BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73397)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhóc tì phản động

11 Tháng Mười 20189:06 SA(Xem: 1967)
Nhóc tì phản động
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Quốc gia là thương yêu
Cộng sản là độc ác

Khi Duyên Anh ra đi tháng 2 năm 1997, ông đã để lại cả một sự nghiệp văn chương với hơn 50 tiểu thuyết cho trẻ thơ cũng như cho người lớn đã được ấn bản. Mãi cho đến đầu năm 2017, con trai ông, Vũ Thiện Sơn, để tưởng niệm 20 năm giỗ ông, có ước muốn đem ra ấn hành những tác phẩm ông đã hoàn tất nhưng chưa bao giờ xuất bản. Tôi được giao cái trọng trách soạn thảo những tác phẩm này. Là một độc giả trung thành với Tủ sách Dzũng Đakao ngày xưa, lẽ dĩ nhiên tôi bắt tay vào việc với sách cho tuổi thơ trước tiên. Và như thế, “Danh ná” đã ra đời và bây giờ “Nhóc tì phản động”, hai cuốn sách cuối cùng Duyên Anh viết cho tủ sách Dzũng Đakao.

Tuy nhiên, giữa hai quyển sách này, một lằn ranh vô hình chia cách, phản ảnh hai thế giới “trước và sau”.

Trong “Danh ná” của miền Nam trước 75, êm đềm như những con kinh đổ về dòng An Giang, hồn nhiên như tiếng hát dân dã, tiếng cười trẻ thơ. đọc để nhớ lại một thời khi trẻ em còn ngây thơ, lễ độ biết bao ; chúng chỉ ý thức được lòng yêu nước tuyệt cùng nhưng không bị tiêm nhiễm một tí nào bởi chính trị này hay chủ thuyết nọ – chứng minh cho nền giáo dục nhân bản và tự do tư tưởng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa…

Ngược hẳn lại, trong “Nhóc tì phản động”, sau biến cố đổi đời 30-4-75, trẻ thơ miền Nam đã bắt buộc phải lớn, đã bị cướp đi sự hồn nhiên, chúng đã phải tranh đấu với đời. Tuy trong truyện này Duyên Anh không để ngòi bút đi quá xa tầm văn chương tuổi thơ, ông vẫn diễn tả được hết những suy tư, lo lắng, ấm ức đang nẩy mầm trong đầu óc của những đứa trẻ nạn nhân bất đắc dĩ của thời cuộc. Miền Nam trong “Nhóc tì phản động” đã không còn êm đềm nữa… đã có những danh từ lạ hoắc len lỏi vào đầu óc trẻ thơ như vùng kinh tế mới, đi học tập, bộ đội, cán bộ, đồng chí, Bác Hồ, phản động..cùng những bài hát bắt trẻ em tôn vinh và thần thánh hóa lãnh tụ … Cộng sản đã nhồi sọ trẻ thơ với chủ thuyết vô nhân tính, với chính trị hận thù của họ. Nhưng Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mập, nhô con Hải. và nhất là Trí đất, những đứa trẻ phi thường, chẳng ai áp đặt chúng cả mà chúng đã tự ý thức được sự khác biệt giữa con người cộng sản và con người quốc gia. Các dũng sĩ quốc gia này kiêu hùng quá.

« … Trí đất vẫn buồn bã. Nó ngồi xuống cạnh Dzũng Đakao, tâm sự :

– Có lẽ, tao phải tìm chiến khu của Phục Quốc, mày ạ !

– Anh vô rừng ?

– Ừ, bắn đạn thật mới tiêu diệt nổi cộng sản.

– Anh…mà anh chưa đủ tuổi ?

– Trần Quốc Toản còn nhóc hơn tao. Nhưng trước hết tao muốn xử tử lão Hồ công khai. Tao phải lập tòa án quốc gia dân tộc. Mày dám đến dự phiên tòa của tao không ?

– Sợ gì !

… »

Tuy đây là truyện của trẻ thơ, ngòi bút Duyên Anh đã tài tình vạch rõ được bản chất giáo điều, thủ đoạn, gian dối, nham hiểm và tham bô của con người cộng sản. Một chủ đề quá khô khan và khó kể cho tuổi thơ, thế mà ông vẫn diễn tả được một cách vừa hào hứng, vừa nghĩa hiệp, vừa nghiêm trọng, vừa dí dỏm, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Vì có lẽ hơn ai hết, Duyên Anh thông hiểu được tâm trạng của những đứa trẻ bị bắt buộc phải lớn bởi thời cuộc, trên dòng lịch sử cận đại của dân tộc, khốn đốn bởi chủ nghĩa cộng sản, từ 1945 đến 1954 (“Những đứa trẻ Thái Bình”), rồi đến 1975 (“Nhóc tì phản động”) và sau này (“Nhánh cỏ mộng mơ”).

Phải chăng đây là di chúc của Duyên Anh cho tất cả những đứa trẻ ngày nay, mai sau, và những đứa trẻ ngày xưa nay đã lớn, đã già, dù ở đâu trên thế giới, phải nhớ thế nào là xứng đáng làm người Quốc Gia..

Paris, 23/07/2017
ttlan, soạn thảo sách
mến tặng các dũng sĩ quốc gia ngày nay,
cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn ở Việt Nam
cháu Trần Huy Bảo ở Úc

nhoc ti phan dong

LỜI NGƯỜI VIẾT TRUYỆN

Thuở nhỏ, học sử, tôi biết, cùng với giặc Pháp xâm lăng nước tôi, còn có Giặc cờ đen từ bên Tàu sang quẫy nhiễu các vùng thuộc biên giới phía Bắc của tổ quốc tôi. Giặc cờ đen được triều đình ta thuê để tiếp tay chống lại quân Pháp. Chúng lợi dụng cơ hội, cướp bóc, hãm hiếp dân ta thật tàn bạo. Tôi chỉ sợ chúng và thù chúng khi đọc trong Quốc văn giáo khoa thư, lớp dự bị, bài Giặc Cờ Đen. Chúa trùm Giặc cờ đen là Lưu Vĩnh Phúc. Lúc bấy giờ, tôi chưa thể hiểu “Thái Bình Thiên Quốc” và tàn dư của nó. Tôi bị ám ảnh bởi cái hình vẽ đơn sơ trong Quốc văn giáo khoa thư. Đến nay tôi vẫn còn nhớ lá cờ đen có cái lưỡi câu ở đuôi nheo. Và những tên giặc, tay cầm mã tấu, đầu đội khăn, mặt sát khí đằng đằng. Năm 10 tuổi, tôi gặp bọn giặc cũng như thế trên các đường phố của tỉnh lỵ hiền lành của tôi. Chúng không cầm dao, không đội khăn nữa, mà đeo “pạc-hoọc”, vác súng hỏa mai, đội mũ. Chúng là Giặc Tàu ô, vác chân phù sang nước tôi tước khí giới của Giặc lùn. Chúng cũng quấy nhiễu dân tôi và phóng uế lên quê hương tôi. Nếu bạn đã đọc Thằng Côn, Con Thúy, tôi tin rằng bạn biết rõ Giặc Tàu ô và Giặc lùn và sự phẫn nộ của tôi thuở mười tuổi. Rồi tôi khôn lớn, vào đời và quên những thứ giặc đó để biết những thứ giặc ghê gớm hơn. Dễ chừng ngót hai thế kỷ, người Việt Nam chỉ quên giặc cũ để biết giặc mới. Vết thương vừa lành là thêm vết thương mới. Hạnh phúc sắp hưởng đã bất hạnh đón chờ. Cứ thế, theo dòng lịch sử ngậm ngùi, chúng ta trôi dạt, thê thảm và biến thành bèo bọt trên những thiên đường hiu hắt.

Trên nỗi hiu hắt khôn cùng đó, tôi thương Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mập, Danh ná … đến vàng đời tôi. Bạn ngọc, bạn còn nhớ những người bạn – những đứa trẻ con không muốn lớn – ấy không nhỉ ? Hình như tất cả đã xa lạ, đã đổi thay. Superman, Batman, dễ đọc, dễ viết hơn Phù Đổng Thiên Vương, Trần Quốc Toản ! Khúc hát Hoa Lư, Bạch Đằng, Đống Đa liệu còn gây chút xao xuyến vẩn vơ nào chăng ? Có lẽ Hồng Hà, Cửu Long, Hương Giang, Trà Lý đã là những Ngân Hà bị chìm đắm vào trong lãng quên của tâm tưởng của những người Việt không còn biết ca dao… Thế thì buồn quá. Và tôi viết truyện tuổi nhỏ cho tuổi nhỏ nào đọc đây ? Nhưng mà tôi vẫn bị trách móc rằng, đã bỏ quên tuổi nhỏ. Không, tuổi nhỏ sẽ bỏ rơi tôi vì chẳng cần đọc tôi nữa. Tôi hiểu rõ niềm đau đớn này. Muốn rõ ràng hơn, hôm nay, sau bốn năm lưu lạc quê người , tôi gửi hồn tôi ngày xưa vào hồn Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mập và theo những ông mặt trời nhỏ đi đánh giặc Cờ Đỏ. Tôi khởi sự viết một loạt truyện tuổi nhỏ mà “Giặc Cờ Đỏ” là chương đầu tiên. Nếu tuổi nhỏ … mù chữ Việt, tôi hy vọng tuổi lớn đọc giùm. Và, tuổi lớn sẽ như tôi, sống lại tuổi nhỏ. Để theo chân Dzũng Đakao diệt giặc Cờ Đỏ.

DUYÊN ANH
Paris 2/1986

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn