BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73242)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Phạm Thiên Thư

30 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 1942)
Phạm Thiên Thư
515Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
515
Thập niên 60 Phạm Thiên Thư tham gia nhóm Văn chương của Phạm Kiều Tùng, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nguyễn Tiến Văn không có gì nổi bật lắm, nhưng để “trốn” quân dịch Phạm Thiên Thư nương cửa Phật mặc áo cà sa, chuyển bản dịch Kinh Kim Cang thành thơ lục bát, nhà chùa thấy “ông sư trốn quân dịch” Phạm Thiên Thư có tài thơ đã trọng dụng; đúng lúc này Phạm Thiên Thư gặp nữ sĩ Tuệ Mai ái nữ của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải và được nhà thơ nữ này ưu ái “hết mình” thế là Phạm Thiên Thư tuy mặc áo cà sa nhưng lại làm thơ tình những bài Ngày Xưa Hoàng Thị, Lên Non Tìm Động Hoa Vàng ra đời trong dịp này cùng tập Đoạn Trường Vô Thanh.

Phạm Thiên Thư


Con người Phạm Thiên Thư là con người luôn sống theo cái qui luật của câu tục ngữ dân gian “thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu ch9a” nên mặc áo cà sa 19 năm [từ năm 1964 tới năm 1975] thì cởi áo cà sa ra lấy vợ cưới con gái nhà văn Hoàng Ly Trương Linh Tử một nhân vật thuộc loại “nòi tình” ở với nhau được mấy đứa con thì “bỏ” chạy theo một nữ nha sĩ và mở quán cà phê Hoa Vàng.

Trong thời gian “tu tại gia” Phạm Thiên Thư “sáng tác” ra phương pháp chữa bệnh bằng nhân điện mệnh danh là “Phathata” [Pháp thân tâm]; ông luyện công chữa bệnh thế nào đến mất trí nhớ luôn, điên điên khùng khùng may nhờ một thầy lang trùng tên họ với ông đó là thầy lang Phạm Kim Long xem mạch hốt thuốc chữa cho ông lành bệnh.

Lành bệnh rồi Phạm Thiên Thư bắt đaâu sản xuất những thứ thuốc như Cao Tiên Dung và quảng cáo 1 thứ dầu cù là có tên là Cao Tiên Dung với những câu thơ như sau: “Nâng hộp cao tiên đi cứu khổ Đã nghe trần mộng nở toàn hoa”

Ngoài chuyện sản xuất dầu cù là, bán cà phê ra Phạm Thiên Thư còn làm Tự điển cười để “quảng bá Tiếu liệu pháp cười vui chữa bệnh”.

Tự điển cười của Phạm Thiên Thư mới chỉ ba chữ ABC in ra đã 500 trang. Ngoài tự điển Cười ra Phạm Thiên Thư còn soạn Tư điển Ý đẹp với mười ngàn câu; có những câu khá ngộ nghĩnh như “Biết dốt sẽ lột thành hay”, “Có biến mới chuyển thành hay” và hoàn thành tập thơ với tựa đề Tân Ngôn mười ngàn câu.

Có người cho rằng “hiện tượng” Phạm Thiên Thư giống như hiện tượng Vô Thượng sư Thanh Hải nhưng Phạm Thiên Thư ít đệ tử hơn Thanh Hải; tuy nhiên hơn Thanh Hải ở chỗ không “buôn thần bán thánh” chỉ “cợt nhả” với chữ nghĩa thôi.

Phạm Thiên Thư ăn mày cửa Phật rồi phá giới lấy vợ đẻ con nhưng luôn miệng tụng câu tục ngữ “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ thứ ba tu chùa” tự cho rằng mình không phá giới ma đã chọn con đường tu khó nhất: tu tại gia.

Trên đời này làm được vài câu thơ hay đã “hiếm” rồi huống chi Phạm Thiên Thư lại làm được tới mấy bài thơ hay chúng ta phải trọng chứ.

Cuối thế kỷ hai mươi trên thi đàn Việt Nam có ít nhất ba nhà thơ đầu óc không “bình thường” đó là Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư và Nguyễn Đức Sơn nhưng văn chương thì mỗi người mỗi vẻ, còn sống thì có lẽ Phạm Thiên Thư là người “tỉnh” nhất trong 3 người không bình thường này.

Tôi còn nhớ cuối thế kỷ hai mươi trong một lần tâm sự với tôi, mẹ vợ Phạm Thiên Thư là bà Hoàng Ly Trương Linh Tử đã quả quyết với tôi rằng Phạm Thiên Thư là một con người nhiều mặt dám “qua mặt” cả Phật lẫn thầy; con gái bà đã ăn phải “bùa mê thuốc lú” mới đi lấy Phạm Thiên Thư. Phạm Thiên Thư “thôi” con gái bà, bà rất mừng.

Những người đọc qua bản thảo tập Tân Ngôn của Phạm Thiên Thư đều ca thán với tôi rằng Phạm Thiên Thư đang muốn dùng “lời” để làm một cuộc “cứu rỗi”; tôi đã nói với những người này rằng người làm thơ thua gì “đấng” sáng tạo đâu, chúng ta hãy ngả mũ chào Tân Ngôn của Phạm Thiên Thư.

Hồ Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn