BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73382)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Từ Một Bài Hát Cũ

24 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 1160)
Từ Một Bài Hát Cũ
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Anh em,

Hôm nay thứ sáu, tao ngồi vào bàn viết, lòng rất lạ.

Buổi chiều xuống thật mau, làm như mùa hè sắp chia tay với Virginia. Những giải nắng vàng óng xuyên qua cánh rừng sau nhà, trải dài trên mặt thảm của căn phòng khách tĩnh lặng. Bức tượng thiếu nữ Việt Nam màu nâu sẫm, đón lấy dòng ánh sáng cuối ngày, sáng lên như hoài niệm quê cha đất tổ.

Nghe lại bài hát cũ, ...”nghĩ đến một điều, em không dám nghĩ...” bất giác cảm động. Lời bài hát làm những nhung nhớ tràn về như sóng biển. Chiều Trên Phá Tam Giang là bài hát của những người yêu nhau trong thời chinh chiến. Bài này gợi nhớ đến bài thơ khác, đồng thời gợi nhớ đến một hình ảnh đã rất xa, rất lâu trong tâm tưởng. “Nhưng không chết người trai khói lửa, mà chết người em nhỏ hậu phương.”

Chiều xuống ngoài sau nhà. Những tia nắng giờ đã mong manh, nhạt nhoà. Màu của cánh rừng đã sẫm hơn, trong khi mặt trời đang chìm sâu xuống chân đồi. Giọng người ca sĩ không đặc biệt lắm nhưng cách diễn tả nhập hồn. Cái không gian nhỏ, thinh lặng, cô độc làm mọi cái như ngừng lại rồi thốt nhiên mọi thứ quay nhanh về những ngày tháng cũ. Phá Tam Giang của Huế ngày thơ ấu. Căn nhà giữa những tàng cây nhãn lồng. Cái thềm nhà thật cao. Những bậc thềm có nơi đã vỡ lớp xi măng, để lộ màu đỏ của gạch nung. Nền nhà mát lạnh, những cây cột gỗ tròn, to, đen nhánh. Phía sau nhà, mãi sau những tàng cây ăn trái, thấp xuống dưới, là con sông cuả thời thơ ấu. Từ thành phố Huế về, phải qua cái cầu đúc nhỏ, theo con đường cái đi giữa những căn nhà trồng thật nhiều cây. Những tàng cây trông như cái vòm xanh của lá. Không biết do đâu, phía sau căn nhà mới dọn vào ở Virginia này, mỗi chiều xuống, không gian man mác hình ảnh căn nhà Huế của thuở xa xưa. 

 

Lăng Tự Đức - Huế


 

Những hình ảnh tiếp nối bằng thành phố Đà Nẵng, bằng ngôi trường trong nhà thờ lớn. Trường tiểu học, trong sân nhà thờ có mấy cây me già thật to. Những lần tan học, các chú học trò nho nhỏ chạy lăng xăng nhặt những trái me rụng trên sân đất. Nhớ mãi căn nhà mát trên bãi biển Mỹ Khê. Thời đó, căn nhà đứng một mình trên bãi cát mịn, lộng gió. Mỗi chiều, tập bơi, đuổi bắt những đợt sóng. Chờ trời tối hẳn, thắp đèn măng xông, làm bẫy bắt những con còng trắng muốt. Đó là những năm tháng trước 1960, những năm tháng yên bình của miền Nam Việt Nam tự do.

Cầu Trịnh Minh Thế - Đà Nẵng - 1968


Anh em, tao thích giữ mãi những khúc phim thời thơ ấu êm đềm, nên nếu nói như nhà văn Trần Hồng Châu thì tao có nhiều “Thành Phố Trong Hồi Tưởng”.

Thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thủ đô Sài Gòn, Nha Trang, Pleiku, Kontum, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Quảng Đức. Đó là những nơi chốn của kỷ niệm, những nơi chốn của “một thời để yêu và một thời để chết*”

Virginia, chiều ở đây xa quê hương thơ ấu quá. Những thăng trầm của dòng đời cũng đã mang tao đi quá xa những kỷ niệm. Những ngày gần đây, người ta nói nhiều về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, nơi mà tao đã có thời đưa người yêu vào đó để chỉ cho nàng nơi chốn tao mong muốn được yên giấc ngàn thu. Bây giờ thì tao không còn được đặc ân đó nữa. Nghĩa trang đã mất vào tay quân thù. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà cũng là một “thành phố trong hồi tưởng”. 

Trời đã tối mịt mùng ngoài kia. Cái lưng bị chấn thương bắt đầu đau rêm rêm. Không ngồi lâu hơn được nữa. Tao ngừng ở đây. Ngày mai, ngày kia, hay lúc nào tâm hồn bị cuốn về quê hương mờ mịt chân mây, kỷ niệm ngập tràn trên mắt, thì tao sẽ viết tiếp cho anh em đọc chơi. Đọc chơi thôi chứ chẳng để làm gì. Làm người lính còn không xong, làm gì được nữa. 

Anh em,

Sáng nay, trời sáng rực rỡ. Chắc tại đêm qua, một trận mưa như thác đổ phủ xuống thành phố. Ra phiá sau nhà, nhìn vào rừng cây, nhìn lên bầu trời mênh mông, tao nhớ tới hai người trẻ tuổi Việt Nam, Phương Uyên và Nguyên Kha. Hai, ba tháng trước, có thằng 9b ở Texas nhắc anh em, “Mình cầu nguyện nhiều rồi, bây giờ mình cần có hành động.” Và 9b đã hành động. Tao cảm động khi anh em đồng lòng góp nhau làm một hành động. Dù quá bé nhỏ nhưng chúng mình đã hành động. Chúng mình sẽ đi đến cùng con đường đẹp đẽ đã chọn. Chúng mình sẽ là những người đồng hành không mệt mỏi. 

Tao nghĩ, mỗi một 9b đều có tuổi thơ êm ái, nhưng tao không nhìn ra tuổi thơ của Phương Uyên, tuổi thơ của Nguyên Kha. Không biết hai người có thành phố nào là “Thành Phố Trong Hồi Tưởng”? Tao chỉ nhìn thấy họ giống như những người lính tình nguyện, can trường, bất khuất. Họ làm tao nhớ đến những người lính viễn thám xưa kia, những người lính đi đơn độc vào đất địch. Những người lính viễn thám còn có nhiều hy vọng quay về, nhưng những người Việt Nam trẻ tuổi hôm nay thì khác. Những công dân Việt Nam trẻ tuổi và tự trọng, ngày nay, đã đứng lên như những người lính mới tinh khôi của đất nước Việt Nam tự do. Họ chấp nhận mọi nghịch cảnh, mà nói như anh thư Lê Thị Công Nhân thì tù đày chưa phải là nghịch cảnh xấu nhất. Đối mặt với đảng CSVN, đứng thẳng lên như một CON NGƯỜI đã là một trọng tội, vì đảng CSVN chỉ muốn người dân làm nô lệ cho chúng. 

Anh em thử nhớ lại hình ảnh những người dân, người lính đến từ miền Bắc khi miền Nam Việt Nam tự do thất trận. Ngu ngơ, lơ láo, thèm khát đủ mọi thứ. Từ cái bàn ủi, cái quạt máy để bàn, cái bàn máy may, tủ đựng chén bát, cái ly, cái tách trà, cái bình đựng nước sôi. Những người vào năm 1975 còn chưa biết đến những cánh cửa bằng kính, còn sững sờ nhìn cái máy ép nước mía ở những xe bán nước miá trên lề đường miền Nam. Những người suốt cả cuộc đời chỉ mơ tưởng đến đồng hồ đeo tay, cái xe đạp, cái radio xài pin. 

Thử nhớ lại hình ảnh từng đoàn xe tải từ miền Nam được “bên thắng cuộc” chuyển ra miền Bắc, trên xe chất tràn đầy những bàn ghế, tủ giường và những đồ dùng trong gia đình. Những đoàn xe này trở về miền Bắc CS như những chuyến xe chở chiến lợi phẩm mà ai ai sống dưới chế độ CS ngoài Bắc cũng mong đợi. 

Nhớ lại những hình ảnh đó để hiểu cái bản chất của chế độ CS. Nhớ lại những hình ảnh đó để cảm thông cho con người phải chịu áp bức dưới gông cùm CS. Nghèo nàn, u ám vô cùng. 

Nhớ lại những hình ảnh đó để hiểu bản chất cuộc chiến mà đảng CSVN đã dấy lên ở việt Nam chỉ là một cuộc xâm lăng của kẻ cướp. 

Nhớ lại những hình ảnh đó để ngưỡng mộ những con người đích thực, những thanh niên thiếu nữ Việt Nam ngày nay đang dõng dạc lên tiếng đòi nhân quyền, cho chính họ và cho cả dân tộc Việt Nam. Những người trẻ tuổi này xứng đáng với lòng kiêu hãnh của một dân tộc Việt Nam bất khuất. 

Anh em,

Hôm nay, như hoài niệm, tao xin anh em nhớ lại hình ảnh những chiếc xe tải chở đầy sách báo, văn hoá phẩm miền Nam bị chở đi thiêu hủy.

 “Bên thắng cuộc”- đến từ miền Bắc - đã mở chiến dịch đốt sách, cố tình tiêu hủy nền văn hoá của dân tộc nước Việt Nam Công Hoà. (Bọn chúng đã thất bại trong tham vọng này). Bọn lãnh đạo VC hèn nhát tự hiểu, nếu để dân chúng miền Bắc CS của chúng nó tiếp xúc với nền văn hoá của nước VNCH, người dân đất Bắc sẽ (tự nhiên) tự nhìn thấy họ đã bị đảng CSVN tròng vào cổ cái chủ nghiã CS bất nhân, kéo họ vào con đường u mê, tăm tối, nghèo đói và oán thù. CS biến họ thành giống dân ngu dốt tham lam, vô văn hoá.

 Do vậy, chúng muốn triệt hạ nền văn hoá Việt Nam Cộng Hoà. Những “thằng chó đẻ” (chữ của ông Bùi Bảo Trúc gọi bọn lãnh đạo VC) muốn bắt người dân nước Việt Nam Cộng Hoà phải thấp kém như dân miền Bắc CS của chúng. Do đó, chúng đốt hết văn hoá phẩm, chữ nghiã miền Nam. Chúng nó muốn người phụ nữ nước Việt Nam Cộng Hoà phải xấu xí, thô kệch. Dân do chúng cai trị nên chúng không cho phụ nữ miền Nam mặc áo dài, áo hoa, không cho phụ nữ trang điểm, không cho dùng phấn son (là những thứ mà phụ nữ miền Bắc thèm thuồng suốt đời).

Chúng bắt đàn ông thanh niên miền Nam phải mặc áo ngắn tay, mặc áo phải bỏ ngoài quần, chân phải đi dép, không được mang giầy. Phải tầm thường, khó coi như bọn cán bộ CS Bắc Việt. Chúng nó đã không thực hiện được điều đó. 

Người dân miền Bắc, cho dầu đã phải sống dưới chế độ CS nhiều năm, nhưng khi được tiếp xúc với cách sống của người dân miền Nam, được tiếp xúc với cái đạo lý của người dân miền Nam, họ đã dần dà học được ở dân chúng nước Việt Nam Cộng Hoà cách ăn, cách uống, cách mặc, cách trang điểm, cách đi đứng, nói năng. Ngay lúc này đây, người dân cả nước Việt Nam đã biết thôi không sợ hãi nữa, đã biết phản kháng, biết đi biểu tình.

Bọn lãnh đạo CS ngu dốt không học được điều mà người xưa, từ thời đế quốc La Mã, đã nói,

“Người ta có thể tiêu hủy kho tàng, thư viện, sách báo nhưng người ta không thể tiêu hủy được nền văn hoá.”

Cộng sản xâm lăng miền Nam Việt Nam, nhưng nền văn hoá dân tộc của Việt Nam Cộng Hoà quá cao, quá xa so với cái mà chúng nó gọi là văn hoá XHCN miền Bắc. Do vậy, về sau này, sách báo và các văn hoá phẩm của VNCH trở thành qúi giá. Những thứ này vào những năm 1985 đã bắt đầu được đặt ở những vị trí rất sáng trong nhà của các chú VC gộc. Bọn Cộng gộc tìm tòi, săn lùng, mang về nhà... chưng trong tủ. (Chỉ chưng thôi, chúng nó không có thói quen đọc sách. Chúng nó không biết đọc sách). Chưng sách báo Việt Nam Cộng Hoà trong nhà để ra cái điều ta đây biết giá trị của những cuốn sách này, v ì ta là cán ngố có văn hoá. (Giống như mấy thằng chỉ uống trà, nhưng chưng trong tủ toàn rượu qúi, và khoá cái tủ bằng mấy ống khoá rõ to). Bọn CS gộc còn làm bộ chơi thân với mấy nghệ sĩ miền NAM để loè thiên hạ là ta đây có khả năng thưởng ngoạn văn học. Chơi thân với giới văn nghệ miền Nam là một cách trang điểm cho cuộc đời xấu xa ngu dốt và cái bề ngoài khó coi của các cán bộ VC.

 Anh em,

Hôm nay, giữa một xã hội u tối, khiếp nhược lâu ngày như thế mà vẫn còn có những con người bất khuất như Phương Uyên, như Nguyên Kha, thì quả tình đây là những viên ngọc trai trong lòng biển, những viên kim cương trong đá. 

Thế hệ trẻ tuổi Việt Nam hôm nay, những hạt giống DÂN CHỦ của xứ sở sẽ trưởng thành, sẽ có ngày đơm hoa kết trái, dân tộc Việt Nam sẽ tìm lại được chính mình, sẽ thoát ly khỏi cái chủ nghiã CS lạc hậu, mờ ám, phi nhân. Và tuổi thơ Việt Nam sẽ nếm được hương vị của “giòng sông thời thơ ấu”. Tuổi thơ Việt Nam sẽ có nhiều những “thành phố trong hồi tưởng”.

 Không chỉ cầu nguyện xuông, con người mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho dân tộc mình cần có hành động./.

Trần Nguyên Công

Nguồn Biệt Động Quân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn