BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73244)
(Xem: 62215)
(Xem: 39401)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Anh Bỏ Súng Làm Thơ

23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 1133)
Anh Bỏ Súng Làm Thơ
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Ở bên nhà em không còn đứng chờ đợi anh
 Đợi anh về anh hôn vào mắt nằng mầu nhung
 Ở bên nhà em đi lao động
 Ở bên này anh ra biển rộng
 Gọi trùng dương…” [Phạm Duy]

Bài hát ngày nào tự nhiên trở lại trong đầu, lúc ba giờ sáng khi nhớ về tên tập thơ ” Tháng Ba Ra Biển”. Thi tập thứ ba của Nguyễn Văn Ngọc, sau Lòng Riêng Như Được, 2001 và Chuyện Kể, 2002.

Tác giả, từ trước 1975, có “thơ đăng ở Tuổi Ngọc, Văn”. “Từ 1985,[có] thơ đăng ở Làng Văn, Thế Kỷ 21, Văn, Thư Quán Bản Thảo.”

“Tháng Ba Ra Biển” ở đây là nhớ về, là lắng đọng gom lại trong 90 trang sách. Từ “uống rượu ở Long Hương” ở trang ba làm nhớ Long Hương. Đêm trung đội vượt cầu Long Hương nhào vô Phước Tuy tháng 4, 1975. Đến “khi về hậu cứ”, thằng Trung Hậu kéo vào câu lạc bộ, lai rai đỡ nhớ Đà Nẵng vừa mất tháng ba bảy lăm.

Long Hương, của Nguyễn Văn Ngọc, sau thời “tan hàng cố gắng”:

chiều muộn, còn loanh quanh Bà Rịa
 trễ chuyến xe trở lại Vũng Tàu
 may đâu gặp bạn nơi phố chợ
 đạp xích – lô giữa buổi cơ cầu

 ….

 bạn chở về nhà giới thiệu vợ
 bắt vịt giục làm món tiết canh
 sai con ra tiệm mua lít rượu
 ta lỡ đường chợt ấm tình thân”

Trước đó [ đâu chừng vài năm ] “khi về hậu cứ”:

tròn hai tháng hành quân
 đại đội về hậu cứ
 mừng ta, vẫn sống nhăn
 sau mấy lần đụng độ.
 
 doanh trại bên này đường
 xéo bên kia, quán nhậu
 bạn, mấy thằng độc thân
 tối, kéo qua uống rượu.
 
 này, cô chủ dễ thương
 dọn thêm vài món nhấm
 suốt đêm nay không chừng
 bọn tôi say tới bến.
 
 [ ... ]
 
 lương mới lãnh còn nguyên
 hãy cụng ly, chết bỏ
 mai mốt lại lên rừng
 biết có còn dịp nữa?

Đó “là thời đi dọc đi ngang – đi lên đi xuống thu vàng áo ai”. Thời nhìn xe đò xuôi ngược trên quốc lộ mà buồn.

ở đây tháng Sáu trời mưa
 lang thang mấy vòng phố chợ
 chạnh lòng ta lính xa nhà
 chưa phép về thăm quê cũ.”

Tôi cũng là một người lính. Đọc những bài thơ về lính, đời lính thuở đó lại chạnh lòng. Bao nhiêu năm không trở lại nhà, nhà của ba mẹ, sau lần bay đêm theo đơn vị rời Đà Nẵng. Mới sáu tháng trước nghe em nói về Sàigòn, về Đà Nẵng. Về những con đường mang tên đám thổ tả. Biết là đổi lắm rồi, nhìn không ra nữa như “Sài Gòn Tưởng Tượng”:

tôi về ngơ ngác Sài Gòn
 lô nhô cao ốc chắn vòm trời xanh
 những con đường cũ, thay tên
 ngợp giòng xe cộ, mông mênh biển người.
 tôi về buồng phổi thiếu hơi
 sớm mai, đã khói bụi đầy không gian
 mặt dấu mặt sau khẩu trang
 ô hay thành phố phải chăng, nhiễm trùng?
 tôi về như Mán ở rừng
 lạ ngôn ngữ, lạ áo quần, tóc tai
 nhìn quanh, âm bản phương Tây
 bước sâu ngõ hẹp, đời bày tang thương.
 tôi về lạc giữa Sài Gòn
 tìm hoài chẳng thấy những hồn năm xưa!”

Nhưng “số đào hoa lại nòi võ bị”, nhớ về có chỗ ấm lòng hơn. Nhớ Huế:

nhớ ngôi nhà đường Lê Đại Hành
 khuất lấp sau hàng rào bông giấy
 nơi em viết trăm tờ thư xanh
 gởi trao tôi bao niềm thân ái.
 
 nhớ mỗi ngày em mặc áo nâu
 đạp xe đến trường Nông Lâm Súc
 qua ngõ cũ, mùa rơi hoa ngâu
 em như cài nơ vàng trên tóc.
 
 [ ... ]
 
nhớ tên em trần-thy-bých-tâm
và Vũng Tàu, những ngày hạnh phúc
nhưng hoàng thành hẹn sẽ ghé thăm
tôi đã lỡ, rồi em lạc mất.
 
chưa một lần đến Huế của em
sao tôi hay nhớ về Tây Lộc
có phải tình đầu không dễ quên “

Có lần nhà thơ Đỗ Quý Toàn đã viết “… Đoạn dưới là của một nhà thơ tôi vừa đọc lần đầu tiên (báo Thế Kỷ 21 xuân Canh Ngọ, tháng 1 – 1990) nhưng tôi thâý đoạn thơ thứ hai * đầy chất thơ.”

Từ hai tập thơ đầu đến tập thơ thứ ba là mười năm hơn. Nguyễn Văn Ngọc vẫn âm thầm viết. Và xuất bản. Tôi phục. Và không biết sao những người có thời sống chết, khi làm thơ, lại rất thơ.

Nguyễn Nam An
[ 20 tháng 11, 2012 ]

* Bài Xuôi Nam – thơ Nguyễn Văn Ngọc

Theo QuyênBook
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn