BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73241)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Kể chuyện góp ý với Việt Dzũng về bài hát "Một Chút Quà Cho Quê Hương"

02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 1378)
Kể chuyện góp ý với Việt Dzũng về bài hát "Một Chút Quà Cho Quê Hương"
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Nam ca nhạc sĩ Việt Dzũng mất đã mấy ngày nay. Ai cũng thương tiếc người nhạc sĩ hết lòng với đồng bào và với quê hương đất nước. Tôi cũng có một kỷ niệm nhỏ với anh khi tôi viết email cho anh đề nghị sửa hai chữ trong bài hát bất hủ này của anh.

Một nhạc sĩ có thể sáng tác nhiều bài hát nhưng luôn có một bài hát gắn bó với tên tuổi nhạc sĩ ấy. Chẳng hạn nhạc sĩ Huỳnh Anh với bài “ Mưa rừng” , Đỗ Lễ với “ Sang Ngang”, Phạm đình Chương với “ Nửa hồn thưong đau”, Thanh Sơn với “ Nỗi buồn hoa phượng “ v v .. Và Việt Dzũng thì bài hát “ Một chút quà cho quê hương “ luôn gắn liền với tên tuổi của anh.

Tôi cũng như bao nhiều người Việt tỵ nạn khác đều công nhận đây là một bài hát tuyệt hay. Hay về nhạc điệu và lời nhạc thì thâm thuý sâu sắc , đi sâu vào lòng người. Nhưng rồi tôi phát hiện có hai chữ trong bài hát này làm tôi cảm thấy lấn cấn vì tác giả dùng không đúng chữ.

Xin viết lại đoạn thứ hai của bài như sau

Gửi về cho chị dăm ba xấp vải

Chị may áo cưới hay chị may áo tang

Gửi về cho em kẹo bánh thênh thang

Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng

Tôi góp ý với Việt Dzũng là người ta nói đường phố , phố xá thênh thang chứ không ai nói kẹo bánh thênh thang như trong bài hát của Việt Dzũng cả. Tôi hiểu khi Việt Dzũng viết “ kẹo bánh thênh thang” là muốn nói kẹo bánh nhiều, phong phú. Nhưng dùng chữ thênh thang để chỉ kẹo bánh nhiều xem ra không ổn và chính xác.

Tôi đề nghị đổi hai chữ “ Thênh thang “ thành “ thơm ngon” . Và khi đổi hai chữ kẹo bánh thênh thang thành kẹo bánh thơm ngon thì lại rất phù hợp với câu hát sau “ Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng “

Việt Dzũng trả lời email của tôi, nói là anh ghi nhận ý kiến đóng góp của tôi cho bài nhạc của anh nhưng cũng không nói là anh có đồng ý sửa lời nhạc theo ý tôi đề nghị hay không.

Mới đây tôi có đọc trên Internet một bài của các bạn trẻ bên Úc trên mạng www.vietland.net có tên “ Như một lời chia tay “ . Bài viết có đăng lại toàn bộ lời của bài hát “ Một chút quà cho quê hương “ trong đó chữ “ thênh thang “ được sửa thành “ thơm ngon ‘ ( Gửi về cho em kẹo bánh thơm ngon). Tôi có gưỉ kèm bài báo này của các bạn trẻ bên Úc để minh chứng sự thật

Tôi đoán Việt Dzũng đã nghe lời góp ý của tôi và sửa chữ “ thênh thang “ thành “ thơm ngon” cho bài hát được toàn bích và giá trị hơn.

( Có thể vào youtube .. đánh bài “ Một chút quà cho quê hương “ để nghe lại bài hát này.)

Nếu Việt Dzũng quyết định sửa 2 chữ theo lời góp ý của tôi để bài hát hay hơn thì chuyện đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Trước Việt Dzũng đã có một nhà thơ và một nhạc sĩ sửa thơ và nhạc cuả mình sau khi bài thơ và nhạc đã ra đời khá lâu. Đó là nhà thơ Nguyễn chí Thiện và nhạc sĩ Vũ thành An

Trong tập thơ Hoa địa ngục có bài thơ “ Anh gặp em “ kể chuyện tác giả gặp một cô gái miền Nam tập kết trong tù. Cô đau bệnh lao, ốm o gầy mòn. Dù hoàn cảnh đáng thương như thế cô vẫn bị tên công an nạt nộ om sòm. Nhưng trong bài thơ , tác giả đã viết tên Công an THÔI nạt nộ om sòm

Đoạn thơ mở đầu như sau “

Anh gặp em trong bốn bức rào dầy

Má gầy, mắt trũng

Phổi em lao, chân em phù thủng

Gió lạnh từng cơn rú qua thung lũng

Em ngồi run ôm ngực còm nhom

Y sĩ công an nhìn em THÔI nạt nộ o sòm

Tại sao bối cảnh thực tế là tên công an vẫn nạt nộ mà tác giả Nguyễn chí Thiện lại viết là thôi nạt nộ. Chuyện này cũng có lý do của nó . Nhà thơ Nguyễn chí Thiện sau này ra hải ngoại có kể là ông nói chuyện với một người bạn tù là nhà văn Phùng Cung về bài thơ ”Anh gặp em “ này. Phùng Cung đưa ý kiến là nên để cho tên công an làm người một chút đi, nghĩa là cho nó không còn nạt nộ cô gái khốn khổ kia. Chứ cứ mô tả công an là loại người độc ác như quỷ dữ hoài thì tội nghiệp cho nó quá. Bởi vậy mới có câu thơ “ Y sĩ công an nhìn em thôi nạt nộ om sòm.”

Câu chuyện trên cho thấy trong quá trình sáng tác thơ, tác giả có thể sửa đổi câu thơ theo lời góp ý của bè bạn thân quen

Rồi đến bài thơ “ Sẽ có một ngày “ , ở đoạn đầu bài thơ , tác giả Nguyễn chí Thiện viết như sau

Sẽ có một ngày con ngươì hôm nay

Vất súng vất cùm vất cờ vất Đảng

Đội lại khăn tang, quay ngang vòng nạng

Oan khiên!

Bài thơ được viết năm 1971, sau này ra hải ngoại ông thêm bốn chữ “ Đêm tàn ngày rạng “ sau câu thứ hai như sau

Sẽ có một ngày con người hôm nay

Vất súng, vật cùm, vất cờ, vất Đảng

Đêm tàn, ngày rạng

Đội lại khăn tang. quay ngang vòng nạng

Oan khiên !

Điều đó cho thấy nhà thơ có thể sửa lại câu thơ của mình cho được hay và vừa ý hơn sau khi xuất bản.

Ngày Nguyễn chí Thiện còn sống, luôn có một bọn lưu manh mất dạy luôn bôi nhọ phỉ báng ông. Lúc đó tôi cứ nghĩ là bọn gian ngu dốt nên mới đặt vấn đề “ Thiện thật, Thiện giả, “ Sau này tôi mới hiểu không phải chúng không biết ông là tác giả tập thơ Hoa Điạ Ngục nhưng chúng cứ bôi bẩn ông với mục đích là làm cho đồng bào hải ngoại nghi ngờ, nghi kỵ ông là chúng đạt được mục đích . Ông là một mũi nhọn chống Cộng ở hải ngoại nên bọn tay sai Cộng sản phải tìm cách vùi dập tên tuổi ông bằng mọi giá. Tiếc rằng chúng đã không thành công. Đám tang ông có đông đảo đồng bào Việt tỵ nạn tham dự. Điều đó cho thấy đồng bào vẫn thương quý ông vô bờ bến và bọn gian tay sai Cộng sản không vùi dập tên tuổi của ông nổi. Những vần thơ bất hủ của ông vẫn là ánh đuốc cho những người lên đường giải cứu quê hương khỏi gông cùm Công sản. . Thơ của Nguyễn chí Thiện cũng như nhạc Việt Dzũng mãi mãi là nguồn cảm hứng cho những người tranh đấu không mệt mỏi vì quê hương và tổ quốc.

Về chuyện sửa lơì nhạc, tước năm 1975 nhạc sĩ Vũ thành An có sáng tác bài nhạc “ Bài không tên cuối cùng” , là bài tiếp nối cho những bài hát không tên nổi tiếng đã ra đời trước đó của ông.

Sau này ra hải ngoại , ông có sửa 4 chữ trong điệp khúc thứ hai của bài hát này

Ở bài hát cũ , điệp khúc thứ nhất và thứ hai đều giống như nhau

Điệp khúc đó là :

Này em hỡi, con đường em đi đó

Con đường em theo đó

Sẽ đưa em sang đâu

Mưa bên chồng

Có làm em khóc

Có làm em nhớ

Những khi mình mặn nồng

Này em hỡi con đường em đi đó

Con đường em theo đó

ĐÚNG HAY SAO EM

Này em hỡi con đường em đi đó

Con đường em theo đó

ĐÚNG ĐẤY EM ƠI

Ở điệp khúc thứ sáu, bốn chữ “ đúng hay sao em “ được thay bằng bốn chữ “ đúng đấy em ơi “ sau khi nhạc sĩ Vũ thành An ra hải ngoại. Điều dó cho thấy người nhạc sĩ có thể thay lời nhạc của mình cho hợp lý với tình tiết bài nhạc để bài nhạc hay hơn. Một bài hát viết ra không phải là lời cứ phải bất di bất dịch suốt đời mà có thể lời đuợc thay bởi người nhạc sĩ sáng tác. Và chỉ có người nhạc sĩ sáng tác mới có quyền thay lời của bài hát của mình mà thôi.

( Vào youtube.com , đánh mấy chữ “ Bài không tên cuối cùng “ . Bài do Khánh Ly hát là bài cũ ở Việt Nam. Bài do Ngọc Anh hát là bài sửa lời lại sau khi tác giả Vũ thành An ra hải ngoại)

Nói tóm lại trong các bộ môn nghệ thuật chỉ có môn hội hoạ là hoạ sĩ không thể sửa đổi gì được nữa sau khi hình vẽ đã hoàn thành trên khung vẽ, cho dù sơn nươc hay sơn dầu, Còn thi sĩ hay nhạc sĩ có thể sưả đổi lời thơ và nhạc của mình sau khi bài thơ hay bản nhạc đã xuất bản.

Hôn nay nhắc lại một kỷ niện nhỏ về chuyện góp ý sửa lời ca của bài “ Một chút quà cho quê hương “ của Việt Dzũng để tưởng nhớ đến người nhạc sĩ tài hoa có lòng với quê hương, đồng bào. Mọi người đều thương tiếc Việt Dzũng bởi công lao to lớn mà anh đã bỏ ra cho người Việt tỵ nạn. Anh là một đoá sen quý vẫn mãi ngát hương dù thân xác anh về với cát bụi. Thân chúc anh bình an ở chốn vĩnh hằng.

Los Angeles, một chiều khô lạnh buồn tênh cuối tháng 12 năm 2013

TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG

( Muốn đọc những bài khác của Trấn viết Đại Hưng, xin vào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái

Hay vào http://www.hung-viet.org/ bấm vào hàng chữ Nhân Vật – Tác Giả nằm phía trên rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng )
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn