BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77544)
(Xem: 63341)
(Xem: 40789)
(Xem: 32422)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mùi Quá Khứ

12 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 11416)
Mùi Quá Khứ
527Vote
41Vote
34Vote
22Vote
11Vote
4.535


Cuộc đổi chác coi như đã xong, hai bên chủ khách hồ hởi vui vẻ xởi lởi chào nhau. Chương nóng lòng không biết bên mình đã tới đến đâu thì nghe tên gác phía ngoài la lớn rồi có tiếng súng nổ. Nhanh chư cắt anh lùi mình về phía cửa sau, trong khi hai bên chủ khách còn đang gườm nhau thủ thế thì Chương giật tung cửa, phóng ra ngoài, còn kịp nện một đá cho tên canh cửa ngã lăn bất tỉnh.

Anh nhanh nhẹn luồn lách ra địa điểm mình đã chọn. Chương thấy lô nhô từng nhóm với đủ loại quần áo khắp sân. Nép mình sau một gốc cây lớn Chương thấy hai gã người Lào cầm súng máy xả liên tục vào nhóm thợ rừng, một số người ngã lăn ra gào thét. Chương nghiến răng nhắm bắn một phát, viên đạn không đủ cự ly bay lệch nhưng đủ để làm rớt được khẩu súng thứ nhất, anh chạy tới mấy bước vẫy thêm phát thứ hai, lần này thì vô hiệu hoá hoàn toàn khẩu súng. Chương nhanh nhẹn ẩn mặt vào phía sau, vòng qua phía bên kia, tránh mấy tên đồng bọn của Ba Đen đang vật nhau dưới đất, anh nép mình sau cây cột, canh đủ để làm tắt ngỏm thêm khẩu súng máy thứ hai. Không buồn để ý đến tên cầm súng đang bò lê dưới đất, anh lui nhanh về phía rừng, nấp sau một lùm cỏ. Đồng đội anh trong nhiều sắc phục ùa đến lúc càng đông. Chương im lặng giấu mình trong đám cỏ. Bỗng có tiếng động khẽ sau lưng, Chương theo phản xạ lăn mình đi tránh được lưỡi dao nhọn từ sau đâm đến nhưng nó vẫn đủ sức làm bụng anh đau rát. Quay lại Chương nhìn thấy đôi mắt hằn máu của Ba Đen. Gã nghiến răng:

- Tao nghi mày lâu rồi.

Chương cười khinh bỉ:

- Vậy là mày hết sống.

Tài bắn súng chính xác cộng với một cự ly ngắn đã đưa Ba Đen nhanh chóng về cõi âm. Đôi mắt gã còn trợn trừng uất hận. Chương lui về phía sau, anh không muốn nhìn xác Ba Đen máu me dơ dáy. Đồng đội anh bây giờ dư sức tóm gọn cái bọn vô lại này, anh chỉ lo cho Tư Viễn, không biết anh ta thế nào. Chương lẫn thật nhanh sau mấy gốc cây, anh muốn tránh xa cái vòng lộn xộn đó. Chợt anh nhìn thấy một trong hai tên người Lào cũng đang tìm chỗ thoát như anh, khẩu súng Chương lại vung lên khi gã chưa kịp nhìn thấy Chương, và lại qụy xuống với đầu gối trái đầy máu.

Khi cuộc chiến đã chấm dứt, Chương bị còng tay với cái bụng và cánh tay băng bó, Viên đạn cuối cùng trong khẩu súng Chương đã tự nguyện ghim vào phần mềm cánh tay. Anh muốn tránh mọi cuộc trả thù. Đồng đội hiểu ý còng tay anh chung với cả bọn. Chương lầm lũi đi theo mọi người, hơi choáng váng vì mất máu. Chiếc xe chở gỗ khi nãy được mang đến chở những kẻ chết và bị thương của cả ba phía. Chương cũng ở trong số đó, anh nằm im vờ bất tỉnh.

Khi xe ra tới chợ thì Chương đã thấy hai xe đặc chủng chở tội phạm chờ sẵn. Một trong hai xe có người đứng canh, Chương biết chắc Phượng đã bị bắt. Từng nhóm được áp giải lên xe tù, Chương nhìn thấy Phượng cố rướn cổ lên nhìn qua khung cửa sắt bé tẹo trên thùng xe. Lại một lần nữa Chương mũi lòng khi bắt gặp cái nhìn hốt hoảng của Phượng khi thấy người anh băng bó. Chương giả vờ lủi thủi đi sau Tư Viễn, hai người bị còng chung với nhau. Do tội phạm nhiều nên chỉ những kẻ có máu mặt bị ấn vào thùng xe. Chương và Tư Viễn được đứng phía ngoài. Xe chạy một đoạn, hai người Công an nháy mắt với nhau, một quay lưng lại chen vào giữa Chương và Tư Viễn, một nhanh nhẹn luồn mở chiếc khoá còng ở tay Chương. Gần đến đại lộ kinh hoàng, qua một khúc quanh, xe chạy chậm lại, nhận được cái liếc mắt của đồng đội, Chương giật mạnh tay, hét vào tai Tư Viễn:

- Nhảy.

Và không đợi Tư Viễn trả lời, anh nhảy xuống, lăn tròn mình vào những súc gỗ nằm lăn lóc bên đường. Hình như Tư Viễn cũng nhảy theo, xe phía sau cũng có vài tên bắt chước. Súng nổ, rồi thêm một màn rượt đuổi. Chương biết chắc sẽ kết thúc nhanh vì chỉ có anh thoát khỏi còng tay. Một lúc sau Chương nghe tiếng chửi rủa:

- Mẹ cha tụi nó, trốn thoát một thằng rồi.

Xe lại tiếp tục lăn bánh. Chương dựa người vào súc gỗ, ê ẩm vì cú nhảy ban nãy. Do đã mất máu từ trước nên anh không đủ sức nhảy đúng bài bản đã học. Hình như có cái gì đó không ổn ở cổ chân.

Theo đúng kịch bản, vài phút sau một chiếc xe du lịch đỗ đến gần anh, họ xuống tìm và mang anh lên xe trong tình trạng mệt lả với ba vết thương và một viên đạn.

===========

Chiếc xe đón Chương từ bệnh viện dừng lại trước Công an tỉnh Thừa Thiên. Anh được đưa đến gian phòng nhỏ trên lầu. Viên Trung tá bắt tay anh cười thiện cảm, giọng Huế đặc sệt:

- Khoẻ rồi hỉ. Khi mô muốn về thì nói tui một tiếng.

Chương hỏi sơ qua về tình hình trong mấy ngày anh nằm bệnh viện. Viên Trung tá kể vắn tắt lại, nói chung là mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Sở Chỉ huy trong Sài Gòn đã tiếp nhận xong bọn tội phạm. Chương chỉ có việc về nhà nghỉ phép sau những ngày dài xa vợ con.

Cửa mở, ba người mặc quân phục Công an bước vào, một là chị bán hàng hôm trước và một trong hai người đàn ông còn lại là người đã dẫm mạnh vào chân Chương trong khách sạn ở Đà Nẵng.

Nhận ra nhau, mọi người nói cười ồn ả, Chương hỏi thăm người phụ nữ về Phượng, chị vui vẻ:

- Hắn dữ dễ sợ, mà giỏi võ nữa tề. Bọn tui 3 người mà vất vả với hắn. May sao tự nhiên hắn bị cớ chi trong người nên chóng mặt ngã xuống. Vậy mà từ nớ cho tới khi đi còn chửi mắng om sòm.

Chị ngần ngừ định nói thêm gì đó rồi thôi. Người công an anh gặp trong khách sạn an ủi Chương:

­ Thôi, hết vất vả rồi. Anh về nghỉ phép cho thong thả.

Rồi anh công an cười tủm tỉm:

- Quan trọng là về dỗ được vợ mới tài.

Người Công an còn lại góp thêm:

- Ông ni chắc giỏi lắm mới trị được hai con cọp cái.

Chương đỏ mặt . Anh đã biết trước thái độ của Hạnh nhưng vẫn không khỏi ngượng ngùng trước đồng đội . Viên Trung tá chữa thẹn giùm anh.

­ Ối đàn bà là rứa. Có bà mô mà hiền.

Rồi ông quay sang trêu chị Công an.

- Bà ni cũng vậy nì. Tên Hiền chớ thử ai đụng tới chồng ả coi. Ả xé phay chấm muối ớt liền.

Cả phòng cười ầm lên.

Về tới nhà Chương bắt đầu phải hứng chịu cơn giận hờn của vợ. Anh dỗ dành ngon ngọt với Hạnh đủ điều. Đã được Sở Chỉ huy giải thích nhưng Hạnh vẫn không tin chồng, cô luôn luôn xoi mói, nhắc nhở bóng gió Chương về chuyện đó. Chương cũng không dám kể gì nhiều, chỉ nói qua loa đại khái. Chương biết nếu kể hết ra cơn giận của Hạnh sẽ không dừng lại ở đó.

Hai tháng sau Chương theo lời mời, đến dự lễ nhận Huân chương của một Công ty thuộc tỉnh sát bên, Tổng Giám đốc Công ty này với anh trước đây có học chung lớp chính trị, kể ra cũng là người thân quen. Sau bữa tiệc liên hoan, trong lúc ra về Chương mãi mê bắt tay người nọ người kia thì nghe đâu đó tiếng ai gọi:

- Chú Hai – chú Hai.

Chương vẫn không quan tâm, mãi khi người kia gọi lớn:

- Chú Hai Long, chú Hai Long, con nè. Chương giật mình nhìn lại. Anh sững người khi nhận ra đứa con gái riêng của người vợ nhỏ Tư Viễn xứ. Con nhỏ đứng sát hàng rào, gần kế bên là chiếc xe chở học sinh đi tham quan đang bị hư vỏ. Chắc con bé đi trong đoàn này.

Giả vờ như người lạ, Chương thản nhiên bước đi nơi khác, trong tâm tư anh nỗi lên một chút gì áy náy.

Hai tuần sau viên đại tá phụ trách chiến dịch gọi anh lên Sài Gòn. Ông lặng lẽ đưa cho anh tờ biên bản cái chết của Phượng trong nhà tù. Phần ghi chú có nói rõ việc Phượng rải cơm trên nền đất thành chữ đồ khốn nạn và cái đập vào mắt anh mạnh mẻ nhất là kết luận của pháp y xác nhận Phượng tự tử chết cùng đứa con đang mang trong bụng. Chương rùng mình nhớ đến nét dã dượi của Phượng trong ngày kết thúc chiến dịch và thái độ người nữ Công an tên Hiền ở Huế ngày nào. Chương có cảm giác anh vừa nuốt phải một cục gì đó đắng ngét.

-----------

Chương kể xong, anh lại đốt tiếp một điếu thuốc nữa, hít vài hơi lại dập tắt. Tôi nhẹ nhàng nhắc nhở:

- Lớn tuổi rồi. Anh hút ít thôi.

Chương không trả lời, anh nhìn đồng hồ:

- Sáu giờ hơn rồi, hôm nay tôi mời cô Hai ăn với tôi một bữa cơm.

Tôi ngần ngại:

- Bây giờ ăn cơm xong mà về đến nhà thì trễ lắm anh Chương à.

Chương không chịu:

- Bây giờ là giờ gì mà nhịn đói vậy ? Có về nhà thì cũng phải ăn chớ. Mà nhà cô có ai đâu cô phải về sớm ?

Tôi năn nỉ:

- Thôi mà anh Chương. Tôi về già có nhiều tính xấu, thức khuya quá giờ là mất ngủ tới sáng. Từ đây về tới nhà tôi xe chạy hơn tiếng đồng hồ, trễ lắm đó anh Chương.

Chương thở ra không nói gì. Anh bảo tôi chờ anh ở đó rồi xuống quầy lễ tân. Tôi tranh thủ vào nhà vệ sinh trang điểm lại nhẹ nhàng. Lúc tôi ra đã thấy Chương đứng chờ, trên tay là hai ổ bánh mì và chai nước khoáng. Chương cười:

- Cô Hai sợ trễ thì tôi với cô ăn bánh mì vậy được chưa. Không biết sao mà hễ nghe cô hạ cái giọng xuống là tôi phải đầu hàng liền.

Tôi đi cùng Chương ra khỏi nhà hàng. Chương bảo tôi:

- Cô đứng đây chờ tôi lấy xe đưa cô về tới nhà.

Tôi lúng túng:

- Không cần thế đâu, anh đưa tôi ra đường lớn tôi tự đón xe về được mà.

Chương lắc đầu cương quyết:

- Đừng có cãi . Lần này tôi không đầu hàng nữa đâu.

Rồi anh hấp tấp bước đi. Một lát sau anh quay lại với chiếc xe 7 chỗ ngồi sang trọng. Tôi ngồi bên anh, bánh mì và nước khoáng lăn lóc chính giữa. Chương kéo dây an toàn gài cho tôi.

Cho xe chạy một đoạn, Chương hỏi:

- Cô Hai đói chưa ?

Không đợi tôi trả lời, Chương với tay lấy ổ bánh mì đưa cho tôi, anh pha trò:

- Ngồi nhà hàng, đi xe máy lạnh mà gặm bánh mì. Chắc rằng chỉ có tôi với cô mà thôi.

Rồi bỗng anh chợt hỏi:

- Cô Hai có nhớ bữa ăn chung cuối cùng của tôi với cô Hai mấy mươi năm trước tụi mình ăn gì không ?

Tôi cúi đầu giấu nụ cười:

- Nhớ.

Đó là ngày sau Tết năm lớp 12, tôi về Sài Gòn học. Thường thì Chương vẫn ăn cơm chung với gia đình tôi, điều đó có nghĩa là tôi và Chương đã ăn cùng với nhau không biết bao nhiêu bữa. Hôm đó tự nhiên tôi cao hứng đòi đi sớm nên chưa kịp ăn cơm, má sợ tôi đói nên gói cho tôi ổ bánh mì thịt. Chương như thường lệ phụ tôi xánh đồ đạc ra đường đón xe. Chắc má sợ đón xe lâu Chương đói nên làm thêm một ổ bánh nữa. Hai chúng tôi đi được một đoạn, tôi giở chứng đòi lấy bánh mì ra ăn. Mới đầu Chương không chịu, có lẽ lúc đó anh lớn hơn tôi, lại là thanh niên nên xấu hổ. Tôi mặc kệ anh, thoải mái vừa đi vừa nhai nhóp nhép. Có lẽ thấy tôi ăn ngon lành quá, ngứa mắt bên cuối cùng Chương cũng bắt chước. Hai chúng tôi ngồi dưới bóng cây xoài trước cửa nhà thờ, vừa ăn vừa nói đủ thứ chuyện. Chương cằn nhằn:

- Thiệt là kỳ cục. Mọi lần 2 giờ chiều mới đi, bữa nay mới hơn 11 giờ là đòi đi. Bộ nhớ Sài Gòn lắm hả?

Tôi đanh đá:

- Chớ sao. Tôi nghỉ học nữa tháng rồi. Bây giờ thèm đi học.

Chương lườm:

-Thì đợi ăn cơm trưa rồi đi. Từ nhà ra đây chưa được bao xa mà tự nhiên bỏ cơm gặm bánh mì.

Tôi càng bướng bỉnh:

- Tôi đi học ngày nào cũng ăn bánh mì. Về đây nửa tháng không ăn thấy nhớ. Rồi tôi vặc lại: - Ai biểu anh ăn, bây giờ anh về nhà ăn cơm có sao đâu. Ai bắt anh ngồi đây vừa ăn vừa đau khổ.

Chương phì cười:

- Ăn mà đau khổ sao?

Tôi trêu:

- Chớ còn gì. Coi kìa. Anh ăn mà mặt mũi nhăn nhó, thở ra thở vô, cẳn nhẳn cằn nhằn, thôi nghỉ ăn cho rồi.

Vừa nói tôi vừa giật ổ bánh của Chương. Chương lật đật giữ lại:

- Đừng có ăn gian, phần ai nấy ăn.

Tôi gật gù:

- Bày đặt chê mà người khác giành thì tiếc.

Chương không đùa nữa. Anh chợt nhìn tôi cười buồn:

- Ăn chung với cô Hai bữa nay rồi biết mai mốt có còn được ăn nữa không?

Tôi trố mắt ngạc nhiên:

- Sao không ? Hè tôi về nữa mà. Hay là anh không ở nhà tôi nữa?

Chương trả lời lững lơ:

- Cũng chưa biết chừng. Mà có khi cô Hai đi học rồi ở luôn dưới Sài Gòn không về ai mà biết được.

Tôi giận dỗi:

- Ai nói với anh vậy? Nhà tôi ở đây, không về đây thì về đâu.

Rồi tôi cương quyết:

- Nhất định là về mà, giá nào cũng phải về.

Chương không nói gì. Anh yên lặng cho tới khi có xe, tôi lên xe rồi còn thấy anh đứng nhìn theo cho tới khi tầm mắt tôi không còn trông thấy anh nữa.

Đúng là từ đó cho đến hôm nay, chúng tôi không còn bữa nào ăn chung với nhau nữa, kể cả trong thời gian cùng đi thủy lợi vì Chương luôn được mời lên ăn với cán bộ đoàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn