Hơn tuần nay, nàng không tới, nàng bay bổng nơi nào? Chàng cất tiếng gọi xôn xao quả tim thắp sáng nồng ấm của mình một cái tên quen thuộc nơi một người yêu nhỏ.
Khôi trở về phòng. Chị Mai đã làm xong công việc và đang ngồi đùa giỡn cùng thằng con trai đầu lòng, chàng dừng lại một chút ngắm nhìn sự vui sướng của đứa trẻ được nâng niu do bàn tay mẹ hiền. Tự dưng chàng cảm thấy thèm thứ hạnh phúc nhỏ nhoi này. Chàng thèm có một ngôi nhà, một hai đứa con, người vợ dịu dàng…Có lẽ chị Mai hiểu lờ mờ về nỗi ước ao trong ánh mắt chàng hay sao mà chị lên tiếng:
– Chú Khôi lấy vợ đi chứ. Kén chọn mãi ngày sau cha già con mọn
– Em cũng muốn lắm, nhưng khổ nỗi tiền lính tính liền chị ơi
– Hơi đâu lo chú.Trời sanh voi sanh cỏ, ai cũng tính toán như chú chắc con gái người ta ế chồng hết. Lấy nhau rồi tự nhiên có ăn có mặc.
Khôi cười cười rồi lên giường nằm duỗi thẳng người, hai tay lót dưới ót, chàng nhìn trên trần nhà. Khôi lờ mờ thấy hình bóng một người con gái bé bỏng thường hay đến thăm chàng. Thiên Thư ơi, anh có pha men đắng men cay gì cho em uống không mà suốt tuần lễ nay em trốn nơi đâu biền biệt. Giữa lúc con ngỏ im lặng, Khôi nằm nghe thật rỏ tiếng rú nhẹ của động cơ quen thuộc. Chàng ngồi bật dậy…Đúng là Thư, áo xanh, xe PC thấp thoáng ngoài cửa. Nàng dẫn xe vào sân, chị Mai đang trộn đều mớ củ kiệu, Khôi nghe tiếng hai người chào hỏi nhau thân mật. Chị Mai gọi:
– Chú Khôi ơi có cô Thư tới
Trong sân, giãi nắng mềm thật dễ chịu, chàng bước ra cửa. Thư đến như cơn gió, nét mặt trẻ thơ như nụ non mới nhú trên cây, nàng cười hai cánh mũi chun lại, lòi chiếc răng khểnh dễ thương làm sao. Khôi đón nàng với nụ cười rạng rỡ, khi tay trong tay Khôi nói:
– Em đi đâu mất biệt, làm anh chờ đến dài cổ
Thư niểng đầu giả bộ ngắm nghía Khôi rồi nói yêu:
– Anh xạo!
Khôi nắm bàn tay nàng đặt trên trán chàng, giọng Khôi rên rỉ :
– Anh bị bịnh đây nè.
– Anh bịnh gì?
– Tương tư!
Cả hai cười đùa như trẻ con, Khôi dìu Thư đến ngồi xuống cái băng ghế nơi hàng hiên, tay vẫn trong tay nhau, Khôi hỏi:
– Ngoài phố rộn rịp lắm hả cưng ?
– Hơn tuần nay em có ra phố đâu
Giọng Khôi ngạc nhiên:
– Vậy em làm gì?
Thư ngả đầu trên vai chàng kể lể:
– Anh biết không? Từ hôm nghỉ học đến giờ, em phải phụ Mẹ với vú Năm dọn dẹp, làm bánh nè, làm mứt nè. Bà con nhà em đông lắm, mà Mẹ là dâu trưởng nên Tết là bận ơi là bận.
Chị Mai đi tới, trên tay bưng một dĩa nặng, chị nháy mắt nói với Thư:
– Quà này dành cho Thư, không có phần của chú Khôi
Thư đứng lên, dáng dễ thương như một chú chim sâu, giọng liếng thoắng:
– Em cám ơn chị Mai
Khôi cười nói:
– Em ngồi ăn đi, anh vào lấy cây đàn
Thư kéo tay Khôi cản lại:
– Anh ăn với em, chị Mai nói vậy chứ đâu nở để em ăn một mình hả chị Mai hả
Chị Mai nhìn Khôi và Thư cười âu yếm, chị nói:
– Hai em ăn đi, chị vô nấu cơm
Thư vừa bóc lớp giấy kính quấn quanh trái mứt me, vừa trầm trồ:
– Chị Mai sên trái mứt khéo quá
– Mau lên, cho anh ăn liền, nước bọt anh sắp chảy ra rồi
Thiên Thư cầm trái me đưa lên miệng Khôi cắn từng nhát răng ngon lành. Yêu nhau hạt muối xẻ đôi, Thư yêu chàng, chàng yêu Thư cho nên quả me được chia nhau từng phiên một, Khôi ôm vai nàng bóp nhè nhẹ vừa hỏi:
– Em có định đi đâu nữa không?
– Em muốn rủ anh đi phố, mình dạo chợ Tết nghe anh
Khôi tròn mắt:
-Thiệt không đó! Em dám sao?
Thư gật đầu, cười mím chi nói nhỏ:
– Ba Mẹ biết chuyện tụi mình rồi
Khôi đang ngạc nhiên, định hỏi thì Thư nói tiếp:
– Mẹ mời anh đến nhà ăn Tết với gia đình
Khôi nghe như vậy, lòng chàng vừa sung sướng vừa hồi hộp, Chàng không biết nói với Thư cái gì, dáng vẻ của Khôi hơi lúng túng, Thư hiểu ý nên trấn an chàng:
– Anh yên tâm, gia đình em không khó lắm đâu
Khôi cười mặt làm bộ đau khổ để chọc Thư:
– Em phải cứu bồ cho anh đó
Thiên Thư bóp nhẹ tay chàng cả hai ngồi nép vào nhau, thời gian như đồng cảm với cái hạnh phúc cuả hai kẻ yêu nhau. Nắng đã tắt trong sân, bên ngoài cửa bỗng vang vang tiếng cười đùa của cha con anh Tâm. Mỗi chiều tan sở trở về nhà, anh Tâm được vợ con đón anh nơi cổng. Khôi rất quí mến gia đình anh Tâm chị Mai, anh Tâm là người cởi mở bặt thiệp với hết thảy mọi người, và anh là một cây viết cho những tờ báo Quân Đội. Khôi thấy thèm lắm cái nếp nhà của gia đình này, một nếp sống trật tự, êm đềm thơ mộng …Tiếng anh Tâm vang lên rộn ràng:
-Bảo Mẹ sửa soạn nhanh lên, Ba đưa hai mẹ con đi sắm Tết!
Trong trí của Khôi hiện ra lờ mờ khu chợ Tết đầy đặc hàng quán người mua kẻ bán, rác rến…Ôi chợ Tết, người ta phải chen nhau mà đi. Thật tình Khôi rất ngại phải chen lấn nhau đến mệt mỏi trong những lúc này. Khôi muốn ngồi một nơi nào đó im ắng với Thư- cả hai không cần phải nói gì, mắt nhìn mắt nhau, tay cầm tay nhau. Như là thế giới chỉ có hai người. Khi yêu thì ai mà không mơ mộng! Tiếng của Thư nói nhỏ bên tai Khôi:
– Anh nè!
– Gì em?
– Anh hứa đến nhà em phải không?
– Anh hứa
– Có… run không?
– Không run, em hiền như vầy, gia đình em hiền như vầy, tại sao anh lại run, anh có chút hồi hộp thôi? Yêu em anh muốn ra mắt gia đình em là đúng rồi, phải không cưng?
Thư tì cằm vào vai Khôi, những sợi tóc ngắn của nàng mơn man trên má chàng, Khôi bồi hồi vuốt từng sợi tóc mềm óng mượt thơm mùi bồ kết của Thư. Bất chợt chàng nhớ tới Mẹ, những ngày bà gội đầu bên giếng nước, mái tóc đen mượt dài được quấn gọn gàng quanh đầu, khi nào chàng có ở nhà, cứ mỗi bận bà gội đầu là mỗi bận chàng loay hoay đi tìm bồ kết nướng lên xong, bỏ vào nồi nước đun sôi. Vô tình mùi hương tóc gội bồ kết nơi nàng làm Khôi nhớ quá đi thôi bà Mẹ của mình.
– Thiên Thư!
– Dạ
Bàn tay của Thư bóp chặc bàn tay chàng. Khôi miên man nghĩ đến mối tình của mình như một giòng sông đầy phù sa đang luân lưu qua những ruộng đồng xanh tươi. Khôi xúc động đặt môi chàng trên đôi môi thật thơm của Thư. Nụ hôn đầu đời bất ngờ khiến Thư run động đến tê điếng cả người, Thư mắc cở nói nhanh:
– Em muốn đi ra phố
– Anh cũng vậy, anh sẽ khoe với thiên hạ về cô bé đẹp đẽ dễ thương của anh. Để cho thiên hạ biết anh là người hạnh phúc nhất em ơi.
– Anh lúc nào cũng chọc em
– Không, anh nói thật đó. Em ngồi đây chờ anh sửa soạn chút xíu nghe bé cưng
Thiên Thư cười ngoan ngoản, nhìn chàng với đôi mắt tin yêu. Khôi cũng yêu quá đỗi đôi mắt của nàng. Đôi mắt tươi tắn như mùa hoa đang rực rỡ với những chồi lá non của muà Xuân vừa tới ngoài kia.

thụyvi
Sàigòn, ngày 10 tháng 3 năm 1971
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn