BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76631)
(Xem: 63102)
(Xem: 40497)
(Xem: 32117)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trần Trung Đạo, trái tim nồng nàn dành cho tổ quốc Việt

11 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 1223)
Trần Trung Đạo, trái tim nồng nàn dành cho tổ quốc Việt
56Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.77
Nhà xuất bản Cổ Loa mới ấn hành tác phẩm tựa đề “Chính Luận” của nhà thơ nổi tiếng Trần Trung Đạo, ở Boston, Mass.

Đây là tác phẩm thứ 10 của một tác giả có nhiều bài thơ được độc giả khắp nơi yêu thích.

Như tựa đề, “Chính Luận” là một tác phẩm tâm huyết, cũng có thể nói đó là một thứ “tâm huyết bút”, nằm trong loạt “tâm huyết bút” của họ Trần.

“Chính Luận” của Trần Trung Đạo, không chỉ đáng kể ở độ dầy 600 trang chữ nhỏ, khổ lớn mà, “Chính Luận” còn có chiều sâu của những bài viết, như những bản cáo trạng khẩn thiết báo động về những vấn đề trực tiếp liên quan tới sinh mệnh của dân tộc, tổ quốc Việt. Điển hình như những bài viết về “Hiểm họa Trung Cộng”, “Hiện trạng Việt Nam”, “Bàn về tẩy não”, ‘‘Cách mạng tại Việt Nam, khoảng cách và hy vọng”, hoặc “Hãy nói trước ngày chết” v.v…

Nói cách khác, với 600 trang “tâm huyết bút” của một người trẻ đang đứng ở tuyến đầu thao thức về vận mạng đất nước, “Chính Luận” của Trần Trung Đạo, không chỉ là những trang viết nóng bỏng, nồng nàn tâm cảm của một người yêu nước mà, nó còn là tấm lòng, trái tim của một Thi Sĩ cống hiến đời mình cho hy vọng một Việt Nam khác – - Với những câu hỏi được cất lên, gửi tới bất cứ một người Việt Nam yêu nước nào, như:

“Việt Nam tôi đâu? Câu hỏi vang lên theo từng đợt sóng dội vào bờ cát nhưng tuyệt nhiên không có tiếng trả lời. Một người đứng trên đất khách và một kẻ đang ở trong tù có cùng một câu hỏi. Thì ra, không chỉ người đi xa mới thấm thía nỗi đau của kẻ thiếu quê hương mà cả những người đang sống trên đất nước vẫn đi tìm kiếm quê hương. Và quê hương chúng tôi đang tìm kiếm, không chỉ là núi đồi, sông biển, ruộng vườn cây trái nhưng là một quê hương có khối óc tự do, có tâm hồn nhân bản, có trái tim dân chủ, có đôi chân tiến về phía trước và đôi tay kiến tạo một xã hội thanh bình, thịnh vượng cho mãi mãi Việt Nam” (“Chính Luận” trang 597).

Trong bài “Hãy nói trước ngày chết”, họ Trần viết:

“…Giết một vài đối thủ thì không sao nhưng để loại bỏ hàng triệu người thì lại là chuyện khác. Stalin không thể lên tận các trại lao động khổ sai ở Siberia để bỏ đói những người chống đối y. Mao Trạch Đông không thể xuống từng trường học để tra tấn các thầy cô trong Cách Mạng Văn Hóa, hay Hồ Chí Minh không thể đích thân xử bắn bà Nguyễn Thị Năm trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhưng họ có khả năng huấn luyện, đầu độc một thế hệ đao phủ thủ trẻ tuổi hăng say và cuồng tín để làm thay. Quyền lực đặt vào tay đám đao thủ phủ trẻ này chẳng khác gì con dao bén để chúng thanh toán những mối thù riêng và lập công dâng Đảng.

“Tháng 10 năm 2002, nhà báo Mỹ Amanda Pike đến Campuchia để tìm hiểu nguyên nhân tội ác diệt chủng của Pol Pot đã không được làm sáng tỏ. Amanda Pike phỏng vấn bà Samrith Phum, người có chồng bị Khơ Me Đỏ giết. Theo lời kể của bà Samrith Phum, vào nửa đêm năm 1977 chồng bà bị một Khờ Me Đỏ địa phương bắt đi và giết chết vì bị cho là ‘gían điệp CIA’. Hung thủ chẳng ai xa lạ mà là người cùng làng với bà Samrith. Hiện nay kẻ giết người vẫn còn sống nhởn nhơ chung một làng với bà cách thủ đô Nam Vang vài dặm nhưng không một tòa án nào truy tố hay kết án (…)

“Tình trạng kẻ sát nhân và gia đình những người bị sát hại vẫn còn sống chung làng, chung xóm, chung thành phố không chỉ phổ biến tại Campuchia nhưng cũng rất phổ biến tại Huế sau vụ Thảm Sát Mậu Thân 1968.

“Số người bị giết trong vụ Thảm Sát Tết Mậu Thân khác nhau tùy theo nguồn điều tra nhưng phần lớn công nhận số người bị giết lên đến nhiều ngàn người và ‘kẻ thù nhân dân’ không chỉ là công chức chính quyền VNCH mà còn rất đông sinh viên, học sinh, phụ nữ, trẻ em và ngay cả một số giáo sư ngoại quốc. Ông Võ Văn Bằng, nghị viên tỉnh Thừa Thiên và cũng là Trưởng Ban Truy Tìm và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, kể lại: ‘Các hố cách khoảng nhau. Mỗi hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng’.

“Tài liệu liên quan đến Thảm sát Tết Mậu Thân rất nhiều, từ điều tra của các nhà nghiên cứu nước ngoài cho đến các nhân chứng sống Việt Nam. Đến nay, thành phần được nghĩ đã gây ra biến cố đầy thảm thương cho dân tộc Việt Nam này là những người Huế ‘nhảy núi’. Họ là những người bỏ trường, bỏ làng xóm, bỏ cố đô lên rừng theo cộng sản và Tết Mậu Thân đã trở lại tàn sát chính đồng bào ruột thị của mình. Họ là những kẻ vừa được giải thoát khỏi nhà giam Thừa Phủ đưa lên núi huấn luyện vài ngày rồi trở lại giết chết những kẻ bị nghi ngờ đã bỏ tù họ.

“Không giống quân đội chính quy tấn công Huế, Những du kích nằm vùng, những thanh niên, sinh viên, học sinh là những người sinh ra và lớn lên ở Huế, thuộc từng tên phố tên đường, biết tên biết tuổi từng người. Họ lập danh sách và đến từng nhà lừa gạt người dân bằng cách ‘mời đi trình diện’ rồi sẽ trả về nhà ăn Tết. Những người nhẹ dạ đi theo. Mà cho dù không nhẹ dạ cũng chẳng ai nghĩ mình sắp bị chôn sống chỉ vì làm chức liên gia trưởng của năm bảy gia đình, ấp trưởng một ngôi làng nhỏ, xã trưởng của vài trăm dân. Kết quả, từng nhóm, từng đoàn người lần lượt bị đem ra ‘tòa án nhân dân’ và kết án tử hình (…)

“Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ suy vi và phân hóa nhưng sự kiện một số người dã tâm tàn sát nhiều ngàn người Việt khác trong chỉ vài tuần bằng các phương tiện phi nhân chưa từng có như ở Huế là lần đầu. Vết thương Mậu Thân sẽ không bao giờ lành một khi tội ác chưa được đưa ra ánh sáng. Nền tảng của hòa giải là công lý và sự thật chứ không phải che đậy và lãng quên (…)

“…Dụng ý của kẻ viết bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, nhiều trong số những người ‘nhảy núi’ còn sống ở Huế hay trong và cả ngoài nước, nhưng chắc không sống bao lâu nữa. Tuổi tác của các ông các bà đều trên dưới bảy mươi. Thời gian còn lại như tiếng chuông ngân đã quá dài. Tất cả sẽ là không. Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội.

“Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lại dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết.” (Trích “Chính luận”, Tr. 586, 587, 588, 593, 594).

Được biết, nơi trang cuối “Chính Luận”, tiểu sử nhà thơ Trần Trung Đạo, người mang trái tim nồng nàn tình yêu dành cho tổ quốc Việt, ghi nhận như sau:

Quê quán Duy Xuyên, Quảng Nam. cựu học sinh Trung Học Duy Xuyên, Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An. Cựu sinh viên Luật Saigon và Kinh Tế, Vạn Hạnh. Vượt biên bằng đường biển năm 1981, tạm trú tại trại Palawan, Philippines, định cư tại Mỹ trong cùng năm. Học điện toán tại Wentworth Institute of Technology và Boston University. Tốt nghiệp kỹ sư điện toán và hiện đang làm việc cho một công ty đầu tư tài chánh tại Boston. Góp phần xây dựng mạng lưới Internet đầu tiên tại hải ngoại vào đầu thập niên 1990. Đóng góp tích cực vào nỗ lực xây dựng các phong trào trẻ tại hải ngoại. Thuyết trình về các chủ đề tuổi trẻ, nhân quyền, văn hóa tại các cộng đồng Việt Nam, hội nghị, đại học, tổng hội sinh viên, trại hè. Sáng tác thơ, văn, dịch, nghiên cứu, tiểu luận và chính luận…”

Du Tử Lê
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn