BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73229)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sống Nơi "Đất Dữ"

03 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 1549)
Sống Nơi "Đất Dữ"
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Dạo này cứ đến 23 giờ đêm, tôi lại mở radio nghe đọc chuyện dài kỳ " Đất dữ" của Aimado. Không rõ tác giả viết vào thời kỳ nào mà cảnh sống của con người nó giống chỗ tôi đang tá túc đến thế. Khác chăng là không có những đồn điền cây Ca cao mà thôi. Còn thì đủ thứ chuyện giống như trong sách miêu tả. Vâng ! tôi đang ở Thủ đô Hà Nội. Mong bạn đọc thông cảm cho phép tôi không được tiết lộ địa chỉ cụ thể nơi ở vì những lí do hết sức nhạy cảm. Nào là công an, an ninh. Nào là bọn bảo kê đầu gấu... Những thế lực này luôn hành xử bằng bạo lực không ghê tay với bất kỳ ai mở lời trái ý hoặc tỏ ra mình là người đứng đắn.

Hai dãy nhà trọ "cấp 6". Mỗi phòng rộng trên dưói chừng 10 m2, xây bịt bùng cao khoảng 3m, chỉ chừa một cửa ra vào đủ lọt người. Mái lợp bằng Phê rô xi măng và lát trần là những tấm cót ép mốc ải. Trên đấy là thế giới của họ hàng nhà chuột mà đêm nào tôi cũng phải nghe chúng chạy rượt đuổi ầm ầm và tiếng cắn nhau chí choé. Một buồng vệ sinh kiêm phòng tắm dùng chung cho tất cả mọi người. Đặc điểm chung của hai dãy nhà trọ này là: Nắng thì như lò nung. Mưa thì trong như ngoài. Hai tấm ván nằm khó tìm được nơi kê khô ráo. Được cái giá cả phải chăng, chỉ 300.000đ một phòng cộng thêm 20.000đ tiền nước. Riêng tiền điện hơi đắt, trên 2.000đ/1Kw. Đầu dãy nhà là hai quán bán càphê giải khát. Đêm đến mới chăng ra hai biển hộp lập loè đén xanh đỏ. Cư dân chính phần đông là nhân viên của hai quán đó. Các cô gái trên dưới hai mươi tuổi ăn mặc như những người mẫu biểu diễn thời trang. Chiều lại khoe những cặp đùi săn chắc, tròn lẳn và cố ý để lộ bộ ngực chực tấn công rung rinh đầy gợi cảm.

Phía cuối dãy là tôi và một vài người nữa có thu nhập thấp và không thường xuyên thuê. Đã sang thế kỷ hai mốt, ngày nào cũng được nghe các vị lãnh đạo và đài báo khoe khoang về sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Dường như chuyện ấy không ảnh hưởng gì tới nơi tôi ở. Thu nhập của tôi trên dưới 3.000.000đ/tháng . Dù đã tính toán chi li, chi tiêu rất tằn tiện, vậy mà cuối tháng nào tôi cũng phải " Vắt chân lên cổ, chặt đầu cá vá đầu tôm". Nói chi đến người có thu nhập trên dưới 1.000.000đ/tháng thì cuộc sống của họ vất vả biết nhường nào. Nhưng thôi, cứ " Trường thiên tiểu thuyết" mãi chuyện này không khéo lại mang tiếng nói xấu chế độ. Dẫu sao chúng ta cũng là công dân được sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa vô cùng ưu việt. Muốn ăn cướp đánh đĩ gì gì cũng được. Miễn là đừng thể hiện lòng yêu nước và tinh thần xây dựng tiến bộ xã hội mà chuốc hoạ vào thân.

Hồi đầu mới thuê trọ, tôi cứ như người trên trời rơi xuống. Hàng ngày phải chứng kiến các cô gái xinh tươi mơn mởn như con cháu mình phải làm nghề " Bán thân đổi mấy đồng xu. Một ngày xé túi cao su mấy lần" mà không khỏi động lòng trắc ẩn. Sau này " Đầu hôm chạm vai, sớm mai chạm mặt" cũng quen dần. Ngay cả khi nhìn thấy bơm tiêm của cô nào đó nghiện chích vứt ngổn ngang trong buồng vệ sinh tôi cũng không rùng mình ngạc nhiên nữa. Không biết tự bao giờ ? người dân VIệt Nam quen ứng xử " Sống chung với đủ mọi thứ" Dẫu đấy là điều xấu xa tệ hại nhất. Và tôi cũng không ngoại lệ. Có khách tới, các cô gái í ới hồn nhiên gọi nhau đi làm vui vẻ như ngày xưa chúng tôi rủ nhau tham gia sinh hoạt đoàn vậy. Giá một nhát "Tầu nhanh" các cô "Chặt" 100.000đ cộng với 30.000đ tiền phòng vị chi là 130.000đ. Còn giá qua đêm thì phải thoả thuận vì không có giá sàn. Khách có thể gặp chủ và thoải mái chọn bông hoa nào mình thích hái. Kinh tế đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng lạm phát. Giá cả sinh hoạt tăng vùn vụt. Nhưng các cô gái làm nghề này vẫn kiên trì cầm giá ổn định. Cũng nhờ thế mà đời sống " Xã hội tươi mát" ngày đêm vẫn rậm rịch quan khách dập dìu. Trên thế giới này có đâu sung sướng vô tư bằng Việt Nam cơ chứ. Vừa rồi tôi có nghe một đài nước ngoài đưa tin Việt Nam đã xuất khẩu nghề này sang Nhật. Một nam công dân đất nước mặt trời mọc đã chế riễu chàng trai con lạc cháu rồng làm cùng công ty rằng " Con gái Việt Nam sang Nhật hầu hết làm điếm" . Mới nghe, công dân nuớc VIệt định đem món võ tổ truyền Bình Định dạy cho võ sĩ SaMuRai một bài học. Song anh ta đã kịp trấn tĩnh, chuyển màu mặt từ đỏ sang tái và cúi gằm xuống. Vì thực tế mà võ sĩ Samurai nêu lên là không thể chối cãi. Thói quen ứng xử " Sống chung với nỗi nhục" đã được công dân Việt Nam này áp dụng rất nhuần nhuyễn.

Cô gái bên cạnh phòng tôi tên là TH. Đã học xong lớp 12. Cô tâm sự với một bà cụ ở trông cháu cho con rằng: Gia đình cô ở một tỉnh phía Bắc. Đất đai nhà cô bị nhà nước thu hồi để làm khu công nghiệp hay sân gôn gì đấy. Ra khu tái định cư, số tiền được đền bù không đủ để làm lại nhà cửa. Bố mẹ cô đành phải cầm bìa đất mới cấp cho ngân hàng và nợ... ngày càng chồng chất. Không biết làm sao để sống, cô liền tập con thằn lằn tự cắn đuôi mình. Lúc đầu còn e ngại nhưng sau đó quen dần và trở thành khôn ngoan trong cách khai thác " Vốn tự có". Nhờ có nhan sắc và vóc người khoẻ khoắn nên thu nhập của cô khá cao. Mỗi tháng trừ tiền ăn uống và nạp một nửa cho chủ vẫn còn để ra gần chục triệu gửi về giúp bố mẹ. Gia đình cô nay đã thoát nợ và cuộc sống đang ngày càng được caỉ thiện. Cô giấu nghề không cho bố mẹ biết. Nên hai cụ ở nhà cứ hồn nhiên khoe sự tài giỏi của con gái mình và không quên cảm ơn Đảng, chính phủ có đường lối lãnh đạo sáng suốt. Đã tạo cho con gái các cụ phát huy tài năng trong công việc và có thu nhập cao. Nghe được chuyện, một hôm tôi lấy hết can đảm lân la hỏi TH .

- Nghe nói hoàn cảnh nhà TH khó khăn lắm phải không ?
- Vâng ! Nhưng nói ra để làm gì.
- TH có thể chia sẽ với chú được không ?
- Làm được gì hả chú ? Cháu sẽ tự giải quyết lấy.

Câu chuyên đứng đắn phải Stop vì thái độ trả lời dứt khoát ấy. Tôi chuyển sang giọng bông lơn trêu đùa:
- Thu nhập cao thế là phải đóng thuế cho nhà nước đấy.

TH cong cớn môi, trừng mắt :
- Đừng hòng, của cháu chứ có phải của Đảng và nhà nước đâu. Mà cháu cũng đã nạp tiền cho chủ để làm luật với công an chính quyền rồi đấy, không ít đâu chú ạ. Có thế họ mới cho chúng cháu yên ổn làm ăn.

... Cách đây không lâu, một người bạn làm công tác văn hoá rủ tôi đi tắm biển. Mải mê đùa với sóng, tôi không biết anh bạn trở về phòng từ lúc nào. Khi tôi lên phòng thì đã thấy anh bạn ở cùng một cô bé chừng 14, 15 tuổi. Bạn tôi háy mắt :

- Hay lắm ! Cậu làm một nhát cho biết đời.

Tôi sững người gườm gườm nhìn bạn. Sợ cô bé mất hứng nên tôi liền thay đổi thái độ. Miệng khen cô bé xinh nhưng ruột tôi như đang bị ai vò. Chao ôi! một nụ hoa chưa hé, một trái ngọt đang xanh éo thế này mà đã bị sóng gió cuộc đời vùi dập. Tôi thở dài hỏi cô bé.

- Cháu còn bé thế mà đã đi làm nghề này để làm gì ?
- Cháu lấy tiền mua sách giáo khoa !

Trời đất ơi ! Câu trả lời hồn nhiên của cô bé gái như một mũi dao nhọn sắc chích vào tim tôi. Biết là "Đừng nghe ca ve kể chuyện đừng nghe con nghiện trình bày". Nhưng trong trạng huống này thì tôi phải tin 100% câu trả lời của cô bé là sự thật. Tôi mỏ ví lấy ra năm chục ngàn đưa cho cô bé và nói như một kẻ mất hồn:

- Cháu cầm lấy mà mua sách, về đi, đừng làm cái nghề này nữa.

Tay tôi run bắn, mặt tái nhợt người như muốn ngã khuỵu. Cô bé nhón tay cầm tiền, nhỏ nhẹ cảm ơn rồi rón rén bước ra ngoài. Không khí trong phòng tôi lúc ấy ngột ngạt như mắt bão.

Nỗi niềm cuộc tắm biển chưa nguôi ngoai thì mới đây tôi lại gặp một trường hợp đặc biệt khác. Thấy các cô gái nơi tôi ở khua tay ra hiệu cho một đồng nghiệp rồi cười như nắc nẻ. Hỏi ra mới biết cô ca ve này bị câm điếc. Không dằn lòng được, tôi khuyên các cô gái đừng trêu cô ấy nữa. Tôi gặp bà chủ đề nghị :

- Tôi sẽ cho cô ấy năm chục ngàn. Bà cho cô ấy đến phòng tôi. Tôi muốn hỏi chuyện cô ấy chứ không làm gì cả.
- Bác muốn làm gì cũng được. Tuỳ bác. Nhưng giá cứ phải một trăm ngàn.

Lòng trắc ẩn từ bi của tôi bị xúc phạm song không làm gì được với thái độ lạnh tanh của bà chủ đã sống quen với " Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" . Tôi đồng ý giá một trăm ngàn. Bà chủ dẫn cô gái tới. Cô liếc mắt nhìn tôi nở nụ cười tình tứ. Tôi ra hiệu bảo cô gái cứ để cửa thế nhưng cô cương quyết đóng lại. Tôi rót nước mời cô và châm lửa hút thuốc. Biết hỏi chuyện cô gái vừa câm vừa điếc bằng cách nào bây giờ ? Tôi ngồi như tượng rít thuốc. Khói thuốc mù mịt cả gian phòng làm cho cô gái khuyết tật phaỉ giơ tay ra hiệu không chịu nổi. Để lấy lòng cô gái. Tôi đem máy ảnh ra chụp cho cô ấy mấy kiểu. Cô ấy xem ảnh mình và tỏ ra vui lắm. Tôi ra hiệu hỏi cô ấy có biết chữ không ? Cô ấy gật đầu. Tôi mừng rỡ lấy ra một tờ giấy và hai cái bút. Tôi màu đen còn cô ấy màu xanh. Cuộc đối thoại bằng chữ nghĩa bắt đầu:

- Tên em là gì ?
- Thị Thuỷ
- Quê em ở đâu.
.... Cười....
- Em có chồng chưa ?
... Một dòng chữ loằng ngoằng không hiểu nổi.
- Em làm nghề này lâu chưa ?
... Lại thêm một dòng chữ loằng ngoằng nữa.

Hoá ra cô ấy chỉ viết thạo hai chữ tên mình mà thôi. Tôi chán nản buông bút nghệt mặt trước trang giấy. Cô gái câm cũng thả bút cầm lấy điện thoại di động của tôi tỉ mẩn lau chùi. Không ngờ cô ta lại thao tác sử dụng điện thoại thành thạo đến thế. Cả cái Sam Sung và cái Nokia cô ta đều mở máy và tìm tới mục trò chơi rất nhanh. Thấy cô ta vui. Tôi cứ để cho cô ấy nằm nghịch máy điện thoại cho tới khi bà chủ gõ cửa gọi cô ấy về. Nhân chuyện đùa như thật này, tôi đã được bà chủ cho phép chụp chơi mấy kiểu ảnh của các cô nhân viên khác. Nhờ vậy mới có ảnh minh hoạ cho bài bút ký này. Giá một trăm ngàn cũng không đắt lắm nhỉ ?

Sáng hôm sau, tôi đi ăn sáng về thì thấy cô bé câm ngồi trước dãy nhà, hai mắt rưng rưng. Một người quen nhanh nhẩu nói với tôi:

- Bác ơi ! Cô ấy hồi đêm đi khách bị đánh.
- Ai đánh ?
- Khách đánh.

- Tôi đến gần cô gái câm ra hiệu hỏi thăm. Cô chìa cánh tay trái còn in dấu móng một bàn tay làm tróc da thịt. Mới nhìn tôi ngỡ là bị răng cắn nhưng không phải. Tôi hỏi cô trong nguời có bị đánh không ? Cô gật đầu bảo có. Tôi ra hiệu bảo cô ấy đến phòng vén áo cho tôi xem vết thương nhưng cô ấy bẽn lẽn không đồng ý. Tôi tìm gặp bà chủ để phản ảnh vụ việc này. Bà chủ nghe xong cũng không nén nổi giận:

- Em không biết chuyện này chứ không thì thằng cha khách đó no đòn với em.

Câu nói của bà chủ cũng làm cho tôi giảm bớt một phần sôi sục. Cùng lúc một ý nghĩ không hay ho lắm xuất hiện trong đầu tôi. " Ta sống nơi đất dữ, sôi sục để làm gì, đau khổ thành cơm bữa, thôi chấp nhận quen đi"

Một cô gái bị tật nguyền cũng phải đi làm nghề " Khai thác vốn tự có" để tồn tại thì còn nói chuyện gì nữa.

Hỡi chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt của chúng ta ơi !

Hà Nội những ngày mùa thu u ám

25/8/2008.
Văn Đạt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn