cây cầu nào cũng sợ!
Suy cho cùng, cây cầu mà bạn cần phải vượt qua là thân phận chính mình. Cả nước vài chục triệu dân, vẫn phải cúi đầu với một “nhóm nhỏ hưởng lợi ích to.” Tôi muốn nói về cây cầu vượt cho thân phận Việt Nam hiện nay. Một ngày bạn không muốn đi trên cây cầu bẫy do kẻ khác xây, thì bạn phải tự bắc lấy cây cầu của chính mình.
Bạn lại nói tờ báo SGTT vừa bị bức tử, đâm bức xúc!
Suy cho cùng trong cơ chế nhà nước XHCN Việt Nam, có tờ báo nào được sống đúng nghĩa sống! Ai đó vừa đem đến cửa tòa soạn những vòng hoa phúng điếu, ghi chữ hẳn hòi: “Vô cùng thương tiếc SGTT.” Nhưng đó có phải là sự cười cợt quá trớn hay không!? Ở đây nhìn theo hướng tích cực, người ta thấy rõ ý nghĩa thiết cốt của viết, bấy giờ chính là sự sống.
Chỉ khi nào – nói theo cách của nhà thơ Trần Dạ Từ – “cánh cửa bứt khỏi cổng / nhà bứt khỏi người / trang giấy bứt khỏi mặt bàn / chữ nghĩa bứt khỏi sách…” (Hòn đá làm ra lửa), bạn mới đớn đau để thấy mình bị tước đoạt mất sự sống.
Tôi nhớ một lần Cứ nói, Chim đang bay trên trời, bắt nhốt / Cá đang lội dưới sông, bắt nhậu / Mây đang trôi trên trời, bắt đứng / Nước đang chảy trên nguồn, bắt dừng / Mưa trên trời đang rơi, bắt ngừng / Xe trên đường đang chạy, bắt phạt / Người đang đi trên phố, bắt giam / Đang làm thơ chống Tàu, bắt im / Đang hát ca yêu nước, bắt còng / Đang làm nhạc chống ngoại xâm, bắt án / Đang ngơ ngơ ngác ngác, bắt giữ / Đang lữ đữ lừ đừ, bắt cười / Đang buồn buồn vui vui, bắt khóc / Đang nước mắt chảy ròng ròng, bắt nạt / Đang muốn làm con người… Ma quỉ cười, bắt xác!
Song, người ta có thể đoạt lấy linh hồn của mình hay không?
Bài thơ trên của Nguyễn Tấn Cứ làm tôi nhớ đến Rainer Maria Rilke:
Suy cho cùng ở mọi thời đại, tôi tin có những nhà xuất bản, những tờ báo bị bức tử, “chết” theo nghĩa tầm thường, nhưng “sức mạnh thức tỉnh từ chính thân xác người cầm bút” chưa bao giờ tàn lụn. Bởi, “chúng ta phải viết.”
Bấy giờ, “như chưa hề có cuộc chia ly”
Ngày 28 tháng Hai, 2014
UYÊN NGUYÊN
Theo Blog Uyên Nguyên
Bạn nói, bây giờ ở Việt Nam đi qua Suy cho cùng, cây cầu mà bạn cần phải vượt qua là thân phận chính mình. Cả nước vài chục triệu dân, vẫn phải cúi đầu với một “nhóm nhỏ hưởng lợi ích to.” Tôi muốn nói về cây cầu vượt cho thân phận Việt Nam hiện nay. Một ngày bạn không muốn đi trên cây cầu bẫy do kẻ khác xây, thì bạn phải tự bắc lấy cây cầu của chính mình.
Bạn lại nói tờ báo SGTT vừa bị bức tử, đâm bức xúc!
Suy cho cùng trong cơ chế nhà nước XHCN Việt Nam, có tờ báo nào được sống đúng nghĩa sống! Ai đó vừa đem đến cửa tòa soạn những vòng hoa phúng điếu, ghi chữ hẳn hòi: “Vô cùng thương tiếc SGTT.” Nhưng đó có phải là sự cười cợt quá trớn hay không!? Ở đây nhìn theo hướng tích cực, người ta thấy rõ ý nghĩa thiết cốt của viết, bấy giờ chính là sự sống.
Chỉ khi nào – nói theo cách của nhà thơ Trần Dạ Từ – “cánh cửa bứt khỏi cổng / nhà bứt khỏi người / trang giấy bứt khỏi mặt bàn / chữ nghĩa bứt khỏi sách…” (Hòn đá làm ra lửa), bạn mới đớn đau để thấy mình bị tước đoạt mất sự sống.
Đêm thứ Sáu rạng thứ Bảy, 3 tháng Tư, 1976, mười một tháng sau khi chiếm Sàigòn, công an Cộng Sản được huy động toàn lực vào một chiến dịch đặc biệt: bắt giam toàn bộ các nhà thơ, nhà văn, nhà báo và một số nghệ sĩ miền Nam tự do cũ. Từ 0 giờ ngày 3 tháng Tư, 1976, ngay đợt đầu, gần 60 người bị bắt giữ. Chị Chu Vị Thủy, thứ nữ của nhà văn Chu Tử, vừa sinh cháu trai chưa quá 7 ngày. Cả hai mẹ con cùng bị bắt. Đứa trẻ sơ sinh trở thành người tù trẻ nhất, chỉ vì cháu lỡ mang tý huyết thống của ông ngoại. Ký giả Hồ Nam, tức nhà thơ Vương Tân, từ lâu đổi nghề, ẩn cư đâu đó ở Mỹ Tho, vẫn có xe công an — từ Sàigòn vượt 70 cây số về một chợ nhỏ tỉnh lỵ — bắt cho bằng được…
Các cuộc truy lùng sau đó còn tiếp diễn cả năm. Tuần báo Pháp L’Express, và tổ chức Văn Bút Quốc Tế, phải mấy năm sau đó, mới công bố được danh sách hơn trăm văn nghệ sĩ Việt Nam bị cầm tù không xét xử. Đây chưa phải là danh sách đầy đủ. Cho tới nay, gần 14 năm sau, vẫn còn những người bị giam giữ. Nhà văn Thảo Trường tiếp tục bị giam ở Z.30D, Hàm Tân. Các nhà văn, học giả Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Hải Thủy, Trí Siêu, Tuệ Sỹ vẫn tiếp tục bị giam cầm tại trại khổ sai Z.30A, Long Khánh. Trong số những văn nghệ sĩ bị chết vì tù đày, riêng Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, đã mất trọn một ban chấp hành: nhà thơ Vũ Hoàng Chương, chủ tịch, nhà văn Hồ Hữu Tường, phó chủ tịch, và nhà văn Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, tổng thư ký… trích “Sức Mạnh Thức Tỉnh Từ Chính Thân Xác Người Cầm Bút” đăng trong Thế Kỷ 21, số 6, phát hành tháng 10, 1989
Tôi nhớ một lần Cứ nói, Chim đang bay trên trời, bắt nhốt / Cá đang lội dưới sông, bắt nhậu / Mây đang trôi trên trời, bắt đứng / Nước đang chảy trên nguồn, bắt dừng / Mưa trên trời đang rơi, bắt ngừng / Xe trên đường đang chạy, bắt phạt / Người đang đi trên phố, bắt giam / Đang làm thơ chống Tàu, bắt im / Đang hát ca yêu nước, bắt còng / Đang làm nhạc chống ngoại xâm, bắt án / Đang ngơ ngơ ngác ngác, bắt giữ / Đang lữ đữ lừ đừ, bắt cười / Đang buồn buồn vui vui, bắt khóc / Đang nước mắt chảy ròng ròng, bắt nạt / Đang muốn làm con người… Ma quỉ cười, bắt xác!
Song, người ta có thể đoạt lấy linh hồn của mình hay không?
Bài thơ trên của Nguyễn Tấn Cứ làm tôi nhớ đến Rainer Maria Rilke:
Nếu người ta cấm anh viết thì anh có phải chết mất đi không? Nhất là: anh hãy tự hỏi vào giây phút thầm lặng nhất trong đêm tối: ‘Tôi có thật sự phải cần viết không?’” Hãy đào xới trong tâm hồn ông để tìm cho ra một câu trả lời thâm thúy nhất. Nếu câu trả lời kia xác nhận sự đòi hỏi trong tâm tư ông, nếu ông có thể đối mặt với câu hỏi nghiêm trọng này như thế bằng một câu trả lới dứt khoát giản dị “Tôi phải viết,” nếu có thể trả lời như thế thì ông hãy xây dựng đời ông theo mối nhu cầu tâm tư ấy. Ngay trong những giây phút lãnh đạm nhất, hoang trống nhất, đời sống của ông phải trở thành dấu hiệu và chứng tích cho lòng khao khát thôi thúc ấy. – Rainer Maria Rilke, thư gởi người thi sĩ trẻ tuổi.
Suy cho cùng ở mọi thời đại, tôi tin có những nhà xuất bản, những tờ báo bị bức tử, “chết” theo nghĩa tầm thường, nhưng “sức mạnh thức tỉnh từ chính thân xác người cầm bút” chưa bao giờ tàn lụn. Bởi, “chúng ta phải viết.”
Bấy giờ, “như chưa hề có cuộc chia ly”
Ngày 28 tháng Hai, 2014
UYÊN NGUYÊN
Theo Blog Uyên Nguyên
Gửi ý kiến của bạn