BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73323)
(Xem: 62234)
(Xem: 39423)
(Xem: 31169)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ngày đầu ở trại tạm cư, lo ở Mỹ không có gạo ăn

02 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 1374)
Ngày đầu ở trại tạm cư, lo ở Mỹ không có gạo ăn
57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57
Trại tạm cư Fort Indiantown Gap, tiểu bang Pennsylvania những ngày sau 30 Tháng Tư, 1975...

 




Cổng chính của Fort Indiantown Gap. (Hình: Người Việt)

***


Ánh nắng bắt đầu chan hòa trên đất mỗi ngày là những người tị nạn bắt đầu một ngày mới, kéo nhau tới nhà ăn để ăn sáng.

Cà phê, trà, sữa, trứng chiên, apple sauce, bánh mì, bacon, trái cây... cho buổi sáng đã sẵn sàng. Trưa và chiều có thể gần giống nhau gồm cơm, một món thịt, rau sà lát và súp. Tráng miệng có các loại trái cây thay đổi. Nói chung, thừa thức ăn trong mọi bữa và thừa dinh dưỡng. Chỉ phải xếp hàng lấy phần cho mình. Nấu nướng và phục vụ ăn uống đều có người của ban quản trại, người tị nạn chỉ đến ăn.

Ăn sáng xong, người nào được gọi tên thì đi gặp tổ chức thiện nguyện, thảo luận về việc rời trại theo sự sắp xếp của tổ chức với gia đình hay họ đạo tình nguyện nhận bảo trợ cho người tị nạn bắt đầu hội nhập vào xã hội Mỹ.

Người không có việc gì thì ngồi tán dóc, kể chuyện cũ chuyện mới. Một vài nhóm thanh niên dắt nhau ra sân đá banh hay đánh bóng chuyền giết thời giờ.

Không mấy ai không nhìn nhận những ngày sống trong trại tạm cư là những ngày nhàn nhã nhất trong đời. Chỗ ở không phải lo. Cơm canh thịt cá có người nấu sẵn mời tận miệng. Nó hoàn toàn trái ngược với cảnh phải làm mới có ăn khi rời khỏi nhà của người bảo trợ. Tức là phải tự mưu sinh ở đất nước người mà ngôn ngữ và phong tục, đời sống hoàn toàn khác với xã hội tại Việt Nam.

Lo xa

Tất cả đều được giải thích, qua các buổi hướng dẫn, từ thủ tục bảo trợ đến hội nhập xã hội Mỹ để tự mưu sinh. Bảo rằng không có gì phải lo lắng cho tương lai là chuyện không đúng, nhất là những người không có vốn liếng Anh ngữ.

Làm sao để sống? Nghề nghiệp chuyên môn phần lớn đều không có.

Quân nhân thì cả đời chỉ biết cầm súng đánh giặc. Phụ nữ thì ở nhà nuôi con, tỉ lệ phụ nữ tị nạn từng đi làm ở Việt Nam ít hơn nhiều. Đất nước chiến tranh triền miên, đại đa số thanh niên đàn ông bị cuốn vào guồng máy chiến tranh. Mấy người là thợ tiện, thợ hàn, thợ máy.

Cao hơn là trình độ kỹ sư công nghệ, kỹ sư điện cũng chẳng được mấy người trong hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam đến Mỹ sau biến cố 30 Tháng Tư.

Nhiều lần trong những dịp xếp hàng chờ lấy phần ăn, tôi ngạc nhiên thấy có những phụ nữ lấy phần cơm mà tôi nghĩ phải hai người ăn rất khỏe mới hết. Ngồi nhìn bà ta ăn, quả nhiên không ăn hết phân nửa chỗ cơm nhưng bà không đổ vào thùng rác mà mang về phòng ở.

Không phải một mà còn thấy một số phụ nữ khác cũng giữ lại phần cơm ăn thừa và đem phơi khô trên sân. Nhìn những tấm nylon phơi cơm khô rải rác phía sau một số nhà tạm cư, tôi biết rằng một số người có tính lo xa.

Phơi cơm khô. (Hình minh họa: Getty Images)


“Mai kia ra trại, người Mỹ người ta ăn bánh mì nó quen. Còn mình ăn cơm gạo cả đời, không trữ để dành, khi thèm ăn cơm thì cũng có tí cơm khô nấu lại mà ăn.” Tôi nhớ lại một phụ nữ trả lời khi tôi thắc mắc.

Quả thật, tôi đã thấy nhiều hơn một lần những phụ nữ đội trên đầu một bao cơm khô khi bước chân lên xe buýt để người ta đưa gia đình bà ra phi trường, tới nơi được bảo trợ.

Các bà có thể không biết rằng thời gian đó, nước Mỹ cũng đã từng xuất cảng gạo. Gạo hạt tròn, hạt dài được Mỹ viện trợ bán nhiều nơi ở Việt Nam rồi. Gạo sấy viện trợ cho quân đội VNCH làm cơm dã chiến đầy ra, ăn đến phát ngán.

Khi gia đình tôi đến nhà người bảo trợ thuộc một họ đạo Tin Lành ở thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, đầu Tháng Chín năm1975 họ thường nấu cơm cho vợ chồng tôi và họ cũng ăn cơm như chúng tôi. Họ còn đề nghị chúng tôi nấu cơm theo kiểu mà chúng tôi vẫn ăn như ở bên quê nhà chứ đừng theo kiểu nấu của họ.

Khi họ đưa chúng tôi đi siêu thị cho biết cách mua bán, tôi thấy gạo hạt tròn, hạt dài được bán trong các bao nylon với trọng lượng nhiều cỡ khác nhau. Muốn mua bao nhiêu cho đủ cũng có thể có.

Những người lo xa sợ không có cơm ở nước Mỹ sau này chắc phải thấy chuyện phơi cơm khô ở trong trại tạm cư là thừa.

Và, từ đó đến sau này, tôi không còn thấy người Việt Nam nào phơi cơm khô để dành trên đất Mỹ!

Nam Phương

Nguồn Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn