BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73313)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Viết văn & làm báo

29 Tháng Mười Hai 20167:41 SA(Xem: 2486)
Viết văn & làm báo
50Vote
41Vote
30Vote
21Vote
10Vote
32
Bữa nào tới lượt trang truyện dài của mình phải xếp chữ lên khuôn, tôi thường mất một đêm trước ở nhà viết cho xong, tới tòa soạn chỉ lo việc biên tập không cũng chẳng kịp, chưa nói chi tới chuyện thả hồn theo văn mà tuôn ra chữ trong cái không khí của một i tòa soạn nơt ấp nập kẻ ra người vào và không ngơi nghỉ là tiếng xầm xập của máy in, tôi không thể nào tập trung được. Với anh DA và một số người viết chuyên nghiệp thì khác. Họ thu mình vào một góc và chỉ cặm cụi trên xấp giấy trước mặt mình. Áp lực công việc rất rõ rệt, nhất là các nhật báo, bài không kịp thì làm sao kịp cho báo phát hành. Những người làm tin hay phóng sự thì câu chữ của họ không cần văn, ít màu mè và sáng tạo thường lại ngắn. Rất ít người ngồi tòa soạn viết văn, cả những tay chuyên nghiệp viết phơi-ơ-tông, truyện dài đăng báo, cũng rất hiếm. Duyên Anh là một trong số hiếm ấy. Chuyện thường tuần ở tòa soạn báo TN , chủ nhiệm gọi xếp typô , anh ta khoác vội cái áo bước vào hớn hở / Bữa nay anh có bài sớm ? / Sớm mẹ gì chưa có hột nào. Cái đuôi còn tiếp kỳ trước đâu ?/ Thói quen, phần cuối bài kỳ trước bao giờ xếp typô cũng chừa một khúc, xé lại để cho tác giả xem mà viết tiếp đoạn sau / Anh cho sớm sớm, chỉ còn bài anh là lên khuôn chiều cho máy chạy / Tôi đẩy tới cho anh DA xấp giấy , (xấp bản tin của Việt Tấn Xã in roneo hàng ngày cung cấp tin tức nhà nước cho các báo , giấy in một mặt, lật mặt trắng chúng tôi thường dùng để viết. Giấy mềm, ăn mực, lại luôn sẵn luôn dư để có thể dễ tìm và dễ quăng đi không cần quan tâm). Thói quen, anh DA xếp mép xấp giấy để căn lề viết chon ngay ngắn. Giấy không có dòng kẻ nhưng viết rất thẳng hàng, anh DA luôn cho một bản thảo đẹp, rõ ràng mà thợ nhà in rất thích. Thường là bản thảo của anh rất ít dập xóa, nhưng khi cần thì anh cũng dứt khoát đóng ô và gạch chéo bôi đi rất gọn gàng và dễ nhìn. Tôi quan sát và học tập cách làm việc của anh và dần cũng thành thói quen. Bản thảo của mình phải cố gắng rõ ràng và dễ nhìn dễ đọc gây cảm tình trước tiên cho những người có nhiệm vụ biên tập chọn bài. Tiếp theo là nếu không dễ nhìn dễ đọc thì các ông nhóc xếp chữ có ông chưa đọc thông thì hỏi sao xếp cho đúng. Thế là văn của cậu hết hơi bay lượn, chưa tới tay độc giả nó đã sớm bay vào sọt rác, uổng công. Khi rảnh rỗi tôi thường được anh nhắc thế ( Ngày nay với computer, chuyện viết tay trở thành ngoại lệ, có lẽ quý hóa chỉ còn dành cho…thủ bút). Đôi khi những điều sơ đẳng lại là cơ bản để công việc trở thành dễ dàng. Anh còn khuyên tôi. Khi bị chựng ý viết, đừng nên đọc đi đọc lại nhiều lần những điều mình vừa viết, nó làm chậm nhịp và khiến công việc tiếp tục trở thành gồ ghề khúc khuỷu hơn. Cố gắng viết một mạch, và khi đã liên tục dập xóa nhiều lần thì tốt hơn hết hãy bỏ đó mà đứng lên. Nếu là nghệ thuật thì trong nghệ thuật không phải nhọc nhằn mãi mà có được. Một bài thơ, một đoạn văn, một bản nhạc hay thậm chí một bức tranh, có khi cáí nào làm nhanh, liền được một mạch, thì cái đó dễ thành công hơn là việc cứ cặm cụi chau chuốt mãi.
Chừng nửa giờ sau người thợ trở lại, Tác giả "Thư tình trên cát" đẩy trang chữ vừa viết xong cho anh ta xếp trước. Viết tới đâu xếp chữ tới đó. Mới xong nửa trang, xé trước nửa trang. Thiếu mươi hàng nữa thì viết tiếp mươi hàng nữa, cho tới khi mở ngoặc còn tiếp ở cuối trang là buông bút. Nhưng bữa nay dù người thợ báo đủ rồi mà tác giả vẫn hăng say viết tiếp. Thư tình đang lai láng sao dừng được. Anh cười cười và giao tất cả cho người thợ: Cậu giữ đi cho chắc, lỡ bà đầm nhà tớ vơ đại nhóm bếp hay tệ hơn nữa là tưởng tớ viết thư tình cho em nào thì có mà bỏ hút.

Tác giả của chúng ta, anh DA, cũng như phần đông những người cầm bút thời ấy, điếu thuốc lá là phần không thể thiếu tạo ra khuôn mặt của hắn ta ( Thế hệ trước còn là á phiện ) Bỏ hút đồng nghĩa với bỏ nghề và ra đi ( Riêng với hai nhà văn nhà giáo NTiến và LTĐiều, nơi đây tôi không dám xếp họ chung bàn chung chiếu). Ý định tôi sẽ kể tiếp về sự việc viết văn làm báo chuyên nghiệp và giá trị văn phẩm mà họ đã dựng nên trong những hoàn cảnh như thế nào. Nhưng xin gượm đã. Nhắc đến truyện dài "Thư tình trên cát", tôi có khối chuyện để kể về tác giả và những mối tình có tên và không có tên trong các tác phẩm của anh.

Hình ảnh post kèm theo là do anh NTH cung cấp, trong cuốn: DA và tôi.

bailuudayduyenanhĐinh Tiến Luyện
Nguồn Facebook
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn