Bà cô tôi với ông chồng có nhau món nợ. Chị Huệ! Chị là con của hai người. Tôi có gặp chị vài lần khi bà cô tôi ra thành phố, ghé thăm mẹ và dì tôi. Những lúc thấy chị mấy người trong xóm cứ nhìn mà khen lấy khen để.
Tết năm 1973, sáng mồng Một, mẹ tôi nghe tiếng gõ cửa. Chưa kịp mở thì tiếng khóc ngoài hiên vọng vào. Tiếng của bà cô Năm tôi. Bà vừa khóc vừa nói: “Đánh nhau. Con Huệ bị trúng đạn đưa về nhà thương. Không biết sống chết!” Dì út tôi nói cô ơi đầu năm răng cô tới nhà cô khóc. Được chừng đó, thấy cô khóc quá nên mẹ và dì út tôi cũng khóc theo. Hình như dì tôi trách cô sao cứ bo bo sống chỗ đó. Cái vùng toàn du kích. Lúc bà cô lên lại nhà thương, dì mới nói nhỏ với mẹ là bà này cứ ra vô Đà Nẵng, mua thuốc, mua gạo mang về. Cho bên đó chứ còn chi nữa. Làm chi mà nhà có hai mẹ con mà dùng thuốc như dùng gạo!
Sau lần đó chị Huệ chết. Bà cô Năm ở một mình nhưng nhất quyết không rời vùng đang sống. Đến ngày mất Đà nẵng, tôi mất luôn tin tức gia đình.
Khi bảo trợ mẹ và các em sang, có thằng nhắc về bà cô Năm. Mẹ nói cô bị mất trí sau khi mất nhà, mất của trong quê. Bà cô tôi trắng tay. Ngay cả ông chồng trốn bờ trốn bụi lúc đó khi theo đám bên kia cũng không thấy. Cô đi lang thang ở bờ sông Hàn, chửi cha cọng sản. Chửi cha những thằng cô từng tiếp tế, từng giấu trong hầm để sống sót đến hôm nay. Cũng đám đó nhìn cô mất sản nghiệp mà không một đứa dám mở miệng. Chúng nó cùng đảng!
Có lần thằng em tôi thấy đám du đãng Hải Phòng bu vào phá bà, nó dằn mặt đám kia đến choảng nhau. Nó nói em thấy tụi nó ném đá bà cô Năm. Cái tụi chó đẻ ngoài đó vào. Em chụp con dao chặt nước đá, đuổi theo định chém!
Cách mạng của bà cô Năm!
An Phú Vang
Theo QuyênBook
Gửi ý kiến của bạn