BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73239)
(Xem: 62215)
(Xem: 39396)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Quay Lưng Lượm Lại Quá Khứ

31 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 1575)
Quay Lưng Lượm Lại Quá Khứ
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Từ Tân Phú Trung, gần Củ Chi, gia đình tôi hồi cư về Phú Nhuận. Trong những quận sát Sài gòn, Phú Nhuận là quận gần nhất. Tuổi thơ của tôi đi những bước đầu ở đây, một xóm hẻo, ở xa lộ cái chừng vài trăm mét. Nếu so với những ngày tản cư thì sống ở đây tương đối bình yên, không có cảnh mẹ bế bồng xuống hầm trú ẩn khi máy bay xuất hiện, cũng không có luôn cái cảnh chạy đi coi Việt Minh xử tử bọn Việt gian chỉ điểm.

 

 Thời buổi nhiễu nhương đó nhãn hiệu Việt gian được gán ghép dễ dàng còn hơn mua hũ mắm chén cà. Mẹ tôi bảo: cô Ba Huệ bán hàng vặt vãnh nuôi con bị nghi là tay sai, là chỉ điểm cho Tây chỉ vì chị có cái hộp quẹt nắp xanh vỏ trắng. Hôm máy bay bỏ bom chị có ở đó, vậy là chị bị xử tử vì tội Việt gian. Về sống ở đây tuy yên thân hơn, nhưng cũng có những đêm mẹ và các anh em tôi ngồi chụm vào nhau im lặng và âu lo. Tiếng chó sủa từ xóm xa vọng về mỗi lúc một gần. Mẹ thì thầm: “Như vậy là có người đi trong đêm, có lẽ họ về.” Rồi những tờ truyền đơn nhét vội vàng qua khe cửa, kêu gọi không làm việc cho Tây, không dùng bơ sữa. Lâu lâu họ về, rồi có những tiếng động lạ đâu đó của nhà hàng xóm, thì y như r ằng sáng hôm sau có một người bị siết cổ, mổ bụng, ngực bị ghim bản án: “Việt gian.” Thân nhân của nạn nhân kêu gào than khóc; bọn biện Tây đi xe vào xóm, những người phú lít chụp hình, rắc vôi bột lên những vũng máu đầy ruồi nhặng. Những ngày tháng cứ qua, người chết cứ chết, những cuốn lịch mỏng dần. Đêm thì vậy, ngày cũng đôi khi chập chờn kinh sợ, bọn lính kín bắt người tra tấn tại chỗ, tiếng la khóc, van xin, rồi bị còng tay bịt mắt chở đi trên xe bít bùng. Thỉnh thoảng trong xóm có gia đình đi vớt xác thân nhân của họ bị bắn và đạp xuống sông ở vùng Cầu Sơn, Cầu Dầu (vùng cư xá Thanh Đa bây giờ.) Mạng con người ở buổi ấy như con sâu con kiến. Sau những chấn động xóm trở lại những ngày dài bình yên. Không có tiếng đạn bom vọng về thành phố, không có pháo kích rót vào xóm, chợ. Không có mìn, bẫy gài trên những trục lộ liên tỉnh; chỉ có một vài giết chóc, khủng bố. Gia đình tôi không sợ lắm điều này, bởi không phải là đối tượng. Mẹ tôi là phận đàn bà, anh chị em tôi thì còn quá nhỏ, còn Ba tôi thì đi làm xa. Chúng tôi sống với mẹ, mẹ tôi làm bánh bèo, bánh nậm bán cho lối xóm. Có thể vì lạ miệng, người trong xóm ủng hộ khá đông, thường chỉ đến giữa trưa là hết. Những đêm trăng sáng Mẹ tôi và mấy anh em tôi ngồi ở cửa sau nhà giữa đường trăng và bóng tối nhâm nhi món bánh đa nhúng chấm với nước cá thu kho. Mẹ tôi không thích kho cá ngừ vì vị nó chua và phong, ăn không tốt. Chúng tôi ăn trong yên lặng, quá lắm thì chỉ nói thì thầm; mùi bông cải bẹ xanh ngoài vườn đẫm sương đêm thoảng bay trong gió. Thỉnh thoảng nghe mùi hương lạ mẹ tôi bảo đó là xạ hương của chồn; cái hang của nó nằm ở cuối sân vườn. Mẹ tôi bảo đừng phá vì đó là dấu hiệu của may mắn. Có lúc bẻ vội trái đu đủ chín hườm chấm muối ớt ăn dòn tan và ngọt.

 Những đêm trăng sáng là những đêm tôi mong vì không sợ “họ” về để tôi với mẹ, với mấy anh em ngồi quay quần nhâm nhi, vừa ăn vừa nhớ đến Ba tôi đang đi làm thật xa ngoài Hà nội. Ở cái xóm hẻo lánh đó anh em chúng tôi cũng có những ngày hè đáng nhớ. Chúng tôi ra cái rẻo gần bờ sông, mọi người gọi nó là sông Cầu Kiệu, vì sông luồn lách từ những ao dầm rau muống xóm Trương Minh Giảng, qua cầu MacMahon (Công Lý,) cầu Kiệu, cầu Bông rồi đổ ra sông lớn. Thuở ấy thấy sông lớn lắm, có nhiều gốc bần, gốc vẹt mọc lên. Có những cánh đồng hoang xa lắc lơ tầm mắt, gió chiều lồng lộng, cánh diều no gió phất phơ bay. Các anh tôi vui đùa lặn hụp trong nước sông sạch và xanh; tôi thích ngồi để nghe gió từ sông phần phật hai bên tai, mắt dõi xa tưởng tượng.

Cầu Kiệu - Sài Gòn 1955


 Lặng lẽ thời gian qua đi, có chừng vài năm Ba tôi được chuyển về Sài gòn làm việc. Cộng với sự dành dụm của Mẹ tôi, gia đình tôi có đủ phương tiện để dời ra sống ở căn phố gần chợ Phú Nhuận. Mất đi những cái vui bình dị, nhưng bù lại không có những lo sợ vào những đêm tối trời thì đó cũng là hạnh phúc. Phải dời nhà đi thôi vì các anh tôi bây giờ cũng lớn bộn rồi, không phải là tuổi đi lính nhưng biết đâu có thể làm đối tượng cho lứ a tuổi “Kim đồng.” Hai anh tôi cũng hăng hái tham gia đi biểu tình nhân vụ trò Ơn. Sài gòn Gia định đâu đâu cũng vọng vang khí thế và rực lửa; tuy vậy rồi phong trào cũng lụi tàn. Căn phố chúng tôi ở nằm trên đường Võ duy Nguy, gần chợ. Ngày ngày tôi vẫn nghe từ tờ mờ sáng tiếng vó ngựa của những xe thổ mộ chở sản phẩm và bạn hàng ra chợ. Tôi cảm nhận được sự thức dậy của đường phố sau giấc ngủ đêm; tiếng guốc kéo lê, tiếng cửa mở của những căn nhà bên cạnh sửa soạn cho một ngày buôn bán, mùi thơm cà phê bí tất, những khuôn hấp bánh bao xíu mại của quán chú Chệt nằm ở góc đường. Tôi thích nghe tiếng xì hơi từ cái đèn Manchon, để tăng thêm độ sáng, mà chú Tửng treo trước quán gần với chỗ thùng nước lèo. Có những sáng tôi được theo Ba tôi ra quán, cái vui lâng lâng vẫn còn mãi tận đến giờ mỗi khi nhớ lại. Quán chú Tửng hiện diện ở đây lâu lắm. Trong số những viên g ạch lót sàn, có những viên bị lõm xuống. Mấy cái ghế đẩu khách ngồi, có cái đẩu chân ghế lẳng tròn không góc cạnh. Vậy mà khách không ai phiền hà. Mọi người như biết nhau cả; nó như một chỗ nối dài của gia đình. Có lẽ ai cũng thích chú và hình như chú cũng thân với hết mọi người. Thậm chí chú thuộc cả thói quenăn uống của những người cố cựu với quán. Nơi đây không xa chợ Bến Thành là mấy, khoảng 4 cây số, vậy mà sao tôi cảm thấy như quá xa; tôi ít có dịp đi trừ những khi đặc biệt.

Đường Võ Di Nguy


 Tôi đã đi học được mấy năm rồi. Có những buổi sáng đi học tôi thấy có một chút xao xuyến âu lo khi thấy những thanh niên bị chận đường xét hỏi và bắt đi lính. Không biết thân nhân của họ sẽ ra sao khi chiều nay họ vắng mặt không lý do ở buổi cơm chiều. Tôi thương họ, sao họ giống như những đứa trẻ bị lạc mất đường về. Cũng may là còn rất lâu tôi mới trôi vào dòng xoáy của lo toan đó. Ngày tháng qua đi, thành phố bây giờ đông đúc hơn xưa nhiều; những người di cư xa lạ bây giờ cũng hòa nhập với dân Sài gòn. Nhịp sống của thành phố bây giờ năng động hơn; những người dân di cư chịu thương chịu khó cần cù xây dựng lại từ đầu cuộc sống mới nơi đất lạ.

 Vào những năm cuối của hàng 5 và một vài năm đầu của hàng 6, đất nước bình yên an lạc; gia đình tôi dời về quận 5. Thời gian này tôi có những dịp theo Ba tôi đi săn ở Lộc Ninh, Bình Long, Rừng Lá. Tôi ở lại nhà của những người bạn Ba tôi để rồi gần sáng thức dậy tò mò thích thú nhìn những con thú săn được. Chẳng được bao lâu tình hình an ninh trở nên xấu hơn, có những xáo động chính trị, chỉnh lý, cách mạng. Bất hạnh ở chỗ người ta thay đổi cái tốt bằng cái xấu và xấu hơn. Hình như chiến tranh đã vang vọng về thành phố, hỏa châu ven đô, tiếng bom và đại bác đêm đêm ì ầm, khủng bố ở những tụ điểm giải trí, hỏa tiễn 122 ly rơi vào những khu xóm Võ Tánh, Phú Nhuận, Bàn Cờ…Xe đò lật tung vì mìn bẫy đặt trên những trụ c lô liên tỉnh. Đèo Chuối trên đường đến Đà lạt, khu Rừng Lá trên đường ra Nha Trang thỉnh thoảng bị chận lại, có bắt bớ tuyên truyền và kết nạp. Tôi đang ở lứa tu ổi vào cuộ c nếu thất bại một năm đi học. Tôi đang còng lưng chạy đua với tiêu chuẩn quân dịch. Tôi không sợ đi lính, chắc chắn tôi sẽ làm điều đó nhưng không phải bây giờ. Tôi đã có một chọn lựa dứt khoát. Sau khi hoàn tất Trung học tôi giã từ Sài gòn ra Huế, với lý do đất chật người đông. Âu lo lắm khi phải chọn lựa bởi tôi hoàn toàn không biết gì về Huế. Những ngày tháng đầu ở Huế buồn thúi ruột; tôi không ngờ Huế nghèo và bình lặng đến như thế. Nhớ Sài gòn, nhớ người thương, người yêu; lần đầu phải xa nhà và tự lo, có quá nhiều vụng về và lúng túng. Nếu không vì những trói buộc nhất định có thể tôi sẽ bỏ Huế mà về rồi sau đó ra sao thì ra. Thời gian của tôi ở Huế thật đậm đà; nó có những hằn sâu kỷ niệm. Huế có những khó khăn và hầu như tôi đã tham gia gần đủ: Mậu thân, biến cố Miền Trung, phong trào tranh đấu Phật giáo, biểu tình lật đổ Thiệu-Kỳ…

Huế 1968


 Tôi không còn ngây thơ chỉ để nhìn hời hợt bề ngoài. Vì là một sinh viên điều băn khoăn tham gia phong trào là một quyết định ám ảnh. Người bạn làm phó ban đại diện luật bảo tôi: “Phản ứng của đám đông thường không dựa trên căn bản thuần lý mà là cảm tính. Tôi lớn lên ở đây và tôi quá quen cái cảnh xuống đường, biểu tình phản đối. Những người đứng sau tổ chức luôn luôn muốn có những kích thích mạnh bạo, nó như loại máu linh của con vật tế thần rưới vào lửa tế lễ. Tôi biết bạn nghi ngờ những mờ ám phía sau của sự đòi hỏi, nhưng tỏ lộ bất mãn là điều không khôn ngoan tí nào cả vào lúc này, đừng lội ngược dòng.” Tôi gia nhập đoàn sinh viên học sinh và ở trong nhóm quyết tử b ởi vì tôi là thành viên của lớp võ thuật Không thủ đạo. Các giáo sư huấn luyện là Võ sư Suzuky, Giáo sư Ngộ Đồng và Giáo sư Nguyễn Nhuận. Tên nhóm nghe dễ sợ nhưng thực chất thì chẳng có gì, nhưng được cái là có cưng chiều hơn. Chúng tôi học vội vã 3 ngày quân sự ở Văn Thánh, học tháo ráp súng trường và bắn 3 viên đạn mã tử. Huấn luyện như vậy để đương đầu với một quân đội thiện chiến đã dằn mặt nhiều lần quân Bắc Cộng. Trong thời gian học chúng tôi được phục dịch bằng những tô bún bò chất lượng, nước dừa thì uống tự do có cả chè bắp tráng miệng. Tôi thương quá sự ngây thơ nhiệt tình của những người chị, người mẹ. Kẻ thù thì được huấn luyện những mánh mưu gian ngoan và xảo quyệt có hệ thống, còn một số lớn những người làm chính trị ở phía chúng tôi họ không chịu học, ngây thơ trong tưởng-nghĩ duy ngã độc tôn. Xem ra chứng bịnh đó mãi đến bây giờ vẫn còn. Thất bại là phải thôi.

 Trong những ngày kinh hoàng khi biến cố Mậu thân xảy ra, tôi về lại Sài gòn. Nhưng tôi có mặt trong cơn hậu chấn; đau thương và mất mác quá lớn cho người dân Huế. Phương châm gây kinh khiếp để làm tê liệt chống đối được áp dụng triệt để. Trong tang thương mất mác đó trường Y khoa Huế mất đi 5 vị ân nhân, họ là những Giáo sư đến từ nước Đức xa xôi. Chắc chắn lý do không phải là vật chất. Ở Huế này có những vật chất gì? Danh vọng lại càng không nữa. Một Giáo sư Y khoa nơi miền Trung nghèo nàn của cái đất nước Việt Nam chia cắt và xa lạ. Danh vọng gì ở tước vị đó. Chỉ có sự bác ái và nhân từ dẫn dắt họ đến đấy. Họ mất đi không phải do một tai nạn mà do một quyết định. Những người “chiến sĩ giải phóng cách mạng” gán ghép cho họ tội gì để tước đi sự sống của họ. Mãi sau này, từ vô số nạn nhân bị thảm sát ở Cam pu chia, phần thắc mắc đã được lý giải phần nào. Họ, những người mang danh xưng cách mạng, hình như họ dị ứng và căm thù với kiến thức và tiến bộ . Bây giờ khác xưa, nhưng b ản chất vẫn còn đó, con tắc kè phải đổi màu để tồn tại nhưng nó không thể là con vật khác được. Thảm sát ở Huế là bài thực tập Killing Field ở Campuchia sau này. Những mộng mị phần nào được đánh thức, nhưng huyền thoại đạo đức bị phá sản. Mùa hè đỏ lửa (1972) bịnh viện Huế tràn ngập những nạn nhân chiến tranh, những nạn nhân ngỡ ngàng ngơ ngác chạy thoát vùng lửa đạn, Đại lộ Kinh Hoàng-một hỏa ngục thực sự ở trần gian. Mùa hè năm đó tôi theo người dân Huế chạy nạn vào Đà Nẵng rồi trở lại Huế. Nhìn ai cũng xác xơ tiều tụy, niềm tin bây giờ hình như đã thật sự vỡ vụn.



 Ở Huế tôi cũng có những người bạn lính thân thương, lĩnh lương xong là kiếm cách chuồn về Huế để bù khú cho hết số tiền lãnh được. Họ không có tinh thần để dành cho ngày mai. Sự thật là như vậy. Có người cười nói hôm nay, ngày mai vĩnh viễn không còn có cơ hội tái hồi. Thời gian ở Huế tôi gặp quá nhiều những người cha người mẹ thương bạn của con mình như con ruột. Họ xem ra chỉ là những công chức cần cù cơm đong gạo đếm, vậy mà lòng tốt của họ trải rộng không đắn đo suy tính. Ở họ tôi tìm thấy niềm tin rằng cuộc sống này vẫn còn sự tốt tươi và hy vọng. Tôi chấp nhận đến thân thuộc những ổ mì xíu, những tàn thuốc sâu kèn dán đâu đó trên bờ tường phố thị. Nhịp sống ở Huế trầm lặng, tĩnh mịch như những tiếng chuông thu không, bàng bạc lững lờ êm ả như dòng sông Hương huyền thoại. Hằng năm Huế có những cơn lũ lụt, nước từ nguồn tràn về biển, nước bạc màu, giận dữ ; những người dân nghèo dầm mưa lội lụt để vớt củi, kiếm thêm chút tiền còm cho nhưng ngày sắp tới. Cực khổ như vậy nhưng hiếm ai bỏ xứ mà đi.

 Vậy mà tám năm trôi đi, tôi có quá nhiều điều để nhớ, những âu lo sách vở, những mộng mơ lãng mạn, những ngày đầu bỡ ngỡ lạ lùng… Những người bạn, những người cha, người mẹ Bồ tát, những mối tình vội đến vội đi, v ậy mà giờ đây tôi sắp sửa giã từ tất cả. Tội nghiệp quá nhiều, tội cho tôi, tội cho Phượng, tôi kể ra vì giữa chúng tôi có sự nặng sâu tình cảm. Tôi thật hư quá hư vì phần nào đó tôi đã ngược dòng tập quán phong tục, nhưng tôi không lừa dố i vì Phượng biết rất rõ về tôi và những trách nhiệm của tôi. Thật khó mà chấp nhận nhưng đã chấp nhận thì đi đến tận cùng, đổ thừa cho định mạng phận số. Chúng tôi có rất nhiều thì giờ bên nhau trong những ngày trực chung, hay những lần đi công tác vào Đà Nẵng. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh năm 72 lúc chúng tôi đang ở nơi ấy. Không gian se lạnh vào buổi chiều với nhiều đám mây dày đặc bay thấp; ngoài kia mực n ước sông dâng cao và có những tiếng róc rách của sóng đập vào bờ. Sau buổi cơm tôi chúng tôi về phòng trọ; lúc đó có những hạt mưa đó đây rơi rớt. Chúng tôi vội vào tiệm bánh mua vài thứ. Mưa càng lúc càng lớn hơn, gió thổi mạnh như làm mưa bay ngang và làm những bong bóng nước bập bùng tung vỡ. Mưa kéo dài đến nửa đêm. Đâu đó thoảng qua hồi chuông hành lễ. Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách, Phượng và tôi đêm ấy có chút tiệc nhỏ, cũng nến lung linh, cũng Büche de Noël. Chúng tôi ngồi bó gối nhâm nhi. Ngoài kia qua khung cửa kính, chỉ còn mập mờ trong làn mưa, sông Hàn mờ đục, và hàng điện đường ủ rũ chập chờn lắc lư trong gió. Chúng tôi ngồi sát vào nhau hơn. Hơi ấm bây giờ là một sự tỏa lan như nước lũ từ nguồn. Cái lạnh của gió của mưa như ngừng lại ngoài khung cửa. Và chỉ có thế, phải nói là vô cùng khó khăn để dừng lại ở lằn ranh phân định, vì trong chất sắt của đam mê thì sự buông thả vốn đã sẵn sàng. Nghĩ đến sự nghiêm khắc của dư lu ận, của tập quán, của phong tục, đối với tôi tất cả như là một phao cứu hộ trong cơn bão lũ. Phượng có thể hy sinh phó mặc nhưng tôi không thể ích kỷ buông trôi. Tôi ráng không nghĩ gì để niềm vui được trọn. Một nửa mái tóc đang hững hờ lười biếng ở bên vai tôi. Bài Thánh ca đang vọng vang trong gió. Ngoài kia mưa đêm vẫn rơi nặng hạt; bên tôi chỉ có những lặng im và tiếng khẽ của thở dài. Tôi cố giữ không cự a mình sợ hạnh phúc đang đè nặng ở vai thức giấc. Tâm trạng tôi bây giờ là “ôm em trong tay mà nghĩ ngày sắp mất!” Tình mình rồi sẽ như thế, mai mốt đây rồi em sẽ có gia đình, và sẽ không có một mặc cảm nào, em vẫn là cô gái của đêm tân hôn. Sự giã từ nào rồi cũng sẽ buồn, sẽ khổ, nhưng tất cả sẽ lịm dần theo thời gian, chỉ có kỷ niệm vẫn nguyên như thế khi nhớ lại. Sáng hôm sau chúng tôi trở ra Huế, hạnh phúc là không ngỡ ngàng nhìn nhau.

Đường Gia Long - Đà Nẵng


 Ngày đi chơi Đà Nẵng bây giờ thoắt cái đã hơn nửa năm vị chi là 6 tháng tức là 180 ngày. Thời gian níu kéo-đi nhanh, thời gian đợi chờ-lâu tới. Sáng nay lúc ngồi ở góc quán café đầu cầu mới, tôi dõi trông từng chuyến xe buýt An Cựu đổ về. Dù tất cả những gì muốn nói thì đã làm rồi từ những ngày qua, lẽ ra hôm nay Phượng không muốn đi làm, sợ những gợi nhớ xót xa. Ngày xưa tôi gặp em lần đầu tiên nơi cổng Bệnh viện. Tôi đã giữ lại hìnhảnh đầu tiên ấy, và có cảm tưởng như vừa mới đây thôi, tự dối để yên lòng. Để vơi đi buồn phiền, ngoài thời gian, ah, nghề chúng ta cũng cần phải can đảm trực diện. Phải thế thôi vì không thể chạy trốn được-công việc-thời gian-những khó khăn cuộc sống, những trách nhiệm-bổn phận, những thứ đó s ẽ giúp mình. Vả lại “tóc mai sợi vắn sợi dài” nên ít ra mình cũng còn cái “thương hoài ngàn năm.” Chuyến xe An Cựu dừng lại, Phượng xuống xe và lầm lũi đi vào. Gió phất phơ tà áo, tóc mượt mà lười biếng tựa bờ vai, Phượng vẫn th ế như thuở nào ngày xưa ấy. Hìnhảnhấy chắc rồi sẽ mãi theo tôi mai mốt đó đây xuôi ngược khắp nẻo xa gần. Đã đến lúc phải đi, tôi lúc ấy như người mộng du trên đường về phi trường Phú Bài. Một ngày mới lại bắt đầu, phố phường đông đúc đi lại bán buôn, vậy mà tôi như người mộng du ngoại cuộc. Hoang mang nỗi buồn. Một trời tâm sự. Giã biệt Huế.

 Tôi vào quân đội với những bận rộn mới mẻ. Tôi phải trải qua năm ngày ở Trung tâm tuyển mộ nhập ngũ và ba tháng học hành chánh quân y. Vẫn còn nghịch ngợm, học trò trốn ngồi ở những dãy sau so tai croix zero với độc cô cầu bại trường Y Sài gòn. Điểm tâm bánh mì bò kho Thanh Bạch, bún suông Thanh Thế, hủ tiếu Paté chaud Phạm thị Trước, chiều kem Phượng Lan, Pole Nord, mắt hau háu tìm tranh Tố Nữ. Ngày mãn khóa tôi có một chỗ để chọn- một tỉnh của miền Trung. Tuổi học trò tạm dừng lại ở đây; một lộ trình mới mẻ bắt đầu. Trong những ngày tháng đầu ở đơn vị, dun rủi thay tôi đã có dịp phải xử lý Y sĩ trưởng Bịnh xá Tiểu Đoàn 2 lần, trong đó có 1 lần bị kiểm tra của Cục Quân Y. Tập trung những mẫu phiếu phát thuốc tôi điều chỉnh một số mặt hàng nóng, cu ộc kiểm tra an toàn. Nhân đó tôi nhìn thấy được những điều không nên nói ra, mà tôi thì lại không tế nhị. Thuyên chuyển xuống Đại đội, đã là một lính nghề thì đâu cũng là phục vụ. Tôi kiêu hãnh với phù hiệu tôi mang, tự nhủ lòng cố giữ sao cho trong sáng. Từ cấp Đại đội tôi có dịp tiếp xúc nhiều hơn với những người lính. Đời sống của họ thật khổ, đa số là góp gạo thổi cơm chung, cơm là chủ yếu. Một chút dưa mặn, cá khô, đưa trôi là tô canh hẹ, lỏng chỏng cọng rau, vậy mà họ phải lao vào lửa đạn để chu toàn nhiệm v ụ. Họ sống một đời nghiệt ngã để hoàn tất một công việc bất khả. Mãi cho đến bây giờ, tôi vẫn hãnh diện là một thành viên trong tập thể đó. Sự hãnh diện không phải vì những hào quang chiến thắng mà bởi ý thức trách nhiệm, đừng đem thành bại luận anh hùng. Theo sau sự thất bại là bài học về kinh nghiệm; chê trách có chăng là không chịu học tập kinh nghiệm đó.

 Cũng nhờ thuyên chuyển đến Đại đội mà tôi được biết thêm những quận Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Bình, Sơn Tịnh. Về cuộc sống trong quân ngũ tôi đối xử như tình huynh đệ với mọi người. Cái khác biệt là mỗi người làm một công việc khác nhau. Có chăng là tôi may hơn họ vì có nhiều thời gian và phương tiện để học hỏi. Đã nghĩ là nhờ may mắn thì có gì đâu để mà hãnh diện, vì thế mà tôi nhận lại từ họ rất nhiều chân tình. Những ngày trong quân ngũ với tôi là những ngày dễ dàng và trân trọng. Đứ c Phổ chỉ tạm đến rồi đi, trên trục lộ chuyển quân hai bên là những cánh đồng ruộng có cày cấy và cũng có bỏ hoang. Lịnh ban ra là tất cả phương tiện đều phải sẵn sàng cảnh giác với mọi bất trắc. Vùng xạ kích tự do, Quận Tư Nghĩa nằm gần ngay trên quốc lộ, quận Nghĩa Hành, một quận mà các tấm tôn không có cái nào là không lỗ chỗ mảnh pháo kích. Đặc biệt ở Nghĩa Hành có rất nhiều giai nhân. “Xa nhà, xa người em nhỏ hậu phương,” được nhìn những bóng hồng này thì cũng vui, nhìn thôi vì có thể bông hồng đã bị nhuộ m đỏ. Sơn Tịnh, điểm đóng quân trên đỉnh đồi, đặc biệt đôi khi có những buổi pháo kích chào nhau đúng giờ. Tôi nhớ hoài nhớ mãi những ngày đời lính. Tình hình mỗi lúc một xấu hơn. Những bất ổn về chính trị kéo theo những thua thiệt trên chiến trường. Có nhiều lúc hình như lý tưởng bị phá sản chỉ còn lại những phản ứng phản xạ như bầy thú hoang trong biển lửa cháy rừng.

 Một vài tháng cuối cùng tôi sống trong tình thương với vợ với con và với những hoang mang, cho đến ngày cúi mặt uất nghẹn và nhục nhã. Ngày chứng kiến đoàn quân “mường mán” vào Sài gòn, tôi không sợ hãi, chỉ phân vân, và có cảm giác uất nghẹn khi cả m thấy sự hy sinh c ủa hàng triệu người giờ chỉ còn là vang bóng. Nỗi sợ hãi lạc lõng xứ người còn hơn sợ chết. Tôi đã chọn ở lại dù phương tiện để rời khỏi xứ không phải là không có.

 Gần 3 năm tù cải tạo và sau khi ở trại cải tạo về nhờ may mắn tôi được đi làm việc trở lại ở một Bịnh viện Thành phố. Sau đấy lén mở một phòng khám chui. Cuộc sống bây giờ đỡ vất vả hơn nhưng tính chất tạm bợ vá víu vẫn còn đầy dẫy dành cho người dân vùng thua trận. Những lúc rãnh rỗi tôi đi lùng kiếm các loại thuốc bày bán ở chợ trời. Có một nơi tôi ít đến nhất là khu chợ trời đường Lê Lai. Tôi nhắc lại sự kiện này bởi tôi tình cờ thấy lại một bóng dáng quen thuộc ngày nào: Phượng. Nhưng cô chủ xe cơ m b ụi vội nghiêng vành nón lánh mặt ở một khóc khu ất của xe. Qua đó tôi càng tin chắc rằng chính Phượng của ngày xưa. Tôi tự nhủ mình không nên sấn sổ lại đó, chắc chắn tôi sẽ tìm gặp nhưng không phải là bây giờ. Chuyện đó phải thật bình thường, tôi biết, qua thời gian mọi sự đều đổi thay và mỗi người có bổn phận. Gặp lại bạn cũ ai cũng mong, hà huống đó lại là cố nhân. Nhưng rồi tôi đã không có cơ hộ i đó, tôi trở lại nhưng quán cơm bên đường không còn nữa và tôi cũng không để tâm tìm kiếm. Một vấn đề thoáng trông tuy đơn sơ, nhưng thực tế lại tế nhị và phức tạp. Mọi điều mọi sự đều có cơ duyên và vận số. Năm năm làm việc lại, tiếp nhận mỗi ngày những điều x ảy đến, lăn lóc, mánh mung để tồn tại rồi sau cùng tôi đành phải bỏ xứ mà đi. Lần này thì tôi không sợ sự xa lạ hay sợ xứ người, vì quá sợ cho tương lai của những đứa con. Con người phải lớn lên từng kilogram song song với sự phát triển của trí tuệ. Đó là giá trị tuyệt đối. Cũng may là chuyến vượt trốn thành công không một thất thoát nào, nếu không chắc tôi phải ân hận vô cùng vì quyết định ở lại của tôi ngày đó. Ngày tháng dần qua nhanh nơi xứ người; tôi làm bất cứ công việc gì đàng hoàng tử tế để kiếm sống. Ở chốn tạm dung này không có nghề nhục nhã, chỉ có cực khổ ít hay nhiều. Cuộc sống nhìn lại như một xâu chuỗi kết bằng những hạt toại ý và phật lòng còn thời gian thì bình thản qua trang.

 Một lần lâu lắm rồi, dễ chừng đã mười năm hơn tôi có về lại quê nhà. Thời thế bây giờ ít nhiều đổi thay, những người bạn còn lại hình như bảo hòa. Tất cả, có lẽ không còn lo toan nhiều về cuộc sống áo cơm, bình thản an vui chờ đợi tuổi già. Tôi mừng cho họ, tôi mừng cho tôi bởi không thể nào an nhiên tự tại khi nhìn thấy bạn bè gian khổ. Một vài người còn bảo bây giờ khác xưa nhiều lắm, tôi chỉ im lặng nghe tránh không tranh cãi lạm bàn. Thời gian tôi về không đầy 2 tuần. Bạn bè bây giờ hiếm hoi, tuổi đời chồng chất. Đúng-sai là hai thái cực, mấy ai giữ được sự bình tâm khi nghe điều nghịch ý, và trước những thẳng thắn phê bình có ai dằn được lòng bình thản, tu tỉnh lại để xét xem là nó có hợp lý hay không. Tranh cãi không vần xoay được gì mà chỉ tổn thương sự tương kính bè bạn. Ráng cười thật to nhân thế thái bình. Một hôm trên đường đi Thủ Đức rồi Biên Hòa (tôi có rất nhiều bạn bè ở đó), đường đi không xa nhưng thời gian để đi thì dài, và tôi được Quí kể nghe một chuyện: “Một hôm tôi có dịp phải khoản đãi phái đoàn ở một nhà hàng nọ không lớn lắm, nhưng lịch sự và dễ thương. Lúc trả tiền xong ra về tôi được một người giúp việc gọi lại: Thưa ông, nếu ông là B.S Quí thì bà chủ tôi cần g ặp riêng ông. Chuyện hấp dẫn đấy tôi chen vào. Đừng ngắt lời im lặng mà nghe rồi nó sẽ có liên quan đến ông- Quí bảo. Bà chủ vẫn còn nét “liên thành,” tuổi và người hoàn toàn không tương hợp. Sau khi xác định đúng là tôi “cô chủ” vui lắm. Câu chuyện nhắc về những kỷ niệm và có những câu hỏi về ông. Có vẻ xạo nhưng nghe vẫn sướng- Tôi bảo. Không xạo đâu, thật đấy vì “cô chủ” là Phượng của ông ngày xư a. Để khi nào tiện dịp tôi sẽ đưa ông đến đó. Xem ra tình cũ vẫn còn. Câu chuyện ngừng ở đó nhưng tôi thì không. Tôi nhớ lại từng chút một của chuyện ngày xưa ấy. Những ngày vội vã đó đây, bạn bè, thăm vi ếng; tôi không có dịp gặp lại Phượng. Mười ngày trở lại không đủ gì cả cho khoảng thời gian tôi xa xứ - xa Sài gòn. Trở lại Mỹ tôi để lại mọi chuyện ở Sài gòn nhưng câu chuyện về Phượng thì không. Tôi vẫn nhớ lại khi không gian chìm xuống vì những đám mây bay thấp mang mưa trở lại vào những ngày mùa đông lạnh giá, ngay cả lúc đêm về một mình trên xa lộ vắng xe. Nhớ lại chuyện xưa khi Phượng v ẫn như là một kỷ niệm còn mới, nhưng lại da diết buồn vì theo đó là một vĩnh viễn giã từ. Tôi nói như vậy vì Phượng đã không còn nữa. Phượng đã dứt khoát giã từ những hệ lụy. Một tai nạn điều trị đã mang Phượng ra đi mãi mãi vào một ngày Huế nặng nước mưa, theo sau linh cữu là một vài người bạn. Bẽ bàng thật sự cho một đài trang. Tôi đã không gặp lại em từ khi xa Huế và bây giờ chỉ còn là sương khói mông lung. Chẳng còn hy vọng gì nữa; giã từ miên viễn đã là một thực bế bẽ bàng.

 Thời gian của chiến tranh bằng súng đạn đã ngừng lại, đến bây giờ đã là nửa đời của cuộc sống thọ-thất-thập-cổ-lai-hi. Tôi cũng có dịp về lại Sài gòn, rất tiếc là trong những lần đó tôi không có cơ hội, hoặc là không thiết tha lắm để trở ra thăm Huế một lần để được xem dung nhan đó bây giờ ra sao? Có những lúc thà sống trong mộng tốt hơn là va chạm vào thự c tế, giống như con đà điểu rụt đầu lẩn trốn tự dối mình trước hiểm nguy đe dọa. Phải thay đổi thì mới có tiến bộ. Bây giờ sự thay đổi ở xứ tôi xảy ra từng giờ từng ngày từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến miền sơn cước, từ núi đến biển. Nhưng tôi không thể kìm hãm nỗi hoang mang của kết quả mai hậu và cũng không phải vô lương tâm đến độ lúc người ta vui mà mình buồn hay lúc người não lòng mà mình vui. Nếu đất nước đang vươn vai Phù đổng, đang thay sắc đổ i màu để thành hào quang chói lọi mà vì tự ái hiềm thù nên không phân định trắng đen, chắc tôi không tệ như v ậy. Đạo đức con người, môi trường xã hộ i, thiên nhiên lãnh thổ bây giờ ra sao? Nhìn vào thực tế thì câu tr ả lời không phải là cái gì đó quá khó khăn. Ngày mai thật khó mà có cái chuyện nhốt ông khổ ng lồ vào cái chai rồi đậy nút lại. Tôi không trở lại Huế vì tôi muốn giữ lại một chút gì thân thương. Bây giờ nơi ấy có rất nhiều sửa đổi và nhiều, quá nhiều những công trình xây cất. Đường từ An Cựu về chợ Đông Ba ngày xưa có nhiều khu đồng ruộng lộng gió, thế vào bây giờ là nhà cửa chen chân, thành nội, cung điện, lăng mộ được Liên Hiệp Quốc yểm trợ tái thiết, có những sửa đổi tô trát phường tuồng. Khách du lịch đến đây mục đích là muốn nhìn lại những công trình văn hóa cũ qua bề dày lịch sử của một nơi “dấu xưa xe ngựa.” Hìnhảnh những người Á châu với gia đình về du ngoạn nơi đây quăng ra vài trăm Mỹ kim để được phục vụ ngự thiện, cũng áo mão cân đai Quân vương Hoàng hậu nhưng phảng phất đâu đó cái vẻ đắc thời của một “Xuân tóc đỏ,” của những anh chị “rủng rỉnh xu hào.” Những hình ảnh này tôi xem được qua những cuộn băng thu hình bày bán ở phố Việt. Đây là những sản phẩm “văn hóa” từ trong ấy, chứ không phải của bọn xấu. Tôi cũng không thấy người khách nước ngoài trong cảnh này. Có thể vì không quen hay vì có giáo dục, họ kính trọng cái biểu tượng một thời của một nền văn hóa. Trung Quốc không biết có chiêu dụ du khách như vậy hay không, nhưng chắc chắn những kệch cỡ m như vậy sẽ không thấy được ở Anh quốc, Nhật bản, Thái lan, Liên xô…Họ không hạ phẩm giá những tượng trưng cho đất nước một thời trong quá khứ, dù rằng nó có bị phê phán là không tốt đi nữa. Bởi những suy nghĩ như vậy làm sao mà tôi có thể trở về để thăm Huế. Thà là không thấy để còn giữ lại một chút thi vị, lãng mạn-ở Huế trong tôi ngày xưa-dù thuở ấy Huế vẫn còn nghèo và trầm lặng.

 Nhân đây tôi cũng không quên được hệ quả của “hai cuộc chiến buồn bã” ở xứ tôi. Một hành trình quá dài và quá đắt; hy sinh mất mát không chỉ ở riêng một thế hệ để mưu cầu độc lập và tự do cho đất nước. Mê say một lý thuyết: tất cả là huynh đệ, biên giới chỉ là lằn ranh chiếm hữu do tự ái và tham lam ích kỷ, cả thế giới này sẽ chỉ còn là một màu đồng nhất. Sự mộng mơ một thiên đàng không bao giờ đến, thế mà cũng có một vài lãnh tụ cũng muốn thực hiện và dẫn dắt một số nhân loại lao vào đấu tranh đưa đến những oan khiên mất mát và hủy diệt. Xem ra giấc mơ đó đã vỡ vụn. Còn lại ở nước tôi những ước mơ của dân tộc từ hơn cả trăm năm đã hy sinh vào đấy hàng hàng lớp lớp sinh linh, vậy mà đến giờ ước mơ hình như vẫn còn là mơ ước. Mộng mơ cả tỷ người tay nắm tay ca bài ca Đoàn kết vẫn còn xa lắc xa lơ, xa hơn cả giới hạn của tinh cầu. Điều thấy được trước khi huynh đệ khác lằn ranh lãnh thổ nắm tay nhau thì những anh em cùng tổ tiên huyết thống tàn sát nhau không tương nhượng đến độ chỉ ngh ĩ thôi thì sự buồn nản đã chực chờ. Ở trên tôi viết trong dấu ngo ặc “hai cuộc chiến buồn bã.” Buồn vì sự ly cách quá lớn lao, mà điểm đến vẫn còn là hứa hẹn. Không lẽ sự hy sinh của mấy triệu sinh linh chỉ đem đến lợi lộc và tự do cho một số nhỏ nhoi người, như vậy thì lương tâm của kẻ thụ hưởng có thanh thản bình yên? Nếu câu trả lời là có thì đó là điều bi thảm, còn nếu không thì phải làm một điều gì đó. Tính chất ù lì là không thể có trong máu cầu tiến cho quê hương đất nước.

 California năm nay mùa nóng kéo dài, với những kỷ lục bị bức phá, và những trận cháy rừng phá hủy thiên nhiên cũng như tài sản của cư dân. Dù vậy sự chú ý đa phần vẫn tập trung vào vấn đề công ăn, việc làm, giá xăng tăng vọt, thị trường chứng khoán. Xem ra không biết bao giờ bình minh mới trở lại. Lo lắng xa hơn là hiện tượng hâm nóng toàn cầu, điều sẽ đưa đến những tàn phá lớn từ thiên tai. Con người phải chăng đã qua một thời đào xới thiên nhiên để tạo ra tiền, mai mốt đây những thế hệ sau này rồi sẽ tiêu vô số tiền để tạo lại thiên nhiên. Nhưng liệu con người có đủ kiến thức và thời gian. Ở tuổi tôi bây giờ, tôi thấy nhiều dấu hiệu chấm dứt những chữ tiếp tụ c và ch ữ còn nữa thì thưa dần. Hình như ở lứa tuổi này ai nấy cũng cầm tay tờ đơn xin chuyển vùng. Đất sống ở đây, quê hương n ơi đó đường xa b ằng phần lớn của tinh cầu. Đoạn cuối con đường lững lững xa xa đó là những thực tế tr ực diện tôi có thanh thản và rảo bước chân đợi chờ? Thanh thản được lắm chứ, vì bên cạnh những tiêu cực bào mòn đó thì sự tích cực bền bỉ vẫn còn đầy ắp. Có thêm những đứa cháu, con cái của mình, của bè bạn lớn lên và bọn trẻ đa số có chỗ đứng vững vàng. Điền vào đó còn có cả những hào quang lóe sáng. Trong đội ngũ của những kẻ gây tai kiếp có những người thức tỉnh tìm về, phần lớn họ là những người có bề dày hiểu biết sâu sắc. Cũng có những bạn trẻ mới tinh với ý ngh ĩ trong sáng, thần thánh cho lý tưởng, họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để nói lên sự thật và nguyện vọng cho đa số đám người câm lặng và tê liệt phản ứng, dù rằng trong nhóm đa số này vẫn có túc trực sự chống đối, phản kháng. Những người tìm về này trực diện với hung ác và hiểm nguy thường tr ực. Họ không đứng từ xa nguyền rủa, cũng không làm suy suyển được k ẻ xấu. Điều buồn là đội ngũ của những người lương thiện tử tế thưa dần, một số không ít giã từ vĩnh viễn cuộc chơi, những người còn sót lại mỏi mòn dần ý chí, một số cơ hộ i già nua sợ sự đào thải, sợ mất chỗ đứng họ chạy ngược trở lại. Cũng chẳng tiếc rẻ gì vì trong đám nhốn nháo đó có nhiều tên là thực sự không tài trí. Đội ngũ trẻ có những người ý thức trách nhiệm họ tiếp nối con đường đi của thế hệ trước, tuy không nhiều nhưng toàn là những tinh hoa. Có những bỏ chạy thì cũng có những tìm về. Điều may mắn là hàng của ta về họ thường là hàng đáo hạn xử dụng, hàng của họ về ta là những hoa sen trong bùn, là những viên đá quý trong đám hỗn tạp sạn cát, xem ra niềm tin vẫn còn được duy trì. Vật chất thua họ xa lắc xa lơ, như ng dù sao chúng ta vẫn còn những con người thực sự có ý thức trách nhiệm. Và con số nhích lên trong hy vọng niềm tin. Sau th ế chiến II, Đức-Nhật ở tận cùng của hủ y hoại, vậy mà với đội ngũ tập thể của những con người đạo đức và trách nhiệm chỉ cần một thời gian ngắn họ chẳng những đứng lên mà còn bước đi. Các bạn ơi, các thế hệ nối tiếp ơi, những con người liêm sĩ ở phía bên kia ơi, giữ vững niềm tin, đừng hãi sợ. Bây giờ thật khác xưa, chúng ta không cần phải giữ vào cơ thể của nhau những mảnh kim loại của bom, của đại bác, của hỏa tiễn, của M 16, của AK 47. Nghĩ như th ế đã là điên khùng huống chi là làm. Tự biến mất một mảng lớn Hồng thủy hình như chẳng tốn nhiều lắm khói súng? Trí tuệ-Kinh tế, những căn bản tự do. Cần thiết là những quyết định ráo rốt cho tồn tại và biến mất. Chất xám của ta có nhiều, và cũng không thiếu người, thực tế là chúng ta thiếu chất keo kết dính, sự hãi sợ và cầu an ích kỷ qua những nghiệt ngã hình thành. Kiến quốc và giữ nước đã là một chứng bịnh kinh niên. Không thoát được những thứ đó thì chắc phải còn lâu nước Việt chúng ta mới ngẩn cao đầu. Còn nữa, có trí tuệ chưa hẳn đã là có khôn ngoan. Gian manh lọc lừ a những hậu duệ của con vua lừa dối bây giờ hơn xưa nhiều lắm, tay nghề nhuần nhuyễn và vô cùng tinh vi. Khôn ngoan thì giới hạn, ngây thơ thì vô cùng. Hình như ta là như vậy. Xem ra còn quá nhiều khó khăn nên không ai dám làm. Không phải vậy đâu, vấn đề ở chỗ vì không dám làm mà vấn đề trở nên khó khăn, muốn điều khiển chiếc xe đến một nơi, nhất định chắc chắn chúng ta phải ngồi ngay chỗ tay lái, đừng sợ là có biết lái hay không.

 Ở tuổi tôi bây giờ phân vân lắm vì không biết phải làm gì cho tương lại. Rồi bỗng có một thoáng tôi quay lại để nhìn vào quá khứ và ngạc nhiên lắm. Tôi thấy được tương lai của tôi: những đứa con, những đứa cháu, con cái của bạn bè… Những bước chân còn chập chững tập sự nhưng vững chãi. Những tầm nhìn vươn cao. Tôi hy vọng vào tương lai đó. Quay lưng lượm lặt quá khứ là vậy, và nhân đó có chút niềm vui để tiếp tục hít thở. Các bạn có thấy như vậy không?

 B.S Bùi Thạch Thuần

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn