BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73356)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mặt Trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 Bộ Binh - Tuyến Thép

25 Tháng Ba 20208:22 SA(Xem: 2336)
Mặt Trận Xuân Lộc - Sư Đoàn 18 Bộ Binh - Tuyến Thép
58Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
58
huyhieusudoan18bobinh-234x300
" Tổ Quốc mạt thời, Dân mạt vận
Anh Hùng Hào Kiệt dã tràng công...!! "

Sư Đoàn Hào Kiệt
Sư Đoàn Hào Kiệt viết huy hoàng
Kịch chiến Cộng thù xác ngổn ngang
Dũng Tướng can cường xông trận địa
Tinh Quân lẫm liệt diệt sài lang
Địa Phương, Thiết, Pháo,... toàn ưu Việt*
Chủ Lực, Động, Dù,... những hiếu Nam**
Xuân Lộc Năm Châu vang Tuyến Thép
Quốc dân trân trọng... quí Anh Hùng...!!

Nguyễn Minh Thanh

- Xuân Lộc: thị xã tỉnh Long Khánh VNCH
- ưu Việt: ưu tư lo cho nước VN
- hiếu Nam: thương yêu đất nước VN
- * Địa Phương quân, Thiết Giáp binh, Pháo binh
- **Chủ Lực quân, Biệt Động quân, quân Nhảy Dù

I - Sơ Lược Mặt Trận Xuân Lộc:

Mặt Trận Xuân Lộc ác liệt ngay từ ngày đầu:  9 - 4 - 1975 cho đến ngày 21 - 4 - 1975. Trận chiến kết thúc khi SĐ 18 BB  được lịnh Quân Đoàn rút khỏi trận địa, bỏ ngõ, về giữ Trảng Bom Biên Hoà.

xuanloc-1975-2

Tham chiến:

Ta:

SĐ 18 BB: gồm Chủ Lực quân ( SĐ trừ, 1 Tr. đoàn tăng phái cho SĐ 25 trong 5 ngày đầu )  , Địa Phương quân, Nghĩa Quân, Pháo Binh, Thiết Gíap, Biệt Động, Nhảy Dù, Truyền Tin, Công Binh,...Khoảng trên 6000 quân.
Không yểm do các Sư Đoàn 3,4 và 5 Không Quân...
Tư lệnh chiến trường: Th/ Tướng Lê Minh Đảo.
Tư Lệnh Phó: Đại Tá Lê Xuân Mai
Tham Mưu Trưởng: Đại Tá Huỳnh Thao Lược
Tham Mưu Trưởng hành quân: Đại Tá Hứa Yến Lến

Địch ( VC ):

Các Sư Đoàn: 6, 7, 325, 341. Sư Đoàn Pháo 132ly, 122 ly, và Phòng Không, Liên Đoàn 75 Pháo yểm tầm xa, một Trung đoàn Chiến Xa và các đơn vị đặc công...Khoảng trên 40.000 quân.
Tư lệnh chiến trường: Tướng Hoàng Cầm không thắng được. Tướng Trần Văn Trà lên thay vẫn không thành.
Chính ủy Tướng Hoàng Thế Thiện.
Ngoài ra, có 5 Tướng cố vấn Nga túc trực bên cạnh Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy chiến dịch xâm lăng VNCH.
Chiến trường Long Khánh gồm cả 3 Mặt Trận chính:
1- Ngã ba Dầu Giây:
Chiến đoàn 52, Đại Tá Ngô Kỳ Dũng...        
2-  Núi Chứa Chan - Gia Ray:
Chiến đoàn 48: Trung Tá Trần Minh Công...
3- Thị Xã Xuân Lộc:
Chiến đoàn 43:  Đại Tá LÊ Xuân Hiếu, nhiệm vụ:
- Bảo vệ BTL hành quân của Tướng Lê Minh Đảo được đặt tại Quận đường Xuân Lộc...và tại vài điểm khác...
- Phòng thủ nội vi Xuân Lộc phối hợp cùng các đơn vị của Tiểu Khu Long Khánh do Đại Tá Phạm Văn Phúc Tỉnh Trưởng làm Chỉ huy Trưởng.
Sau 12 ngày đêm huyết chiến, Cộng Quân không dứt điểm được Mặt Trận Xuân Lộc. Chúng phải chuyển hướng tấn công qua ngả khác, nhắm tiến về SàiGòn.
Đúng lúc đó , thì Tư lệnh Quân Đoàn III Trung Tướng Nguyễn văn Toàn ra lệnh Tướng Đảo lui binh về Trảng Bom, bỏ ngõ Xuân Lộc... ! Và cuộc lui binh thành công.

Tổn thất:

Ta:

Sư Đoàn 18 BB bị thiệt hại khoảng 30% quân số. Riêng, Chiến Đoàn 52  của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng thiệt hại tới 60%, ĐPQ, nghĩa quân bị thiệt hại nhiều nhất!! Ta, có khi 1 chọi 10!

Địch:

Hơn 5,000 quân Việt Cộng bị tử thương cùng 37 chiến xa VC bị bắn cháy. Chưa tính hai Sư Đoàn đã bị bom Blu Daisy Cutter tiêu diệt.

II - Lời Bình Của Địch & Bạn:

 1 - Địch (Việt Cộng):

* Lê Đức Thọ, Bí Thư thường trực, Ủy Viên Bộ Chính Trị :
 "...Kết cục là anh em ta không đánh được Xuân Lộc, bị thương vong nặng phải rút ra.”
* Tướng Văn Tiến Dũng, chỉ huy chiến dịch xâm lăng VNCH:
“Kế hoạch tấn công Xuân Lộc chưa tính hết được sự phát triển phức tạp của tình hình, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch…Trận chiến ác liệt và đẩm máu từ những ngày đầu tiên. Các Sư 6, 7, 341 của ta phải tiến công trong thành phố nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung đoàn 43 địch quân. Các đơn vị pháo của ta đã xử dụng nhiều hơn cơ số đạn dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép của ta bị hạ…” (Đại Thắng Mùa Xuân).
* Tướng Hoàng Cầm:
"Khi phát hiện hướng chủ yếu gặp khó khăn,địch tăng cường lực lượng phản kích quyết liệt đẩy ta ra khỏi thị xã, ..."(Chặng Đường Mười Nghìn Ngày)
* Tướng Trần Văn Trà:
“…vào cuối ngày 10 trở đi, tình hình trở nên căng thẳng. Địch phản công điên cuồng…” (Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm)

2 - Bạn:

 *Tướng Phillip B. Davidson của Quân lực Hoa Kỳ đã có nhận xét chính xác về Trận chiến Xuân Lộc, về QLVNCH, và Người Chỉ huy Mặt trận:
“The battle for Xuan Loc produced one of the epic battles of any of the Indochina wars, certainly the most heroic stand in Indochina War III…In this final epic stand ARVN demonstrated for the last time that, when properly led, it had the ‘right stuff."
* Tướng X. Smith, Trưởng phòng Tùy viên Quân sự (DAO), Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ:
“ Chiến trường Long Khánh chứng tỏ quyết tâm bảo vệ đất nước của quân đội VNCH và họ đã anh dũng chiến đấu chống lại địch quân đông gấp nhiều lần”
* Sử gia người Mỹ, George J. Veith viết:
“Yet, despite the public image of corruption and incompetence, the ARVN, as shown in the battle for Xuan Loc, was not an army of bumblers and cowards as it is so often portrayed….There is no need to call Le Minh Dao a hero. Some truths are self-evident.”
* D. Todd, người ký giả Pháp, từng thiên Cộng, đã viết trong "Cruel April The Fall of Saigon” như sau:
" Tinh thần binh sĩ VNCH tại Xuân Lộc rất cao, hệ thống truyền tin rất tốt. Các đơn vị Dù và BĐQ đã đến. Con đường Sàigòn được khai thông…các sĩ quan của QLVNCH đang gọi pháo binh và không yểm rất chính xác, nhanh chóng, tình trạng chiến đấu của họ gần giống như lúc còn quân đội Mỹ yểm trợ…"
* Darcourt, sử gia người Pháp nhận xét:
“Trong hai ngày pháo binh CSBV tác xạ hơn 8000 trái đạn vào các vị trí của Sư Đoàn 18. Liên lạc vô tuyến với Bộ Chỉ Huy của Tướng Đảo bị gián đoạn rồi lại được tái lập. Quân của ông bám sát trận địa, chiến đấu cực kỳ dũng mãnh và nhất định không lùi, mặc cho những trận mưa lửa cứ trút lên đầu họ”.

III - Lược Sử Tướng Lê Minh Đảo:

Sinh năm 1933, Gia Định
Thân phụ: Cụ Lê Hằng Cầm
Thân mẫu: Bà Ngô Thị Thao
Ông học trường Lycėe Pėtrus Ký, Sài Gòn, chương trình Pháp.
Tốt nghiệp bằng Tú tài toàn phần năm 1952.
Học khóa 10 Trần bình Trọng trường Võ bị Liên Quân Đà Lạt,
Từ ngày 1 tháng 10 năm 1953 đến ngày 1 tháng 6 năm 1954. Tốt nghiệp Thiếu úy hiện dịch. Hạng 18/ 400.
Chuẩn Tướng: ngày 1 tháng 11 năm 1972 , 39  tuổi.
Thiếu Tướng: 24 - 4 - 1975, do Tổng Thống Trần Văn Hương vinh thăng
Thiếu tướng Lê Minh Đảo là vị tướng thanh liêm, thương yêu và rất mực quan tâm đời sống BINH SĨ. Khi có lịnh lui binh, đích thân Tướng Đảo đi đường bộ cùng với anh em chiến sĩ dưới quyền.
Điều đặc biệt của Tướng Đảo, mỗi khi có một đơn vị chạm địch từ cấp Đại đội trở lên, ông liền bay trực thăng C&C bao vùng. Lệnh của ông truyền ra rất thân tình, rất “Huynh đệ chi binh”, chứ không thô lỗ, cộc cằn và hách dịch...
* Tướng Đảo nghẹn ngào nói với các chiến hữu, chiều ngày 29/04/1975:
“Tôi sẽ ở lại chiến đấu với các anh em. Vợ con tôi vẫn ở lại Sàigòn, không đi đâu cả. Tôi có trực thăng, nhưng tôi sẽ không bỏ anh em để bay ra Hạm đội”
* Tướng Đảo: " -theo ý kiến cá nhân tôi, tướng phải đi theo quân khi lui binh và cuộc rút quân phải được thực hiện trước khi bị tấn công. "
* Tướng Đảo: "- Là người chỉ huy, tôi kêu gọi anh em quân nhân bám chiến tuyến đến khi có lệnh rút quân. Gia đình của họ cũng ở sát cạnh họ. Làm sao tôi và gia đình tôi có thể bỏ đi được. Như vậy là không công bằng, không xứng đáng là cấp chỉ huy. Dù chịu 17 năm tù nhưng lương tâm tôi yên ổn, và các con tôi có thể tự hào về người cha của chúng."
* Tướng Đảo: " Xin đừng gọi tôi là người hùng. Những người lính của tôi hy sinh tại Xuân Lộc và hàng trăm trận chiến trước đó mới thật sự là những Anh Hùng "

IV -  Cảm Thán Cuả Người Biên Soạn:

Khóc Thơ
Quân công hãn mã... bèo theo dòng
Mây trắng hải tần hận núi sông
Chiến tích vẻ vang thành Quảng Trị
Huy chương rạng rỡ trận Bình Long
Kontum giặc Bắc thây đầy nội
Xuân Lộc Cộng quân xác ngập đồng
Tổ Quốc mạt thời, Dân mạt vận
Anh Hùng Hào Kiệt dã tràng công...!!!

Nguyễn Minh Thanh

Trong bài thơ An Mai Quân của cụ Phan Bội Châu, câu kết:
" Giả sử tiền đồ tận di thản
Anh hùng hào kiệt giã dung thường ".
" Đường đời ví phỏng luôn bằng phẳng
Hào kiệt thường nhân chẳng khác nhau." NMT dịch

Thật vậy,

Tự cổ chí kim, chưa bao giờ thấy anh hùng hào kiệt đi trên con đường bằng phẳng. Vì, nếu đi trên đường bằng phẳng thì không thể trở thành hào kiệt anh hùng.

Sau hơn 20 năm dựng nước, giữ nước, Quân Lực VNCH có nhiều anh hùng hào kiệt , với những chiến công hiển hách. Thành quả những trận đánh như tiếng bom nổ vang vọng đến toàn cầu: Trận Cổ Thành Quảng Trị, Trận Bình Long An Lộc..., Mặt trận Xuân Lộc.

Mặt Trận Xuân Lộc: vơí bao anh hùng. Người Hùng Xuân Lộc vang vội khắp Năm Châu.

Và, chính là nhờ những máu xương tử sĩ, những chiến công rạng rỡ của những anh kiệt, nước VNCH mới tồn tại hơn 20 năm.

Nhưng hỡi ôi!! Những quân công lẫm liệt...những chiến tích lẫy lừng... phút chốc thành: bèo nổi, gió thổi, mây tan...!!

Thương thay: " Hồn tử sĩ gió ù ù thổi..." ( ĐTĐ )
Xót thay: " Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến
                Đám sương mù tàn tạ mảnh chinh y "  ( TNH )

Rồi những hệ lụy: - Mẹ già... - Quả Phụ... - Cô Nhi...
Và hôm nay:
- Việt Nam: tụt hậu hàng mấy chục năm so: Đại Hàn, Thái Lan, Singapore... Những nước mà trước đây hằng mơ ước được như Sàigòn hòn ngọc viễn đông.
- Việt Nam: với cái gọi là " Xuất khẩu lao động ", " Làm dâu xứ ngoại ", thực chất: Nam ra nước ngoài bán sức lao động. Nữ ra ngoài: làm vợ cả nhà, làm ôsin, làm nô lệ tình dục...
Nước người xuất cảng hàng hoá, dầu hoả.....Nước Ta, xuất cảng " mặt hàng " chính yếu chiến lược là " con người " ...!!  
-  Việt Nam: đất liền, biển rộng bị... hẹp dần...hẹp dần... bởi kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Chưa kể những đặc khu Tàu Cộng lan tràn khắp nước, mà hệ quả ô nhiểm môi sinh trầm trọng như Formosa Vũng Áng ...!!
Thương quá Việt Nam, đêm đen dòng sông dài thăm thẳm ...!!

Ngoài trời trăng đầy sân
Dãy núi mơ.̀ Thơ thẩn...
Cố Quốc xa... biệt mù...
Trắng mây về... vô tận...
Trường hận ngùi... thiên thu!!

Nguyễn Minh Thanh
( GA, Quốc Hận 2019 )

Phụ giải:
- Quảng Trị: Cổ Thành Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972
- Bình Long: Bình Long - An Lộc Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972
- Kontum: Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
- Xuân Lộc: Mặt Trận Xuân Lộc, tử địa của quân Việt Cộng năm 1975.
Tham khảo:
- Trang Web : Lê Minh Đảo,....
- Trận Xuân Lộc – Chiến Thắng Cuối Cùng, tg Trọng Đạt
- Một vài nét về Thiếu tướng Lê Minh Đảo, tg Phan Ngọc Trưng
- Trận Chiến Cuối Cùng, tg Bảo Định Nguyễn Hữu Chế
- Mặt trận Long Khánh - Xuân Lộc, tg Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn