BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77467)
(Xem: 63331)
(Xem: 40778)
(Xem: 32402)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Mùa Halloween, nhắc lại bóng ma gác chuông đồng hồ trường Gia Long

31 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 1343)
Mùa Halloween, nhắc lại bóng ma gác chuông đồng hồ trường Gia Long
50Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
31
Nhìn qua lỗ khóa, gian phòng gác chuông đen ngòm. Ánh nắng leo lắt vàng vọt chiếu qua khe cửa. Căn phòng trống hoác, sàn phủ đầy bụi, màng nhện giăng kín. Hơi lành lạnh phà vào mặt tôi. Quang cảnh thiệt giống như... căn nhà ma.

Bỗng... tùng!... tùng!... tùng!!!

Tôi giật thót mình. Tim đập thình thịch. Tiếng trống tan giờ chơi làm tôi hồn xiêu phách lạc, vội vã chạy xuống vị trí trực “Sao đỏ.” Mắt ngó ngang dọc để xem có ai thấy mình lên gác chuông không. Lệnh cô Hiệu Trưởng Trần Thị Tỵ cấm lên gác này. Lòng hồi hộp vô tả. Không biết sợ ma hay sợ bà hiệu trưởng?


“Trước năm 75, trong căn gác này có bàn thờ, bên ngoài dán đầy bùa.” Cô Phạm Kiều Thơ, dạy Nga văn trường Đoàn Thị Điểm, kể lại.

Vào thời kỳ trường Áo Tím, một nữ sinh đã thắt cổ tự tử tại căn gác này. Từ đó, nhiều thế hệ học sinh kể về chuyện ma. Người xác định rằng thấy rõ một nữ sinh áo tím đi trong sân trường, người khác lại nghe thấy tiếng khóc trên gác mặc dù không có ai ở đó cả.

Cô Thơ còn kể thêm là rất nhiều học sinh lên đây cầu cơ, thường là vào 12 giờ trưa, giờ “linh” nhất.

“Tôi chẳng tin chuyện cầu cơ cho đến khi tôi thử cầu cơ trên căn gác này.” Chị Tina Vũ, cựu học sinh Gia Long, bồi hồi kể lại.

Gia đình chị Tina nhận được điện tín báo là có người chết nhưng không nói là ai cả. Nghe lời bạn bè, chị lên căn gác cầu cơ xem sao. Con cơ chỉ “ông bác.” Quả thật, sau này nhận được tin là ông bác của chị qua đời.

Nhân cơ hội đến ngày trực đêm của lớp, tôi xin đi, để thỏa chí tò mò.

Đang ngủ ngon, tôi choàng tỉnh dậy, hình như có ai đó vỗ vào đầu. Có bóng đen lướt qua. Tôi định đi theo nhưng lại nằm bẹp trên ghế. Lưng đau quặn, chân mỏi nhừ, mắt ríu lại. Chẳng là hồi tối, tôi bơi cả tiếng ở hồ phía sân sau, rảo khắp trường rồi còn làm vài ly bia “lên cơn.”

“Ma quái gì nữa, ngủ cho sướng thân!” Tôi tự nhủ.

Cho đến giờ, tôi vẫn không chắc là gặp ma hay chỉ là ngủ mơ? Nhưng có người xác nhận là họ đã gặp ma khi đi trực đêm.

“Chiều chập tối lớp tiếng Anh học xong, tui đi tắt đèn, vào toillet khóa nước... Nhưng có vài phòng, tắt xong đèn lại mở, toillet lai có tiếng nước chảy.” bạn Hưng Nguyễn, khóa 1986-1989, kể lại. Thế là cả bọn chạy ra cổng trường đứng. Tối đến, chẳng ai dám “đi tè.”

Bạn Thiên An Lê thuật lại rằng thấy rõ cô gái tóc ngang lưng, mặc áo dài trắng ngồi ở góc hồ. Vậy là cả nhóm trực đêm gồm An, Nghiệp, Cường, và Duy chạy tán loạn khỏi hồ, quên cả... mặc quần!

“Cảm giác như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua.. Nhớ lại còn rợn tóc gáy.” Bạn An gợi nhớ chuyện gặp ma khi xưa.
“Nói thật là khi trực đêm sợ muỗi hơn sợ ma.” Bạn Tuyên Nguyễn khẳng định không hề gặp ma. Bạn Tuyên còn mang nhị côn đi khắp trường, kể cả lên “căn gác ma,” nhưng chả thấy gì hết.

Có ý kiến cho rằng gặp ma cũng phải có cơ duyên. Ai cũng gặp ma hết thì còn gì là ma nữa.

Từ hàng ngàn năm nay, nhân loại bàn nhiều về ma quái. Nhưng cho đến nay, chẳng ai chứng minh được sự hiện hữu của ma.

Nhiều tôn giáo giải thích rằng con người gồm có phần thể xác và linh hồn. Khi chết, hồn bay về cõi Thiên thai. Ma tức là linh hồn, vì lý do nào đó không siêu thoát, ở lại trần thế.

“Ông có thấy vật giống đám mây hay khói trong hình này không?” Ông Ronald, người bạn Mỹ, đưa cho tôi hình chụp khi ba của Ronald chết. Nhìn bức mình, tôi thấy rõ có đám khói trắng đang bay. Ronald kể rằng một linh mục Công Giáo cho rằng đấy chính là linh hồn.

Vài bác sĩ nói với tôi, họ chứng kiến đám mây trắng xám bay lên ở bệnh nhân vừa qua đời.

Hiện tượng kể trên giống như sự chuyển hóa nước dạng lỏng thành hơi. Hơn nữa, ma lại có thể bật tắt điện nước như lời của Hưng Nguyễn. Hành động kể trên cần năng lượng. Như vậy, ma có thuộc tính của năng lượng.

“Có một dòng năng lượng chạy bên trong và ngoài cơ thể con người gọi là Trường sinh học.” Bà Wendy Hurwitz, giáo sư Đại Học Yale, giảng trong một buổi hội thảo về Đông Y tại trường Y khoa Harvard năm 2006.

Trường sinh học ở người, để dễ hình dung, giống như từ trường của thanh nam châm. Bà Wendy nói có 7 vùng năng lượng mạnh ở cơ thể, trong đó có đầu và tim. Ở cơ thể chết, trường sinh học không tồn tại.

Khi người chết thì trường sinh học biến đi đâu? Theo định luật bảo toàn năng lượng, năng lượng không bao giờ tự biến mất mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ, gió quay turbin quạt làm phát sinh điện năng.

“Linh hồn hay ma có phải là trường sinh học hay không?” Tôi hỏi ngay tại giảng đường.

Giáo Sư Wendy từ chối trả lời câu hỏi của tôi, dù bà được coi là chuyên gia hàng đầu thế giới về trường sinh học.

Dù thấy hay chưa, tin hay không tin, hồn ma gác chuông đã trở thành lịch sử của trường Gia Long, ngôi trường có kiểu kiến trúc Pháp tuyệt đẹp. Nếu như bạn không tin ma, hãy xem đây như chuyện vui mùa Halloween vậy. Nếu bạn tin có ma ở thế gian này, xin cầu linh hồn được mau siêu thoát.

Trực Đoàn

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn