BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77506)
(Xem: 63336)
(Xem: 40784)
(Xem: 32413)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhịp điệu một thời đã qua

11 Tháng Tư 20196:53 SA(Xem: 1657)
Nhịp điệu một thời đã qua
50Vote
41Vote
31Vote
21Vote
11Vote
2.54

Còn nhớ hai năm 1955, 1956 cho tới hết thập niên 1950, không khí báo chí miền Nam Việt Nam vô cùng hào hứng và nhộn nhịp.

Không kể Sài Gòn, từ Huế cũng có một hai tờ báo văn nghệ gửi vào, đề tài lúc ấy là Hà Nội Sài Gòn, là Bến Hải Cà Mau, gió Nam gió Bắc, thủ đô miền Nam hay thủ đô cả nước… Có những bài thơ tôi còn nhớ và những bài còn giữ lại được trong tủ sách.

“Trăng ơi đừng bỏ kinh thành
Hồn cố đô vẫn thanh bình như xưa
Nhỡn tiền chợt sáng thiên cơ
Biết đâu ảo phố mê đồ là đâu?
Ta say ánh lửa tinh cầu
Dựng lên địa chấn, loạn mầu huyền không…”
(Đinh Hùng, Sông Núi Giao Thần)

Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương và Bàng Bá Lân lúc ấy là những tên tuổi hàng đầu. Kinh thành, cố đô, là những danh từ quen thuộc:

“Khi miếu đường kia phá bỏ rồi
Ta đi về những huướng sao rơi
Lạc loài theo dấu chân cầm thú…
Ôi những người em đi viễn phương
Phong ba làn tóc em lên đường
Mắt thơ có gợn màu sông núi?

Tình hỡi ra đi gặp chiến trường
Dặm hồng e thẹn áo băng sương
Lệ ta rỏ xuống bài thơ máu
Lòng gửi sông hồ nhớ đại dương…”

Vũ Hoàng Chương (trái) và Mai Thảo. (Hình Báo Văn số Tưởng Mộ Mai Thảo, Tháng Hai, 1998)
Vũ Hoàng Chương (trái) và Mai Thảo. (Hình: Báo Văn số Tưởng Mộ Mai Thảo, Tháng Hai, 1998)


Sau này người ta sẽ không gặp những máu lệ đau thương trộn lẫn trong thơ như thế nữa trong thơ Đinh Hùng. Bên cạnh những người nổi tiếng có những tên tuổi lạ, nhưng chủ đề vẫn gần gần với núi sông đất nước:

“Giờ này ở phương Nam
Nắng miền Nam gay gắt
Tôi nhớ làn gió Bắc
Hương xóm nghèo ảm đạm buổi chiều đông.
Có ai về Cầu Nại?
Nằm chơ vơ bên giải nước phai hồng?
Quê tôi đấy, miền trung châu đất Bắc
Màn mưa thưa giăng mắc lạnh lê thê
Mẹ tôi đang trông ngóng bước con về…”
(Cao Thâm, Chung Mùa Dân Tộc)

“Tôi biết anh
Giữa mùa ly loạn
Khói lửa ngút trời xanh
Xứ sở điêu linh, đành đoạn
Từ Việt Bắc xa xôi
Anh vào Trung lánh nạn…”
(Ngô Thế Hoan, Tâm Sự)

Những câu thơ như thế cũng không còn thấy nữa sau này. Chép ra những bài thơ cũ, trong tôi có những suy nghĩ bất định. Những câu thơ trên xuất hiện trên báo khoảng 1955, 1956, nghe thật lạ lùng so với bây giờ.

Và một đoạn nữa của một tác giả khác (quả là từ một thế giới khác): bất ngờ lại là mảnh giấy báo cũ và một bài thơ của Thế Viên! Anh và anh Châu Trị tới thăm tôi trong Xóm Lách, đường Công Lý đi vào, hình như năm 1957, 1958. Từ đó tới giờ chưa từng gặp lại anh, không rõ bây giờ Thế Viên đang ở nơi nào. Đây là bài thơ anh làm khoảng năm 1957, có khi chính anh cũng không còn, cắt từ một tờ báo cũng quên ghi tên báo gì:

“Hà Nội ơi!
Xa rồi!
Tháp Rùa lung linh sáng
Mây màu biền biệt trôi
Nẻo cửa đầu ô ngút trời nắng dậy
Cát bụi ngậm ngùi thương cố đô!
…Nắng đổ phố phường
Rưng rưng lửa sáng

Gió ngàn sao đục
Tiếng rộn vang đường giục bước đi
Trời nghiêng bóng núi
Mây dựng thành trì
Lối về hoa nắng đổ
Mầu dâng ngập đôi mi
Hà Nội ơi!
Xa rồi
Dặm trường chia ly.”

(Thế Viên, Lạc Thôn Chiều Ly Biệt)

Viên Linh/Người Việt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn