Nói đến Sài Gòn xưa thì quận 1 là khu trung tâm, các quận ven gọi là ngoại ô. Nhưng khu trung tâm cũng như ngoại ô đều có rất nhiều rạp ciné, mỗi rạp về vị trí, quy mô, đẳng cấp khác nhau và khán giả cũng khác nhau. Ngay ở khu trung tâm, nhưng chỉ cách mấy con đường rạp ciné cũng có đẳng cấp khác nhau, tất nhiên khán giả của rạp cũng khác nhau.
Đại lộ Trần Hưng Đạo nối từ Chợ Lớn ra Sài Gòn tới tận bùng binh Quánh Thị Trang ngay trước cửa Đông của chợ Bến Thành có rất nhiều rạp chiếu phim. Ngay khi hết đoạn đường Trần Hưng Đạo nối dài của vùng Chợ Lớn qua khỏi ngã tư Nguyễn Biểu-Trần Hưng Đạo tới ngã tư chợ Nancy, trước năm 1975 còn gọi là ngã tư Cộng Hòa-Trần Hưng Đạo có rạp Văn Cầm, sau sửa chữa nâng cấp thành rạp máy lạnh mang tên Lux, khác với rạp Văn Cầm Chợ Quán nằm ở góc đường Nguyễn Biểu-Hàm Tử sau này tân trang đổi tên là rạp Hoàn Kiếm. Từ ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Biểu tới ngã ba Nguyễn Cư Trinh-Trần Hưng Đạo có rạp Hưng Đạo sau này đổi là rạp Lao Động.


Xa hơn một chút là rạp Nguyễn Văn Hảo sau này đổi là rạp Công Nhân. Rạp Nguyễn Văn Hảo lúc đầu chiếu phim, sau là nơi đóng đô của đoàn cải lương Thanh Minh rồi Thanh Minh-Thanh Nga. Trên đoạn từ ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Thái Học tới ngã ba Trần Hưng Đạo-Ký Con bên tay phải, đối diện với ga xe lửa Sài Gòn (công viên 23-9) ngày nay là một rạp ciné hoành tráng, 2 tầng, chiếu phim màu, màn ảnh rộng, ghế nệm êm như ru, máy lạnh tối tân. Đó là rạp Đại Nam của đại gia Ưng Thi, ông này làm chủ cả 2 rạp ciné nổi tiếng: Đại Nam và Rex.
Trong lúc các rạp ciné của Sài Gòn thuở ấy được xếp vào hàng top chỉ đếm trên đầu ngón tay thì rạp Đại Nam của ông Ưng Thi là một “gã khổng lồ” của làng giải trí môn “nghệ thuật thứ bảy”. Ông Ưng Thi nổi tiếng không phải chỉ vì giàu có, đại gia tiền tỉ thời bấy giờ và làm chủ rạp ciné hiện đại mà còn vì ông có đứa con trai ăn chơi khét tiếng. Cậu thiếu gia này vướng vào ma túy, đã qua giai đoạn chích vì hỗn hợp xì ke dạng nước chích vào tĩnh mạch qua máu không còn đủ phê mà cậu ta “hít” trực tiếp dạng bột qua đường mũi. Cậu ta “hít” không còn cữ mà “hít” liên tu bất tận đến đỗi đã…bay luôn cái lỗ mũi mà vẫn chưa chết. Về sau do không còn mũi để “hít” nữa nên cậu thiếu gia mới chết.


Xa hơn một chút là rạp Nguyễn Văn Hảo sau này đổi là rạp Công Nhân. Rạp Nguyễn Văn Hảo lúc đầu chiếu phim, sau là nơi đóng đô của đoàn cải lương Thanh Minh rồi Thanh Minh-Thanh Nga. Trên đoạn từ ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Thái Học tới ngã ba Trần Hưng Đạo-Ký Con bên tay phải, đối diện với ga xe lửa Sài Gòn (công viên 23-9) ngày nay là một rạp ciné hoành tráng, 2 tầng, chiếu phim màu, màn ảnh rộng, ghế nệm êm như ru, máy lạnh tối tân. Đó là rạp Đại Nam của đại gia Ưng Thi, ông này làm chủ cả 2 rạp ciné nổi tiếng: Đại Nam và Rex.
Trong lúc các rạp ciné của Sài Gòn thuở ấy được xếp vào hàng top chỉ đếm trên đầu ngón tay thì rạp Đại Nam của ông Ưng Thi là một “gã khổng lồ” của làng giải trí môn “nghệ thuật thứ bảy”. Ông Ưng Thi nổi tiếng không phải chỉ vì giàu có, đại gia tiền tỉ thời bấy giờ và làm chủ rạp ciné hiện đại mà còn vì ông có đứa con trai ăn chơi khét tiếng. Cậu thiếu gia này vướng vào ma túy, đã qua giai đoạn chích vì hỗn hợp xì ke dạng nước chích vào tĩnh mạch qua máu không còn đủ phê mà cậu ta “hít” trực tiếp dạng bột qua đường mũi. Cậu ta “hít” không còn cữ mà “hít” liên tu bất tận đến đỗi đã…bay luôn cái lỗ mũi mà vẫn chưa chết. Về sau do không còn mũi để “hít” nữa nên cậu thiếu gia mới chết.
Rạp Đại Nam “hùng cứ” khu vực trung tâm Sài Gòn, chiếu phim thường trực, và phim nào cũng chọn lọc, có phụ đề Việt Ngữ. Máy lạnh của rạp Đại Nam lúc đó thuộc loại tối tân, ai không chịu được lạnh mà ngồi xem phim chừng nửa tiếng là lạnh cóng, phải bước ra trước “xả đá” một lúc rồi mới bước vô xem tiếp. Người đi đường giữa buổi trưa nóng bức, muốn tìm không khí mát mẻ “giải nhiệt” thì bước vào sảnh của rạp đi một vòng xem hình vẽ quảng cáo phim treo đầy trên tường nghe hơi mát từ trong rạp bay ra lập tức nghe trong người sảng khoái, cảm giác thơ thới, trước khi tiếp tục cuộc hành trình “bát” phố. Ghế ngồi của rạp Đại Nam bọc nệm, rộng, vừa xem phim mà buồn ngủ ngã người ra sau thành ghế rộng đánh một giấc cũng rất đã đời.
Do rạp hiện đại, chiếu phim chọn lọc nên khán giả của rạp Đại Nam đều là dân trí thức, học sinh, sinh viên con nhà khá giả và những cặp tình nhân sành điệu thuộc giới quý tộc mới bước vào.
Nhiều người vẫn nhớ tới rạp Đại Nam vì có ấn tượng khó quên khi một lần xem phim tại đây. Đó là phim Pillow Talk do cặp tài tử lừng danh Rock Hudson và Doris Day đóng vai chính. Phim đang chiếu ngon lành thì bỗng…dừng một cách ngang xương, chờ đợi khá lâu phim không tiếp tục chiếu được chủ rạp bèn cho nhân viên phòng máy chiếu đỡ… phim khác cho khán giả xem rồi hồi sau phân giải. Sự cố này đúng là không ai mong muốn và nó xảy ra bởi anh chàng có nhiệm vụ đi giao cuộn phim tiếp theo cho từng rạp (mỗi rạp chiếu lệch giờ để phim kịp chuyển tới) không biết sao đã làm rơi mất cuộn phim trên đường đi. Báo hại không chỉ rạp Đại Nam ngưng chiếu mà các rạp khác cũng lâm cảnh họa tai bất ngờ. Mãi về sau có lẽ được nhập cuộn phim khác nên các rạp mới đồng loạt chiếu lại trọn bộ phim Pillow Talk nói trên.

Đường Tự Do lúc đó ( Đồng Khởi ) sau này là con đường nhỏ, ngắn chạy từ Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Vương cung Thánh đường xuôi về Bến Tàu hay còn gọi là Bến Bạch Đằng. Đường Tự Do trước đó nữa có tên Tây là Catina tuy nhỏ, ngắn nhưng rất đẹp, sang trọng bởi khu vực này là nơi buôn bán sầm uất, nhiều cửa hàng vải, giày, nữ trang, tiệm may, sơn mài có thương hiệu, khách nước ngoài tới lui nườm nượm. Trên đường này có rạp ciné Catina bây giờ đã mất dấu, rạp nằm trong một hành lang nhỏ từ Tự do đâm ra Nguyễn Huệ (Chaner). Rạp Catina là rạp cinéma đầu tiên chiếu phim thường trực ở Sài Gòn và hầu như chỉ dành cho Tây, Đầm và giới thượng lưu có đặc điểm bán vé xem phim đồng hạng 10đ/vé có “chế độ” khuyến mãi nếu mua một xấp 10 vé để xem bất cứ lúc nào sẽ được bớt 20 đồng, nghĩa là thay vì 100 đồng thì còn 80 đồng. Rạp cinéma Catina có thể xem là rạp xi nê “tí hon” ở Sài Gòn, nó còn “nhỉnh” hơn cả rạp mini Rex sau này. Rạp Catina sau đó bị phá, xây lại thành vũ trường Au Chalet rồi sau nữa là vũ trường Đêm Màu Hồng. Chính ở đây ban nhạc Phượng Hoàng ra đời chơi đêm vũ trường khai trương, về sau có thêm một thành viên là sĩ Elvis Phương.
Cách đó không xa, nằm chếch cửa Tây chợ Bến Thành trên đường Lê Thánh Tôn (đường một chiều), một con đường sang trọng, đẹp nhất nhì Sài Gòn là rạp Lê Lợi. Rạp này nhỏ, so với rạp Đại Nam chắc đứng hạng B, nằm sâu bên trong cửa vào có khu vực bán vé bên tay trái. Rạp Lê Lợi “chuyên trị” phim cũ chọn lọc và khán giả của rạp hầu hết là học sinh, sinh viên ngày thường thì cúp cua rũ nhau vào đây tình tự. Ngày đó tôi cũng thường lang thang vào buổi trưa và thường tấp vào rạp xem những phim cũ mà mình ưa thích muốn xem lại, học sinh, sinh viên hồi đó nếu là nữ đi học mặc áo dài trắng, cúp cua vào xem phim nếu không đi với bạn trai thì rũ nhau từng nhóm 2-3 cô mặc áo dài, ôm cặp sách vào xem phim tỉnh bơ còn…chọc trai rồi bấm eo lưng nhau cười nữa mới ghê! Rạp mang không khí rất dễ thương và có đặc điểm nếu không kịp xem phim đang chiếu ( vì cứ chiếu khoảng 3 ngày là rạp đổi phim) thì chịu khó chờ, thời gian ngắn sau thế nào rạp cũng chiếu phim đó lại và thường có lịch chiếu để khán giả tạt qua theo dõi, chờ đón xem phim nên rất thuận lợi.
Nằm song song với đường một chiều Lê Thánh Tôn là đại lộ Lê Lợi, con đường rộng và đẹp nhất Sài Gòn khi tôi từ quê lên Sài Gòn học THPT. Đại lộ Lê Lợi thủa tôi mới lên Sài Gòn có rất nhiều me, loại cổ thụ, đầu mùa mưa, những hàng me dài, nằm thẳng hàng vào mùa thay lá non đẹp tuyệt vời trong nắng ban mai và rợp bóng mát vào buổi trưa, buổi chiều nắng xế. Bên tay phải đường Lê Lợi gần bệnh viện Sài Gòn (Bệnh viện Đô Thành) sát nhà hàng Thanh Bạch là rạp Vĩnh Lợi. Đây cũng là rạp hạng C, khán giả nam, phụ, lão, ấu đều vào xem được bất cứ lúc nào vì rạp chiếu phim thường trực. Rạp Vĩnh Lợi nhỏ, vệ sinh kém và đặc biệt có rất nhiều “pê đê”. Lúc nhỏ tôi thường vào đây xem phim, thổi ác- mô- ni -ca chống đói ( ăn bánh mì kẹp thịt) và ngủ trưa, có một lần đang ngồi xem phim trong ghế cây, bất ngờ nghe thấy một bàn tay nhám nhúa đưa qua sờ đùi mình, tôi rợn tóc gáy không kịp nhìn sang bên cạnh coi mặt mũi gã “pê đê” này thế nào, chỉ nhanh chóng rời ghế, bỏ xem phim giữa chừng đi vội ra cửa và từ đó tôi cạch xem phim ở rạp Vĩnh Lợi dù vé xem phim ở đây rất rẻ.
Rời rạp Lê Lợi đi xuôi theo Lê Thánh Tôn về hướng Công lý rồi rẽ tay phải, nằm ngay góc Lê Lợi-Công Lý đối diện với nhà hàng Thanh Thế là rạp Asam. Đây cũng là rạp hạng B, nhưng vì Asam phiên âm gần giống như Á Sẩm nên học trò thời đó thường gọi là rạp Á Sẩm. Không biết có phài vì bị gọi trại tên rạp thành Á Sẩm nghe có vẻ quái dị nên về sau chủ rạp đổi lại thành rạp Hồng Bàng. Nhưng rồi theo thời gian, rạp này cũng không còn tồn tại theo sự phát triển rất nhanh của Sài Gòn thời đó.
Dần tới ngã tư Lê Lợi-Pasteur, ngay góc đường bên tay trái là rạp Casino Sài Gòn. Đây là một rạp chiếu phim hạng B thường chiếu nhiều phim chưởng Hồng Kông, phim võ thuật rất hay. Đây là thời của Khương Đại Vệ, Địch Long, Lý Tiểu Long… Nói tới rạp Casino Sài Gòn mà không nói tới hẻm ăn uống Casino sát kề bên rạp là một thiếu sót lớn. Con hẻm này là hẻm cụt, nhưng có nhiều hàng quán bán thức ăn hương vị miền Bắc như phở, bún chả, bánh tôm chiên, bún than, bún mộc…rất ngon. Thời học sinh, sinh viên ở Sài Gòn hầu như ai cũng biết con hẻm ăn uống này và nếu sau khi xem phim ở rạp Casino Sài Gòn ra mà không đưa “đào” sang con hẻm ăn uống kế bên vừa nhâm nhi bún chả, bún than vừa tâm sự thì xem như không phải là dân… sành điệu.

Từ rạp Casino Sài Gòn đi xuôi theo đường Lê Lợi, tới ngã tư Lê Lợi-Nguyễn Huệ nằm bên tay trái là rạp Rex. Đây là rạp xi nê lớn và hiện đại nhất thời bấy giờ vì không chỉ máy lạnh tối tân mà có thang cuốn lần đầu tiên ở Sài Gòn. Rạp Rex xây dựng sau rạp Đại Nam cũng của ông Ưng Thi, khai trương năm 1962 và bộ phim chiếu ngày khai trương rạp cũng là bộ phim hoành tráng: Ben Hur. Ngày khai trương rạp Rex hồi đó là một sự kiện của làng giải trí có thể gọi sự kiện này là 1 trong 3 theo cách nói của quảng cáo. Thứ 1 là rạp Rex mới tinh, hiện đại, nằm ngay trung tâm Sài gòn, trước mặt là công viên rất đẹp, cạnh Tòa đô chính ( nay là UBNDTP ) vị thế đắc địa. Thứ 2 là bộ phim Ben Hur hoành tráng, loại phim màu Easmancolor, màn ảnh rộng hồi đó gọi là “đại vĩ tuyến”. Thứ 3 là thang cuốn rất lạ. Hôm khai trương rạp Rex tôi có đi xem phim Ben Hur nhưng không chứng kiến việc sau này thành tin đồn. Số là trong ngày trương rạp Rex khán giả đi xe đông nghìn nghịt, có một nữ sinh mặc áo dài trắng đi xem phim với bạn trai khi bước lên thang cuốn lần đầu tiên lóng cóng thế nào đã để vạt áo dài bị g cuốn…cuốn luôn nên rách toạt. May là bạn trai nhanh trí cởi ngay áo sơ mi khoác lên người cô gái. Tất nhiên cả hai không còn lòng dạ nào mà xem phim được nữa nên trở xuống bằng cầu thang bộ kêu taxi “đưa em về” với kỷ niệm nhớ đời.

Từ rạp Casino Sài Gòn đi xuôi theo đường Lê Lợi, tới ngã tư Lê Lợi-Nguyễn Huệ nằm bên tay trái là rạp Rex. Đây là rạp xi nê lớn và hiện đại nhất thời bấy giờ vì không chỉ máy lạnh tối tân mà có thang cuốn lần đầu tiên ở Sài Gòn. Rạp Rex xây dựng sau rạp Đại Nam cũng của ông Ưng Thi, khai trương năm 1962 và bộ phim chiếu ngày khai trương rạp cũng là bộ phim hoành tráng: Ben Hur. Ngày khai trương rạp Rex hồi đó là một sự kiện của làng giải trí có thể gọi sự kiện này là 1 trong 3 theo cách nói của quảng cáo. Thứ 1 là rạp Rex mới tinh, hiện đại, nằm ngay trung tâm Sài gòn, trước mặt là công viên rất đẹp, cạnh Tòa đô chính ( nay là UBNDTP ) vị thế đắc địa. Thứ 2 là bộ phim Ben Hur hoành tráng, loại phim màu Easmancolor, màn ảnh rộng hồi đó gọi là “đại vĩ tuyến”. Thứ 3 là thang cuốn rất lạ. Hôm khai trương rạp Rex tôi có đi xem phim Ben Hur nhưng không chứng kiến việc sau này thành tin đồn. Số là trong ngày trương rạp Rex khán giả đi xe đông nghìn nghịt, có một nữ sinh mặc áo dài trắng đi xem phim với bạn trai khi bước lên thang cuốn lần đầu tiên lóng cóng thế nào đã để vạt áo dài bị g cuốn…cuốn luôn nên rách toạt. May là bạn trai nhanh trí cởi ngay áo sơ mi khoác lên người cô gái. Tất nhiên cả hai không còn lòng dạ nào mà xem phim được nữa nên trở xuống bằng cầu thang bộ kêu taxi “đưa em về” với kỷ niệm nhớ đời.

CÓ 2 RẠP REX Ở KHU TRUNG TÂM SÀI GÒN
Ở ngay khu trung tâm Sài Gòn có tới 2 rạp Rex. Rạp Rex xảy ra sự cố “thang cuốn” là rạp Rex lớn, thời gian sau có thêm rạp Rex mini ngay bên cạnh cũng tối tân không kém rạp Rex lớn, giá vé đắc hơn, phim chọn lọc hơn và tất nhiên thiết kế ghế nệm dành cho những cặp tình nhân vừa xem phim, vừa thoải mái tâm sự không sợ người bên cạnh làm phiền. Tôi cũng có kỷ niệm với rạp mini Rex, và cuốn phim tôi đưa cô bạn gái ở Đà Lạt xuống chơi đi xem là phim Love Story, phim rất thơ mộng, lãng mạn và dĩ nhiên có nhiều cảnh xúc động làm nàng cứ khóc tấm tức. Nhưng hồi đó có tới 3 rạp Rex chứ không phải 2, một rạp Rex nhỏ nữa nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, đây là rạp “chân rết” của rạp Majestic. Vì là rạp phụ của rạp Majestic nên chuyên chiếu phim cũ của rạp chính, không khí trong rạp nóng bức và đặc biệt … hôi mùi nước tiểu vì toa-let không hiểu sao được thiết kế ngay cửa ra vào. Vào năm 1955 rạp Rex quái dị này bị đập bỏ để xây thành vũ trường Maxim ( không phải vũ trường Maxim bây giờ nằm trên đường Đồng Khởi). Vũ trường Maxim chia làm 2 tầng, tầng trên hoạt động vũ trường, tầng dưới phòng trà ca vũ nhạc do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đảm trách.
Đối diện với rạp Rex là rạp Eden cũng khá hiện đại, rạp này cửa chính nằm trên đường Tự Do ( bây giờ là Đồng Khởi), rạp này nằm trong hành lang Thương xá Eden hay còn gọi là Passage Eden. Rạp Eden có 2 tầng, dưới nhà dành cho khán giả cu ki ( đi một mình) hoặc những cặp vợ chồng tuổi trung niên, Ở tầng trên chia làm 2 khu vực gọi là balcon 1 và balcon 2, thiết kế của chủ rạp chủ có ý dành cho những cặp tình nhân trẻ đang trong thời kỳ “tìm hiểu” nên dàn ghế nệm đều có thành dựa rất cao người ngồi ghế sau không nhìn thấy người ngồi ghế trước nên những cặp tình nhân chọn 2 balcon này để vừa xem phim vừa rủ rỉ tâm sự và “tìm hiểu” không sợ ai quấy rầy. Vì sự kín đáo của “mô hình” xem phim balcon này mà hồi đó người ta gọi đùa khi mua vé ở khu vực này là mua vé “chuồng bồ câu”, có người ngại tiếng Việt, chơi luôn từ tiếng Tây “pigeonnier” rồi cầm vé kéo “em” đi thẳng…lên chuồng!

Đối diện với rạp Rex là rạp Eden cũng khá hiện đại, rạp này cửa chính nằm trên đường Tự Do ( bây giờ là Đồng Khởi), rạp này nằm trong hành lang Thương xá Eden hay còn gọi là Passage Eden. Rạp Eden có 2 tầng, dưới nhà dành cho khán giả cu ki ( đi một mình) hoặc những cặp vợ chồng tuổi trung niên, Ở tầng trên chia làm 2 khu vực gọi là balcon 1 và balcon 2, thiết kế của chủ rạp chủ có ý dành cho những cặp tình nhân trẻ đang trong thời kỳ “tìm hiểu” nên dàn ghế nệm đều có thành dựa rất cao người ngồi ghế sau không nhìn thấy người ngồi ghế trước nên những cặp tình nhân chọn 2 balcon này để vừa xem phim vừa rủ rỉ tâm sự và “tìm hiểu” không sợ ai quấy rầy. Vì sự kín đáo của “mô hình” xem phim balcon này mà hồi đó người ta gọi đùa khi mua vé ở khu vực này là mua vé “chuồng bồ câu”, có người ngại tiếng Việt, chơi luôn từ tiếng Tây “pigeonnier” rồi cầm vé kéo “em” đi thẳng…lên chuồng!

Đường Tự Do lúc đó ( Đồng Khởi ) sau này là con đường nhỏ, ngắn chạy từ Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Vương cung Thánh đường xuôi về Bến Tàu hay còn gọi là Bến Bạch Đằng. Đường Tự Do trước đó nữa có tên Tây là Catina tuy nhỏ, ngắn nhưng rất đẹp, sang trọng bởi khu vực này là nơi buôn bán sầm uất, nhiều cửa hàng vải, giày, nữ trang, tiệm may, sơn mài có thương hiệu, khách nước ngoài tới lui nườm nượm. Trên đường này có rạp ciné Catina bây giờ đã mất dấu, rạp nằm trong một hành lang nhỏ từ Tự do đâm ra Nguyễn Huệ (Chaner). Rạp Catina là rạp cinéma đầu tiên chiếu phim thường trực ở Sài Gòn và hầu như chỉ dành cho Tây, Đầm và giới thượng lưu có đặc điểm bán vé xem phim đồng hạng 10đ/vé có “chế độ” khuyến mãi nếu mua một xấp 10 vé để xem bất cứ lúc nào sẽ được bớt 20 đồng, nghĩa là thay vì 100 đồng thì còn 80 đồng. Rạp cinéma Catina có thể xem là rạp xi nê “tí hon” ở Sài Gòn, nó còn “nhỉnh” hơn cả rạp mini Rex sau này. Rạp Catina sau đó bị phá, xây lại thành vũ trường Au Chalet rồi sau nữa là vũ trường Đêm Màu Hồng. Chính ở đây ban nhạc Phượng Hoàng ra đời chơi đêm vũ trường khai trương, về sau có thêm một thành viên là sĩ Elvis Phương.
Từ đường Tự Do xuôi về Bến Bạch Đằng, ngay góc Tự Do-Bến Bặc Đằng có rạp Majestic, đây là rạp ciné sang trọng mang phong cách Tây, chuyên chiếu phim Tây cho Tây xem ( không phải là khách sạn Majestic) gần đấy. Rạp Majestic sau này được đập phá xây lại thành vũ trường Maxim’s mới. Vũ trường này vẫn tồn tại cho tới bây giờ.
Từ đây vòng qua khu vực Chợ Cũ, nằm trên đường Nguyễn Văn Sâm là rạp Kim Châu, đây là rạp hạng B, khi khai trương cũng khá xôm tụ, chiếu phim Tây, Tàu và về sau là nơi đóng đô của các đoàn cải lương. Ngược lên đường Tôn Thất Đạm thì có rạp Nam Việt thuộc loại bình dân, xuống cuối Công Lý –Nguyễn Công Trứ thì có rạp Cathay hầu như chỉ dành riêng cho con nít, chính là địa bàn hoạt động của những nhóc tì giang hồ đánh giày nơi mà sau này “thằng bé đánh giày” Trần Đại làm thống lĩnh rồi trở thành Đại Cathay, một trùm giang hồ khét tiếng xưng hùng xưng bá một thời trước năm 1975. Xa hơn một chút về phía Cầu Ông Lãnh, Cầu Muối thì có rạp Cầu Muối nằm trên đường Bến Chương Dương, ngược lên đường Yesin thì có rạp Diên Hồng về sau dành cho cải lương Hồ Quảng mà đoàn cải lương tuồng cổ Đồng Ấu Minh tơ thường xuyên đóng đô. Có một rạp ciné mà nhiều người lãng quên nằm trong Khu Dân Sinh đó là rạp Dân Sinh, một rạp hạng C, sử dụng quạt trần, ghế cây mà ngày nhỏ còn học trường Nguyễn Văn Khuê nằm ở góc đường Nguyễn Thái Học-Phan Văn Tường tôi thường cúp cua vào xem phim. Rạp thường chiếu phim Ấn Độ về sau kết hợp ban ngày chiếu phim, ban đêm cho các đoàn cải lương trình diễn.
Từ đây trở ngược lại đường Phạm Ngũ Lão tới khu vực chợ Thái Bình. Đoạn đầu của Phạm Ngũ Lão là nơi đóng đô của các Tòa soạn báo, nhà phát hành, nhà xuất bản, đoạn cuối giáp với Cống Quỳnh là các rạp Thanh Bình nằm sát chợ Thái Bình sau này sửa chữa đổi tên là rạp Quốc Tế, ngay vòng xoay chợ Thái Bình là rạp Khải Hoàn, một rạp hạng C và nổi tiếng về nạn móc túi, ai đần đây xem phim mà chưa từng bị móc túi là coi như chưa nếm mùi của rạp Khải Hoàn ngoài sự nóng bức thường xuyên vì rạp không có máy lạnh. Xuôi theo Cống Quỳnh về hướng Nguyễn Cư Trinh thì có rạp Thăng Long sau này là trường Sân khấu Điện ảnh, còn nằm trên đường Nguyễn Cư Trinh có rạp Alhambra. Ngược lên Cống Quỳnh-Nguyễn Trãi (Võ Tánh) cũ có rạp Quốc Thanh khá nổi tiếng về sau dành cho các đoàn cải lương trình diễn. Trên đường Lê Lai song song với Nguyễn Trãi có rạp Aristo. Sau năm 1954 rạp này không chiếu phim nữa mà chuyển qua sân khấu cải lương, nơi đoàn cải lương Kim Chung có tên là Tiếng chuông vàng Thủ đô bám trụ thường xuyên.
Nằm trên đường Cao Thắng, ngay ngã ba Cao thắng-Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần) là rạp Việt Long, đây là rạp hạng C, khoảng cuối năm 1974 được sửa lại, nâng cấp lên rạp hạng B và đổi tên là rạp Văn Hoa Sài Gòn, sau năm 1975 đổi thành rạp Thăng Long.
Ngay góc Cao Thắng-Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) là rạp Đại Đồng, đây là rạp bình dân, trước chiếu phim mà toàn phim cũ, giá vé cực kỳ rẻ. Sau hát cải lương. Phía đối diện với rạp Đại Đồng ngay con hẻm nhỏ có xe bán bò viên nổi tiếng gọi là bò viên Cao Thắng, mỗi chiều tối nam thanh nữ tú kéo nhau tới ăn nườm nượm. Nếu từ đây rẽ trái đi ngược theo hướng đường Phan Thanh Giản ( đường này 1 chiều) gần tới ngã bảy thì sẽ gặp rạp Long Vân, đây là rạp hạng B hút khách ghiền ciné vì quanh khu vực có các cư xá: Bàn Cờ, Đô Thành, Minh Mạng . Từ đây sang đường Trần Nhân Tôn- Vĩnh Viễn có rạp Thành Chung sau này là Mỹ Đô và tên mới nhất là Vườn Lài. Nếu di theo đường Cao Thắng-Trần Quý Cáp ngược lên hướng Lê Văn Duyệt ( Cách mạng Tháng 8 ), ngay góc Trần Quý Cáp-Lê Văn Duyệt khu vực Chợ Đủi là rạp Nam Quang. Rạp này cũng là rạp hạng C, ghế cây, chiếu phim đủ thứ. Đặc điểm của rạp Nam Quang cũng giống như rạp Vĩnh Lợi là có rất nhiều gã Pê đê đóng đô. Ai không bị những gã Pê đê này sờ soạn một lần là coi như chưa biết mùi rạp Nam Quang.
Nằm trên đường Cao Thắng, ngay ngã ba Cao thắng-Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần) là rạp Việt Long, đây là rạp hạng C, khoảng cuối năm 1974 được sửa lại, nâng cấp lên rạp hạng B và đổi tên là rạp Văn Hoa Sài Gòn, sau năm 1975 đổi thành rạp Thăng Long.

Ngay góc Cao Thắng-Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) là rạp Đại Đồng, đây là rạp bình dân, trước chiếu phim mà toàn phim cũ, giá vé cực kỳ rẻ. Sau hát cải lương. Phía đối diện với rạp Đại Đồng ngay con hẻm nhỏ có xe bán bò viên nổi tiếng gọi là bò viên Cao Thắng, mỗi chiều tối nam thanh nữ tú kéo nhau tới ăn nườm nượm. Nếu từ đây rẽ trái đi ngược theo hướng đường Phan Thanh Giản ( đường này 1 chiều) gần tới ngã bảy thì sẽ gặp rạp Long Vân, đây là rạp hạng B hút khách ghiền ciné vì quanh khu vực có các cư xá: Bàn Cờ, Đô Thành, Minh Mạng . Từ đây sang đường Trần Nhân Tôn- Vĩnh Viễn có rạp Thành Chung sau này là Mỹ Đô và tên mới nhất là Vườn Lài. Nếu di theo đường Cao Thắng-Trần Quý Cáp ngược lên hướng Lê Văn Duyệt ( Cách mạng Tháng 8 ), ngay góc Trần Quý Cáp-Lê Văn Duyệt khu vực Chợ Đủi là rạp Nam Quang. Rạp này cũng là rạp hạng C, ghế cây, chiếu phim đủ thứ. Đặc điểm của rạp Nam Quang cũng giống như rạp Vĩnh Lợi là có rất nhiều gã Pê đê đóng đô. Ai không bị những gã Pê đê này sờ soạn một lần là coi như chưa biết mùi rạp Nam Quang.
Nếu xuôi theo đường Lê Văn Duyệt qua khỏi trại giam Chí Hòa về hướng Hòa Hưng thì có rạp Thanh Vân cũng là một rạp hạng C và cũng có rất nhiều Pê đê đóng đô. Đi lên nữa về hướng ngã ba Ông Tạ đường Thoại Ngọc Hầu ( Phạm Văn Hai) vào chợ Ông Tạ thì có rạp Đại Lợi, rạp này cũng hạng C, chiếu phim Tây, Tàu. Hết đường Phạm Văn Hai ra Trương Minh Giảng (Lê Văn Sĩ) quẹo tay phải xuống gần chợ Trương Minh giảng có rạp Văn Lang, sau này đổi thành rạp Minh Châu. Rạp này chiếu những phim thường thường bậc trung nhưng hai bên rạp có những xe bán món ăn bình dân tuyệt chiêu nhứ bánh ướt, mì…theo hương vị Tàu. Món bánh ướt xe đẩy thì nước mắm rất ngon, ăn hết bánh ướt rồi còn chút nước mắm bưng húp cũng khóai khẩu. Riêng xe mì thì đặc trưng phía trước chỗ nồi nước lèo có bức tranh kiếng vẽ sự tích “Tam anh kết nghĩa vườn đào” trong tuyện Tam Quốc mà tôi rất mê. Nếu ngược Lê Văn Duyệt về hướng Hồng Thập Tự ngay khu bán bàn ghế có tiệm đồ gỗ nổi tiêng Phan Văn Nhị thì có rạp Olympic, rạp này thường chiếu phim Pháp, phim tôi được xem là “Le Mirage de la vie” do Sandra Dee đóng. Về sau rạp Olympic không chiếu phim nữa mà cho đoàn cải lương Kim Chung chuyển từ rạp Aristo đường Lê Lai về đóng đô biểu diễn hàng đêm. Từ ngã tư Lê Văn Duyệt-Hồng Thập Tự ngược ra hướng Sài Gòn, ngang qua Liên đoàn Lao Động TP bây giờ, phía đối diện là rạp Kinh Đô, đây là rạp hạng B, sạch sẽ, khang trang khán giả hầu hết là công chức nhưng chỉ hoạt động khỏang 4-5 năm thì Mỹ “mượn” làm trụ sở cơ quan USAID.
Gần tới chợ Bến Thành, ngay ngã ba Lê Văn Duyệt- Trương Định, góc Nguyễn An Ninh là rạp Long Thuận, đây là rạp hạng C, con nít vào xem phim nhiều hơn người lớn. Và tôi đã từng vào đây xem phim cao bồi mà phải ngồi xổm trên ghế cây để tránh bị… rêp chích. Ngay vòng xoay ngã sáu Lê Văn Duyệt-Gia Long ( Lý tự Trọng) gần tới Trương Định có một rạp ciné khá nổi tiếng chuyên chiếu phim thần thoại Ấn Độ, đó là rạp Long Phụng với những phim nổi tiếng một thời như: Sữa rừng thay sữa mẹ, Công chúa Thủy tề.
Rời rạp Long Thuận, băng qua bùng binh Quách Thị Trang tới góc đường Hồ Văn Ngà có rạp Long Duyên, chị em với rạp Long Thuận. Rạp hạng C, cũng toàn rệp và Pê đê, cả hai là nỗi ám ảnh cho những ai lỡ vào đây một lần rồi chạy mất dép. Trở lại với đường Gia Long, đoạn chạy qua Bệnh viện Đồn Đất thì có rạp Đồn Đất chuyên chiếu phim Tây. Ngược về khu vực Cầu Muối thì có rạp Đình Tân Kiểng mới đầu chiếu phim, sau dành cho mấy gánh hát bội. Qua cầu Ông Lãnh sang phía bên kia Khánh Hội đường Bến Vân Đồn có rạp Nam Tiến. Rạp nằm sâu trong một hành lang rộng bên cạnh đình Lý Nhơn. Đây là rạp chiếu phim gắn liền với tuổi thơ của tôi bởi khi ở quê lên năm 12 tuổi tôi ở hẻm Nam Tiến trong khu lao động lụp xụp cạnh “nhà hàng 7 căn” tức cầu tiêu công cộng dựng trên con rạch nhỏ. Tôi thường vào rạp Nam tiến xem phim cao bồi, từ thời kỳ phim câm, máy chiếu chạy than. Màn ảnh cứ bị răn cưa liên tục và cứ chiếu khoảng 1 tiếng thì hiện lên dòng chữ nhòe nhoẹt “ xin cáo lỗi, tạm nghỉ 5 phút để thay than”.
Rạp Nam Tiến gắn bó với tôi nhiều kỷ niệm, xa gia đình lúc còn quá nhỏ, tôi thường nhớ nhà, chiều chiều ra bờ sông Ông Lãnh ngồi khóc. Lúc đó sông Ông Lãnh nước không ô nhiễm như bây giờ, sạch trong, có nhiều chim hải âu bay lượn tìm mồi trên mặt sóng gợn lăn tăn và ngồi bờ bên này nhìn thấu bò bên kia vì thủa ấy hai bên bờ sông không có nhà. Tôi còn nhớ mỗi khi chiều tối, dù chiếu phim hay hát cải lương, người ta cũng phát nhạc đĩa 45 vòng, những bài hát của đôi song ca Ngọc Cẫm-Nguyễn Hữu Thiết mà tôi nhớ đến thuộc lòng, nhất là bài “Gạo trắng trăng thanh”. Rạp Nam Tiến toàn ghế cây, khán giả cũng toàn con nít, nên khi trên màn ảnh chiếu cảnh chàng cao bồi phi ngựa bắn súng tụi con nít đứng lên vỗ tay hoan hô, những chiếc ghế cây bật lên bật xuống kêu rầm rầm. còn hàng lang dẫn vao cửa rạp bán đầy các món ăn như cóc, ổi dầm, mía ghim, hột vịt lộn và quanh đấy là những tiệm chơi bi da, banh bàn. Tôi khoái nhất là chơi banh bàn, bởi trò chơi này không cần đối thủ, một mình mình chơi hai tay bên công, bên thủ bên “địch”, bên “ta” cũng rất sôi nổi, chỉ việc đá hết những trái banh xuống lỗ là xong.
Rạp Nam Tiến bây giờ cũng không còn nữa, con hẻm xưa cũng đã thay đổi quá nhiều đến không còn nhận ra nơi mảnh đất cũ ngày xưa tôi đã ở và con rạch nức tù động có cái “nhà hàng 7 căn” cực kỳ dơ bẩn, hôi hám. Thế mà những buổi tối tôi vẫn ngồi dưới cái bóng đèn tròn 75 Watt tù mù để học bài trong mùi hôi nồng nặc ấy.
Trở lại với khu quận 1, trung tâm của Sài Gòn về hướng Tân Định-Đa Kao thì ngay bên hông chợ Tân Định có rạp Kinh Thành. Rạp này thuộc hạng C nên tất cả đều không có gì đáng nói, sau khi quá ế không có khách xem phim dù giá vé cực rẻ, rạp Kinh Thành chuyển qua cho đoàn cải lương Hồ Quảng thuê. Vậy mà đêm đêm sáng đèn, vào giờ khách vào rạp và giản tuồng, khu vực chợ Tân định kẹt cứng. Ở sau chợ Tân Định, nằm trên đường Nguyễn Văn Thạch ít ai ngờ tới là có một rạp ciné mang tên Moderne. Rạp này nhỏ xíu chắc xếp vào loại hạng D, đặc điểm của rạp là lối đi vào đâm ngang hông, giữa các hàng ghế cây mỗi lần khách đứng lên, ngồi xuống gây thành tiếng động huyên náo cả rạp. Khán giả con nít nhiều hơn người lớn và chiếu phim cũ mèm, đứt liên tục. Đã vậy khán giả còn vừa chờ nối phim, vừa bị rệp cắn phải dùng tay đập chí chát cho… đỡ ngứa chứ thấy đường đâu mà bắt?


Nằm gần cuối đường Trần Quang Khải là rạp Văn Hoa còn gọi là Văn Hoa Đa Kao để phân biệt với Văn Hoa Sài Gòn, 2 rạp này cùng một chủ. Đây là rạp hạng B, thu hút giới học sinh, sinh viên, chiếu toàn phim mới và còn tồn tại tới bây giờ.
Cách đó không xa về hướng góc đường Đinh Tiên Hoàng-Hiền Vương (Võ Thị Sáu) là rạp Casino cạnh tiệm thạch chè Hiển Khánh nổi tiếng. Casino Đa Kao cùng chủ với Casino Sài Gòn, phong cách rạp cũng y vậy, chiếu phim cũng y vậy nên về sau này bị ế, cạnh tranh không lại với Văn Hoa ĐaKao nên dẹp tiệm. Cũng nằm cuối đường Đinh Tiên Hoàng hướng đi Cầu Bông, trong con hẻm nhỏ có rạp Asam, chắc cùng chủ với rạp Asam ở Pasteur. Rạp này nổi tiếng không phải vì chiếu phim hay hoặc đẳng cấp rạp hiện đại mà nhờ ăn theo…mì Cây Nhãn nằm gần đấy. Về sau mì Cây Nhãn dời về Ngã năm Bình Hòa, còn rạp Asam thì ngưng hoạt động vào khoảng cuối thập niên 60.

Từ Trần Quang Khải rẽ hướng cầu Kiệu xuôi theo Hai Bà Trưng (ngày xưa là Võ di Nguy) giáp với Phú Nhuận là rạp Văn Cầm, rạp này chắc cùng chủ với rạp Văn Cầm ở Nguyễn Biểu-Hàm Tử, đây là rạp loại C, cách rạp Văn Cầm không xa là rạp Cẩm Vân, cũng rạp loại C. Hai rạp này chẳng có gì đặc biệt, phim cũng chẳng hay nên họat động một thời gian rồi dẹp tiệm đến cái tên rạp như rạp Cẩm Vân cũng ít người còn nhớ, chẳng biết nó nằm ở đâu.
Cách đó không xa về hướng góc đường Đinh Tiên Hoàng-Hiền Vương (Võ Thị Sáu) là rạp Casino cạnh tiệm thạch chè Hiển Khánh nổi tiếng. Casino Đa Kao cùng chủ với Casino Sài Gòn, phong cách rạp cũng y vậy, chiếu phim cũng y vậy nên về sau này bị ế, cạnh tranh không lại với Văn Hoa ĐaKao nên dẹp tiệm. Cũng nằm cuối đường Đinh Tiên Hoàng hướng đi Cầu Bông, trong con hẻm nhỏ có rạp Asam, chắc cùng chủ với rạp Asam ở Pasteur. Rạp này nổi tiếng không phải vì chiếu phim hay hoặc đẳng cấp rạp hiện đại mà nhờ ăn theo…mì Cây Nhãn nằm gần đấy. Về sau mì Cây Nhãn dời về Ngã năm Bình Hòa, còn rạp Asam thì ngưng hoạt động vào khoảng cuối thập niên 60.

Từ Trần Quang Khải rẽ hướng cầu Kiệu xuôi theo Hai Bà Trưng (ngày xưa là Võ di Nguy) giáp với Phú Nhuận là rạp Văn Cầm, rạp này chắc cùng chủ với rạp Văn Cầm ở Nguyễn Biểu-Hàm Tử, đây là rạp loại C, cách rạp Văn Cầm không xa là rạp Cẩm Vân, cũng rạp loại C. Hai rạp này chẳng có gì đặc biệt, phim cũng chẳng hay nên họat động một thời gian rồi dẹp tiệm đến cái tên rạp như rạp Cẩm Vân cũng ít người còn nhớ, chẳng biết nó nằm ở đâu.
Gửi ý kiến của bạn