BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73243)
(Xem: 62215)
(Xem: 39400)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chế Lan Viên Tỉnh Mộng

15 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 1417)
Chế Lan Viên Tỉnh Mộng
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi tất cả như vô nghĩa,
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!


Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây đem chắn nẻo xuân sang!

Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! mong nhớ! ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn

Đây là bài thơ "Xuân", được trích từ tuyển tập thơ "Điêu Tàn" mà tác giả đã xuất bản từ năm 1937. Thuở đó, nhà thơ viết theo rung cảm của mình; có nỗi tha thiết, ủy mỵ, đau khổ, hạnh phúc, sự viên mãn, và không do bất cứ sự sai khiến nào thúc ép. Thi sĩ, họ có tự do và họ viết vì sự rung cảm rất tự do ấy.

Bài thơ trên thổ lộ nỗi buồn của người thi sĩ muốn đem lá vàng của mùa Thu chặn nẻo Xuân sang. Nhà thơ yêu nỗi buồn, muốn giữ nỗi buồn và tự do thể hiện cảm xúc của mình lên thợ Trong bài thơ "Đêm Tàn", Chế Lan Viên viết :

Ta cùng nàng nhìn nhau không tiếng nói,
Sợ lời than lay đổ cả đêm sâu,
Đôi hơi thở tìm nhau trong bóng tối,
Đôi linh hồn chìm đắm bể u sầu.


Chiêm nương ơi, cười lên đi em hỡi!
Cho lòng anh quên một phút buồn lo!
Nhìn chi em chân trời xa vòi vọi,
Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta?

Này, em trông một vì sao đang rụng;
Hay nghiêng mình mà tránh đi, nghe em!
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm

Lời chưa dứt, bóng đêm đà vụt biến!
Tình chưa nồng, đã sắp phải phôi pha!
Trên trần gian vừng ô kia đã đến
Gỡ hồn nàng ra khỏi mảnh hồn ta!.

Hoặc trong bài thơ "Hồn Trôi", Chế Lan Viên đã mơ tình yêu của mình :

Cô em hỡi ! đàng xa cây tỏa bóng,
Sao cô không ngồi đợi giấc mơ nồng?
Đến chi đây, cho thân cô rung động
Lớp hồn tôi êm rãi khắp trời trong?


Đừng hát nữa ! Tiếng cô trong trẻo quá
Khiến hồn tôi tê liệt khó bay cao,
Này, im đi, nhìn xem, trong kẽ lá
Một mặt trời giả dáng một vì sao

Ngoài xa xa, không, ngoài xa xa nữa,
Thấy không cô, ánh nắng kéo hồn tôi?
Đến những chốn êm đềm như hơi thở,
Nồng tươi như suối máu lúc ban mai.

Cô bảo : Hồn có hay không trở lại
Một khi trôi vào giữa giấc mơ cuồng?
- Có, cô ơi, hồn tôi rồi trở lại
Với lòng điên, ý chết, với tình thương.

Nhà thơ Chế Lan Viên


Đó là những vần thơ của Chế Lan Viên vào những năm trước 1945. Những năm mà người thi sĩ được trải lòng ra rất thật với chính mình, với văn chương tự do.

Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; lớn lên tại Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động báo chí, văn nghệ ở Liên Khu 4, miền Trung. Sau năm 1954, ông ra Bắc sống dưới chế độ XHCN, tiếp tục làm thơ. Nhưng cảm xúc chân thật của thi hào đã bị biến thể. Cũng giống như các nhà thơ lớn thời tiền chiến, những Xuân Diệu, Tế Hanh, Thanh Tịnh, Huy Cận,.v.v.. thơ Chế Lan Viên đã tuột khỏi cái tâm thành của chính mình, để trở thành những loại thơ chính trị, thơ chính sách. Đọc lại những giòng thơ ông viết trong giai đoạn CS cầm quyền ở miền Bắc trước năm 1975, nhiều người ngạc nhiên đến sửng sốt. Ta hãy đọc lại một số đoạn thơ của Chế Lan Viên.

Trong bài "Cái Hầm Chông Giản Dị", ông viết:

Hoan hô cái hầm chông
Hỡi cái hầm chông
Ta yêu ngươi
hơn cả vạn đóa hoa hồng!


Hoặc trong bài "Đế Quốc Mỹ Là Kẻ Thù Riêng Trong Mỗi Trái Tim Ta", ông viết :

Miền Nam ta ơi,
Cái hầm chông
là điều nhân đạo nhất
Hãy giết sạch lũ hung thần trong bóng tối
Ngọn súng trường ta ơi,
ngọn súng rất nhân tình!


Trong bài "Ở Đâu, Ở Đâu ? Ở Đất Anh Hùng", ông viết :

Hãy giết chúng
như thiên thần giết quỷ
Trên mỗi xác thù,
họng súng phải reo ca


Hoặc trong bài "Suy Nghĩ 1966", ông viết :

Hạnh phúc tính theo đầu người, là
anh giết được bao nhiêu giặc Mỹ
Như cây yêu đời
sinh được mấy muôn hoa
Giết chúng đi: chỉ còn
một đường thôi: giết chúng
Ôi hôm nay lòng ta như họng súng.


Hoặc trong bài "Tổ Quốc Bao Giờ Đẹp Thế Này Chăng!", năm 1965, Chế Lan Viên viết lên những câu sau:

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu ! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng...
Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả...
Buổi đất nước của Hùng Vương có Đảng
Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ
Thịt xương ta giặc phơi ngoài bãi bắn
Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ...


Những giòng thơ trên tôn vinh những hầm chông, bắn, giết; tôn vinh Đảng CS và H.C.M. tài giỏi hơn cả những anh hùng dân tộc như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung Nguyễn Huê.. Chế Lan Viên ca tụng miền Bắc XHCN vào năm 1965 như một thời hoàng kim, trong khi chính ông hiểu rất rõ bản chất của chế độ và nỗi cơ cực của người dân.

Giới lãnh đạo văn nghệ XHCN đã để vào tay ông một con dao, một quả lựu đạn hơn là một cây viết. Thay vì ông dùng văn để tải đạo yêu nước, như thời đi vào kháng chiến chống thực dân Pháp, thì nhà nước CS đã đẩy ông leo lên con thuyền vô sản, chở đạo nghĩa toàn những hầm chông, bom đạn, với chiêu bài "đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào", nhưng thật ra chỉ là kế hoạch muốn nhuộm đỏ miền Nam. Chế Lan Viên bị tước đi những bài thơ viết về cái "tôi", tức là những cái rung động riêng tư chân thật, để viết về cái "ta", về cái chung, nhưng vốn không phải là cái chung của dân tộc, mà chỉ là cái chung để xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, để bắt toàn dân phải tôn thờ những thánh nhân Mác Lê nào đó, hoặc của một H.C.M. đã có "công" đưa đất nước VN đến những thảm họa.

Ngoài tập thơ đầu tiên xuất bản năm 1937, Chế Lan Viên còn được phổ biến nhiều tập thơ, văn khác như "Ánh sáng và phù sa" (in năm 1960), "Hoa ngày thường - Chim báo bão" (in năm 1967), "Những thơ đánh giặc" (in năm 1972), "Hoa trước lăng Người" (in năm 1976), "Hái theo mùa" (in năm 1977), "Hoa trên đá" (in năm 1984), "Ta gởi cho mình" (in năm 1986), v.v... Ngoài những chức vụ "đúng nghề" trong Hội Nhà Văn VN, Chế Lan Viên còn là đại biểu quốc hội trong nhiều khóa. Về tác phẩm, những giòng thơ nào mới là rung cảm chân thật của thi sĩ Chế Lan Viên? Về xã hội, công việc nào mới thực sự giúp ông đứng thẳng mà không phải vòng quanh quy lụy?


Và tại sao, ở trong bản chất thi sĩ lãng mạn và ngang ngạnh của ông bỗng nhiên thay đổi, từ những giòng thơ "Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng", rồi bỗng nhiên trở thành "Trên mỗi xác thù, họng súng phải reo ca"! Có phải ông đã phải tự quên mình để sống còn, hay vì biết "sợ" như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng thở than với các văn nghệ sĩ miền Nam?

Có lẽ câu trả lời sẽ không bao giờ chính xác, cho đến khi thi sĩ Chế Lan Viên từ bỏ cuộc đời tại thành phố Saigon, vào ngày 19/6/1989, thọ 70 tuổi. Ông đã gửi lại hậu thế một số bài thơ viết vào những ngày tháng cuối đời mình. Phải mất gần 2 năm sau, báo Văn Học và Dư Luận, số tháng 5/91, mới đăng một bài di cảo thơ Chế Lan Viên, có tựa là "Bánh Vẽ", mà ông đã viết trong tập giấy nháp năm 1986, có nội dung như sau:

Chưa cần cầm lên nếm,
anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn
cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì còn dịp đâu nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc, anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...


Chế Lan Viên đã phải mất bao lâu mới có thể viết lên những giòng thơ cho chính mình? Qua bài thơ "Bánh Vẽ", ta mới hiểu nỗi khổ tâm của Chế Lan Viên trong thời gian phải viết những gì giới lãnh đạo văn nghệ CS chỉ thị, dù ông biết những lời tuyên truyền của chế độ chỉ là bánh vẽ. Ông đã phải nhẫn nhịn ngồi lại trong Hội Nhà Văn, như một nơi để chờ, để đợi nhìn thấy văn chương được trả về vị trí tự do của nó.

Cũng qua một bài thơ di cảo khác của Chế Lan Viên, bài chưa hề được đăng vì nội dung của nó. Ta hãy nghe bài thơ có tựa đề là "Trừ Đi" :

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu ! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau,
giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ
Tôi giết cái cánh sắp bay
-- trước khi tôi viết
Tôi giết bão ngoài khơi
cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển
Giết mưa và giết cả cỏ
mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm
như thế
Tôi viết bằng xương thôi,
nhưng không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi
không phải,
Nhưng cũng chính là tôị
Nguời có lỗi,
Đã phải giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình...


Những bài thơ cuối cùng của Chế Lan Viên, như bài thơ "Trừ Đi" ở trên, chính tác giả đã nói cũng không phải của mình, mà là của một lương tâm đã xưa cũ, được dấy lên từ một nơi nào đó của trái tim đã bị phủ quá nhiều rong rêu chủ nghĩạ Lời "xin lỗi" của ông không thể được "tha lỗi", mà là một lời nhắn nhủ đến giới văn nghệ sĩ đi sau, và đặc biệt là những người cầm bút đang tiếp tục phải "nhai ngồm ngoàm" thứ "bánh vẽ" của Chủ nghĩa Xã hộị Chế Lan Viên đã phải giữ trong lòng những vần thơ của riêng mình hơn 40 năm. Và người ta không thể có nhiều lần 40 năm như vậy để hối hận.

Văn thơ diễn tả rung cảm của thân phận con người đối với đất nước. Dù cho chủ nghĩa có nhuộm đỏ được tâm hồn một nhà thơ thì với thời gian, cái màu đỏ ấy cũng bị những sự thật phũ phàng làm phai mờ, để rồ tâm hồn lại trở lại với chính nó : nếu không vùng dậy phẫn nộ thì ít ra là một sự hối tiếc như trường hợp của Chế Lan Viên trước khi chết. Không ai có thể nghi ngờ Chế Lan Viên là một nhà thơ CS, nhưng bây giờ thì ít ai biết được là vào cuối cuộc đời, ông đã âm thầm lén lút làm nhiều bài thơ tiếc cho cái dại của ông mà tới lúc chết ông "muốn được yên nơi đáy mồ cũng chả được nào !". Bài thơ "Tiếng Vang" sau đây do bà Vũ Thị Thường, vợ ông, đã gửi cho báo Cửa Việt (một tạp chí văn chương xuất bản tại Quảng Trị do Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng biên tập, đã bị đóng cửa năm 1992) số 8 đăng nhân ngày giỗ thứ hai (19/6/91). Bà Thường cho biết còn một số lượng thơ đáng kể như thế chưa được công bố.

Tiếng Vang

Nửa thế kỷ rồi, tóc sắp bạc rồi
Tôi còn nghe tiếng vang
trong nhà Văn Miếu
Cậu bé lên tám là tôi
Hú một tiếng dài
Và các vách tường từ dĩ vãng lạnh tanh
Vang vang đáp lại
Làm tôi ù té chạy
Nghe hồn ma Văn Miếu đuổi theọ
Tôi vào đời lại cất tiếng vang
Trên các trang giấy của mình
Các đài phát thanh,
Các bục giảng,
Các bài phê bình
Vang vang đáp lạị
Nhưng cái dại là tôi không ù té chạy
Mà lại đuổi theo
Đuổi theo cái dư vang lừa phỉnh đó


Bây giờ Chế Lan Viên biết là bị lừa phỉnh thì đã quá muộn.

Trần Hưng Nguyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn