BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72807)
(Xem: 62101)
(Xem: 39196)
(Xem: 31054)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đoàn Quân Mũ Đỏ (1)

26 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 1901)
Đoàn Quân Mũ Đỏ (1)
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Trước 1975, ai có liên lạc với Khối Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam, ắt hẳn có gặp Hoàng Ngọc Liên. Người Sĩ quan Tâm Lý Chiến đó còn là nhà thơ nhà văn nổi tiếng trong quân đội. Tuy là một sĩ quan của Dù, nhưng Hoàng Ngọc Liên tương đối thấp, hơi mập, nhưng rất hiền, nhất là giọng nói hiền hòa êm dịu. Được biết ông hơn hai mươi năm trước, khi tôi tham dự một khóa huấn luyện chuyên môn. Ông là một trong những giảng viên của khóa học. Hồi đó, chúng tôi vừa rời trường học bước vào quân trường, nên còn giữ nguyên cái tính nghịch ngợm của tuổi học trò, hay chọc phá, vặn vẹo các giảng viên khi giảng bài.

 Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng như hàng vạn sĩ quan khác, ông phải đi “cải tạo” và bị đày ra Bắc, quê hương của ông, để không biết rằng gia đình tan nát, mẹ chết, vợ chết, đàn con tan tác phiêu linh.

 Giờ nghe đâu ông đã chết trong núi rừng Việt Bắc với nhiều giai thoại thương tâm.

 Với một tâm cảm như thế, tôi đọc “Đoàn Quân Mũ Đỏ “.

 Đoàn Quân Mũ Đỏ, một trong những đơn vị tổng trừ bị, một binh chủng hào hùng, thiện chiến và kỷ luật nhứt của quân đội VNCH, mà tôi có những người bạn và được làm việc với những vị chỉ huy xuất thân từ Dù.

 Tác giả khiêm nhượng, không tán dương nhiều về binh chủng của mình, mà lồng trong khung cảnh chiến tranh, nói lên sự chiến đấu gan dạ của những người lính Mũ Đỏ, những mối tình xoay quanh người sĩ quan trẻ tuổi của Dù: Nguyễn Hoàng Thái. Thái may mắn có cả ba mối tình tuyệt vời mà rốt cuộc chẳng được gì cả. Tình yêu tuyệt đối của những người con gái khiến ta cảm động, những mối tình mà tưởng rằng trong suốt cuộc đời, ta mơ ước được một lần cũng đủ cho mình mãn nguyện.

 Nhưng vì hoàn cảnh, vì định mệnh, hay vì một lý do nào khác, những mối tình gắn bó đó đều vượt khỏi tay tầm tay Thái.

 Hà Phượng Thúy, người con gái Huế, mối tình tha thiết đầu đời đã để lại một vết thương sâu đậm trong lòng Thái, khi bỗng nhiên nàng biệt tích.

 Tôn Nữ Diệu Khanh xuất hiện sau đó, nhưng vì vết thương lòng do Thúy để lại, nên Thái chỉ coi nàng như một người em gái.

 Bốn năm sau, chàng gặp Mai, sắp sửa đímh hôn cùng nàng thì có tin về Thúy. Đám hỏi đành phải hoãn lại để Thái giải quyết những liên hệ giữa Thúy và chàng.

 Việc chưa đến đâu thì trong một trận đánh cam go, phối hợp với quân đội Hoa Kỳ, Thái bị trọng thương, được trực thăng bạn di chuyển ra Đệ Thất Hạm Đội cấp cứu. Tại đây, do sự lầm lẫn về họ, tên , giữa 2 chiến sĩ Việt Nam: Nguyễn Hoàng Thái và Nguyễn Hữu Thái, nên tiền trạm của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù nhận thi hài “Thái” và an táng tại Quảng Trị, nơi có phần mộ của Bà Mẹ Thái, theo lời dặn của chàng.

 Mai lặn lội từ Biên Hòa ra Quảng Trị thăm mộ Thái rồi ngộ nạn. Trong lúc cô đơn và tuyệt vọng, Mai hủy mình trong lòng sông Hương, được người bạn cũ là Bác Sĩ Thỏa ở Dân Y Viện Huế cứu sống. Thỏa giúp nàng vượt qua cơn khó khăn bằng cách giã kết hôn với Mai để bảo vệ danh dự cho nàng.

 Trong lúc đó, Thái trở về như một giấc mơ, trong sự mừng rỡ của bạn bè, vì mọi người đều nghĩ rằng Thái đã mồ yên mả đẹp. Ngoài những vết thương ở bụng, tay, mặt, còn một viên đạn lọt vào đầu bên phải, khiến cho bán thân bên trái của Thái tê liệt, do đó, Thái không còn là người đàn ông bình thường nữa. Nhưng Thái vẫn đi tìm Mai, vì muốn biết những gì đã xảy ra cho Mai và điều Thái cho là quan trọng nhất, là Mai có được hạnh phúc hay không? Cái hạnh phúc trong tình yêu mà nhiều người cho là ảo tưởng, nó mong manh như giọt sương buổi sớm. Hạnh Phúc chỉ được duy trì và bảo vệ bởi Tình Yêu, một Tình Yêu thuần khiết nhưng Vô Cùng, đó là những điều kiện đòi hỏi những người trong cuộc theo quan niệm của Hoàng Ngọc Liên.

 Buông sách xuống, tôi ra đâm giận ông thầy cũ. Ông đưa ra một kết cục làm ray rứt lòng người đọc. Ông muốn nói gì? Tình yêu tuyệt đối chỉ có trong tâm hồn con người, hầu như không bao giờ hiện thực ngoài cuộc đời, vì hoàn cảnh xung động con người, vì thiếu niềm tin, và sau cùng vì định mệnh. Định mệnh đôi khi chiều người này mà khắt khe với người khác, nào ai biết được. Chỉ biết rằng trong khi tuyệt vọng, người ta:

 “Cũng liều nhắm mắt đưa chân, Thử xem con Tạo xoay vần tới đâu”.

 Chỉ trong đoạn chót, tác giả cho ta thấy mơ hồ sự đoàn tụ của Thái-Mai do sự toàn vẹn đơn thuần của tình yêu. TÌNH YÊU thánh khiết, là cho đi với tất cả trái tim, không tính toán, không vị kỷ, không ẩn ý, và dù hoàn cảnh có đổi thay thế nào đi nữa, cũng không bao giờ phai lạt, vì:

 “Tình cho đi, không lấy lại bao giờ.

 16 Mar 1991

Nhược Trần

 ****


25 vận tải cơ C47 thuộc Không quân QLVNCH, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt hồi 14 giờ 15, ngày thứ bảy 24 tháng 11 năm 1962. Máy bay đầu chở Trung đội 11 do Nguyễn Hoàng Thái làm Trung Đội Trưởng. Ra khỏi không phận Sài Gòn, máy bay dần lên cao. Mây trắng bồng bềnh ngang trời, guộn thành từng lớp kéo dài như vô tận.

- Mây đẹp quá phải không, Thiếu úy?

Người vừa lên tiếng là Binh nhất Hải, thường được anh em trong Trung đội kêu bằng Hải “Xung Phong”.

Thái gật đầu:

-Bay trên những giải mây như thế này, thiệt là tuyệt vời.cậu Hải, bao nhiêu “Sô Đỏ” -(nhảy dù hành quân)-rồi?

-Dạ, tám.

Thái vui vẻ:

-Thế là cậu khá hơn tôi rồi, tôi mới có năm sô thôi. Hải cười theo:

-Lính... thâm niên mà, Thiếu úy!

-Cậu thấy chuyến đi này thế nào?

-Đúng với nguyện vọng của tôi. Hành quân nhảy dù, chớp nhoáng hoàn thành nhiệm vụ rồi trở lại hậu cứ. Tôi không ưa đóng chốt, gác cầu... ngó bộ không ... khá được!

Thái lắc đầu:

-Nếu vì nhu cầu chiến trường, lính nhảy dù có phải đóng chốt, gác cầu, chúng ta vẫn phải thi hành! Hải xốc lại chiếc dù mang trên lưng:

-Là tôi nói vậy thôi, nhảy dù “cố gắng” thì chuyện gì mà chẳng xong!

Máy bay lắc mạnh. Thái bám giây “cáp” đứng lên, nhìn người ngồi trước mặt: - Túc, chừng nào cưới?

Anh chàng Túc - Đại đội 14 - mở to mắt: - Cưới ai?

Thái chỉ tay vào chiếc vòng đeo trên cổ tay Túc:

-Vụ... Phượng Hoàng trên Pleiku đó.

-Chỉ còn là kỷ niệm!

Có tiếng nói phía sau:

-Chuẩn úy Túc kén kỹ lắm đó. Thái quay lại:

-Mão “kều”! Bà xã về chưa?

Người lính trẻ mang tên Mão “kều” giơ tay sửa chiếc quai nón sắt:

- Thưa Thiếu úy, năm nay là ... năm tuổi của tôi, con mẻ đi luôn rồi!

Một giọng cười khúc khích mé bên:

-Tại người cậu ... dài quá đó! Mão nhún vai:

-Lát nữa nhảy xuống sình, mới biết tài... cao, thấp! Thái nhìn anh em một lượt:

-Bãi hẹp, sình lầy, kinh rạch sâu, dừa nước... coi chừng lương khô. Trung sĩ Đạt, huấn luyện viên Dù đứng gần cửa máy bay, lên tiếng:

-Gió mùa đông bắc thổi mạnh từ cuối bãi. Máy bay sẽ thả theo trục tây nam - đông bắc. Bà con ta ráng nhảy cho đẹp. Bây giờ hát bài “Nhảy dù Hành khúc” để lấy khí thế. Nào... Ta Chiến Binh... Hai, Ba!

Tiếng hát vang lên. Thái ngồi xuống. Bao nhiêu chuyến đi, bao nhiêu kỷ niệm...

***


Mới mấy tiếng đồng hồ trước đây, vừa họp Đại Đội ra, Thái rảo bước đi qua hai hàng súng sắc, đi về phía Trung đội 11. Có tiếng gọi phía sau:

- Thiếu úy!

Nghe tiếng Bách, Trung đội phó, Thái nói ngay: - Ông Bách, vô đây.

Viên hạ sĩ quan có mái tóc chải về một bên vội vã theo Thái bước vô phòng làm việc của Trung đội 11.

Thái ngồi vào ghế, giơ tay xem đồng hồ:

- Bây giờ là đúng 11 giờ. 5 phút nữa tôi qua nói chuyện với anh em. Bách nhanh nhẩu:

-Thưa, Trung đội đã sẵn sàng. Thái giở sổ tay:

-Hành quân nhảy. Có ai vắng mặt không? Bách ngần ngại:

-Trừ những người đang điều trị tại bệnh xá Đỗ Vinh và các binh nhì Quế, Cường vẫn còn làm việc nhẹ, quân số tham dự hành quân đầy đủ. Sáng nay, tôi được biết vợ Hạ sĩ Mười mới sanh trên bảo sanh viện Hoàng Hoa Thám.

Thái nói ngay:

- Hạ sĩ Mười được 4 ngày phép. Quế, Cường ở lại nhà. Ông qua chỗ Trung đội tập họp cho họ hay trước. Tôi sẽ đến trong vài phút nữa.

Bách đứng thẳng, giơ tay chào Trung đội trưởng rồi rảo bước ra.

Một lát sau, trước hàng quân, Thái nói rành mạch:

- Tiểu Đoàn chúng ta được lệnh nhảy xuống vùng Cà Mau để tái chiếm đồn Chà Là mới bị Cộng quân tràn ngập. Cuộc hành quân được dự trù trong ba ngày. Lát nữa, Trung sỉ nhất Bách sẽ coi lại các chi tiết: lương khô, súng đạn, xẻng cá nhân, bi đông nước...

Thái cao giọng tiếp:

- Truyền tin!

Một binh sĩ dáng người hơi thấp đứng nghiêm trả lời:

-Có tôi!

-Máy phải chạy tốt, mang theo điện trì dự phòng. Mở máy liên tục sau khi nhảy xuống mục tiêu. Tần số không thay đổi.

-Nghe rõ.

-Các bao trung liên và máy truyền tin ANPRC 10 phải coi lại đàng hoàng. Cơm nước xong, đúng 12 giờ 30 lên xe. Trung đội ta đi mấy xe đầu, mỗi xe 20 người.

Đến sân bay, lãnh dù xong về địa điểm tập họp là thử và mang dù ngay. Lên máy bay theo số đuôi sẽ được chỉ dẫn.

Sau khi nhảy xuống, cởi bỏ dù tại chỗ và di chuyển nhanh đến điểm tập họp của Đại đội 1 được đánh dấu bằng khói trắng. Tôi tưởng không cần phải nhắc các anh em về kỷ luật, tác phong khi tiếp xúc với bà con dưới xứ.

Chúng ta chiến đấu vì sự sống còn của nhân dân Miền Nam Tự Do, vì hạnh phúc của đồng bào, trước sự xâm nhập phá hoại của bọn Cộng Sản phương Bắc đội lốt Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng. Chúng ta phải tỏ ra là những chiến sĩ hết lòng thương yêu và bảo vệ bà con, nói lên chính nghĩa của Chế Độ Việt Nam Cộng Hòa. Mong rằng sẽ không có điều gì đáng tiếc xảy ra. Có anh em nào hỏi gì không?

- Có tôi, Thiếu úy!

Một binh sĩ với gương mặt hồng hào từ trong hàng quân lách ra:

- Hạ sĩ Võ Văn Mười, số quân 57/101..., Trung đội 1, Đại đội 11, Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù, trình diện và chờ lệnh Thiếu úy!

Thái tươi cười:

-Ông Mười được nghỉ phép “vợ sanh” 4 ngày, còn ở đây thắc mắc gì nữa? Viên hạ sĩ lớn tiếng:

-Thưa Thiếu úy, chính vì không được tham dự cuộc hành quân nhảy này mà tôi thắc mắc. Mấy năm nay, tôi chưa hề được tham dự một “Sô Trận” nào. Toàn những xui xẻo không đâu! Xin Thiếu úy cứ cho tôi tình nguyện đi lần này. Vợ tôi đẻ, nhà tôi đã có người lo.

Thái gật đầu:

-Đồng ý cho hạ sĩ Mười tham dự hành quân, khi về sẽ đi phép. Còn ai có ý kiến gì nữa không? Một vài giây trôi qua, Thái nói tiếp:

-Thôi để các anh em chuẩn bị. Ông Bách nạp quân số hành quân lên văn phòng Đại đội. Chúc các anh em cố gắng.

Bách hô:

- Nghiêm!

Chờ Thái ra khỏi phòng, anh chàng có vợ mới sanh giơ hai tay phân bua với Bách:

-Trung sĩ nhứt nghĩ coi. Vợ tôi sanh mà để tôi ở nhà thì còn được ... tích sự gì? Có tiếng cười hô hố phía sau.

Bách nói:

-Trung đội tan hàng, dùng bữa nhanh chóng để sẵn sàng lên xe.

Nói xong, Bách chạy qua văn phòng Trung đội trưởng.

***


Đang coi lại bản đồ vùng hành quân, Thái ngẩng đầu lên khi thấy Bách bước vào:

-Ông Bách! Hồi nãy tôi quên dặn ông. Ở nhà nhớ liên lạc với ban Xã Hội, đi thăm chị Mười. Bách ngẩn người:

-Nghĩa là, lần này Thiếu úy vẫn chưa cho tôi đi...?

Thái vỗ vai Bách:

- Thời tiết và địa thế trong cuộc hành quân này đều không hợp với ông. Nước ngập đồng lúa và bao nhiêu kinh, rạch phải vượt qua. Bác sĩ nói ông chưa chịu được lạnh, rồi hạ giọng:

-Cứ an tâm, còn nhiều cơ hội. Bách cúi đầu:

-Thiếu úy lo cho từng anh em trong Trung đội thiệt chu đáo. Chúng tôi luôn biết ơn Thiếu úy. Nhưng xin trình trước với Thiếu úy là, nếu quả thiệt tôi không còn đủ sức khỏe để ra trận nữa, tôi sẽ xin..

Thái ngắt ngang:

- Rất tiếc không còn nhiều thì giờ nói thêm. Tôi đi ăn một lát. Ông coi cho Trung đội lên xe giùm tôi.

Nhớ phải có quà biếu chị Mười....

Đúng 15 giờ, đoàn xe chuyển bánh, bỏ lại phía sau từng lùm cây, mái nhà. Đám con nít trong trại Gia binh đứng chờ bên đường. Có đứa hô lớn:

- Nhảy Dù!

Cả bọn đồng thanh:

- Cố Gắng!

Thái mỉm cười một mình. Hình ảnh khóa học dần hiện ra, từ khi trình diện Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù cho đến khi được gắn cấp bằng nhảy dù trên ngực áo.

Cố gắng và Cố gắng. Toàn là cố gắng, vì nếu không, Thái đã phải bỏ cuộc ngay từ những ngày đầu. Bây giờ mỗi lần nhớ lại, Thái mới nhận ra rằng, chính Cố Gắng đã giúp Thái vượt qua được những thử thách cam go ấy. Bắt đầu là khảo sát về sức khỏe và thi nhập học. Theo kịp và không bỏ sót những động tác đứng lên, ngồi xuống, mang nặng súng sắc chạy bộ tám cây số trong một giờ, chạy nước rút một ngàn năm trăm thước trong chín phút, đối với Thái, quả là những cố gắng phi thường.

Còn hình ảnh những chiếc máy bay nằm dài trong sân cỏ để khóa sinh tập thế nhảy ra khỏi cửa máy bay; còn từ trong chiếc chuồng cu cao sáu thước lao vụt ra cho thân người lơ lửng; còn đài mười một thước.... còn biết bao nhiêu nữa trong ba tuần lễ tập dượt để học mang dù, tháo dù khi mắc trong cây hay khi đã đáp xuống đất, cách kéo dù để tránh các chướng ngại, nhào lộn theo hướng gió ...

Thái không bao giờ quên được lần nhảy đầu tiên.

Đèn hiệu xanh bên phải cửa máy bay. Tiếng hô GO tê buốt.

Thái lao mình ra khoảng không. Người Thái nhẹ bỗng và như mê đi tuy vẫn cảm thấy luồng gió mạnh đánh rát mặt. Thái quên lẩm nhẩm đếm ba trăm ba mươi mốt, ba trăm ba mươi hai, ba trăm ba mươi ba...phòng khi dù không bọc còn kịp mở dù bụng.

Nhưng Thái vừa bị giựt mạnh lên, chàng hoảng hồn mở to mắt nhìn lên và kìa, chiếc dù đã mở và đang lướt bay theo chiều gió. Dưới chân Thái, ngổn ngang những mái nhà, vườn cây, lối đường. Chung quanh Thái, nhiều cánh dù bay khác. Gió mát rượi. Thái bay theo chiều gió như một ... hoàng tử đứng trên tấm thảm thần bay lên tiên giới trong những cuốn phim thần thoại Ấn Độ.

Thế mà khi được hỏi về cảm giác của lần nhảy đầu tiên, Thái vẫn không sao diễn tả cho đúng được! Thái chỉ thấy là có “những cảm giác mới” mà chỉ riêng lính nhảy dù khi đang lơ lửng trên không mới nhận thấy.

-Nhảy Dù!

-Cố Gắng!

Tiếng hô của đám con em binh sĩ cũng như tiếng hô của những người lính Dù trong khi tập luyện, khi nhảy xuống đất ôm dù đến điểm tập trung, nghe vang bên tai Thái, trong lúc chiếc GMC đã ngưng lại trên sân bay, nơi chờ lãnh dù.

Thái mở cửa xe bước xuống....

***




Phi trường Năm Căn - Cà Mau 1960


Máy bay đã đến không phận Cà Mau, đang xuống thấp khoảng một ngàn bộ Anh.

Huấn luyện viên Đạt hô lớn:

-Đứng dậy!

-Chuẩn bị!

-Móc vô!

Tiếng chân dậm sầm sập trên sàn phi cơ, tiếng móc lách cách vào giây cáp. Thái dồn chân ra gần cửa. Chiếc C47 chuyển hướng theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Thái nhìn xuống ruộng lúa ngập nước mênh mông, một trái khói do máy bay quan sát liệng trúng khóm dừa nước đang phừng phực tuôn lên từng cuộn khói vàng khè.

Cùng một lúc với đèn đỏ báo hiệu và một hồi chuông rít lên, là những tiếng hô liên tiếp đến ... lạnh người của Đạt:

-Go!

-Go!

Sau mỗi tiếng Go là một người lao vụt ra. Thái nhảy đầu. Dù mở đẹp. Rất nhiều dù mở đẹp, như thế, bay rợp cả một khung trời, dọc theo những thửa ruộng làng Tân Hưng, phía tả ngạn con sông Bảy Hạp.

Có tiếng súng máy tạch tạch từ bên phải. Thái ngẩng đầu lên. Cây dù của chàng bị lủng vì trúng đạn, rơi nhanh hơn. Thái kéo sợi giây dù, hy vọng đáp trên con đường nhỏ, nhưng gió thổi quá mạnh khiến chàng rơi trên mặt ruộng có những thân cây lúa nằm giạt theo chiều gió về phía trước. Người Thái sũng nước. Trung liên của địch tiếp tục nhả đạn. Thái vội tháo dù, máng vô chiếc cọc tre kế đó. Thêm hai người đáp xuống gần Thái: Mão “Kều” mang Trung Liên và Sáu “Alô” mang máy truyền tin.

Thái giơ tay chỉ về phía nam và bảo Mão:

-Cậu nhìn qua khóm dừa nước đó coi! Phía sau có mấy khóm tre. Mão ngước cổ lên:

-Đúng, Thiếu úy trao trái khói cho tôi.

-OK! Cậu tới đó đánh dấu điểm tập trung Đại đội. Coi chừng tụi nó bắn từ bên sông qua.

-Yên trí, Thiếu úy!

Vừa đáp, Mão vừa nhoài người hướng đến khóm dừa nước.

Thái quay lại Sáu “Alô”:

-Cậu mở máy liên lạc với Đại đội chưa?

-Có rồi, Thiếu úy ! Bắc Bình, Bắc Bình! Đây Tuyên Quang gọi, trả lời!

-Tuyên Quang! Bắc Bình nghe đây! Trả lời!

-Bắc Bình! Tuyên Quang đang di chuyển đến đầu bãi, điểm tập trung mấy đứa con. Trả lời!

-Tuyên Quang! Bắc Bình nhận được. Tạm chấm dứt với anh!

Sáu “Alô” gài ống liên hợp trước ngực:

-Nước chảy mạnh thế này, sợ dù trôi mất trước khi toán thu dù tới! Thái nói:

-Cậu máng dù trên dù của tôi. Chiếc cọc đó khá chắc.

Hai người cúi đầu dưới vạt lúa, lội ngược lại phía sau. Qua một bờ ruộng, Thái đã thấy đám khói trắng bay lên từ lùm cây trước mặt. Chàng la lên:

- Rồi! Mão “Kều” khá lắm!

Từ hai bên ruộng lúa, anh em trong trung đội dần theo sau Thái. Chàng hô:

- Di chuyển thiệt lẹ tới điểm tập trung.

Đến nơi, Thái đã thấy Mão đặt súng máy, quạt từng tràng về phía địch. Sau một khóm tre, rõ ràng hạ sĩ Mười đang hí hoáy làm gì đó, cạnh một nông dân lớn tuổi. Tiếng súng bên kia sông im bặt. Địch quân chỉ bắn chặn cho đồng bọn rút lui và rút theo luôn.

Thái đi vòng tới sau khóm tre. Một bên chân ông già bị cháy xém đã được Mười xức thuốc đỏ và đang chuẩn bị băng lại. Ông ta còn tỉnh.

-Ông già sao vậy?

-Thưa Thiếu úy, ổng từ Biên Hòa xuống thăm người bà con trong nhà máy xay lúa gần đồn Chà là. Tụi VC chiếm đồn, đốt nhà máy. Ổng bị kẹt cháy chân nhưng cũng ráng lết bơi xuồng kiếm đường về Cà Mau.

Thái gỡ cuộn băng cá nhân trên nón sắt xuống, rồi lấy trong túi ra một ống thuốc trao cả cho Mão:

-Cậu xức thêm pom-mát, xài thêm cuốn băng của tôi cho vết thương khỏi làm độc. Cặp mắt ông già hé mở:

-Cảm ơn mấy thầy!

Thái cầm tay ông ta:

-Bác bị thương thế này, làm sao ra Cà Mau được? Ông già lộ vẻ đau đớn:

-Tụi nó chiếm đồn Chà Là, kiểm soát con lộ chính. Tôi định ráng chèo xuồng men theo rạch Ngọn Cùng, xéo qua Tân Hưng để ra sông Bảy Hạp. Nhưng đến đây kiệt sức, may gặp mấy thầy.

Thái lấy bi đông nước cho ông già uống rôi ôn tồn:

-Bác cứ tạm nằm nghỉ ở đây cho khỏe, chúng cháu có sẵn lương khô, nước uống, bác đừng ngại. Thế nào bác cũng phải đợi quân đội ta tái chiếm đồn Chà Là, kiểm soát được sông Bảy Hạp xong thì mới có đường đi Cà Mau. Theo cháu thì tối đa chỉ nội trong đêm nay thôi. Sáng mai, bác sẽ được chúng cháu đưa vô đồn, có bác sĩ coi lại vết thương. Bọn chúng nhiều người không, bác?

-Cũng bộn. Lền khên từ ngã ba sông Cái Nước lên... Tôi muốn nhờ thầy...

-Bác cứ cho hay.

-Làm ơn cho kéo chiếc xuồng vô trong lùm cây giùm...

Theo hướng chỉ tay của ông già, phía ngoài bụi dừa nước, có một chiếc xuồng ba lá sơn trắng một bên mạn.

- Tôi cầu mong quân đội ta chiếm lại đồn để giải thoát cho đồng bào lân cận. Sáng mai đỡ đau, tôi sẽ bơi thuyền trở lại đó.

Có tiếng Sáu “Alô”:

- Mời đích thân tới gặp thẩm quyền.

Thái đứng lên nói với viên Trung sĩ ngồi kế bên:

- Anh Đức lấy lương khô mời bác dùng đỡ rồi cho kéo chiếc xuồng vô lùm cây. Các anh em chuẩn bị xuất phát. Tôi sẽ trở lại ngay.

***


Đoàn quân ồ ạt di chuyển theo kế hoạch:

*Giai đoạn I

- Đại đội 15 chiếm mục tiêu C, mé bên này sông Bảy Hạp, đối diện đồn Chà Là.

Đại đội 11 - Trung đội 1 của Thái đi đầu, cùng di chuyển với Đại đội 14, tới phía bắc đồn. Kế đó là Đại Đội 12, Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn và Đại đội 10.

Đến bờ sông, Đại đội 11 vượt qua trước, tiến chiếm mục tiêu B - những căn nhà cạnh đồn Chà Là mà địch đang đặt súng máy bắn qua sông.

Sau khi để lại một Trung đội án ngữ phía bắc, Đại đội 11 (trừ), di chuyển tới gần đồn khoảng 200 thước, chờ Đại Đội 14 vượt sông qua, sẽ cùng tiến lên tuyến xung phong, chờ lệnh chiếm mục tiêu A.

Đại đội 12, trừ bị, chờ khi Bộ Chỉ huy Tiểu Đoàn và Đại đội 10 đã qua sông, án ngữ phía bắc, trả lại Trung đội đang ở đây về vị trí xung phong với Đại đội 11.

* Giai Đoạn II

- Đại đội 15 yểm trợ hỏa lực di chuyển cho các Đại đội 11, 14 tấn công tái chiếm đồn Chà Là (mục tiêu A).

Tiếng đạn nổ vang ầm một góc trời. Đơn vị tiền phong của Thái bắn chặn địch trên đường rút lui về giải ruộng phía đông.

Hạ sĩ Mười, dù chân bị thương, đã ném trái lựu đạn trúng ổ súng máy của địch.

Các đơn vị xung phong chiếm lại đồn Chà Là. Sau những đợt chống cự yếu ớt, những tên “giải phóng” sống sót đã rút khỏi đồn đang là mục tiêu thanh toán của Đại đội 15. Trong đồn, địch để lại năm xác chết, một số mìn và lựu đạn nội hóa, một bàn tiếp hậu súng cối 82 ly.

Công cuộc tái chiếm đồn Chà Là được hoàn tất hồi 18 giờ 30 ngày Chúa Nhựt 25 tháng 11 năm 1962.

Trung đội của Thái hạ 4 địch; thu 1 trung liên, 4 các bin và 6 băng đạn.

Thái và Đức dìu Mười vô trong đồn. Những dòng máu ứa qua chiếc giày nhảy chân trái của Mười. Mão “kều” rút dao com măng đô cắt giây giày để xức thuốc và băng vết thương cho Mười. Anh chàng hạ sĩ nhăn mặt:

-Bây giờ mới thấy đau! Thái kêu Sáu “A lo”:â

-Báo cáo Bắc Bình, ta có một bị thương. Yêu cầu được di tản về Đại đội 10. Tuyên Quang sẽ theo Bắc Bình rút ra khỏi đồn tới địa điểm đã được quy định, ngay khi có lệnh, rồi cầm tay Mười:

- Anh ở lại đây chờ được đem đến trạm cứu thương của Tiểu đoàn. Ngày mai sẽ có trực thăng di tản. Chúc anh mau bình phục. Hẹn gặp lại ở Cà mau, trước khi anh em mình trở về hậu cứ.

Mãi đến 20 giờ 30, sau khi bố trí Trung đội và ăn uống xong, Thái nằm trong chiếc lều vải trên gò đất, ngủ một giấc ngon lành.

Sáng hôm sau, Thái choàng tỉnh trong tiếng oang oang của loa phóng thanh trên máy bay dân sự vụ:

“Kính thưa đồng bào,

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm đồn Chà Là.

Xin đồng bào trở lại nhà, tiếp tục làm ăn. Kể từ tám giờ sáng hôm nay, thuyền bè được lưu thông bình thường trên sông Bảy Hạp...

Trạm Cứu Thương của Quân đội đặt tại ngã ba sông, sẵn sàng giúp trị thương, chữa bệnh và phát thuốc phục vụ đồng bào...”

Thái hỏi Sáu “A lo”:

-Có gì không?

-Thưa, chiếc xuồng của ông già hồi hôm đã thấy xuất hiện bên kia sông. Thái ngồi dậy, đưa tay vẫy Mão.

Anh chàng cao lêu nghêu rão bước lại, giơ tay chào Thái:

-Thiếu úy ngủ ngon? Thái gật đầu:

-Quá ngon. Mệt ra trò! rồi chỉ tay:

-Nhờ cậu kiếm chiếc xuồng - nhớ hỏi mượn đàng hoàng - qua bên Đại đội 15, coi nếu thấy ông già bị cháy chân bữa qua thì chở lại đây.

Mão đi rồi, Sáu Alô lễ mễ bưng chiếc gà men còn bốc khói đặt trên gò đất:

-Thiếu úy uống cà phê. Thái cười vui vẻ:

-Chịu các cậu thiệt. Đi đâu cũng nấu nướng được. Đào đâu ra cà phê vậy? Sáu vừa khui hộp bánh khô, vừa trả lời:

-Chuẩn bị sẵn từ nhà mang đi mà, Thiếu úy. Tôi đã gói vô bao ny lông cẩn thận, dễ gì ướt được. Thái cầm miếng bánh:

-Anh em ăn sáng chưa?

-Lâu rồi. Tụi nó tài lắm, Thiếu úy à. Tôi còn thấy thằng Học - con nhà giàu -, xơi bánh mì với phó mát “Con Bò Cười” nữa. Lính mới thế mà nó uýnh nhau chì quá xá.

Giọng Sáu hạ xuống:

-Chỉ tội thằng Mười! Thái xua tay:

-Không ăn thua. Đạn vô bắp chân, không trúng xương, nửa tháng là tối đa thôi. Kêu giùm tôi Trung sĩ Đức.

-Dạ!

Một lát sau, Đức men tới:

- Kính Thiếu úy, Trung sĩ Đức trình diện.

Thái đội chiếc nón lưỡi trai lên đầu rồi đứng lên bắt tay Đức.

-Cậu ở đây nghe máy giùm tôi. Nhớ là sau 8 giờ thì thuyền bè của đồng bào được lưu thông trở lại. Dặn anh em khi tiếp xúc phải rất lễ độ. Nếu không phát hiện điều gì khả nghi thì để họ đi thong thả. Nếu Mão chở ông già bị thương bữa qua tới thì mời ổng dùng bánh, uống cà phê và chờ tôi ở đây.

Tôi lên Đại đội một lát.

-Tôi nghe rõ, Thiếu úy!

Men theo con đường bờ sông, qua một hố cá nhân, Thái nghe tiếng Binh nhất Dũng: - Cai Hồ đâu! Múc cho tao tô cháo.

Xa hơn một chút, Hạ sĩ Hồ đang rửa đôi giày nhảy. Một hai người lính trẻ cười phá lên:

-Bữa nay, chàng Dũng “bốc” mạnh, dám sai Hạ sĩ! Tiếng Dũng cười theo:

-Ổng vừa đi khỏi, tau mới làm le chút xíu, lấy lại... vốn. Ổng sai tau hoài hà!

Thái mỉm cười. Chàng cảm thấy vui trước những mối tình chiến hữu. Họ sống bên nhau, luôn vui đùa cởi mở, cùng chia sẻ buồn vui, những phút giây cam go trên đường hành quân cũng như nỗi hân hoan trong chiến thắng.

Cuộc chiến tự vệ chống lại đạo quân Cộng Sản Miền Bắc phá hoại, đã đem họ từ bốn phương về đây, kết thành một thứ tình chiến hữu cao quý.

Có những người đã nằm xuống, gởi thân trong lòng đất Mẹ cho màu cờ, sắc áo. Có những người tật nguyền, tàn phế. Tất cả đã ghi những trang sử vẻ vang cho Đoàn Quân Mũ Đỏ. Thái từng nói với anh em trong trung đội rằng mọi người đang mang danh dự của những người đã hy sinh cho cuộc sống tự do ở Miền Nam Việt Nam này.

Vì vậy, cần phải xứng đáng với những hy sinh cao cả của các anh hùng tử sĩ. Cho nên mỗi khi xuất trận, Thái nhắc nhở và cũng tin tưởng anh em, về tinh thần kỷ luật tuyệt đối cùng ý chí quyết chiến, quyết thắng của từng người. Đó cũng là niềm tự hào trước những gian lao đang chờ đón anh em trên đường chiến đấu.

Từ ngày được thuyên chuyển về Tiểu đoàn này, đơn vị kỳ cựu nhứt, nhiều chiến công nhứt, Thái luôn cố gắng tự tạo những tiến bộ về mọi mặt, góp phần - dù rất nhỏ - để xây dựng đơn vị.

Anh em trong Trung đội đều kính trọng và yêu thương Thái.

- Anh Thái lại đang mơ mộng rồi! Coi chừng té xuống đường mương đó!

Thái ngẩng đầu lên. Anh chàng Túc đẹp trai đang khui hộp cá mòi. Thái đến ngồi bên Túc:

-Sao? Cô nàng của cậu vẫn ở Pleiku chớ? Túc cười:

-Đã nói... chỉ còn là kỷ niệm thôi mà, hỏi hoài. Bộ hổng sợ người ta mắc cỡ sao? Thái ra vẻ không hiểu:

-Hai người yêu nhau như thế mà thôi ngang xương được à? Hay là nàng tham nơi ... quyền quý? Túc nhún vai:

-Có thể, hoặc giả nàng không chịu nổi có một người yêu luôn trong vùng tuyến lửa! Cuộc đời mà! Thái cười theo:

-Cậu làm mình sợ đến phải... xuống tóc thôi!

Túc có vẻ buồn:

-Chỉ e không tu được! rồi như sực nhớ ra:

-Còn cô bé “áo tím ngày xưa” của cậu đâu rồi? “En” đẹp não nùng đó! Thái đứng lên:

-Chắc cũng chỉ còn là kỷ niệm như cậu. Thôi mình phải lên Đại đội coi có gì lạ không. Chẳng biết cụ “Lang Tây” đã hành nghề chưa?

Túc gật đầu:

- Bác sĩ đang khám bệnh và phát thuốc cho đồng bào. Cậu vô trong đồn là gặp.

Khi Thái trở lại vị trí đã thấy ông già hồi hôm đang ngồi nói chuyện với Sáu “A lô”, coi bộ khỏe nhiều rồi. Chàng vui mừng nắm tay ông:

- Thưa bác, sắp có chuyến trực thăng tản thương về Cà Mau. Cháu đã trình thượng cấp và Y sĩ Tiểu đoàn, bác sẽ được di tản.

Ông già tỏ vẻ xúc động. Giọng ông nghẹn ngào:

-Thiếu úy thiệt chu đáo. Tôi hổng biết lấy chi đền ơn. Thái lắc đầu:

-Xin bác đừng bận tâm. Cháu cũng như con của bác. Bổn phận chúng cháu là phải tận tình giúp đỡ đồng bào trong mọi trường hợp, nhất là đồng bào nạn nhân chiến tranh. Bác cứ an lòng về điều trị cho mau khỏe.

Ông già cầm chiếc khăn lau mặt:

-Tôi có hai đứa con. Thằng hai cũng vô quân đội ta, nhưng đã tử trận hồi đầu năm ở Rạch Giá. Con ba làm nghề dạy học, cùng ở với tôi trên Biên Hòa.

-Bác xuống đây thăm bà con?

-Tôi có mảnh vườn kế thị xã Cà Mau. Thằng nhỏ con anh tôi ở đó canh tác. Nó sớm mồ côi cha mẹ

từ trận giặc năm xưa. Lâu lâu tôi xuống vườn với cháu. Lần này, vì có người em bà con làm việc và ở luôn trong nhà máy xay lúa, nên tôi ghé thăm. Ngờ đâu gặp bữa tụi “giải phóng” cướp đồn Chà Là này, đã bắt họ đi đâu mất tiêu. Tôi chưa kịp trở ra thì nhà máy bị đốt...

Thái tỏ vẻ ái ngại:

- Tình trạng của bác tuy sẽ sớm bình phục, nhưng cũng cần một thời gian ở lại Cà Mau. Nếu bác cần nhắn lời cho cô Ba thì xin cho cháu hay. Vài bữa nữa cháu về lại Sài Gòn, sẽ nhờ anh em lên Biên Hòa giùm bác.

Ông già lấy trong túi ra một mẩu giấy nhỏ, trao cho Thái:

-Đây là địa chỉ của tôi. Nhờ Thiếu úy cho con Ba hay giùm. Xin cảm ơn Thiếu úy.

O0O


Anh Thái,

Tiểu đoàn anh còn ở Sài Gòn, vậy mà Noẽl anh không lên tôi chơi. Thằng Phụng nhắc anh hoài. Nó hỏi tôi:

-Sao năm nay bác Thái không mang quà ông Già Noẽl lên cho con hả ba?

Vợ tôi nói:

- Chắc anh Thái đã có... duyên nợ ở đâu rồi! Lâu lắm chẳng thấy tới!

Tôi phải dàn hòa, rằng anh bận hành quân liên miên, đâu có rảnh mà lên Biên Hòa được! Nhưng mà Tết này nhằm ngày thứ năm, nghỉ mấy bữa liền, nếu anh còn ở Sài Gòn, không mắc ứng trực gì thì thế nào anh cũng phải có mặt ít là một ngày để ăn Tết với gia đình tôi.

Cách đây hai bữa, Trang đi dạy học về, có dẫn theo một cô gái khoảng trên dưới hai chục tuổi:

- Anh Định, đây là cô giáo Mai, cùng dạy một trường với em. Cô Mai biết anh ở đơn vị Dù, nên nhờ em đưa về nhờ anh tìm một người!

Tôi đỡ lấy phong thư từ tay Mai:

Mai con,

Hiện nay ba đang điều trị tại Dân Y Viện Cà Mau, vì một tai nạn thông thường, không có gì đáng lo ngại. Nếu con xin phép nghỉ dạy được vài bữa thì xuống đưa ba về.

Ba của con.

Sau đó, Mai đã kể tóm lược câu chuyện cho tôi hiểu. Ý bác Năm - ông già của cô giáo - là phải kiếm được anh để ngỏ lời cảm ơn. Nhưng bác lại không biết tên anh, lại chẳng có thêm chi tiết nào về anh, ngoài tuồng chữ. Do vậy mà mấy tháng qua, vào những ngày nghỉ, cô giáo Mai đã đến trại Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, trình bày câu chuyện để hỏi thăm và được biết đơn vị hành quân tái chiếm đồn Cha Là là Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù.Nhưng vì lý do quân sự, không thể tiết lộ địa điểm đóng quân. Mai chưa biết làm sao thì cũng may trong một buổi sáng, có một đoàn xe GMC chở lính dù chạy ngang qua con đường trước trường học, Mai hỏi Trang coi có quen ai trong Tiểu Đoàn 1 Dù không? Thế là bữa đó, tôi đọc thư và biết ngay là anh. Theo tôi nghĩ, dù Mai có về Trại Hoàng Hoa Thám để hỏi tin về TĐ1ND, sẽ vô ích, vì lý do Mai kiếm người để... cảm ơn. Sẽ chẳng có đơn vị trưởng nào chấp nhận cho sĩ quan thuộc quyền ra mặt để nhận lời cảm ơn, khi việc gúp đỡ dân chúng là bổn phận của người lính.

Đó là chưa kể, vì lý do an ninh, các đơn vị ta ... còn lâu mới tiết lộ tên tuổi cũa người có tuồng chữ trên một bức thư mà bác Năm đã nhờ viết giùm.

Vì chưa rõ ý anh nên tôi chỉ hứa với Mai là sẽ dò hỏi giùm. Vậy nhận được thư này, anh nên cho tôi biết ngay là phải trả lời thế nào với Mai.

Vợ chồng tôi và các cháu thăm và chúc anh sức khỏe cùng những thành công tốt đẹp.

Tình thân

Định

O0O


Anh Định ơi!

Cho tôi gửi lời thăm chị và các cháu.

Vừa nhận được thư anh, tôi vội hồi âm ngay. Tìểu đoàn tôi hiện nằm Vòng Đai, lễ Giáng Sinh ngoài trời. Nhớ anh chị, nhớ thằng Phụng, con Hòa.

Câu chuyện ông cụ Năm và cô Mai, nhờ anh nói giùm là người viết bức thư đó hiện đang tham dự một cuộc hành quân dài hạn, chưa biết chừng nào mới trở về hậu cứ.

Tôi đã nói với cụ Năm, bữa còn dưới Cái Nước, là không có chuyện ơn nghĩa gì cả. Bổn phận người lính trong quân đội ta là phải hết lòng giúp đỡ đồng bào. Thế thôi. Thực ra tôi đã mau quên chuyện đó, vì còn nhiều việc bề bộn khác.

Tết này, nếu không có gì trở ngại, thế nào tôi cũng sẽ lên... ăn vạ anh chị. Thèm món thịt gà lá chanh của chị Trang.

Tình thân

Thái

O0O


Anh Thái,

Sau khi được hồi âm của anh, tôi đã trả lời ngay cho người đẹp. Nhưng cô giáo nói rằng, nếu tôi không cho biết tên và đơn vị của anh, nghĩa là chẳng giúp được gì, thì nàng sẽ còn đem bức thư ấy tiếp tục đi tìm anh. Bởi ông già cứ khăng khăng bắt con gái đi kiếm anh cho bằng được.

Thế có... mệt không!

Tôi có ý kiến này. Anh viết vài hàng cho cụ Năm, nói rõ ý anh. Xin cụ đừng bận tâm về những chuyện đã qua. Như vậy đâu có gì phiền lụy nữa. Anh cứ “ gàn như vậy, bao giờ mới “tiểu đăng khoa”?

Nói nhỏ với anh: “Cô bé dễ thương lắm.

“Ông” khó vừa thôi chớ!

Định

Tái bút... ké, hơi dài dòng, xin anh thông cảm:

Anh Thái ơi! Anh mà không chịu viết ít hàng cho cụ Năm an lòng, cứ để cô Mai phải tiếp tục đi tìm kiếm vất vả, thì tôi sẽ trao địa chỉ của anh cho cô ấy đó. Anh bắt lỗi, tôi xin chịu.

Vả lại việc đi tìm anh là do ý kiến của ông già, Mai chỉ làm theo lời cha. Anh phải hiểu nỗi khổ tâm của cô ấy mà tế nhị một chút. Cứ để cho “người ta” xuôi ngược như vậy là “thất đức” đó, ông tướng!

Vợ chồng tôi coi Mai như em gái, nên mới nhào vô chuyện này. Mong anh đừng để chúng tôi... thất vọng.

Hay là anh có món nào ... chắc ăn rồi nên mới làm ra vẻ ... quân tử Tầu đấy? Người Đẹp Áo Tím của anh ra sao rồi?

Tết này, anh phải lên đây nha.

TRANG

O0O


Biên Hòa ngày 1 tháng 1 năm 1996

Kính gởi

Thiếu úy Nguyễn Hoàng Thái, TĐ1ND.

Thưa Thiếu úy,

Đọc tên và địa chỉ của tôi ngoài bao thơ, chắc Thiếu úy cũng hiểu lý do khiến tôi phải đặt viết, nên tôi mong được Thiếu úy thể tất cho sự đường đột này.

Sau khi nhận được ít hàng mà Thiếu úy viết giùm ba tôi. Tôi đã về Cà Mau ngay để đưa ba tôi trở lại Biên Hòa.

Ở đây, không mấy ngày ba tôi không nhắc đến Thiếu úy. Ổng cứ mong làm sao được gặp lại Thiếu úy, cho dù ba tôi cũng hiểu được là bổn phận các chiến sĩ là phải giúp đỡ đồng bào. Nhưng ba tôi là kẻ chịu ơn, muốn gặp lại Thiếu úy để nói lên lòng biết ơn ấy.

Nếu không nhờ anh chị Định, chưa biết bao giờ tôi mới được biết tin tức về Thiếu úy. Ba tôi thì cho rằng lòng thành của mình đã thấu đến trời. Phần tôi, sau khi ông già bị thương được các chiến sĩ quân đội ta chăm sóc, tận tình cứu chữa, tôi đã thêm mến thương những chàng trai mang súng mà tôi từng cảm phục qua những chiến công vang dội ít lâu nay.

Có lần nhìn đoàn xe chở lính Dù chạy ngang qua, tôi tự hỏi chẳng hay trong đó cò người đã từng giúp ba tôi không, người ấy bây giờ ở đâu?

Tuy vậy mà đến khi vâng lời ba tôi đi tìm tin tức về Thiếu úy, tôi lại thấy ngượng, sự ngượng ngùng thông thường nơi một người con gái. Tôi còn cho rằng, rất có thể việc tìm kiếm của tôi sẽ gây điều phiền muộn cho Thiếu úy. Nhưng dù sao, muốn ông già được an tâm, tôi cần kiếm cho ra địa chỉ của Thiếu úy.

Thật may, tôi được anh chị Định cảm thông nên mới có dịp gởi Thiếu úy bức thư này.

Tôi cũng mong được Thiếu úy cảm thông và tha thứ cho tôi, nếu sự diễn đạt trong thư có gì sơ xuất.

Chiều nay, tôi sẽ đưa ba tôi ghé thăm và cảm ơn anh chị Định. Được biết Thiếu úy đang tham dự hành quân gần Sài Gòn. Thế nào ông già cũng nhờ anh chị Định cho hay ngày Thiếu úy trở lại Trại Nguyễn Trung Hiếu, để lên thăm Thiếu úy một lần. Tới chừng đó, lại mong Thiếu úy cảm thông mà không từ chối cho ba tôi gặp lại.

Kính chúc Thiếu úy mạnh an.

Trân trọng

Mai.

O0O


Kính gửi cô Mai,

Sau khi nhận được thư cô đề ngày 1 vừa qua, tôi thực không biết phải trả lời cô thế nào. Thực ra câu chuyện bình thường, đâu có gì khiến bác và cô phải quá bận tâm như vậy.

Tôi thiệt vô cùng áy náy. Như cô đã viết, sự giúp đỡ đồng bào - nhất là đồng bào trong vùng giao tranh - là bổn phận của từng người mang quân phục, bất kể ở quân binh chủng nào. Bởi chính những người ruột thịt của chúng ta, trên cả hai miền Nam Bắc đã phải trải qua những thống khổ cùng cực trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng này. Nên chi, tôi dám chắc rằng ai trong chúng ta cũng đều muốn xoa dịu những đau thương do khói lửa gây ra. Trên đường chinh chiến, tất cả mọi người lính đều cố gắng hết sức mình để giúp đỡ đồng bào. Hiểu cho như vậy, xin cô trình lại với bác, xin bác đừng cho rằng đôi chút quan tâm của chúng tôi là điều đáng kêu bằng ơn nghĩa. Cũng xin bác đừng mất công đi kiếm tôi, bởi cuộc sống của chúng tôi rày đây, mai đó, luôn di chuyển bất thường. Và cũng để bác an lòng hơn, nếu có dịp thuận tiện lên Biên Hòa, thế nào tôi cũng cùng anh Định, chị Trang đến thăm bác.

Xin cảm ơn cô giáo đã viết cho tôi.

Kính chúc Bác và cô luôn an mạnh.

Kính

Nguyễn Hoàng Thái.

O0O


Anh Định,

Thăm anh chị và các cháu.

Tôi vừa cùng đơn vị về đến hậu cứ là được tin, cuối tháng chạp này, TĐ1ND sẽ tham dự một chiến dịch ngoài miền Trung, chưa biết sẽ kéo dài bao nhiêu ngày. Như vậy chắc gì tôi được lên Biên Hòa vào dịp Nguyên Đán sắp tới được!

Do vậy mà tôi đã xin đi phép hai mươi bốn giờ, để lên Biên Hòa ... ăn Tết trước cho đỡ thèm! Nếu không có gì thay đổi vào giờ chót, tôi sẽ đến trình diện anh và chị Trang vào chiều thứ sáu 17-1- 1962, chút xíu nữa quên. Tôi mới nhận được thư của cô giáo Mai và đã phúc đáp. Tôi biết là chị Trang cho cô Mai địa chỉ của tôi. Điều này khiến tôi thấy có gì không ổn, khi nghĩ rằng liên lạc với gia đình cụ Năm là mặc nhiên chấp nhận sự ân nghĩa, là điều mà không bao giờ anh em mình nghĩ tới.

Hẹn gặp lại.

Thái

(Còn tiếp)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn